Tiêu chuẩn TCVN 13504-2:2022 Kiểm dịch thực vật - phân tích nguy cơ đến môi trường của sinh vật có ích nhập khẩu - Phần 2: Sinh vật ký sinh

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13504-2:2022

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13504-2:2022 Kiểm dịch thực vật - Quy trình phân tích nguy cơ đến môi trường của sinh vật có ích nhập khẩu - Phần 2: Sinh vật ký sinh
Số hiệu:TCVN 13504-2:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:17/11/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13504-2:2022

KIỂM DỊCH THỰC VẬT - QUY TRÌNH PHÂN TÍCH NGUY CƠ ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VẬT CÓ ÍCH NHẬP KHẨU
PHẦN 2: SINH VẬT KÝ SINH

Procedure for environmental risk analysis of beneficial organisms imported
Part 2: Parasitoids

Lời nói đầu

TCVN 13504-2:2022 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13504:2022, Kiểm dịch thực vật - Quy trình phân tích nguy cơ đến môi trường của sinh vật có ích nhập khẩu gồm các phần sau đây:

- TCVN TCVN 13504-1:2022, Phần 1: Sinh vật bắt mồi

- TCVN TCVN 13504-2:2022, Phần 2: Sinh vật ký sinh

 

KIỂM DỊCH THỰC VẬT - QUY TRÌNH PHÂN TÍCH NGUY CƠ ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VẬT CÓ ÍCH NHẬP KHẨU
PHẦN 2: SINH VẬT KÝ SINH

Procedure for environmental risk analysis of beneficial organisms imported
Part 2: Parasitoids

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình phân tích nguy cơ đến môi trường của sinh vật ký sinh có ích nhập khẩu.

2  Thuật ngữ - định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1

Sinh vật có ích (beneficial organism)

Sinh vật có lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật có ích, côn trùng có ích, động vật và các sinh vật có ích khác.

2.2

Sinh vật gây hại (pest)

Sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, c dại và các sinh vật có hại khác.

2.3

Ký sinh (loài ký sinh) (parasitoide)

Loài sinh vật sống ở bên ngoài hoặc bên trong cơ thể sinh vật khác (vật chủ) và sử dụng sinh vật này làm thức ăn, sau đó giết chết vật chủ, trong thời gian sống, loài ký sinh có thể tấn công nhiều hơn một vật chủ.

2.4

Vật chủ chủ đích của loài ký sinh (target host)

Loài sinh vật gây hại cần được phòng trừ bằng loài ký sinh.

2.5

Thiết lập quần thể (establishment)

Sự tồn tại và phát triển trong tương lai gần của một loài sinh vật gây hại tại một vùng sau khi xâm nhập.

2.6

Lan rộng (spread)

Sự mở rộng phạm vi phân bố địa lý của loài sinh vật gây hại trong một vùng.

3  Nội dung phân tích nguy cơ

3.1  Yêu cầu chung

Việc áp dụng quy trình phân tích nguy cơ đến môi trường của sinh vật ký sinh nhập khẩu được thực hiện trước khi được phép nhập khẩu.

Trước khi tiến hành phân tích nguy cơ, cần thu thập đủ các thông tin về sinh vật ký sinh (xem Phụ lục A) của nước nhập khẩu từ các nguồn tài liệu đã được công bố chính thức.

3.2  Quy trình phân tích nguy cơ

3.2.1 Giai đoạn 1: Xác định sinh vật ký sinh đề xuất nhập khẩu cần đánh giá nguy cơ

Dựa vào thông tin về loài ký sinh được đề xuất nhập khẩu, bao gồm: các báo cáo phân tích nguy cơ (nếu có), phân bố và hiện trạng quản lý (nêu cụ thể các vùng phân bố và tính chất phân bố rộng hay hẹp) từ đó sẽ quyết định một trong hai lựa chọn sau:

- Nếu sinh vật ký sinh này là loài bản địa hoặc đã được nhập khẩu: Dừng đánh giá nguy cơ.

- Nếu sinh vật ký sinh này không phải là loài bản địa, không có phân bố tại Việt Nam hoặc có mặt nhưng phân bổ hẹp (được xác định chỉ phân bố ở 1 vùng sinh thái nông nghiệp) và được kiểm soát chính thức: tiếp tục đánh giá nguy cơ theo Điều 3.2.2.

3.2.2  Giai đoạn 2: Đánh giá nguy cơ

3.2.2.1  Khả năng thiết lập quần thể và lan rộng

Các tiêu chí yêu cầu phải đánh giá:

- Phổ vật chủ của loài ký sinh trong vùng phân tích nguy cơ;

- Khả năng thích nghi của loài ký sinh với điều kiện sinh thái ở vùng phân tích nguy cơ;

- Khả năng sinh sản và tiềm năng thích ứng của loài ký sinh;

- Các biện pháp canh tác và kiểm soát sinh vật gây hại tại nơi phỏng thả;

- Khả năng phát tán của sinh vật ký sinh.

3.2.2.2  Khả năng ký sinh

Các tiêu chí yêu cầu phải đánh giá:

- Khả năng ký sinh cao trên những loài vật chủ chủ đích trên các cây trồng và thực vật hoang dã;

- Khả năng ký sinh trên những loài vật chủ khác trong cùng họ (bộ) với loài vật chủ chủ đích;

- Khả năng ký sinh ở những loài sinh vật không có quan hệ họ hàng với các loài vật chủ chủ đích.

3.2.2.3  Khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới các loài thực vật trong vùng phóng thả

Các tiêu chí yêu cầu phải đánh giá:

- Khả năng trở thành môi giới (véc tơ) truyền bệnh cho cây trồng;

- Khả năng làm giảm năng suất cây trồng;

- Khả năng làm giảm giá trị hàng hóa của cây trồng;

- Khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các cây trồng khác;

- Khả năng ảnh hưởng tới các loài thực vật hoang dã.

3.2.2.4  Đánh giá các tác động kinh tế

Các tiêu chí yêu cầu phải đánh giá:

- Hiệu quả kinh tế của loài ký sinh tại những vùng phân bố (hoặc những vùng đã phóng thả);

- Hiệu quả kinh tế tiềm năng của loài ký sinh tại vùng phóng thả.

3.2.2.5  Đánh giá khả năng tác động đến sức khỏe con người và vật nuôi

Các tiêu chí yêu cầu phải đánh giá:

- Ảnh hưởng gián tiếp đến con người và động vật có xương sống;

- Ảnh hưởng trực tiếp đến con người và động vật có xương sống.

3.2.2.6  Đánh giá các tác động khác

Các tiêu chí yêu cầu phải đánh giá:

- Thay đổi hoặc phá vỡ hệ sinh thái;

- Thay đổi vật chủ chính của vật chủ chủ đích và những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp khác;

- Thay đổi về khả năng sinh trưng phát triển, sống sót và sinh sản của loài vật chủ chủ đích và các loài vật chủ không chủ đích của loài ký sinh;

- Khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường;

- Khả năng ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp đến các loài thực vật quý hiếm có trong danh sách loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam.

(Hướng dẫn đánh giá các tiêu chí, xem phụ lục B).

3.2.3  Giai đoạn 3: Quản lý nguy cơ

Căn cứ vào kết quả đánh giá nguy cơ (3.2.2), Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét và đề ra các biện pháp quản lý nguy cơ cụ thể đối với ba mức nguy cơ như sau:

- Nguy cơ Cao: Không cho phép nhập khẩu;

- Nguy cơ Trung bình: Cho phép nhập khẩu có kèm theo các biện pháp làm giảm thiểu nguy cơ như: nhân nuôi sinh vật ký sinh ở điều kiện cụ thể (nếu có), chỉ cho phép phóng thả sinh vật ký sinh ở những vùng sinh thái nhất định, giám sát và quản lý sinh vật ký sinh trên đồng ruộng...

- Nguy cơ Thấp: Cho phép nhập khẩu.

CHÚ THÍCH: Xem Bảng tính điểm (Phụ lục C) để đưa ra các mức nguy cơ tương ứng.

3.2.4  Báo cáo kết quả phân tích nguy cơ

Báo cáo phân tích nguy cơ nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường của sinh vật ký sinh được đề xuất nhập khẩu gồm các nội dung sau:

- Tên báo cáo.

- Thông tin chung về sinh vật ký sinh phải phân tích nguy cơ.

- Kết quả phân tích nguy cơ.

- Kết luận và đề xuất biện pháp quản lý nguy cơ.

- Tài liệu tham khảo.

 

Phụ lục A

(quy định)

Các thông tin về loài sinh vật có ích nhập khẩu

A.1  Thông tin chung về loài dịch hại cần phòng trừ bằng sinh vật ký sinh

A.1.1  Phân loại học: Tên khoa học, vị trí phân loại (lớp, bộ, họ, loài, chủng, ...), tên khác, tên thông thường (nếu có), các đặc điểm để phân loại.

A. 1.2  Nguồn gốc, phân bố

A. 1.3  Đặc điểm sinh học, sinh thái

A.1.4  Tình hình phân bố và gây hại của các loài dịch hại chủ yếu khác có quan hệ họ hàng gần gũi với loài dịch hại cần phòng trừ.

A.1.5  Tình trạng dịch hại cần phòng trừ bằng loài ký sinh ở vùng phân tích nguy cơ (bao gồm c các luật đang được áp dụng với loài dịch hại chủ đích).

A.1.6  Hiện trạng về các loài thiên địch của loài dịch hại chủ đích cần phòng trừ.

A.1.7  Tác động kinh tế

A. 1.8  Các biện pháp phòng trừ loài dịch hại chủ đích đã được áp dụng

A.2  Thông tin chung về loài ký sinh nhập khẩu

A.2.1  Phân loại học: Tên khoa học, vị trí phân loại (lớp, bộ, họ, loài, chủng, ...), tên khác, tên thông thường (nếu có), các đặc điểm để phân loại.

A.2.2  Nguồn gốc và phân bố (bao gồm cả phân bố trong tự nhiên và những vùng đã phóng thả). A.2.3 Đặc điểm sinh học sinh thái (trong thí nghiệm và ở ngoài tự nhiên): Vòng đời, số thế hệ/năm, thông tin về sinh trường, phát triển và sinh sản như phương thức sinh sản, tập tính ký sinh (bao gồm các pha phát dục của vật chủ chủ đích và vật chủ khác bị ký sinh, mức độ mẫn cảm,..), giai đoạn phát triển, tuổi thọ, tiềm năng sinh sản,...; phương thức bảo tồn nòi giống (như trú hoặc qua đông, trú hè, trú ẩn, di cư, ...); phương thức phát tán; điều kiện khí hậu ở nơi loài ký sinh xuất hiện trong tự nhiên và ở những nơi đã từng phóng thả.

A.2.4  Chức năng của loài ký sinh: ký sinh/cộng sinh; khả năng ký sinh ở vật chủ chủ đích trên cây trồng và các loài thực vật hoang dã và cây trồng; khả năng ký sinh những loài vật chủ không chủ đích khác không có quan hệ họ hàng với loài vật chủ chủ đích; khả năng ký sinh những loài sinh vật khác.

A.2.5  Phương pháp giám định loài ký sinh (ví dụ: Hình thái học, sinh học phân tử, ...)

A.2.6  Địa điểm nhân nuôi/sản xuất loài ký sinh.

A.2.7  Phương pháp sản xuất, đóng gói, bảo quản và cách sử dụng (số lượng phóng thả và số lần/chu kỳ phóng thả).

A.2.8  Phương pháp làm thuần và loại bỏ biến chủng.

A.2.9  Phổ vật chủ của loài ký sinh trong điều kiện thí nghiệm và ngoài tự nhiên.

A.2.10  Nguồn cung cấp loài ký sinh (phòng thí nghiệm, dụng cụ nhân nuôi, dụng cụ đóng gói, địa điểm thu thập loài ký sinh ban đầu, tên người lấy mẫu, tên người giám định).

A.2.11  Các sinh vật có liên quan với loài ký sinh (ví dụ: Ký sinh bậc 2, vi sinh vật gây bệnh loài ký sinh, các loài cạnh tranh, các sinh vật đối kháng, ...).

A.2.12  Lịch sử sử dụng loài ký sinh.

A.2.13  Những loài nấm bệnh, ký sinh và ký sinh bậc 2 gây hại cho loài SVKS và biện pháp loại trừ các tác nhân này.

A.2.14  Những thông tin về các loài sinh vật khác có quan hệ họ hàng hoặc tương tự với loài ký sinh.

A.2.15  Những tác động không mong muốn như: ký sinh là môi giới (véc tơ) truyền bệnh cho cây trồng, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cây trồng, hệ sinh thái, vật nuôi và con người.

 

Phụ lục B

(Quy định)

Hướng dẫn đánh giá các tiêu chí

B.1  Khả năng thiết lập quần thể và lan rộng

- Phổ vật chủ của loài ký sinh trong vùng phân tích nguy cơ: Xem xét sự có mặt các loài vật chủ của loài ký sinh (gồm cả vật chủ chủ đích, các loài vật chủ không chủ đích khác và môi giới (véc tơ - nếu có) của loài ký sinh trong vùng phân tích nguy cơ giúp cho nhóm ký sinh sinh tồn tại trong một thời gian ngắn hoặc dài; mức độ và thời gian xuất hiện vật chủ của loài ký sinh trong vùng phân tích nguy cơ; khả năng sinh sống của loài ký sinh trên các loài ký chủ. Tiêu chí này được phân hạng đánh giá ở mức Cao khi loài ký sinh các loài ký chủ của 3 giống trở lên; mức Trung bình khi loài ký sinh các loài ký chủ của 2 giống; mức Thấp khi loài ký sinh các loài ký chủ của 1 giống.

- Khả năng thích nghi của loài ký sinh với điều kiện sinh thái ở vùng phân tích nguy cơ: Xác định điều kiện sinh thái (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ...) ở vùng phân tích nguy cơ và so sánh với điều kiện sinh thái ở những nơi mà loài ký sinh hiện đang xuất hiện hoặc đã được phóng thả; điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thích hợp cho sinh vật ký sinh sinh trường và phát triển, ký sinh vào vật chủ; khả năng thích nghi của loài ký sinh với các vùng sinh thái nông nghiệp của Việt Nam. Tiêu chí này được đánh giá ở mức Cao khi loài ký sinh có khả năng thiết lập quần thể từ 4 vùng sinh thái trở lên; mức Trung bình khi loài ký sinh chỉ có khả năng thiết lập quần thể tại 2 vùng sinh thái đến 3 vùng sinh thái; mức Thấp khi loài ký sinh có khả năng thiết lập quần thể tại 1 vùng sinh thái.

- Khả năng sinh sản và tiềm năng thích ứng của loài ký sinh: Xem xét vòng đời, số thế hệ/năm, phương thức sinh sản, tuổi thọ, tốc độ gia tăng quần thể,...; khả năng sống sót và sinh sản ở điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi (như khả năng chịu lạnh, chịu nóng, độ ẩm tương đối của không khí, khả năng đinh dục hoặc ngừng hoạt động, khả năng trú hoặc qua đông, khả năng sống tạm thời, ...); khả năng sống sót, phát triển ở các mức nhiệt độ bất thuận (thấp và cao). Tiêu chí này được đánh giá ở mức Cao khi loài ký sinh có nhiều lứa/hoặc nhiều phương thức sinh sản (đối với nấm, vi khuẩn ký sinh) trong năm, nhiều cá thể/hoặc nhiều bào tử trong một lần sinh sản; mức Trung bình khi loài ký sinh có từ 2 lứa đến 3 lứa/hoặc vài phương thức sinh sản (đối với nấm, vi khuẩn ký sinh) trong năm, s cá thể/hoặc số bào tử trong một lần sinh sản ở mức trung bình; mức Thấp khi loài sinh vật ký sinh chỉ có một lửa/hoặc một phương thức sinh sản (đối với nấm, vi khuẩn ký sinh) trong năm, số cá thể/hoặc số bào tử trong một lần sinh sản ở mức thấp.

- Các biện pháp canh tác và kiểm soát sinh vật gây hại tại nơi phóng thả: Xem xét sự ảnh hưởng của các biện pháp quản lý sinh vật gây hại đến sinh trường và phát triển của chúng trong vùng phóng thả. Tiêu chí này được đánh giá ở mức Cao nếu không có biện pháp kiểm soát; mức Trung bình nếu có 1 biện pháp kiểm soát; mức Thấp nếu có từ 2 biện pháp trở lên.

- Khả năng phát tán của loài ký sinh: Xem xét sự phù hợp của môi trường tự nhiên cho sự lan rộng tự nhiên của loài ký sinh tại địa điểm phóng thả; phương thức lan rộng của loài ký sinh như: khả năng di chuyển (bay, bò, ...), khả năng lan rộng thụ động theo hàng hóa, phương tiện vận chuyển hoặc môi giới ( véc tơ), khả năng phát tán nhờ gió, bão, mưa, đất; sự xuất hiện của các rào cản tự nhiên tại địa điểm phóng thả loài ký sinh (như bão, lụt, hạn hán, tập quán canh tác của người dân, các biện pháp quản lý sinh vật gây hại, ...), những yếu tố khác (ví dụ như gần đường giao thông, ven sông, nơi đông dân cư,...); sự xuất hiện của các loài kẻ thù tự nhiên tiềm năng của loài ký sinh như các loài cạnh tranh với loài ký sinh về thức ăn, khả năng loài ký sinh bị tấn công bởi các loài kẻ thù tự nhiên (nấm bệnh, ký sinh, ký sinh bậc 2,...); sự xuất hiện của môi giới (véc tơ) tiềm năng của loài ký sinh. Tiêu chí này được đánh giá ở mức Cao nếu có trên 3 yếu tố phù hợp cho sự phát tán của loài ký sinh trở lên; mức Trung bình nếu có từ 2 yếu tố đến 3 yếu tố phù hợp cho sự phát tán của loài ký sinh; mức Thấp nếu chỉ có 1 yếu tố phù hợp cho sự phát tán của loài ký sinh.

B.2  Khả năng ký sinh của loài ký sinh

- Khả năng ký sinh cao của loài ký sinh trên vật chủ chủ đích trên các loài thực vật hoang dã và cây trồng.

- Khả năng ký sinh của loài ký sinh trên những loài vật chủ khác (không phải vật chủ chủ đích) trong cùng một họ (bộ) với vật chủ chủ chủ đích.

- Khả năng ký sinh của loài ký sinh ở những loài sinh vật không có quan hệ họ hàng với vật chủ chủ đích.

Các tiêu chí này được đánh giá ở mức Cao nếu tỷ lệ ký sinh đạt trên 70%; mức Trung bình nếu tỷ lệ ký sinh đạt từ 40% đến 70%; mức thấp nếu tỷ lệ ký sinh dưới 40%.

B.3  Khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới các loài thực vật trong vùng phóng thả loài ký sinh

- Khả năng trở thành vật môi giới (véc tơ) truyền bệnh cho cây trồng.

- Khả năng làm giảm năng suất cây trồng.

- Khả năng làm giảm giá trị hàng hóa của cây trồng, làm mất thị trường trong nước và quốc tế.

- Khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các cây trồng khác (là những cây trồng không phải là cây ký chủ chính của loài vật chủ của loài ký sinh).

- Khả năng ảnh hưởng tới các loài thực vật hoang dã.

B.4  Đánh giá tác động kinh tế của loài ký sinh

- Hiệu quả kinh tế của loài ký sinh tại những vùng phân bố (hoặc những vùng đã phóng thả) của loài ký sinh.

- Hiệu quả kinh tế tiềm năng của loài ký sinh tại vùng phóng thả: Khả năng giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế do sinh vật gây hại cây trồng gây ra và giảm chi phí thực tế phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng. Xem xét những tác động kinh tế do loài ký sinh đối với cây trồng (ví dụ: làm tăng năng suất cây trồng), người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu. Làm tăng hoặc giảm chi phí phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng.

B.5  Đánh giá khả năng tác động đến sức khỏe con người và vật nuôi của loài ký sinh

- Ảnh hưởng gián tiếp đến con người và động vật có xương sống.

- Ảnh hưởng trực tiếp như gây dị ứng cho da, ngộ độc thức ăn khi nhóm sinh vật ký sinh lẫn vào thức ăn của con người hoặc là vật môi giới (véc tơ) truyền bệnh cho người.

B.6  Những tác động khác của loài ký sinh

- Việc phóng thả loài ký sinh dẫn đến làm thay đổi hoặc phá vỡ hệ sinh thái: Phân tích đánh giá khả năng tiêu diệt quần thể vật chủ của loài ký sinh, khả năng làm thay đổi thành phần loài hoặc cấu trúc quần xã trong hệ sinh thái, khả năng xâm lấn/cạnh tranh hoặc thay thế hoặc ngăn chặn sự phát triển của các loài thiên địch bản địa của sinh vật gây hại, khả năng làm tuyệt chủng loài bản địa, loài ký sinh có khả năng lai giống với những loài (giống, dòng hoặc chủng) thiên địch bản địa, khả năng bùng phát loài sinh vật gây hại cây trồng mới.

- Việc phóng thả loài sinh vật ký sinh dẫn đến làm thay đổi ký chủ chính của loài ký chủ chủ đích và những ảnh hưởng trực tiếp hoặc ảnh hưởng gián tiếp khác.

- Việc phóng thả loài ký sinh dẫn đến làm thay đổi về khả năng sinh trưởng phát triển, sống sót và sinh sản của loài vật chủ chủ đích và các loài vật chủ quan trọng khác của loài ký sinh hoặc tạo tính kháng thuốc cho loài vật chủ chủ đích của loài ký sinh.

- Phân tích đánh giá khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường (như nguồn nước, đất và không khí).

- Phân tích đánh giá khả năng ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp đến các loài thực vật quý hiếm thuộc danh sách loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam.

 

Phụ lục C

(Quy định)

Bảng tính điểm của hệ thống đánh giá nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường
của sinh vật ký sinh được được đề xuất nhập khẩu

Mục

Câu hỏi

Không

Giải thích/Tài liệu tham khảo (*)

1

Phổ vật chủ của loài ký sinh trong vùng phân tích nguy cơ

Cao = 2 điểm

Trung bình = 1 điểm

Thấp = 0 điểm

 

Khả năng thích nghi của sinh vật ký sinh với điều kiện sinh thái ở vùng phân tích nguy cơ

 

Khả năng sinh sản và tiềm năng thích ứng

 

Các biện pháp canh tác và kiểm soát sinh vật gây hại tại địa điểm phóng thả

 

Khả năng phát tán

 

2

Khả năng ký sinh vật chủ chủ đích trên các loài thực vật hoang dã và cây trồng của loài ký sinh

Cao = 0 điểm

Trung bình = 1 điểm

Thấp = 2 điểm

 

Khả năng ký sinh trên những loài vật chủ khác (không phải loài vật chủ chủ đích) trong cùng một họ (bộ) với vật chủ chủ đích của sinh vật ký sinh

Cao = 2 điểm

Trung bình = 1 điểm

Thấp = 0 điểm

 

Khả năng ký sinh trên những loài sinh vật không có quan hệ họ hàng với loài vật chủ chủ đích của loài ký sinh

 

3

Khả năng trở thành vật môi giới (véc tơ) truyền bệnh cho cây trồng

1

0

 

Khả năng làm giảm năng suất cây trồng

1

0

 

Khả năng làm giảm giá trị hàng hóa của cây trồng, làm mất thị trường trong nước và quốc tế

1

0

 

Khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các cây trồng khác (là những cây trồng không phải là cây ký chủ chính của loài vật chủ chủ đích của sinh vật ký sinh).

1

0

 

Khả năng ảnh hưởng tới các loài thực vật hoang dã

1

0

 

4

Hiệu quả kinh tế tại những vùng phân bổ của sinh vật ký sinh

0

1

 

Hiệu quả kinh tế tiềm năng của sinh vật ký sinh tại vùng phóng thả

0

1

 

5

Ảnh hưởng gián tiếp đến con người và động vật có xương sống

1

0

 

Ảnh hưởng trực tiếp

1

0

 

6

Việc phóng thả loài ký sinh dẫn đến làm thay đổi hoặc phá vỡ hệ sinh thái

1

0

 

Việc phóng thả loài ký sinh dẫn đến làm thay đổi vật chủ chính của loài vật chủ chủ đích và những ảnh hưởng trực tiếp hoặc ảnh hưởng gián tiếp khác

1

0

 

Việc phóng thả sinh vật ký sinh dẫn đến làm thay đổi về khả năng sinh trưởng phát triển, sống sót và sinh sản của loài vật chủ chủ đích và các loài vật chủ quan trọng khác của loài ký sinh hoặc tạo tính kháng thuốc cho loài vật chủ chủ đích của sinh vật ký sinh

1

0

 

Ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường (như nguồn nước, đất và không khí)

1

0

 

Ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp đến các loài thực vật quý hiếm có trong danh sách loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam (Sách Đỏ Việt Nam; IUCN)

1

0

 

(*) Tên tác giả và năm công bố

Tổng điểm đánh giá là từ 4 điểm (loài sinh vật ký sinh có nguy cơ thấp nhất) đến 26 điểm (loài sinh vật ký sinh có nguy Cơ cao nhất).

Căn cứ vào kết quả đánh giá nguy cơ, mức nguy cơ của mỗi loài ký sinh được phân cấp nguy cơ theo ba mức sau:

- Nguy cơ Cao: Từ 20 điểm trở lên;

- Nguy cơ Trung bình: Từ 12 đến 19 điểm;

- Nguy cơ Thấp: Từ 11 đim trở xuống.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] QCVN 01 - 137: 2013/BNNPTNT, Quy trình đánh giá nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường đối với kẻ thù tự nhiên sử dụng trong phòng trừ sinh học nhập khẩu vào Việt Nam,

[2] Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013.

[3] TCVN 3937:2007, Kiểm dịch thực vật - Thuật ngữ và định nghĩa.

[4] Antoon J. M. Loomans and Joop c. Van Lenteren, 2005. Tools for environmental Risk Assessment of Invertebrate Biological Control Agents, Second International Symposium on Biological Control of Arthropods.

[5] Australian Government Department of Agriculture and Water Resources, 2015. Final risk analysis for the release of Tachardiaephagus somervillei for the biological control of yellow lac scale (Tachardina aurantiaca), Department of Agriculture and Water Resources, Canberra.

[6] European and mediterranean plan protection organization, 2009. Summery of a pest risk analysis for Aphalara itadori-Japanese knotweed psyllid.

[7] NAPPO, 2008. Guidelines for petition for first release of non-indigenous entomophagous biological control agents.

[8] Nguyễn Đình Cường, 2011. Phương pháp tác động không mong muốn có thể xảy ra dựa trên ý kiến chuyên gia. (Tài liệu tại Hội thảo đánh giá những tác động không mong muốn có thể xảy ra do việc phóng thả muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại thực địa hẹp của Việt Nam, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương tổ chức tại Hà Nội, ngày 14-15/7/2011).

[9] Murphy, B., Jansen, C., Murray, J. & De Barro, P., 2010. Risk analysis on the Australian release of Aedes aegypti (L.) (Diptera: Culicidae) containing Wolbachia, CSIRO, March 2010.

[10] OECD Environment, Health and Safety Publications, 2003, Guidance for information requirements for regulation of invertebrates as biological control agents (IBCAs), ENV/JM/MONO (2004).

[11] ISPM 03-2005. Guidelines for the export, shipment, import and release of biological control agents and other beneficial organisms.

[12] United States Department of Agriculture (USDA), 2008. Field release of Heteropsylla spinulosa (Homoptera: Psyllidae), a Non-indigenous insect for Control of Giant Sensitive Plant, Mimosa diplotricha (Mimosaceae), in Guam and the Commonwealth of the Northern Mariana Islands, Invironmental Assessment, March 24, 2008.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi