Tiêu chuẩn TCVN 13477:2022 Sắn củ tươi - Xác định hàm lượng tinh bột

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13477:2022

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13477:2022 Sắn củ tươi - Xác định hàm lượng tinh bột
Số hiệu:TCVN 13477:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:30/12/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13477:2022

SẮN CỦ TƯƠI - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TINH BỘT

Cassava tubers - Determination of starch content

Lời nói đầu

TCVN 13477:2022 do Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

SN CỦ TƯƠI - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TINH BỘT

Cassava tubers - Determination of starch content

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định nhanh hàm lượng tinh bột trong sắn củ tươi.

Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng đối với việc xác định nhanh hàm lượng tinh bột trong khoai tây củ tươi.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

QCVN 01-1:2018/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

TCVN 12386:2018 Thực phẩm - Hướng dẫn chung về lấy mẫu.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

Hàm lượng tinh bột (starch content)

Là chỉ số quy ước phản ánh hàm lượng tinh bột chứa trong sắn c tươi xác định được bằng phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này.

4  Nguyên tắc

Việc xác định nhanh điểm bột của sắn củ tươi theo nguyên lý tỷ trọng.

Hàm lượng tinh bột tính bằng phần trăm (%) khối lượng tinh bột trên khối lượng củ sắn tươi. Có thể tính bằng công thức thực nghiệm, hoặc tra bảng (phương pháp nội suy).

5  Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thiết bị, dụng cụ, vật liệu sau đây:

5.1  Cân, có độ chính xác đến 0,1 g.

5.2  Thanh cân, làm bằng thép không gỉ có hai móc; khoảng cách giữa các móc bằng chiều cao của giỏ + 10 cm.

5.3  Giỏ cân, làm bằng thép không gỉ.

5.4  Thùng, làm bằng thép không gỉ, dùng để chứa nước sạch.

5.5  Nước, sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt quy định tại QCVN 01-1:2018/BYT về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

6  Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

6.1  Lấy mẫu, theo TCVN 12386:2018.

6.2  Chuẩn bị mẫu thử

6.2.1  Nước, nước có nhiệt độ nh hơn hoặc bằng 18°c ± 2°c.

6.2.2  Củ sắn tươi hoặc c khoai tây tươi được làm sạch đất, cát, để ráo nước, còn nguyên vỏ.

7  Cách tiến hành

Treo thanh cân (5.2) vào cân (5.1). Đặt giỏ cân (5.3) vào móc trên của thanh cân (5.2). Đặt thùng đựng nước (5.4) ngay dưới cân, thanh cân và giỏ cân. Đổ đầy nước sạch (5.5) vào thùng.

Cân khối lượng To của giỏ rỗng, chính xác đến 0,1 g.

Chuyển giỏ vào móc dưới, chỉnh móc phía dưới sao cho giỏ ngập hoàn toàn trong nước và cân khối lượng Tu của giỏ rỗng.

Thực hiện cân 5kg sắn củ tươi đã làm sạch đất cát, còn nguyên vỏ (W0), chính xác đến 0,1 g, và cho vào giỏ (5.3) ở móc trên. Trong trường hợp sử dụng phương pháp tra Bảng 1 Điều 7.2 thì cân chính xác W0 = 5050 g.

Chuyển giỏ đựng mẫu sang móc dưới, đảm bảo giỏ ngập hoàn toàn trong nước và cân khối lượng mẫu ướt (Wu), chính xác đến 0,1 g.

Xem Hình 1.

Hình 1 - Sơ đồ cân ướt

8  Tính kết quả

8.1 Phương pháp 1: Tính hàm lượng tinh bột trong sắn củ tươi theo tính toán thực nghiệm (phần trăm chất khô)

Hàm lượng tinh bột trong mẫu tính theo chất khô, X1 tính bằng %, được tính bằng Công thức (1):

(1)

Hàm lượng tinh bột trong mẫu ướt, X2, được tính bằng Công thức (2):

(2)

Trong đó:

Wu: Khối lượng mẫu cân khô; tính bằng gam (g);

W0: Khối lượng mẫu cân ướt; tính bằng gam (g);

Tu: Khối lượng của giỏ cân ướt (cân dưới nước, cân móc cân dưới theo hình 1); tính bằng gam (g);

T0: Khối lượng của giỏ cân khô (cân móc cân trên theo hình 1), tính bằng gam (g);

X1: hàm lượng tinh bột tính theo mẫu khô; tính bằng gam (%);

X2: hàm lượng tinh bột tính theo mẫu ướt; tính bằng gam (%);

8.2 Phương pháp 2: Tính hàm lượng tinh bột trong sắn củ tươi theo tỷ trọng và tra bảng

Từ các giá trị W0 = 5050 g và Wu xác định được trong Điều 6, tính được tỷ trọng d của sắn củ tươi, biểu thị bằng gam trên mililit (g/ml), theo Công thức (3):

(3)

Sử dụng Bảng 1 để đọc hàm lượng tinh bột có trong sắn củ tươi.

Hoặc có thể sử dụng Công thức (4) đ tính hàm lượng tinh bột, Công thức (4):

(4)

Trong đó:

d: Tỷ trọng của sắn củ tươi, được tính theo Công thức (3);

X: Hàm lượng tinh bột của mẫu sắn; tính bằng phần trăm (%);

Bảng 1 - Tra hàm lượng tinh bột trong sắn c tươi

W0, g

Wu,g

Tỷ trọng, d g/ml

Hàm lượng tinh bột, % tính theo chất khô

5050

352

1,075

13

5050

371

1,079

14

5050

392

1,084

15

5050

411

1,089

16

5050

430

1,093

17

5050

450

1,098

18

5050

469

1,102

19

5050

488

1.107

20

5050

508

1,112

21

5050

527

1,117

22

5050

545

1,121

23

5050

557

1,124

23,7

5050

569

1,127

24,3

5050

581

1,130

25,0

5050

593

1,133

25,6

5050

605

1,136

26,3

5050

616

1,139

26,9

5050

628

1,142

27,6

5050

640

1,145

28,2

5050

651

1,148

28,9

5050

663

1,151

29,5

5050

674

1,154

30,8

5050

697

1,160

31,5

5050

708

1,163

32,1

5050

719

1,166

32,8

5050

730

1,169

33,4

5050

741

1,172

34,1

5050

752

1,175

34,7

9  Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả phải ghi rõ:

- Phương pháp tính;

- Mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Ngày lấy mẫu và phương pháp lấy mẫu (nếu biết);

- Ngày nhận mẫu;

- Ngày thử nghiệm;

- Kết quả thu được và đơn vị biểu thị kết quả cụ thể theo 7.1 hoặc 7.2;

- Mọi chi tiết thao tác không được quy định trong phương pháp này hoặc tùy chọn có thể ảnh hưởng đến kết quả.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISI 13-2e (2019) Determination of starch in Tubers by Under Water Weight.

[2] Science Park Aarhus, Determination of starch in Potatoes according to EU-direction

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi