Trang /
Tiêu chuẩn TCVN 13474-1:2022 khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi - Phần 1: Giống gia cầm
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13474-1:2022
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13474-1:2022 Quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi - Phần 1: Giống gia cầm
Số hiệu: | TCVN 13474-1:2022 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày ban hành: | 26/09/2022 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13474-1:2022
QUY TRÌNH KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH GIỐNG VẬT NUÔI -
PHẦN 1: GIỐNG GIA CẦM
Testing and appraisal procedures for animal breed - Part 1: Poultry
Lời nói đầu
TCVN 13474-1:2022 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 13474 Quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi gồm các phần sau đây:
- TCVN 13474-1:2022, Phần 1: Giống gia cầm;
- TCVN 13474-2:2022, Phần 2: Giống tằm.
QUY TRÌNH KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH GIỐNG VẬT NUÔI -
PHẦN 1: GIỐNG GIA CẦM
Testing and appraisal procedures for animal breed - Part 1: Poultry
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định về khảo nghiệm, kiểm định các giống gia cầm (gồm giống gà, ngan, vịt, ngỗng và đà điểu).
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Khảo nghiệm (testing)
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi trong điều kiện và thời gian nhất định đối với giống gia cầm mới nhập khẩu lần đầu hoặc giống gia cầm mới được tạo ra trong nước nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của giống gia cầm đó.
2.2
Kiểm định (appraisal)
Việc kiểm tra, đánh giá lại năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh của giống gia cầm sau khi đưa ra sản xuất.
2.3
Đặc điểm ngoại hình (phenotypic characteristics)
Đặc điểm về hình dáng; màu lông, đuôi, mỏ, chân; mào và các đặc điểm khác đặc thù của giống.
2.4
Dài thân (body length)
Độ dài từ điểm cuối đốt xương sống cổ cuối cùng đến điểm đầu đốt xương đuôi đầu tiên.
2.5
Vòng ngực (chest circle)
Chu vi vòng quanh ngực phía sau hốc cánh.
2.6
Dài lườn (breast length)
Độ dài từ điểm đầu đến điểm cuối xương lưỡi hái.
2.7
Cao chân (leg height)
Độ dài từ khớp khuỷu đến khớp xương các ngón chân.
2.8
Dài lông cánh (wing feather length)
Độ dài lông cánh thứ tư hàng thứ nhất:
2.9
Tỷ lệ nuôi sống (survival rate)
Tỷ lệ giữa số gia cầm cuối kỳ so với số gia cầm đầu kỳ (tuần; tháng hoặc năm).
2.10
Tỷ lệ đẻ (laying rate)
Tỷ lệ tổng trứng đẻ ra trong kỳ so với tổng số mái trong kỳ (kỳ là ngày; tuần; tháng hoặc năm).
2.11
Năng suất trứng (egg production)
Năng suất trứng/mái bình quân là tổng số trứng/số con mái bình quân trong kỳ (tuần; tháng hoặc năm).
Năng suất trứng/mái đầu kỳ là tổng số trứng/số con mái đầu kỳ (tuần; tháng hoặc năm).
2.12
Khối lượng trứng (egg weight)
Khối lượng trứng trung bình của đàn gia cầm đẻ ở tuần đẻ 12 đến 13.
2.13
Đường kính lớn của quả trứng (egg's large diameter)
D
Độ dài lớn nhất đối với đường kính lớn của quả trứng.
2.14
Đường kính nhỏ của quả trứng (egg’s small diameter)
d
Độ dài lớn nhất đối với đường kính nhỏ của quả trứng.
2.15
Chỉ số hình thái của quả trứng (eggs' morphological index)
Chỉ số giữa đường kính lớn (D) và đường kính nhỏ (d) của trứng gia cầm đẻ ở tuần đẻ 12 đến 13.
2.16
Trứng giống (breeding egg)
Trứng đủ tiêu chuẩn ấp, hình trái xoan, không dị hình, vỏ không bị sần sùi và không bị bẩn; có các chỉ tiêu về chất lượng được quy định trong tiêu chuẩn của từng giống gia cầm cụ thể.
2.17
Tỷ lệ trứng có phôi (rate of embryonated egg)
Tỷ lệ giữa số trứng có phôi so với tổng số trứng đưa vào ấp.
2.18
Tỷ lệ nở (hatching rate)
Tỷ lệ giữa số gia cầm nở ra còn sống so với tổng số trứng có phôi (tỷ lệ nở/phôi) hoặc tổng số trứng đưa vào ấp (tỷ lệ nở/tổng trứng ấp).
2.19
Tỷ lệ gia cầm con loại 1 (ratio of poultry grade 1)
Tỷ lệ giữa số gia cầm con nở ra đạt tiêu chuẩn loại 1 so với tổng số gia cầm nở ra còn sống.
2.20
Tỷ lệ chết và loại thải/tháng (mortality and culling rate per month)
Tỷ lệ giữa tổng số gia cầm chết và loại thải trong tháng so với số gia cầm có mặt đầu tháng.
2.21
Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng (feed consumption rate for ten eggs)
Lượng thức ăn tiêu tốn bình quân cho 10 quả trứng trong một giai đoạn (tuần; tháng hoặc năm).
2.22
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (feed consumption rate for gain weight per kg)
Lượng thức ăn tiêu tốn cho việc tăng 1 kg khối lượng cơ thể gia cầm trong một giai đoạn (tuần; tháng hoặc năm).
3 Quy trình khảo nghiệm, kiểm định
3.1 Quy định chung
3.1.1 Địa điểm khảo nghiệm, kiểm định
Việc khảo nghiệm, kiểm định gia cầm được thực hiện tại cơ sở có đăng ký hoạt động khảo nghiệm, kiểm định.
3.1.2 Quy trình chăn nuôi (trong đó có chăm sóc, nuôi dưỡng)
Việc chăn nuôi giống gia cầm tuân thủ đúng quy trình của cơ sở cung cấp giống gia cầm kết hợp với quy trình của đơn vị khảo nghiệm, kiểm định đã công bố.
3.1.3 Thời gian khảo nghiệm, kiểm định
3.1.3.1 Thời gian khảo nghiệm
Thời gian khảo nghiệm tính từ khi bắt đầu đưa gia cầm vào khảo nghiệm đến khi kết thúc theo dõi được tất cả các chỉ tiêu đáp ứng yêu cầu của khảo nghiệm.
Tuổi vào đẻ của đàn gia cầm được tính khi số gia cầm đẻ đạt tỷ lệ 5% so với tổng đàn. Giai đoạn gia cầm sinh sản đối với gà: 48 tuần đẻ; vịt hướng thịt: 42 tuần đẻ; vịt hướng trứng, vịt kiêm dụng, ngan, ngỗng, đà điểu: 52 tuần đẻ,
Đối với khảo nghiệm gia cầm sinh sản, thời gian khảo nghiệm tính từ khi gia cầm sinh sản vào đẻ đến khi kết thúc 20 tuần đẻ.
3.1.3.2 Thời gian kiểm định
Thời gian kiểm định tính từ khi bắt đầu đưa gia cầm vào kiểm định đến khi kết thúc theo dõi được tất cả các chỉ tiêu cần kiểm định.
3.2 Quy trình khảo nghiệm
3.2.1 Số lượng gia cầm cần cho khảo nghiệm
Số lượng gia cầm sinh sản đưa vào khảo nghiệm, kiểm định không ít hơn 200 con mái sinh sản (đối với ngỗng không ít hơn 100 con mái sinh sản, đối với đà điểu không ít hơn 50 con mái sinh sản).
Số lượng gia cầm thương phẩm đưa vào khảo nghiệm, kiểm định không ít hơn 300 con 01 ngày tuổi (đối với ngỗng không ít hơn 100 con, đối với đà điểu không ít hơn 50 con) gồm 50 % con trống và 50 % con mái.
3.2.2 Các chỉ tiêu cần theo dõi
3.2.2.1 Ngoại hình
Đánh giá được các đặc điểm về hình dáng; màu lông, màu da, đuôi, mỏ, chân; mào và các đặc điểm khác đặc thù của giống.
3.2.2.2 Các chỉ tiêu kỹ thuật
3.2.2.2.1 Đối với khảo nghiệm gia cầm sinh sản
3.2.2.2.1.1 Khả năng sinh trưởng
a) Đối với gà, vịt, ngan, ngỗng
Khả năng sinh trưởng của gia cầm được đánh giá bằng kích thước các chiều đo tại thời điểm kết thúc 8 tuần tuổi và 38 tuần tuổi (44 tuần tuổi đối với ngỗng); khối lượng cơ thể 1 ngày tuổi, kết thúc 8 tuần tuổi, khi gia cầm vào đẻ và 38 tuần tuổi (44 tuần tuổi đối với ngỗng).
- Dài thân, tính bằng centimet;
- Vòng ngực, tính bằng centimet;
- Tỷ lệ vòng ngực/dài thân;
- Dài lườn, tính bằng centimet;
- Dài lông cánh, tính bằng centimet;
- Cao chân, tính bằng centimet;
- Khối lượng gia cầm lúc 01 ngày tuổi, tính bằng gam;
- Khối lượng gia cầm kết thúc 08 tuần tuổi, tính bằng gam;
- Khối lượng gia cầm vào đẻ, tính bằng gam;
- Khối lượng gia cầm 38 tuần tuổi (44 tuần tuổi đối với ngỗng), tính bằng gam.
b) Đối với đà điểu
Khả năng sinh trưởng của đà điểu được đánh giá bằng kích thước các chiều đo tại thời điểm kết thúc 3 tháng tuổi và 36 tháng tuổi; khối lượng cơ thể 1 ngày tuổi, kết thúc 3 tháng tuổi, khi đà điểu vào đẻ và kết thúc 36 tháng tuổi.
- Dài thân, tính bằng centimet;
- Vòng ngực, tính bằng centimet;
- Tỷ lệ vòng ngực/dài thân;
- Dài lườn, tính bằng centimet;
- Dài lông cánh, tính bằng centimet;
- Cao chân, tính bằng centimet;
- Khối lượng đà điểu lúc 01 ngày tuổi, tính bằng gam;
- Khối lượng đà điểu kết thúc 3 tháng tuổi, tính bằng kilogam;
- Khối lượng đà điểu vào đẻ, tính bằng kilogam;
- Khối lượng đà điểu kết thúc 36 tháng tuổi, tính bằng kilogam.
3.2.2.2.1.2 Khả năng sinh sản
Đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm thông qua các chỉ tiêu về đẻ trứng, chất lượng trứng và các chỉ tiêu ấp nở.
- Tuổi đẻ, tính bằng tuần;
- Tỷ lệ đẻ, tính bằng phần trăm;
- Năng suất trứng/số mái đầu kỳ, tính bằng số quả;
- Năng suất trứng/số mái bình quân, tính bằng số quả;
- Tỷ lệ trứng giống, tính bằng phần trăm;
- Tiêu tốn cho 10 quả trứng, tính bằng kilogam;
- Tỷ lệ chết và loại thải/tháng, tính bằng phần trăm;
- Khối lượng trứng, tính bằng gam;
- Đường kính lớn của trứng (D), tính bằng mm;
- Đường kính nhỏ của trứng (d), tính bằng mm;
- Chỉ số hình thái trứng (Dld);
- Tỷ lệ trứng có phôi, tính bằng phần trăm;
- Tỷ lệ nở/phôi, tính bằng phần trăm;
- Tỷ lệ nở/tổng số trứng ấp, tính bằng phần trăm;
- Tỷ lệ gia cầm loại 1, tính bằng phần trăm.
3.2.2.2.2 Đối với khảo nghiệm gia cầm nuôi lấy thịt
Đối với gia cầm nuôi lấy thịt, cần đánh giá các chỉ tiêu như sau:
- Thời gian nuôi đến khi xuất chuồng, tính bằng tuần;
- Tỷ lệ nuôi sống, tính bằng phần trăm;
- Khối lượng cơ thể gia cầm kết thúc mỗi tuần, tính bằng gam (đà điểu tính bằng kilogam);
- Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng, tính bằng kilogam.
3.2.2.3 Khả năng kháng bệnh
Đánh giá tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ (%) mắc các bệnh thông thường trên đàn gia cầm trong thời gian thực hiện khảo nghiệm.
3.2.2.4 Đánh giá tác hại của giống
Đánh giá ảnh hưởng của giống gia cầm cần khảo nghiệm đến môi trường; ảnh hưởng đến các giống gia cầm và vật nuôi khác về thức ăn và điều kiện sống.
3.3 Quy trình kiểm định
3.3.1 Số lượng gia cầm dùng cho kiểm định
Số lượng gia cầm sinh sản đưa vào kiểm định không ít hơn 200 con mái sinh sản (đối với ngỗng không ít hơn 100 con mái sinh sản, đối với đà điểu không ít hơn 50 con mái sinh sản).
Số lượng gia cầm thương phẩm đưa vào kiểm định không ít hơn 300 con 01 ngày tuổi (đối với ngỗng không ít hơn 100 con, đối với đà điều không ít hơn 50 con) gồm 50% con trống và 50 % con mái.
3.3.2 Các chỉ tiêu cần kiểm định
Chỉ thực hiện kiểm tra, theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu.
4 Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu
4.1 Đánh giá các chỉ tiêu ngoại hình
Quan sát bằng mắt thường kết hợp với chụp ảnh, quay phim để đánh giá về hình dáng, màu sắc và các đặc điểm đặc thù của giống gia cầm tại các thời điểm khảo sát.
4.2 Xác định các chi tiêu kỹ thuật
4.2.1 Xác định các chỉ tiêu về kích thước
Lấy ngẫu nhiên 10 % số lượng gia cầm trên tổng đàn nhưng tối thiểu 30 con (đối với đà điểu tối thiểu 10 con) vào buổi sáng trước khi cho gia cầm ăn tại các thời điểm kết thúc 8 tuần tuổi và 38 tuần tuổi (đối với ngỗng kết thúc 8 tuần tuổi và 44 tuần tuổi; đối với đà điểu kết lúc 3 tháng tuổi và 36 tháng tuổi), để xác định các chỉ tiêu về kích thước đối với từng con trống, mái như sau:
4.2.1.1 Xác định dài thân
Dùng thước dây có thể đo chính xác đến milimet để đo độ dài từ điểm cuối đốt xương sống cổ cuối cùng đến điểm đầu đốt xương đuôi đầu tiên.
4.2.1.2 Xác định độ dài vòng ngực
Dùng thước dây có thể đo chính xác đến milimet để đo chu vi vòng quanh ngực phía sau hốc cánh.
4.2.1.3 Xác định dài lườn
Dùng thước dây hoặc thước cứng có thể đo chính xác đến milimet để đo độ dài từ điểm đầu đến điểm cuối xương lưỡi hái của gia cầm.
4.2.1.4 Xác định cao chân
Dùng thước dây hoặc thước cứng có thể đo chính xác đến milimet để đo độ dài từ khớp khuỷu đến khớp xương các ngón chân của gia cầm.
4.2.1.5 Xác định dài lông cánh
Dùng thước cứng có thể đo chính xác đến milimet để đo độ dài lông cánh thứ tư hàng thứ nhất.
4.2.1.6 Xác định tỷ lệ vòng ngực/dài thân
Chỉ số vòng ngực/dài thân, được xác định bằng tỷ số giữa độ dài vòng ngực và dài thân của gia cầm.
4.2.2 Xác định khối lượng của gia cầm
Lấy ngẫu nhiên 10 % số lượng gia cầm trên tổng đàn nhưng tối thiểu 30 con (đối với đà điểu tối thiểu 10 con) vào buổi sáng trước khi cho gia cầm ăn của ngày cố định trong tuần, dùng cân để cân khối lượng từng con tại các thời điểm gia cầm 01 ngày tuổi, kết thúc 8 tuần tuổi, lúc vào đẻ và 38 tuần tuổi (đối với đà điểu lúc 01 ngày tuổi, kết thúc 3 tháng tuổi, lúc vào đẻ và 36 tháng tuổi; đối với ngỗng lúc 01 ngày tuổi, kết thúc 8 tuần tuổi, lúc vào đẻ và 44 tuần tuổi).
4.2.3 Tuổi vào đẻ của đàn gia cầm (tuổi thành thục về tính)
Tuổi vào đẻ của đàn gia cầm được tính bằng số tuần tuổi khi đàn gia cầm đẻ đạt tỷ lệ 5 %.
4.2.4 Xác định tỷ lệ dẻ
Tỷ lệ đẻ, h, được tính bằng phần trăm (%), theo Công thức (1):
(1) |
Trong đó:
m0 là tổng số trứng của đàn gia cầm đẻ ra, thu nhặt được trong kỳ;
N là số mái có mặt đầu kỳ hoặc số mái bình quân có mặt trong kỳ.
4.2.4 Xác định năng suất trứng
Năng suất trứng, a, được tính bằng số quả/mái, theo Công thức (2):
(2) |
Trong đó:
m0 là tổng số trứng của đàn gia cầm đẻ ra, thu nhặt được trong kỳ;
N là số mái có mặt đầu kỳ hoặc số mái bình quân có mặt trong kỳ.
4.2.5 Xác định tỷ lệ trứng giống
Tỷ lệ trứng giống, f, được tính bằng phần trăm (%), theo Công thức (3):
(3) |
Trong đó:
m1 là số trứng đủ tiêu chuẩn trứng giống;
m0 là tổng số trứng gia cầm đẻ ra, thu nhặt được.
4.2.6 Xác định khối lượng bình quân của trứng
Sử dụng cân điện từ để cân từng quả trứng và xác định tổng khối lượng toàn bộ trứng được cân của đàn gia cầm ở tuần đẻ thứ 12 đến 13.
Khối lượng trứng bình quân, b, được tính bằng gam (g), theo Công thức (4):
(4) |
Trong đó:
mi là khối lượng quả trứng thứ i tính bằng gam (g), i = 1, 2,... n;
n là tổng số quả trứng được cân.
4.2.7 Xác định chỉ số hình thái của trứng
Lấy ngẫu nhiên tối thiểu 30 quả trứng (đối với đà điểu tối thiểu 10 quả trứng) tại thời điểm khảo sát của đàn gia cầm ở tuần đẻ thứ 12 đến 13.
Dùng thước kẹp, đo ở vị trí lớn nhất của đường kính lớn và vị trí lớn nhất của đường kinh nhỏ của mỗi quả trứng.
Chỉ số hình thái của trứng, c, được tính theo Công thức (5).
(5) |
Trong đó:
D là đường kính lớn của quả trứng, tính bằng milimét (mm);
d là đường kính nhỏ của quả trứng, tính bằng milimét (mm).
Tính chỉ số hình thái bình quân của số trứng đã lấy nêu trên.
4.2.8 Xác định các chỉ tiêu ấp nở
a) Xác định tỷ lệ trứng có phôi
Sử dụng dụng cụ soi trứng để soi kiểm tra trứng ở thời điểm sau 7 ngày đưa trứng vào ấp.
Tỷ lệ trứng có phôi, p, được tính bằng phần trăm (%), theo Công thức (6):
(6) |
Trong đó:
k là tổng số quả trứng có phôi (soi kiểm tra sau 7 ngày ấp);
n là tổng số trứng đưa vào ấp.
b) Xác định tỷ lệ nở/phôi
Tỷ lệ nở/phôi, q, được tính bằng phần trăm (%), theo Công thức (7):
(7) |
Trong đó:
y là số gia cầm nở ra còn sống;
k là tổng số quả trứng có phôi (soi kiểm tra sau 7 ngày ấp).
c) Xác định tỷ lệ gia cầm loại 1
Tỷ lệ gia cầm loại 1, L1, được tính bằng phần trăm (%), theo Công thức (8):
(8) |
Trong đó:
z là tổng số gia cầm đủ tiêu chuẩn loại 1;
y là số gia cầm nở ra còn sống.
4.2.9 Xác định lượng thức ăn tiêu tốn cho 10 quả trứng
Lượng thức ăn tiêu tốn cho 10 quả trứng, TA1, tính bằng kilogam (kg), được tính theo Công thức (9):
(9) |
Trong đó:
x là tổng lượng thức ăn tiêu tốn cho cả đàn gia cầm trong một giai đoạn (tuần; tháng hoặc năm), tính bằng kilogam (kg);
y là tổng số trứng của đàn gia cầm đẻ ra, thu nhặt được trong giai đoạn.
4.2.10 Xác định tỷ lệ chết, loại/tháng
Xác định tỷ lệ chết và loại thải/tháng, Tt, được tính bằng phần trăm (%), theo Công thức (10):
(10) |
Trong đó:
N1 là tổng số gia cầm chết và loại thải trong tháng;
N0 là tổng số gia cầm có mặt đầu tháng.
4.2.11 Xác định tiêu tốn thức ăn cho 1 kg khối lượng
Dùng cân để cân khối lượng gia cầm tại thời điểm 01 ngày tuổi và tại các thời điểm khảo sát; cân từng con một hoặc cân nhiều con trước khi cho gia cầm ăn, vào buổi sáng của ngày cố định trong tuần.
Lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 kg khối lượng, TA2, tính bằng kilogam (kg), theo Công thức (11):
(11) |
Trong đó:
x là tổng lượng thức ăn tiêu tốn cho cả đàn gia cầm trong giai đoạn (tuần; tháng hoặc năm), tính bằng kilogam (kg);
y là tổng khối lượng thịt hơi tăng của cà đàn gia cầm trong cùng giai đoạn, tính bằng kilogam (kg).
4.2.12 Xác định tỷ lệ mắc các bệnh thông thường trên đàn gia cầm
Xác định tổng số gia cầm mắc một số bệnh thông thường, gồm các bệnh không thuộc danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người.
Tỷ lệ mắc các bệnh thông thường trên đàn gia cầm, Btt, được tính bằng phần trăm (%), theo Công thức (12):
(12) |
Trong đó:
h là tổng số gia cầm mắc bệnh thông thường;
H là tổng số gia cầm đưa vào khảo nghiệm, kiểm định.
4.3 Đánh giá tác hại của giống
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường;
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng, cạnh tranh sinh tồn đến các giống gia cầm khác về thức ăn và điều kiện sống.
5 Báo cáo kết quả khảo nghiệm, kiểm định
Báo cáo kết quả theo dõi giống gia cầm cụ thể trong điều kiện và thời gian nhất định đề đánh giá tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của giống gia cầm đó.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] QCVN 01-46:2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định gà giống.
[2] QCVN 01-45:2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định vịt giống.
[3] Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.