Tiêu chuẩn TCVN 12709-2-23:2024 Quy trình giám định côn trùng hại thực vật - Phần 2-23: Yêu cầu với quy trình giám định loài ruồi đục quả ổi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12709-2-23:2024

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12709-2-23:2024 Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 2-23: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định loài ruồi đục quả ổi Bactrocera correcta BEZZI
Số hiệu:TCVN 12709-2-23:2024Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:18/07/2024Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12709-2-23:2024

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH CÔN TRÙNG VÀ NHỆN NHỎ HẠI THỰC VẬT
PHẦN 2-23: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH LOÀI RUỒI ĐỤC QUẢ ỔI BACTROCERA CORRECTA BEZZI

Procedure for diagnostic of insect and mite pests
Part 2-23: Particular requirements for guava fruit fly Bactrocera correcta
Bezzi

 

Lời nói dầu

TCVN 12709-2-23:2024 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Cht lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12709 Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật gồm các phần sau:

TCVN 12709-1:2019, Phần 1: Yêu cầu chung;

TCVN 12709-2-1:2019, Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với mọt to vòi Caulophilus oryzae (Gyllenhal);

TCVN 12709-2-2:2019, Phần 2-2: Yêu cầu cụ th đối với mọt thóc Sitophilus granarius Linnaeus;

TCVN 12709-2-3:2019, Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts), mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum Leconte) và mọt da ăn tạp (Trogoderma variable Ballion);

TCVN 12709-2-4:2019, Phần 2-4: Yêu cầu cụ thể đối với rệp sáp vảy San Jose' Diaspidiotus perniciosus (Comstock) Danzig;

TCVN 12709-2-5:2019, Phần 2-5: Yêu cầu cụ thể đối với ruồi đục quả giống Anastrepha;

TCVN 12709-2-6:2019, Phn 2-6: Yêu cầu cụ thể đối với ruồi đục quả giống Bactrocera;

TCVN 12709-2-7:2020, Phần 2-7: Yêu cu cụ thể đối với vòi voi đục hạt xoài Sternochetus mangiferae (Fabricius);

TCVN 12709-2-8:2020, Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với ruồi gim cánh đốm Drosophila suzukii (Matsumura);

TCVN 12709-2-9:2020, Phần 2-9: Yêu cầu cụ thể đối với bọ trĩ hại đậu Caliothrips fasciatus (Pergande);

TCVN 12709-2-10:2020, Phần 2-10: Yêu cầu cụ thể đối với mọt lạc serratus Caryedon serratus Olivier;

TCVN 12709-2-11:2020, Phần 2-11: Yêu cầu cụ thể đối với rệp sáp vảy đen Ross Lindingaspis rossi (Maskell);

TCVN 12709-2-12:2020, Phn 2-12: Yêu cầu cụ thể đối với nhn đ Chi lê Brevipalpus chilensis Baker;

TCVN 12709-2-13:2020, Phần 2-13: Yêu cầu cụ thể đối với ngài đục quả đào Carposina sasakii Matsumura;

TCVN 12709-2-14:2020, Phần 2-14: Yêu cầu cụ thể đối với ngài hại sồi d Cydia latiferreana Walsingham và ngài đục quả óc chỏ Cydia pomonella Linnaeus;

TCVN 12709-2-15:2022, Phần 2-15: Yêu cầu cụ th đối với nhện nhỏ Thái Bình Dương Tetranychus pacificus McGregor;

- TCVN 12709-2-16:2022, Phn 2-16: Yêu cầu cụ thể đi với ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick;

- TCVN 12709-2-17:2022, Phần 2-17: Yêu cầu cụ thể đối với ruồi đục quả táo Rhagoletis pomonella Walsh;

- TCVN 12709-2-18:2022, Phần 2-18: Yêu cầu cụ thể đối với mọt đậu Mê-hi-cô Zabrotes subfasciatus (Boheman);

 

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH CÔN TRÙNG VÀ NHỆN NHỎ HẠI THỰC VẬT
PHẦN 2-23: YÊU CẦU CỤ TH ĐI VỚI QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH LOÀI RUỒI ĐỤC QUẢ ỔI BACTROCERA CORRECTA BEZZI

Procedure for diagnostic of insect and mite pests
Part 2-23: Particular requirements for guava fruit fly Bactrocera correcta
Bezzi

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định ruồi đục quả ổi Bactrocera corrects Bezzi.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12709-1:2019, Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 1: Yêu cầu chung

3  Thiết bị, dụng cụ

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thiết bị dụng cụ dùng trong phòng thí nghiệm và các thiết bị dụng cụ sau:

3.1  Kính lúp soi nổi, có thước đo, độ phóng đại 10 lần đến 40 lần

3.2  Kính hiển vi, có thước đo, độ phóng đại 40 lần đến 1000 lần

3.3  Bàn gia nhiệt, có dải nhiệt từ 20 °C đến 100 °C

3.4  Tủ định ôn, có thể hoạt động ở nhiệt độ từ 0 °C đến 50 °C

3.5  Tủ sấy, có thể vận hành từ 0 °C đến 100 °C

3.6  Tủ lạnh, có thể vận hành từ (-) 10 °C đến 5 °C

3.7  Ống nghiệm, có nắp đậy

3.8  Hộp nhựa có nắp lưới (diện tích mắt lưới 1 cm2 có từ 630 mắt lưới đến 700 mắt lưới)

3.9  Dụng cụ thủy tinh: cốc thủy tinh, có dung tích phù hợp; ống nghiệm thủy tinh, có đường kính (φ 2 cm); đĩa petri

3.10  Lọ thy tinh nút mài, có dung tích phù hợp

3.11  Kim côn trùng đầu nhọn và đầu gặp (dạng chữ L), kim số 0, 1,2

3.12  Panh mềm

3.13  Bút lông

3.14  Lam

3.15  Lamen

3.16  Đèn cồn

3.17  Bình thủy tinh hút ẩm

3.18  By pheromone hoặc bẫy protein

3.19  Túi nilong, dùng để đựng mẫu

3.20  Hộp đựng tiêu bản lam

4  Hóa chất

Chỉ sử dụng các hóa chất loại tinh khiết phân tích và nước cất, trừ khi có quy định khác.

4.1  Dung dịch natri hydroxit (NaOH), 10 % hoặc kali hydroxit (KOH), 10 %:

Hoà tan 10 g natri hydroxit hoặc kali hydroxit trong 90 ml nước cất.

4.2  Dung dịch tổng hợp,

Thành phần:

Formalin

8 ml

Cồn 99,8 %

20 ml

Axit axetic (CH3COOH)

10ml

Sacharose (C12H22O11)

3g

Glycerol (C3H8O3)

5 ml

Nước cất

100 ml

Chuẩn bị: Hòa tan các thành phn trên trong nước cất lần lượt theo thứ tự

4.3 Dung dịch etanol (C2H5OH) 70 %

Hòa tan 30,14 ml cồn 99,8 % trong 69,86 ml nước cất.

4.4 Dung dịch Hoye's,

Thành phần:

Gum Arabic

15 g

Chloral hydrate (C2H3Cl3O2)

100 g

Glycerol (C3H8O3)

10 ml

Nước cất

25 ml

Chuẩn bị: Cho Gum Arabic và nước cất vào cốc thủy tinh (3.17). Đun nóng ở 60 °C và khuấy đến khi tan hoàn toàn. Thêm Chloral hydrate và tiếp tục khuy. Bổ sung Glycerol và tiếp tục khuấy cho đến khi tan hoàn toàn.

Bảo quản dung dịch trong lọ có nắp đậy kín ở nhiệt độ phòng.

4.5  Bôm Canada

4.6  Keo dính tiêu bản

4.7  Dung dịch Formalin - glycerol (FG)

Thành phần:

Formalin (40 % - Formaldehyde)

10 ml

Glycerol (C3H8O3)

5 ml

Nước cất

85 ml

Chun bị: Hòa tan các thành phần trên trong nước cất lần lượt theo thứ tự.

4.8  Thymol

5  Lấy mẫu và bảo quản mẫu

5.1  Lấy mẫu

Thu mẫu theo Điều 5.1 của TCVN 12709-1:2019.

Thu các giai đoạn phát dục (trưởng thành, sâu non tuổi 3 và nhộng):

+ Thu mẫu từ quả đã bị ruồi đục quả gây hại:

Thu mẫu sâu non: Thu các cá thể sâu non các tuổi bằng cách cắt quả có triệu chứng gây hại của ruồi đục quả. Riêng sâu non tuổi 3 (đẫy sức) cũng có thể kiểm tra bằng mắt thường hoặc kính lúp cầm tay và có thể được thu trực tiếp từ bên ngoài quả.

Thu mẫu nhộng: Kiểm tra trực tiếp bằng mắt thường hoặc kính lúp cầm tay để thu nhộng ngoài bao bì hoặc trong khe, kẽ của bao bì đựng quả.

+ Thu mẫu trưởng thành: sử dụng bẫy pheromone hoặc bẫy protein (3.18).

5.2  Xử lý mẫu

- Đối với trưởng thành nghi ngờ là loài ruồi đục quả ổi Bactrocera corrects: trước khi giám định, mẫu cá thể trưởng thành được làm chết bằng phương pháp xử lý lạnh.

+ Xử lý lạnh: trưởng thành thu được cho vào trong túi đựng mẫu (3.19) hoặc ống nghiệm có nắp (3.7) giữ trong ngăn đá tủ lạnh (3.6) từ 1 giờ đến 3 giờ.

- Đối với sâu non nghi ngờ là loài ruồi đục quả i Bactrocera corrects: trước khi giám định được làm chết bằng phương pháp xử lý lạnh hoặc xử lý bằng nước nóng.

CHÚ THÍCH: Chỉ áp dụng với sâu non tuổi 3; sâu non tuổi 1 và tuổi 2, không đủ điều kiện đ định loại đến loài nên không xử lý mẫu.

+ Xử lý lạnh: sâu non thu được cho vào trong túi đựng mẫu (3.19) hoặc ống nghiệm có nắp (3.7) giữ trong ngăn đá tủ lạnh (3.6) từ 1 giờ đến 3 giờ.

+ Xử lý bằng nước nóng: cho mẫu sâu non vào cốc thủy tinh (3.9) và đổ trực tiếp nước nóng 100 °C lên mẫu và giữ trong thời gian từ 3 phút đến 7 phút.

- Đối với nhộng nghi là loài ruồi đục quả ổi Bactrocera correcta: giữ cho tới khi vũ hóa để thu mẫu trưởng thành. Thu trưởng thành từ nhộng: đặt mẫu nhộng trên bên trên lớp cát hoặc đất bên trong hộp nhựa có nắp lưới (3.8), để ở nhiệt độ phòng. Kiểm tra hàng ngày và theo dõi mẫu nhộng đến khi thu được cá thể trưởng thành.

- Mau quả ký chủ nghi nhiễm ruồi đục quả ổi Bactrocera correcta: đặt quả ký chủ bị hại bên trên lớp cát trong hộp nhựa có nắp lưới (3.8), để ở nhiệt độ phòng. Các hộp nhựa có dán nhãn ký hiệu mẫu và đặt trong các tủ đựng mẫu lưu ở điều kiện nhiệt độ phòng. Kiểm tra, theo dõi mẫu hàng ngày đến khi thu được cá thể trưởng thành.

5.3  Bo quản

- Đi với trưởng thành: Các cá thể trưởng thành sau khi được xử lý đ trong tủ sấy (3.5) ở nhiệt độ 40 °C đến 45 °C trong vòng 5 ngày đến 7 ngày. Sau đó dùng kim côn trùng (3.11) cắm xuyên ngực và đặt trong hộp đựng tiêu bản. Hộp đựng tiêu bản được lưu giữ trong phòng lưu mẫu có nhiệt độ nhỏ hơn 20 °C, độ ẩm không quá 50 % hoặc trong tủ định ôn (3.4) ở điều kiện 37 °C.

- Đối với sâu non: các cá thể sâu non sau khi được xử lý được cho vào các lọ nút thủy tinh nút mài (3.10) chứa dung dịch Formalin-glycerol (FG) (4.7) hoặc dung dịch tổng hợp (4.2) hoặc dung dịch ethanol 70 % (4.3). Phương pháp này có thể áp dụng tương tự đối với pha trưởng thành.

- Đối với tiêu bản lam: tiêu bản lam được dán nhãn, để trong hộp đựng tiêu bản lam (3.20) và đặt trong phòng tiêu bản ở nhiệt độ phòng, độ ẩm không khí không quá 50 %, hoặc trong tủ định ôn (3.4) ở điều kiện 37 °C.

6  Giám định

Giám định ruồi đục quả ổi Bactrocera correcta bằng phương pháp quan sát các đặc điểm hình thái dưới kính lúp sol nổi (3.1) và kính hiển vi (3.2). Có thể giám định đến loài đối với mẫu là sâu non tuổi 3 và trưởng thành.

6.1  Phương pháp làm tiêu bản

6.1.1  Làm tiêu bản lam pha sâu non

Bước 1: Xử lý mẫu lảm tiêu bản lam

- Cho cá thể sâu non cần giám định vào ống nghiệm thủy tinh (3.9) chửa 5 ml dung dịch natri hydroxit 10 % hoặc kali hydroxit 10 % (4.1) đun trên đèn cồn (3.16) từ 15 phút đến 20 phút (vừa đun vừa lắc ống nghiệm); hoặc cho mẫu vào cốc thủy tinh (3.9) có chứa 10 ml dung dịch natri hydroxit 10 % hoặc kali hydroxit 10 % (4.1) đun trên bàn gia nhiệt ở 60 °C (3.3) từ 15 phút đến 20 phút.

- Vớt mẫu đã xử lý ra, nhỏ vào một giọt dung dịch Hoyer's (4.4) hoặc Bôm Canada (4.5) hoặc nước cất trên lam (3.14) dưới kính lúp soi nổi (3.1).

Bước 2: Dùng kim côn trùng tách lấy bộ phận cần quan sát

- Tiêu bản móc miệng:

+ Dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.11) và panh mềm (3.12) tách riêng phần đầu

+ Tách riêng phần móc miệng màu đen

- Tiêu bản lỗ thở trước, lỗ thở sau và lỗ hậu môn:

+ Dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.11) và panh mềm (3.12) tách riêng lỗ thở trước trên đốt ngực thứ nhất

+ Tách rời đốt bụng cuối cùng và tách riêng lỗ thở sau và vùng hậu môn

Bước 3: Chuyn bộ phận giải phẫu cần quan sát lên lam

+ Đặt lam (3.14) dưới kính lúp soi nổi (3.1) và nhỏ 1 giọt dung dịch Hoyer’s (4.4) hoặc Bôm Canada (4.5) vào giữa lam (3.14).

+ Dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.11) và bút lông (3.13) chuyển bộ phận giải phẫu cần quan sát đã tách rời trên bước 2 lên giọt dung dịch Hoyer’s (4.4) hoặc Bôm Canada (4.5) và chnh tiêu bản trên lam (3.14).

Bước 4: Đậy lamen

Đặt lamen (3.15) tạo góc 45° từ từ hạ xuống sao cho mẫu trên lam (3.14) không có bọt khí. Dùng kim côn trùng đầu gập (3.11) ấn nhẹ lên lamen (3.15) để giữ mẫu và làm cho dung dịch tràn đều.

CHÚ THÍCH 1: Đối với tiêu bản soi ngay, tiêu bản lam sau khi hoàn thành được đặt trên bản gia nhiệt làm khô ở 30 °C đến 45 °C trong 2 giờ. Sau đó chuyển ra chỗ mát cho nguội và gắn keo (4.6) bảo vệ.

CHÚ THÍCH 2: Đối với tiêu bản bảo quản trong thời gian dài, tiêu bản lam sau khi hoàn thành được đặt trên bàn gia nhiệt làm khô ở 30 °C đến 45 °C trong 4 tuần đến 6 tuần. Sau đó chuyển ra chỗ mát cho nguội và gắn keo (4.6) bảo vệ.

6.1.2 Làm tiêu bản pha trưởng thành

Chuyển mẫu từ ngăn đá tủ lạnh vào bình hút ẩm có chứa thymol (4.8) và đ qua đêm cho mẫu mềm.

Dùng kim côn trùng thích hợp cắm từ trên xuống tại vị trí trung tâm của mảnh lưng ngực trước. Tiêu bản trưởng thành được cắm vào miếng xốp mỏng để phục vụ việc quan sát và giám định.

Làm tiêu bản lam trưởng thành;

Bước 1: Xử lý mẫu làm tiêu bản lam (tương tự bước 1 khi làm tiêu bản lam sâu non)

Bước 2 : Dùng kim côn trùng tách lấy bộ phận cần quan sát

- Tiêu bản bộ phận sinh dục đc:

+ Tách riêng phần bụng, dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.11) và panh mềm (3.12) xẻ màng đốt dọc theo một bên sườn.

+ Dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.11) tách lấy bộ phận sinh dục đực

Bước 3: Chuyển bộ phận giải phẫu cần quan sát lên lam (tương tự bước 3 khi làm tiêu bản lam sâu non)

Bước 4 : Đậy lamen (tương tự bước 4 khi làm tiêu bản lam sâu non)

6.2  Khóa định loại

- Quan sát hình thái sâu non dưới kính lúp soi nổi (3.1)

- Quan sát tiêu bản lam phần móc miệng, lỗ thở trước, lỗ thở sau và lỗ hậu môn dưới kính hin vi (3.2).

- So sánh các đặc điểm quan sát được với khóa phân loại sâu non của các loài ruồi đục quả thuộc giống Bactrocera.

6.2.3  Khóa định loại sâu non

a. Khóa định loại sâu non một số giống phổ biến họ Tephritidae

1. Móc miệng dài hơn 0,3 mm. Mấu lồi trong của móc miệng có đỉnh rộng và tròn (Hình 1). Lông trên lỗ thở ngắn hơn chiều rộng khe hở giữa lỗ thở (Hình 3) ....................................Toxotrypana

- Móc miệng ngn hơn 0,3 mm. Mu lồi trong của móc miệng đỉnh nhọn (hình 2). Lông trên lỗ thở dài hơn chiều rộng khe hở giữa lỗ thở (Hình 4) ................................................................. 2

2. Cầu ngang của mảnh hầu (HB) hẹp ở khu vực gn đnh của mảnh xương cứng (HS) (Hình 5); Có răng miệng (Ort) và răng trước miệng (Prt) (Hình 7); nếp nhăn phần miệng (Or) thường không xẻ răng cưa (hình 8). Nhóm cơ quan cảm giác hai bên có khoảng cách tương đương từ xúc biện và râu. ............................................................................................................ Rhagoletis

- Cầu ngang của mảnh hầu (HB) hẹp ở giữa của mảnh xương cứng (HS) (Hình 6). Không có răng miệng (Ort) và răng trước miệng (Prt); nếp nhăn phn miệng (Or) thường có mép x răng cưa (Hình 9). Nhóm cơ quan cảm giác hai bên gần với xúc biện hơn là râu ................................3

3. Vùng phía sau của móc miệng không có cổ rõ rệt (hình 10). Đốt bụng cuối không có gờ (Hình 12) ...............................................................................................................................Anastrepha

- Vùng phía sau của hàm trên có cổ rõ rệt (Hình 11). Đốt bụng cuối có gờ ................................4

4. Nếp nhăn phần miệng (Or) với răng tròn ngắn hơn ....................................Ceratitis

- Nếp nhăn phn miệng (Or) với răng nhọn và dài hơn ........................................Bactrocera

b. Đặc điểm nhận dạng đến loài của sâu non Bactrocera corrects

Sâu non tuổi 3 có lỗ thở trước rộng, 3 lỗ thở sau kéo dài, móc ở miệng cứng, đã hóa sừng và chỉ có 2 răng trước cứng (đã mất đi một răng nằm ở trong cùng) sâu non đẫy sức có chiều dài từ 6,0 mm đến 7,5 mm, chiều rộng từ 1,0 mm đến 1,2 mm. Xung quanh mỗi cụm lỗ thở có các cụm lông cứng. Sâu non Bactrocera corrects có các cụm lông cứng hướng về mặt bụng và mặt lưng có 20 đến 24 lông (các lông này có đầu chia nhánh). Vùng hậu môn của sâu non tuổi 3 có các thủy lớn lồi lên.

Hình 1 - Mu lồi móc miệng sâu non có đnh tròn
(Nguồn: TCVN 12709-2-6:2019)

Hình 2 - Mấu lồi móc miệng sâu non có đnh nhọn
(Nguồn: TCVN 12709-2-6:2019)

Hình 3 - Lông tơ trên lỗ thở sâu non ngắn
(Nguồn: TCVN 12709-2-6:2019)

Hình 4 - Lông tơ trên lỗ thở sâu non dài
(Nguồn: TCVN 12709-2-6:2019)

Hình 5 - Cầu ngang (Hb) của mảnh hầu hẹp gần đnh
(Nguồn: TCVN 12709-2-6:2019)

Hình 6 - Cầu ngang (Hb) của mảnh hầu hẹp giữa
(Nguồn: TCVN 12709-2-6:2019)

Hình 7 - Răng miệng (Ort) và răng trước miệng (Prt)
(Nguồn: TCVN 12709-2-6:2019)

Hình 8 - Nếp nhăn miệng (Or) không xẻ răng cưa
(Nguồn: TCVN 12709-2-6:2019)

Hình 9 - Nếp nhăn miệng (Or) xẻ răng cưa
(Nguồn: TCVN 12709-2-6:2019)

Hình 10 - Vùng phía sau móc miệng không có c
(Nguồn: TCVN 12709-2-6:2019)

Hình 11-Vùng phía sau móc miệng có c
(Nguồn: TCVN 12709-2-6:2019)

Hình 12 - Đốt bụng cuối không có gờ
(Nguồn: TCVN 12709-2-6:2019)

Hình 13 - Đặc điểm giám định sâu non tuổi 3 loài Bactrocera correcta Bezzi

(Nguồn: Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II)

6.2.4  Khóa định loại trưởng thành

- Quan sát hình thái trưởng thành dưới kính lúp soi ni (3.1). Quan sát màu sắc, kích thước cơ thể; màu sắc và lông trên đầu, mảnh lưng ngực, mảnh thuẫn; hoa văn và gân trên cánh; hoa văn và màu sắc trên các đốt bụng.

- Quan sát các tiêu bản lam bộ phận sinh dục dưới kính hiển vi (3.2).

- So sánh các đặc điểm hình thái quan sát được với khóa định loại của trưởng thành các loài ruồi đục quả thuộc giống Bactrocera (Điều 6.2.4).

6.2.4.1 Khóa định loại trưởng thành một số giống phổ biến họ Tephritidae

1. Khoang cup hẹp và kéo dải (hình 15B). Lông roi thứ nhất (trên đốt râu thứ 3) có chiều dài gấp 3 lần đốt râu (hình 18D). Hoa văn trên cánh thường là băng màu trên gân chính và sọc vùng đáy cánh (Hình 14C) ...........................................................................................................Bactrocera

- Khoang cup rộng và ngắn (hình 15A, hình 15C, hình 15D). Lông roi thứ nhất ngắn (Hình 18A, Hình 18B, Hình 18C). Hoa văn trên cánh thường là băng màu trên gân ngang (Hình 14A, Hình 14B, Hình 14D) .........................................................................................................................2

2. Gân M uốn cong trước khi giao với cạnh cánh (hình 16). Hoa văn trên cánh cánh giống với Hình 14A ..................................................................................................................Anastrepha

- Gân M giao với cạnh cánh ở góc bên phải của cánh (hình 17). Hoa văn trên cánh thường giống với các Hình 15B, Hình 15D ......................................................................................................3

3. Khoang cup dạng như (Hình 15C). Khoang cánh thường có các vết, đm màu tạo hình mạng lưới (hình 14B). Mảnh thuẫn lồi và bóng ........................................................................Ceratitis

- Khoang cup dạng như Hình 15D, Khoang cánh không có các vết đốm tạo hình mạng lưới (Hình 14D). Mảnh thuẫn phng và không bóng ......................................................................Rhagoletis

A) Anastrepha spp.; B) Ceratitis spp.; C) Bactrocera spp.; D) Rhagoletis spp.

Hình 14 - Các dạng hoa văn trên cánh trưởng thành
(Nguồn: White and Harris, 1992)

A) Anastrepha spp.; B) Bactrocera spp spp.; C) Ceratitis spp.; D) Rhagoletis spp.

Hình 15 - Các dạng khoang cup trên cánh trưởng thành
(Nguồn: White and Harris, 1992)

 

A) Ceratitis spp.; B) Rhagoletis spp.

Hình 16 - Gân cánh M trưởng thành giống Anastrepha
(Nguồn: White and Harris, 1992)

Hình 17 - Gân cánh M trưởng thành
(Nguồn: White and Harris, 1992)

A) Anastrepha fraterculus; B) Ceratitis capitata; C) Rhagoletis pomonella; D) Bactrocera spp.

Hình 18 - Các dạng râu đầu trưởng thành
(Nguồn: White and Harris, 1992)

6.2.4.2  Đặc điểm giám định đến loài của trưởng thành Bactrocera correcta

a) Kiểu hình thứ nhất

Màu sắc: Ruồi trưởng thành có màu nâu xám, chiều dài cơ thể khoảng 6,31 mm ± 0,48 mm.

Đầu: Mặt ruồi có đốm đen ngang có thể không liên tục, phần phụ miệng kiểu liếm hút. Trên mặt có đốm đen hình chữ nhật.

Ngực: Thùy sau ngực trước màu vàng; Hai bên sườn phía trước gốc cánh màu vàng. Mặt lưng ngực giữa màu đen hoặc nâu đen, không có dải vàng giữa lưng ngực. Trên lưng ngực có hai dải màu vàng song song đối diện nhau, cuối dài màu vàng này có một lông cứng. Mép sau ngực giữa kéo dài tạo mai màu vàng dạng hình tam giác (mãnh thuẫn); Cuối mãnh thuẫn có 2 lông cứng song song nhau.

Chân: màu hung, ngoại trừ đốt chày chân sau đậm hơn và đỉnh của đốt chày có đốm đen.

Cánh: khoang bc, khoang cánh mạch mép trước (c) không màu, ngoài cùng khoang cánh mép có lông nhỏ. Si cánh rộng 1,3 cm, rìa trước của cánh có dải màu đen chạy theo rìa cánh từ trong lưng đến gằn cuối cánh, ria cuối góc của cánh có vệt màu đen (ph R4+5).

Bụng: Từ đốt bụng 3 đến đốt bụng 5 có dải hình chữ "T" và có góc đen ở hai bên bụng từ đốt 4 và đốt 5, đốt bụng cuối có 2 dải màu hình ô van nằm ngang, có màu sậm hơn màu của đốt bụng và nằm đối diện nhau.

b) Kiểu hình thứ hai

Màu sắc: cơ thể có màu đen.

Đầu: Mặt có đốm màu đen và kéo dài đốm màu nhạt, mờ dần vào giữa mặt.

Mảnh lưng ngực: màu đen. Có 2 đốm vàng ở thùy trước và thùy bên của mảnh lưng ngực. Có 2 sọc vàng to chạy dọc mép bên của mảnh lưng ngc giữa, cạnh bên của sọc vàng song song, cuối có lõng nằm sau lông ia (intra-alar seta). Mnh thun màu vàng, gốc mảnh thun có băng màu đen mảnh. Mảnh lưng ngực bên có thùy màu vàng theo hình bên. Không có lòng ở thùy trước; có 1 đôi lông ở đnh của mảnh thuẫn. Đốm vàng ở mảnh bên của ngực giữa rộng (nhìn mặt bên).

Chân có màu đen đậm.

Cánh: Khoang bc và khoang c không màu. Băng màu nhạt dọc theo gân costa, kéo dài đến gân R2+3 và kết thúc tại đnh của gân này ; có đốm hình bầu dục nhỏ trên đỉnh của gân R4+5; bng màu nhạt trong khoang cup.

Bụng: Màu đen toàn bộ các đốt, hình ô van. Đốt bụng I mở rộng về phía đỉnh hơn phía gốc. Trưởng thành đực có hàng lông ở 2 bên mép sau đốt bụng thứ III.

Hình 19 - Trưởng thành cái Bactrocera correcta
(Ngun: Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II)

Hình 20 - Trưởng thành đực Bactrocera correcta
(Nguồn: Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khu II)

Sự khác biệt về các đặc điểm hình thái gia loài Bactrocera correctaBactrocera dorsalis

Mô tả: Loài Bactrocera dorsalis có một số đặc điểm hình thái thường dùng để nhận dạng như: đầu có 2 cặp lông cứng phía trước trán, 1 cặp ở vùng orbital; dải costal mở rộng ở R4+5; scutum màu đen và có 2 sọc vàng, scutellum có dải đen; toàn cơ thể có màu vàng đến vàng nâu ; vệt hình chữ T ở mặt lưng bụng rất mảnh; kích thước cơ thể trung bình từ 6,0 mm đến 7,5 mm, sải cánh trung bình từ 5,5 mm đến 7,0 mm.

Hình 21 -Đặc điểm giám định đặc điểm hình thái giữa loài Bactrocera correcta (A) Bactrocera dorsalis (B)
(Nguồn; Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II)

6.3  Kết luận

Mẫu giám định được kết luận là loài ruồi đục quả ổi Bactrocera corrects khi mẫu sâu non hoặc trưởng thành có đặc điểm hình thái phù hợp với các đặc điểm đã nêu ở mục 6.2.3 và 6.2.4.

7  Báo cáo kết quả

Nội dung phiếu kết quả giám định gồm những thông tin cơ bản sau:

- Thông tin về mẫu giám định;

- Phương pháp giám định;

- Kết quả giám định: tên khoa học của loài;

- Người giám định/cơ quan giám định.

Phiếu kết quả giám định chi tiết, tham khảo phụ lục B của TCVN 12709-1:2019

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Thông tin chung

A.1  Tên khoa học và vị trí phân loại

- Tên khoa học: Bactrocera corrects Bezzi

- Tên tiếng Việt: Ruồi đục quả ổi (CABI 2022)

- Vị trí phân loại:

Ngành: Arthropoda

Lớp: Insecta

Bộ: Diptera

Họ: Tephritidae

Giống: Bactrocera

Loài: correcta

A.2  Phân bố

Tại Việt Nam, Loài Bactrocera corrects có phân bố rộng khắp cả nước.

Trên thế giới, Bactrocera corrects đã được ghi nhận ở n Độ từ Pusa (Bihar), Coimbatore, Guindy và Tiruchirappalli (Tamil Nadu), Bangalore, Balechonnur, Bijapur, Hagari (Karnataka), Nam Gujarat, Bilaspur (Madya Pradesh), Haryana, Himachal Pradesh.Hancock (1991) đã ghi nhận loài này tThái Lan. White và Elson-Harris (1992) đã báo cáo sự hiện diện của loài Bactrocera corecta ở Pakistan, Nepal Sri Lanka.

Bactrocera corrects là một loài sinh vật gây hại thuộc danh sách đối tượng kiểm dịch ở Hoa Kỳ và đã được chính thức tuyên bố là đã diệt trừ khỏi Hoa Kỳ vào năm 2015 (NAPPO, 2015). Bactrocera correcta được liệt kê là sinh vật gây hại thuộc danh sách đối tượng kiểm dịch thực vật ở Đài Loan (CABI, 2022).

A.3 Ký chủ

n Độ, loài Bactrocera corrects này thường xuất hiện và gây hại nghiêm trọng như Bactrocera zonata Bactrocera dorsalis (Kapoor, 1989). Theo Mohamed Jalaluddin (1996) báo cáo rằng Bactrocera correcta gây hại 60 % đến 80 % quả ở Tamil Nadu, n Độ. Carey Dowell (1989) đã báo cáo Bactrocera correcta là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với nông nghiệp California (Hoa Kỳ).

Theo CABI (2022), danh sách ký chủ của loài ruồi đục quả ổi Bactrocera correcta bao gồm 56 loài quả, trong đó các loài quả là ký chủ chính là điều lộn hột (Anacardium occidentale (cashew nut), sapoche (Manilkara zapota (sapodilla), xoài (Mangifera indica (mango), chery Mimusops elengi (Spanish cherry), Muntingia calabura (Jamaica cherry), ổi Psidium guajava, Terminalia catappa (Singapore almond), táo ta Ziziphus jujuba (common jujube).

Tại Việt Nam, loài Bactrocera gây hại trên hầu hết các loại cây ăn trái như: ổi, xoài, vú sữa, mít, mận, thanh long,...

A.4  Đặc điểm sinh học

Vòng đời: khoảng 22 ngày; Sâu non kéo dài khoảng 5 ngày.

Giai đoạn hóa nhộng kéo dài khoảng 36 giờ.

Nhộng vũ hóa thành con trưởng thành 10 đến 11 ngày sau đó. Tuổi thọ trưởng thành khoảng 95 ngày, 8 ngày sau vũ hóa ruồi có thể bắt đầu giao phối và sau 5 đến 6 ngày giao phối, ruồi cái có thể bắt đầu đ trứng Pl.

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Mẫu phiếu kết quả giám định

Cơ quan giám định

....................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………., ngày ... tháng ... năm 20…...

 

PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH

1. Tên hàng hóa:

2. Nước xuất khu:

3. Xuất xứ:

4. Phương tiện vận chuyển:

Khối lượng:

5. Địa điểm ly mẫu:

6. Ngày lấy mẫu:

7. Người lấy mẫu:

8. Tình trạng mẫu:

9. Ký hiệu mẫu:

10. Số mẫu lưu:

11. Người giám định:

12. Phương pháp giám định: Theo TCVN 12709-2-……, Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thc vật. Phần 2-...., Yêu cầu cụ thể đối với loài ruồi đục quả ổi Bactrocera correcta Bezzi.

13. Kết quả giám định:

Tên khoa học:

Bộ:

Họ:

Loài:

 

TRƯỞNG PHÒNG
(hoặc người giám định)
(ký, ghi rõ họ và tên)
 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] CABI, 2022. Crop Protection Compedium

https://www.cabidiqitallibrarv.orq/doi/10.1079/cabicompendium.87031

[2] Drew và ctv, 1999. Fruit Fly Management in Vietnam, FAO/TCP/VIE/8823 Project, pages 19-20

[3] Fruit Fly ID Australia,2022. Fruit Fly Identification Australia (https://www.fruitflyidentification.org.au/species/bactrocera-correcta/#gallery)

[4] ISPM 27 Diagnostic protocols for regulated pests.

[5] TCVN 12709-2-6:2019. Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 2-6: Yêu cầu cụ thể đối với ruồi đục quả giống Bactrocera.

[6] White and Harris, 1992. Fruit Flies of economic significance: their identification and bionomics, CAB International and The Austrailian Center of International Agricultural Research, pages 72-79, 118-122,180-182

[7] Nguyễn Thị Chắt, 2001. Một số loài ruồi đục quả chính và phân bố của chúng trên địa bàn các tỉnh phía Nam năm 2000 - 2001, Tạp chí Bảo vệ thực vật.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi