Tiêu chuẩn TCVN 12709-2-15:2022 Giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 2-15: Yêu cầu với quy trình giám định ngài hại quả

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12709-2-15:2022

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12709-2-15:2022 Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 2-15: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick
Số hiệu:TCVN 12709-2-15:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:30/12/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12709-2-15:2022

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH CÔN TRÙNG VÀ NHỆN NHỎ HẠI THỰC VẬT
PHẦN 2-15: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH NGÀI HẠI QUẢ THAUMATOTIBIA LEUCOTRETA MEYRICK

Procedure for identification of insect and mite pests
Part 2-15: Particular requirements for identification of false codling moth Thaumatotibia leucotreta Meyrick

Lời nói đầu

TCVN 12709-2-15:2022 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12709 Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật gồm các phần sau đây:

- TCVN 12709-1:2019. Phần 1: Yêu cầu chung

- TCVN 12709-2-1:2019. Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với mọt to vòi Caulophilus oryzae (Gyllenhal)

- TCVN 12709-2-2:2019. Phần 2-2: Yêu cầu cụ thể đối với mọt thóc Sitophilus granarius Linnaeus

- TCVN 12709-2-3:2019. Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts), mọt da vệt thận (Trogoderma inclusum Leconte) và mọt da ăn tạp (Trogoderma variable Ballion)

- TCVN 12709-2-4:2019. Phần 2-4: Yêu cầu cụ thể đối với rệp sáp vảy San Jose' Diaspidiotus pemiciosus (Comstock) Danzig

- TCVN 12709-2-5:2019. Phần 2-5: Yêu cầu cụ thể đối với ruồi đục quả giống Anastrepha

- TCVN 12709-2-6:2019. Phần 2-6: Yêu cầu cụ thể đối với ruồi đục quả giống Bactrocera

- TCVN 12709-2-7:2020. Phần 2-7: Yêu cầu cụ thể đối với vòi voi đục hạt xoài Sternochetus mangiferae (Fabricius)

- TCVN 12709-2-8:2020. Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với ruồi giấm cánh đốm Drosophila suzukii (Matsumura)

- TCVN 12709-2-9:2020. Phần 2-9: Yêu cầu cụ thể đối với bọ trĩ hại đậu Caliothrips fasciatus (Pergande)

- TCVN 12709-2-10:2020. Phần 2-10: Yêu cầu cụ thể đối với mọt lạc serratus Caryedon serratus Olivier

- TCVN 12709-2-11:2020. Phần 2-11: Yêu cầu cụ thể đối với rệp sáp vảy đen Ross Lindingaspis rossi (Masked)

- TCVN 12709-2-12:2020. Phần 2-12: Yêu cầu cụ thể đối với nhện đ Chi lê Brevipalpus chilensis Baker

- TCVN 12709-2-13:2020. Phần 2-13: Yêu cầu cụ thể đối với ngài đục quả đào Carposina sasakii Matsumura

- TCVN 12709-2-14:2020. Phần 2-14: Yêu cầu cụ thể đối với ngài hại sồi dẻ Cydia latiferreana Walsingham và ngài đục quả óc chó Cydia pomonella Linnaeus

- TCVN 12709-2-15:2022. Phần 2-15: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick

- TCVN 12709-2-16:2022. Phần 2-16: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định rui đục quả táo Rhagoletis pomonella Walsh

- TCVN 12709-2-17:2022. Phần 2-17: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định mọt đậu Mê-hi-cô Zabrotes subfasciatus (Boheman)

- TCVN 12709-2-18:2022. Phần 2-18: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định nhện nhỏ Thái Bình Dương Tetranychus pacificus McGregor

 

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH CÔN TRÙNG VÀ NHỆN NHỎ HẠI THỰC VẬT
PHN 2-15: YÊU CU CỤ TH ĐI VỚI QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH NGÀI HẠI QUẢ THAUMATOTIBIA LEUCOTRETA MEYRICK

Procedure for identification of insect and mite pests
Part 2-15: Particular requirements for identification of false codling moth Thaumatotibia leucotreta Meyrick

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick.

2  Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn dưới đây là rất cn thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các phiên bản sửa đi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12709-1:2019. Quy trình giám định côn trùng và nhện nhỏ hại thực vật - Phần 1: Yêu cầu chung

3  Thiết bị, dụng cụ

Ngoài các thiết bị và dụng cụ cơ bản dùng trong phòng thí nghiệm cần có thêm các thiết bị và dụng cụ sau:

3.1  Kính lúp soi nổi: có thước đo, có độ phóng đại 10 lần đến 40 lần

3.2  Kính hiển vi: có thước đo, có độ phóng đại 40 lần đến 1 000 lần

3.3  Bàn gia nhiệt: có dải nhiệt từ 20 °C đến 100 °C

3.4  Tủ định ôn: có thể vận hành ở nhiệt độ từ 0 °C đến 50 °C.

3.5 Tủ sấy: có thể vận hành từ 0 °C đến 100 °C

3.6  Tủ lạnh: có thể vận hành từ (-) 10 °C đến 5 °C

3.7  Hộp đựng tiêu bản lam

3.8  Vợt côn trùng

3.9  ng tuýp nhựa có nắp

3.10  Hộp nhựa có nắp lưới: 1 cm2 có từ 630 mắt lưới đến 700 mắt lưới

3.11  Dụng cụ thủy tinh: cốc thủy tinh có dung tích thích hợp; ống nghiệm thủy tinh có đường kính (φ 2 cm); đĩa petri

3.12  Lọ thủy tinh nút mài: có dung tích phù hợp

3.13  Kim côn trùng các số 1 và số 2: đầu nhọn và đầu gập (dạng chữ L)

3.14  Panh mềm

3.15  Bút lông

3.16  Lam

3.17  Lamen

3.18  Đèn cồn

3.19  Bình thủy tinh chống m

3.20  Túi đựng mẫu

3.21  Giá định hình mẫu tiêu bản côn trùng

4  Hoá chất

Chỉ sử dụng các hóa chất loại tinh khiết phân tích và nước cất, trừ khi có quy định khác.

4.1  Dung dịch Natri hydroxit (NaOH) 10 % hoặc Kali hydroxit (KOH) 10 %: cách chuẩn bị dung dịch xem A.1 củaTCVN 12709-1:2019

4.2  Dung dịch tổng hợp: cách chuẩn bị dung dịch xem A.18 của TCVN 12709-1:2019

4.3  Dung dịch cồn Ethanol (C2H5OH) 70 %: cách chuẩn bị dung dịch xem A.2 của TCVN 12709- 1:2019

4.4  Dung dịch Hoyer’s: cách chuẩn bị dung dịch xem A.15 của TCVN 12709-1:2019

4.5  Bôm Canada

4.6  Keo dính tiêu bản

4.7  Dung dịch Formalin - glycerol (FG): cách chuẩn bị dung dịch xem A.17 của TCVN 12709-1:2019

4.8  Chất giết côn trùng Ethyl acetate (CH3COOCH2CH3)

5  Lấy mẫu và bảo quản mẫu

5.1  Lấy mẫu

- Lấy mẫu theo điều 5.1 của TCVN 12709-1:2019.

- Mu hàng hóa nghi nhiễm ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick: đặt mẫu hàng hóa trên trên lớp cát hoặc đất sạch, khô bên trong hộp nhựa có nắp lưới (3.10), để ở nhiệt độ phòng. Các lọ có dán nhãn ký hiệu mẫu và đặt trong các tủ đựng mẫu lưu ở điều kiện nhiệt độ phòng.

- Thu các cá thể ở các giai đoạn phát dục (sâu non, nhộng, trưởng thành) phục vụ giám định:

Ngài hại quả (Thaumatotibia leucotreta Meyrick) được ghi nhận gây hại trên nhiều họ thực vật khác nhau (xem phụ lục A). Trứng được đ trên quả nang (cây bông) hoặc trên quả. Sâu non đục ở dưới vỏ quả hoặc vào thẳng bên trong thịt quả. Trên quả, loài này gây ra hiện tượng chín sớm, rụng quả, làm cho quả dễ bị nhiễm nấm bệnh. Trên bông, làm cho quả nang bị thối nhũn do bị nhiễm nấm, vi khuẩn. Trên lê tầu, tạo ra các vết sọc đen trên quả. Vì vậy, có thể thu được sâu non ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick bằng cách kiểm tra trực tiếp: cắt dọc quả và bổ hạt có triệu chứng gây hại dưới kính lúp soi nổi (3.1) đ thu bắt sâu non. Sử dụng vt côn trùng (3.8) để thu bắt trưởng thành ngài hại quả. Đối với mẫu hàng hóa nông sản trong quá trình bảo quản, vận chuyển, nhộng có thể tồn tại ở trong quả hoặc bên cạnh quả, vì vậy có thể thu bắt nhộng ở đất, tàn dư thực vật và các khe kẽ.

5.2  Xử lý mẫu

- Đối với trưởng thành nghi là loài ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick: trước khi giám định hoặc bảo quản, cá thể trưởng thành được làm chết bằng phương pháp xử lý lạnh hoặc bằng chất giết côn trùng Ethyl acetate (4.8)

+ Xử lý lạnh: trưởng thành thu được cho vào trong túi đựng mẫu (3.20) hoặc tuýp nhựa có nắp (3.9) bỏ trong ngăn đá tủ lạnh (3.6) từ 1 giờ đến 3 giờ.

+ Xử lý bằng chất giết côn trùng Ethyl acetate (4.8): trưởng thành thu được cho vào lọ chứa chất giết côn trùng Ethyl acetate (4.8) đậy nắp kín để trong 2 giờ.

- Đối với sâu non nghi là sâu non loài ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick: trước khi giám định hoặc bảo quản được làm chết bằng phương pháp xử lý lạnh hoặc xử lý nước nóng.

+ Xử lý lạnh: sâu non thu được cho vào trong túi đựng mẫu (3.20) hoặc ống tuýp nhựa có nắp (3.9) bỏ trong ngăn đá tủ lạnh (3.6) từ 1 giờ đến 3 giờ.

+ Xử lý nước nóng: cho mẫu sâu non vào cốc thủy tinh (3.11) và đổ trực tiếp nước nóng 100 °C lên mẫu và để trong thời gian từ 3 phút đến 7 phút.

- Đối với nhộng nghi là nhộng loài ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick: trước khi giám định hoặc bảo quản được làm chết bằng phương pháp xử lý lạnh hoặc thu trưởng thành từ nhộng:

+ Xử lý lạnh: nhộng thu được cho vào trong túi đựng mẫu (3.20) hoặc ng tuýp nhựa có nắp (3.9) bỏ trong ngăn đá tủ lạnh (3.6) từ 1 giờ đến 3 giờ.

+ Thu trưởng thành từ nhộng nghi là loài ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick: đặt mẫu nhộng trên lớp cát hoặc đất sạch, khô bên trong hộp nhựa có nắp lưới (3.10), để ở nhiệt độ phòng. Các hộp nhựa có dán nhãn ký hiệu mẫu và đặt trong các t đựng mẫu lưu ở điều kiện nhiệt độ phòng. Kiểm tra và theo dõi mẫu hàng hóa đến khi thu được cá thể trưởng thành.

- Mẫu hàng hóa nghi nhiễm loài ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick: đặt mẫu hàng hóa trên lớp cát hoặc đất sạch, khô bên trong hộp nhựa có nắp lưới (3.10), để ở nhiệt độ phòng. Các hộp nhựa có dán nhãn ký hiệu mẫu và đặt trong các tủ đựng mẫu lưu ở điều kiện nhiệt độ phòng. Kiểm tra và theo dõi mẫu hàng hóa để thu được cá thể trưởng thành

5.3  Bảo quản

- Đối với trưởng thành:

+ Các cá thể trưởng thành sau khi được xử lý bảo quản trong tủ sy (3.5) ở nhiệt độ 40 °C đến 45 °C từ 5 ngày đến 7 ngày. Chuyển mẫu vào lọ thủy tinh nút mài (3.12) đặt trong bình thủy tinh chống ẩm (3.19) hoặc trong hộp đựng mẫu. Các mẫu được lưu giữ trong phòng tiêu bản có nhiệt độ dưới 20 °C, ẩm độ không quá 50 % hoặc trong tủ định ôn (3.4).

+ Mu tiêu bản trưởng thành (điều 6.3.1) cắm trong các hộp đựng tiêu bản và lưu giữ trong phòng tiêu bản có nhiệt độ dưới 20 °C, m độ không quá 50 % hoặc trong t định ôn (3.4).

- Đối với sâu non, nhộng: các cá thể sâu non, nhộng sau khi được xử lý được cho vào các lọ nút thủy tinh mài (3.12) chứa dung dịch Formalin - glycerol (FG) (4.7) hoặc dung dịch tổng hợp (4.2) hoặc dung dịch cồn Ethanol 70 % (4.3).

- Đối với tiêu bản lam: tiêu bản lam được dán nhãn, để trong hộp đựng tiêu bn lam (3.7) và đặt trong phòng tiêu bản có nhiệt độ dưới 20 °C, ẩm độ không khí không quá 50 %, hoặc trong tủ định ôn (3.4).

6  Giám định

Giám định ngài hại Thaumatotibia leucotreta Meyrick quả bằng phương pháp quan sát các đặc điểm hình thái dưới kính lúp soi nổi (3.1) và kính hiển vi (3.2). Có thể định loại đến loài đối với mẫu giám định là pha sâu non đẫy sức, pha nhộng và pha trưởng thành.

6.1  Pha sâu non

- Đặc điểm định loại pha sâu non giống Thaumatotibia vi một số ging khác thuộc họ Tortricidae

Giống

Số cặp chân giả

Kiểu sắp xếp đệm chân gi

Gai hậu môn dạng răng lược

Số lượng lông L trên T1

Vị trí lông SD1 và D1 trên A9

U lông L trên T1

Vị trí lông SD2 và SD1 trên A5-A7

Lobesia spp.

4

Tròn

Có hoặc không

3

Cùng u lông

Không mở rộng dưới lỗ th

Không có lông SD2

Grapholita spp.

4

Tròn

Có hoặc không

3

Cùng u lông

Không mở rộng dưới lỗ thở

SD1 và SD2 khác u lông

Cryptophlebia spp.

4

Tròn

Không

3

Cùng u lông

Mở rộng dưới lỗ thở

SD1 và SD2 khác u lông

Thaumatotibia spp.

4

Tròn (kiểu 3 hoặc kiểu không đều)

3

Cùng u lông

Mở rộng dưới lỗ thở

SD1 và SD2 cùng u lông

- Khóa định loại đến loài của pha sâu non ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick

1. Không có gai hậu môn dạng răng lược, đệm chân giả sắp xếp kiểu từng cặp (gồm 1 móc ngắn và 1 móc dài) (hình 1a) ....................................... không phải Thaumatotibia leucotreta Meyrick

- Có gai hậu môn dạng răng lược, đệm chân giả sắp xếp kiểu cặp lộn xộn dạng đôi hoặc kiểu ba ..............................................................................................................................................2

2. Đệm chân giả sắp xếp kiểu cặp gồm các móc dài, ngắn lộn xộn (hình 1b); gai hậu môn dạng răng lược có các gai ở giữa dài hơn các gai ở 2 phía ngoài (hình 2a).......................................... .............................................................................. không phải Thaumatotibia leucotreta Meyrick

- Đệm chân giả sắp xếp kiểu ba ở 1 nửa bên của đệm (hình 1c); gai hậu môn dạng răng lược có các gai dài bằng nhau (hình 2b) ……………………………..Thaumatotibia leucotreta Meyrick

a) Sắp xếp kiểu từng cặp; b) Sắp xếp kiểu từng cặp lộn xộn; c) Sắp xếp kiểu ba

Hình 1 - Đệm chân giả của sâu non thuộc giống Thaumatotibia [2]

a) Gai ở giữa dài hơn các gai ngoài; b) Các gai dài bằng nhau

Hình 2 - Gai hậu môn dạng răng lược của sâu non thuộc giống Thaumatotibia [2]

- Đặc điểm hình thái định loại đến loài pha sâu non ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick

Sâu non đẫy sức có màu hồng cam sau đó chuyển sang màu hồng đậm, kích thước cơ thể dài từ 7 mm đến 10 mm, đầu và tấm ngực có màu nâu (hình 3a).

Toàn cơ thể có các gai nhỏ (hình 3d, hình 3e).

Đốt ngực trước (T1): Nhóm lông cứng L mọc trên cùng một u lông lớn phía ngoài lỗ thở (hình 3c).

Số lượng lông cứng SV trên các đốt bụng A1, A2, A7, A8, A9 lần lượt là 3,3,2,2,1 (hình 3b).

Đốt bụng A3 đến A6: Đệm chân giả có từ 29 gai đến 48 gai, sắp xếp theo kiểu ba; các đệm ở mặt bên thường ngắn và không đều nhau (hình 3d).

Đốt bụng A1 đến A8: lông cứng SD2 và lông cứng SD1 nằm cùng trên 1 u lông; lông cứng SD2 mọc phía trước và dưới lông cứng SD1 (dễ quan sát nhất trên các đốt bụng A5-A7) (hình 3e).

Đốt bụng thứ 8 (A8): Cụm lông cứng SD (gồm SD1 và SD2) mọc phía trước lỗ thở (hình 3f).

Đốt bụng thứ 9 (A9): Nhóm lông cứng L thường có 3 lông (L1, L2, L3), các lông mọc cùng trên 1 u lông hoặc lông cứng L3 mọc riêng ở 1 u lông (hình 3f, hình 3g, hình 3h).

Đốt bụng thứ 10 (A10): Gai hậu môn dạng răng lược có từ 4 đến 10 răng (đôi khi có 13 răng), chủ yếu là từ 5 đến 8 răng (hình 3i).

a) Sâu non đy sức

b) Vị trí lông trên cơ thể sâu non

c) Nhóm lông cứng L trên đốt ngực trước

d) Đệm chân giả

Hình 3 - Đặc đim giám định sâu non ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick [3] (bắt đu)

e) Lông cứng SD1 và SD2 trên 1 u lông của đốt bụng 6

f) Đốt bụng 8 và 9

g) Mặt lưng đốt bụng 9

h) Đốt bụng 9

Hình 3 - Đặc điểm giám định sâu non ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick [3] (tiếp theo)

i) Gai hậu môn dạng răng lược

Hình 3 - Đặc điểm giám định sâu non ngài hại qu Thaumatotibia leucotreta Meyrick [3] (kết thúc)

6.2  Pha nhộng

- Khóa định loại đến loài của pha nhộng ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick

1. Có 2 cặp lông cứng trên mặt bụng đốt thứ 10 (A10), cả 2 cặp đều mọc trước tổ mở hậu môn và mọc sát các gai bụng (hình 4b, hình 4c) .................................... không phải Thaumatotibia leucotreta Meyrick

- Các cặp lông cứng trên đốt bụng thứ 10 (A10) mọc xa các gai bụng .................................... 2

2. Đốt bàn mầm chân trước kéo dài so với đốt háng mầm chân trước, chiều dài bằng 1/5 chiều dài cửa đốt háng giữa (hình 5A, hình 5B). Nhộng cái: các lông cứng trên phiến hậu môn nhô cao và mọc xa lỗ hậu môn. Nhộng đực: cả 2 đôi lòng trên phiến hậu môn nhô cao và mọc gần với lỗ hậu môn, các gai mặt bụng gần các lông hậu môn, phn cuối có nhiều gai nhô ra (hình 5c, hình 5d) .................................... không phải Thaumatotibia leucotreta Meyrick

- Đốt bàn mầm chân trước kéo dài so với đốt háng mầm chân trước, chiều dài bằng % chiều dài đốt háng giữa (hình 6A, hình 6B). Nhộng cái: các lông cứng trên phiến hậu môn nhô cao và mọc gần với lỗ hậu môn. Nhộng đực: các lông trên phiến hậu môn nhô cao và mọc ở phía trước lỗ hậu môn, các gai mặt bụng mọc các lông hậu môn (hình 6c, hình 6d) ................ Thaumatotibia leucotreta Meyrick

a) Mặt lưng nhộng cái; b) Mặt bụng nhộng cái; c) Mặt bên nhộng cái; d) Phần cuối bụng nhộng đực

Hình 4 - Nhộng loài Cryptophlebia peltastica Meyrick [2]

a) Mặt lưng nhộng đực; b) Mặt bụng nhộng đực; c) Mặt bên nhộng đực; d) Phần cuối bụng nhộng cái

Hình 5 - Nhộng loài Thaumatotibia batrachopa Meyrick [2]

a) Mặt lưng nhộng cái; b) Mặt bụng nhộng cái; c) Mặt bên nhộng cái; d) Phần cuối bụng nhộng đực

Hình 6 - Nhộng loài Thaumatotibia leucotreta Meyrick [2]

- Đặc điểm hình thái định loại đến loài của pha nhộng ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick

Cơ thể màu nâu, chiều dài từ 7,9 mm đến 9,8 mm (hình 7, hình 8)

Đầu: mắt kép có màu tối và lồi rõ. Có 2 cặp lông cứng ở giữa mảnh gốc môi, cặp lông cứng phía ngoài dài hơn (hình 7).

Ngực (hình 10a, hình 10b):

Đốt ngực trước: có 2 cặp lông cứng; 1 cặp lông cứng ở mặt bên, gần với mầm cánh trước và 1 cặp lông cứng gần với đường giữa lưng.

Đốt ngực ngực giữa: có 2 cặp lông cứng; 1 cặp lông cứng ở đường giữa trên hố cánh và 1 cặp lông cứng gần với đường giữa lưng.

Đốt ngực sau: 1 cặp lông cứng nằm ở góc trước của mầm cánh sau.

Mặt bụng (hình 10c, hình 10d):

A4: gồm 4 lông cứng (1 cặp lông và 2 lông đơn). Trong đó, 1 cặp lông, cứng gần lỗ thở; 2 lông cứng đơn (1 lông phía trước đốt và 1 lông ở giữa phía trước, gần với đường giữa bụng). Trong một số mẫu có thêm 1 lông cứng đơn gần mầm cánh sau và bị mầm cánh sau che khuất.

A5- A6: gồm 7 lông cứng (1 cặp lông, nhóm 3 lông và 2 lông đơn). Trong đó, lông cứng mặt bên sắp xếp theo cặp, nhóm 3 lông cứng sắp xếp thành hình tam giác và 2 lông cứng đơn; 3 lông cứng phía ngoài dài nhất.

A7: gồm 6 lông cứng sắp xếp như trên A5-A6 nhưng nhóm 3 lông chỉ có 2 lông.

A8: gồm 4 lông cứng sắp xếp như trên A5-A6 nhưng không có nhóm 3 lông.

A9: gồm 3 lông cứng cách đều nhau trên đường giữa bên.

A10: Không có móc hậu môn, trên phiến hậu môn nhô cao có 1 cặp lông cứng, có móc ở đỉnh.

Mặt lưng (hình 8, hình 9):

A1: không có gai, có 1 lông cứng đơn gần đường giữa lưng.

A2-7: có 2 hàng gai, hàng gai phía trước to và thô, hàng gai phía sau nhỏ và mịn; hàng gai phía trước trên đốt bụng 2 có ít gai hơn các đốt bụng khác; gai trên các đốt bụng sau to dần. Gồm 3 lông cứng đơn (1 lông rìa mặt bên, 1 lông gần với đường trung gian của nếp trước và 1 gai đơn nằm giữa rìa bên và đường giữa của nếp gấp sau).

A8 nhộng đực: có 2 hàng gai, hàng trước có 8-11 gai, kích thước gai không đồng đều, gai nhỏ hơn so với đốt 9; hàng sau có 6-8 gai nhỏ, kích thước không đều nhau. 1 lông cứng đơn ở rìa bên và trước đường gai phía sau. Có 1 cặp lông cứng ở rìa bên phía ngoài và 1 lông đơn gần với đường lưng giữa.

A8 nhộng cái: có 1 hàng gai gồm 9-10 gai lớn, kích thước không đều nhau, tương tự đốt bụng 9.

A9 nhộng đực: có 1 hàng gai

A9 nhộng cái: có 1 hàng gai có 5-6 gai lớn không đều nhau ở giữa, thỉnh thoảng có thể có thêm vài gai nhỏ. Gai trên đốt bụng 9 lớn hơn trên đốt bụng 10. Lông cứng đơn phía mặt bên.

A10 có 2-3 gai nhỏ ở giữa và 2 gai lớn phía ria bên, cạnh 2 gai ln có 1 lông cứng đơn phía sau.

a) Nhộng cái: b) Nhộng đực

Hình 7 - Mặt bụng nhộng ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick [3]

Hình 8 - Mặt lưng nhộng cái ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick [3]

Hình 9 - Mặt lưng đốt bụng 6-10 nhộng cái ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick [3]

a) Mặt lưng nhộng cái; b) Mặt bụng nhộng cái; c) Mặt bên nhộng cái; d) Phần cuối bụng nhộng đực

Hình 10 - Đặc điểm định loại nhộng ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick [2]

6.3  Pha trưởng thành

6.3.1  Làm mẫu tiêu bản trưởng thành

Tiêu bản trưởng thành ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick được thực hiện theo phương pháp sau:

- Chuyển mẫu đã sấy từ lọ bảo quản vào đĩa petri và đ qua đêm cho mẫu mềm.

- Cắm kim côn trùng đầu nhọn (3.13) trực tiếp vào giữa mảnh lưng ngực của trưởng thành (hình 11). Đặt trưởng thành vào giá định hình mẫu tiêu bn côn trùng (3.21). Dùng panh mềm (3.14) để căng cánh của trưởng thành, dùng giấy và kim côn trùng để giữ cố định cánh (hình 12).

Hình 11 - Vị trí cắm kim trưởng thành [4]

Hình 12 - Cách làm mẫu và cắm kim trực tiếp [7]

6.3.2  Làm tiêu bn lam

Bước 1: Xử lý mẫu làm tiêu bản lam

- Dùng panh mềm (3.14) tách lấy phần bụng cá thể trưởng thành cần giám định vào ống nghiệm thủy tinh (3.11) chứa 5 ml dung dịch Natri hydroxit (NaOH) 10 % hoặc Kali hydroxit (KOH) 10 % (4.1) đun trên đèn cồn (3.18) từ 15 phút đến 20 phút (vừa đun vừa lắc ống nghiệm); hoặc cho mẫu vào cốc thủy tinh (3.11) có chứa 10 ml dung dịch Natri hydroxit (NaOH) 10 % hoặc Kali hydroxit (KOH) 10 % (4.1) đun trên bàn gia nhiệt ở 60 °C (3.3) từ 15 phút đến 20 phút.

- Vt mẫu đã xử lý ra, nhỏ vào một giọt dung dịch Hoyer’s (4.4) hoặc Bôm Canada (4.5) hoặc nước cất trên lam (3.16). Các thao tác thực hiện dưới kính lúp soi ni (3.1).

Bước 2: Dùng kim côn trùng tách lấy bộ phận cần quan sát

- Tiêu bản bộ phận sinh dục đực

+ Dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.13) và panh mềm (3.14) ấn vào phần cuối bụng, gạt nhẹ để bộ phận sinh dục của con đực trồi ra. Thao tác thực hiện trên đĩa petri (3.11)

+ Dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.13) và panh mềm (3.14) tách lấy bộ phận sinh dục đực.

- Tiêu bản bộ phận sinh dục cái

+ Dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.13) và panh mềm (3.14) xẻ màng đốt dọc theo một bên sườn. Thao tác thực hiện trên đĩa petri (3.11)

+ Dùng kim côn trùng đầu nhọn (3.13) và panh mềm (3.14) tách riêng bộ phận sinh dục cái.

Bước 3: Chuyển bộ phận giải phẫu cần quan sát lên lam

+ Đặt lam (3.16) sạch dưới kính lúp soi nổi (3.1) và nhỏ 1 giọt dung dịch Hoyer's (4.4) hoặc Bôm Canada (4.5) vào giữa lam (3.16).

+ Dùng kim côn trùng (3.13) và bút lông (3.15) chuyển bộ phận giải phẫu cần quan sát đã tách rời như bước 2 lên giọt dung dịch Hoyer’s (4.4) hoặc Bôm Canada (4.5) và chỉnh tiêu bản trên lam.

Bước 4: Đặt lamen

Đặt lamen (3.17) tạo góc 45° từ từ hạ xuống sao cho mẫu trên lam không có bọt khí. Dùng kim côn trùng đầu gập (3.13) ấn nhẹ lên lamen (3.17) để giữ mẫu và làm cho dung dịch tràn đều.

CHÚ THÍCH 1: Đối với tiêu bản soi ngay, tiêu bản lam sau khi hoàn thành được đặt trên bàn gia nhiệt (3.3) hoặc tủ sấy (3.5) làm khô 30 °C đến 45 °C trong 2 giờ. Sau đó chuyển ra chỗ mát cho nguội và gắn keo (4.6) bảo vệ.

CHÚ THÍCH 2: Đối với tiêu bản bảo quản trong thời gian dài, tiêu bản lam sau khi hoàn thành được đặt trên bàn gia nhiệt (3.3) hoặc tủ sấy (3.5) làm khô ở 30 °C đến 45 °C trong 4 tuần đến 6 tuần. Sau đó chuyn ra chỗ mát cho nguội và gắn keo (4.6) bảo vệ.

6.3.3  Trình tự giám định

- Quan sát hình thái trưởng thành dưới kính lúp soi nổi (3.1).

- Quan sát các tiêu bản lam dưới kính hin vi (3.2).

- So sánh các đặc điểm hình thái quan sát được với khóa phân loại của trưởng thành loài ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick (điều 6.3.4).

6.3.4  Khóa định loại pha trưởng thành

- Đặc điểm định loại đến loài của pha trưởng thành ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick

Chiều dài sải cánh của trưởng thành đực từ 15 mm đến 16 mm (hình 13a) và của trưởng thành cái là từ 19 mm đến 20 mm (hình 13b).

Cánh trước của trưởng thành đực có dạng tam giác với đỉnh nhọn (hình 13c); cánh trước của trưởng thành cái kéo cài với đnh tròn (hình 13d).

Cánh trước của trưởng thành có các đặc điểm sau (hình 13c, hình 13d):

1 - Có một chấm trắng nhỏ gần phía cuối của ô cánh dạng dĩa.

2 - Các đốm cánh thường có màu gỉ sắt hoặc màu da cam, ở giữa của đốm thường nhô cao do các vảy cánh dng lên.

3 - Các hàng vảy màu tối dọc theo mép cánh.

4 - Các hàng vảy hình bán nguyệt, màu tối ở giữa gân cánh (đặc điểm này không quá rõ ràng để quan sát).

Cánh sau trưởng thành đực (hình 13e); hẹp, túm vy ở mép dưới của cánh gần mạch Cu A2 tạo thành dạng lỗ hình bán nguyệt.

Đốt ống chân sau trưởng thành đực: có 1 túm lông dạng vảy (hình 13g) và cựa mặt trong phía đỉnh phình to (hình 13f).

Cơ quan sinh dục đực (hình 13h): màng trong tròn, không có mấu dạng móc; nắp của vỏ màng trong lớn, tròn; dương cụ thon nhỏ và cong dần về phía đỉnh.

Cơ quan sinh dục cát (hình 131): có 1 lỗ ống hình bán nguyệt; chùm ống túi bao hẹp, tút bao lớn, trong túi bao có 2 gai lớn.

a) Trưng thành đực

b) Trưởng thành cái

Hình 13 - Đặc đim giám định trưởng thành ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick [3] (bắt đu)

c) Cánh trưởng thành đực

d) Cánh trưởng thành cái

e) Cánh sau trưởng thành đực

f) Cựa mặt trong phía đỉnh đốt ng chân sau trưởng thành đực phình to

g) Túm lông dạng vảy trên đốt ống chân sau trưởng thành đực

h) Cơ quan sinh dục trưởng thành cái

Hình 13 - Đặc điểm giám định trưởng thành ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick [3] (tiếp theo)

i) Cơ quan sinh dục trưởng thành đực

Hình 13 - Đặc điểm giám định trưởng thành ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick [3] (kết thúc)

6.4  Kết luận

Mẫu giám định được kết luận là loài ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick khi mẫu sâu non hoặc mẫu nhộng hoặc mẫu trưởng thành có đặc điểm hình thái phù hợp với các đặc điểm đã nêu ở điều 6.1 hoặc 6.2 hoặc 6.3.4

7  Báo cáo kết quả

Nội dung phiếu kết quả giám định gồm những thông tin cơ bản sau:

- Thông tin về mẫu giám định

- Phương pháp giám định

- Kết quả giám định: Tên khoa học của loài

- Người giám định/cơ quan giám định

Phiếu kết quả giám định chi tiết tham khảo phụ lục B TCVN 12709-1:2019.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Thông tin chung

A.1  Tên khoa học và vị trí phân loại

- Tên khoa học: Thaumatotibia leucotreta Meyrick

- Tên tiếng Việt: Ngài hại quả

- Vị trí phân loại:

Ngành: Arthropoda (Chân khớp)

Lớp: Insecta (Côn trùng)

Bộ: Lepidoptera (Cánh vảy)

Họ: Tortricidae

Giống: Thaumatotibia

A.2  Phân bố

Trong nước: chưa có ở Việt Nam.

Trên thế giới:

Châu Á: Israel;

Châu Phi: Cộng hòa ănggôla, Cộng hòa Bênanh, Buốckina Phaxô, Cộng hòa Burunđi, Cộng hòa Camdrun, Cộng hòa Cáp Ve, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Sát, Cộng hòa dân chủ Cônggô, Êritơria, Cộng hòa dân chủ liên bang Êtiôpia, Cộng hòa Gambia, Cộng hòa Gana, Cộng hòa Kênia, Cộng hòa Mađagaxca, Cộng hòa Malauy, Cộng hòa Môdămbíc, Cộng hòa Nigiê, Cộng hòa Liên bang Nigiêria, Rêuniông, Cộng hòa Ruanđa, Xanh Hêlêna, Cộng hòa Xênêgan, Cộng hòa Xiêra Lêôn, Cộng hòa Xômali, Cộng hòa Nam Phi, Cộng hòa Xuđăng, Vương quốc Xoadilen, Cộng hòa thống nhất Tandania, Cộng hòa Tôgô, Cộng hòa Uganda;

Châu Mỹ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

A.3  Ký chủ

Loài ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick đã được ghi nhận gây hại trên cây thuộc các họ thực vật khác nhau bao gồm: họ Anacardiaceae: Mangifera indica (xoài); họ Annonaceae: Annona muricata (mãng cầu xiêm), Annona reticulata (na); Bromeliaceae: Ananas comosus (dứa); họ Bombacaceae: Ceiba pentandra (kapok); họ Clusiaceae: Garcinia mangostana (măng cụt); họ Euphorbiaceae: Ricinus communis (thầu dầu); họ Malvaceae: Abutilon hybridum (Indian mallow), Gossypium (bông); Musaceae: Musa paradisiaca (chuối); họ Myrtaceae: Psidium guajava (ổi); họ Lauraceae: Persea americana (bơ); họ Oleaceae: Olea europaea subsp. europaea (olive); họ Oxalidaceae: Averrhoa carambola (carambola); họ Poaceae: Sorghum bicolor (cao lương), Zea mays (ngô); họ Proteaceae: Macadamia temifolia (Queensland nut); họ Punicaceae: Punica granatum (lựu); Rubiaceae: Coffea arabica (arabica coffee); Rutaceae: Citrus; họ Rosaceae: Prunus persica (lê); họ Solanaceae: Capsicum (ớt); họ Sapindaceae: Litchi chinensis (vải); họ Theaceae: Camellia sinensis (chè).

A.4  Đặc điểm sinh học

Loài Thaumatotibia leucotreta Meyrick thường có phân bố ở các vùng khí hậu nhiệt đới, khô hoặc ôn đới. Tuy nhiên, loài này cũng đã xuất hiện trong các quần xã sinh vật ở những vùng rừng lá rộng cận nhiệt đới, nhiệt đới ẩm. Trứng của loài Thaumatotibia leucotreta Meyrick thường rất mẫn cảm với nhiệt độ và m độ thấp. Trong điều kiện nhiệt độ dưới 0 °C, trứng có thể bị hỏng trong vòng từ 2 ngày đến 3 ngày.

Mỗi năm có từ 2 đến 10 thế hệ. Ở Nam Phi, trên cây cam, loài này có khoảng 5 thế hệ/năm.

Trứng được đẻ trên quả nang (cây bông) hoặc trên quả. Sâu non đục ở dưới vỏ quả hoặc vào thẳng bên trong thịt quả.

Trưởng thành loài Thaumatotibia leucotreta Meyrick có khả năng bay (vào ban đêm) nhưng khả năng phát tán chỉ giới hạn trong khoảng cách vài trăm mét và phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ và mật độ cây ký chủ phù hợp.

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Một số hình ảnh triệu chứng gây hại của ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick

Hình B.1 - L đục trên vỏ quả cam [3]

Hình B.2 - Lỗ đục và chất thải sâu non trên quả cam [3]

Hình B.3 - Trứng được đẻ trên vỏ quả cam [3]

Hình B.4 - Sâu non đục trong quả cam [3]

Hình B.5 - Lỗ đục trên hoa hồng [3]

Hình B.6 - Sâu non ăn trong hoa [3]

Hình B.7 - Trứng trên cánh hoa [3]

Hình B.8 - Chất thải của sâu non [3]

Hình B.9 - Triệu chứng ngài hại quả Thaumatotibia leucotreta Meyrick trên ớt [3]

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] QCVN 01-175:2014/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong kiểm dịch thực vật.

[2] A. E. Timm, L. Warnich, H. Geertsema (2007). Morphological and molecular identification of economically important Tortricidae (Lepidoptera) on tropical and subtropical fruit in South Africa

[3] Lars Krogmann & Joachim Holstein, 2010. Preserving and Specimen Handling: Insects and other Invertebrates.

[4] Todd M. Gilligan et at. (2011). Discovery of False Codling Moth, Thaumatotibia leucotreta (Meyrick), in California (Lepidoptera: Tortricidae). Proc. Entomol. Wash. 113(4).2011. pp.426- 435.

[5] Bulletin OEPP/EPPO Bulletin (2019) 49 (2), 248-258. PM 7/137 (1) Thaumatotibia leucotreta

[6] CABI, 2021. Crop Protection Compedium

(https://www.cabi.org/cpc/datasheet/6904). Ngày truy cập 24/06/2021

[7] http://www.entomologa.ru/outline/277.htm. Ngày truy cập 24/06/2021

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi