Tiêu chuẩn TCVN 12469-7:2022 Gà giống nội - Phần 7: Gà tre

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12469-7:2022

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12469-7:2022 Gà giống nội - Phần 7: Gà tre
Số hiệu:TCVN 12469-7:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2022Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12469-7:2022

GÀ GIỐNG NỘI
PHẦN 7: GÀ TRE

Indegious breeding chicken
Part 7
: Tre chicken

Lời nói đu

TCVN 12469-7:2022 do Cục Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12469 Gà giống nội gồm các phần:

- TCVN 12469-1:2018 - Phần 1: Gà Ác

- TCVN 12469-2:2018 - Phần 2: Gà Mía

- TCVN 12469-3:2018 - Phần 3: Gà Hồ

- TCVN 12469-4:2018 - Phần 4: Gà Ri

- TCVN 12469-5:2018 - Phần 5: Gà H’mông

- TCVN 12469-6:2018 - Phần 6: Gà Đông Tảo

- TCVN 12469-7:2022 - Phần 7: Gà Tre

- TCVN 12469-8:2020 - Phần 8: Gà Nhiều Cựa

- TCVN 12469-9:2022 - Phần 9: Gà Tiên Yên

 

GÀ GIỐNG NỘI- PHN 7: GÀ TRE

Indegious breeding chicken - Part 7: Tre chicken

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với gà Tre nuôi để làm giống. Phụ lục A đưa ra hình minh họa về đặc điểm ngoại hình của giống gà Tre.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13474 - 1 Quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi- Phần 1: Gia cầm

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Đặc điểm ngoại hình (phenotypic characteristics)

Đặc điểm về hình dáng; màu lông, mỏ, chân, mào và các đặc điểm khác đặc thù của giống.

3.2

Dài thân (body length)

Độ dài từ điểm cuối đốt xương sống cổ cuối cùng đến điểm đầu đốt xương đuôi đầu tiên.

3.3

Vòng ngực (chest circle)

Chu vi vòng quanh ngực phía sau hốc cánh.

3.4

Dài lườn (breast length)

Độ dài từ điểm đầu đến điểm cuối xương lưỡi hái.

3.5

Cao chân (leg height)

Độ dài từ khớp khuỷu đến khớp xương các ngón chân.

3.6

Dài lông cánh (wing feather length)

Độ dài lông cánh thứ tư hàng thứ nhất.

3.7

Vòng ngực/dài thân (chest circle/body length)

Chỉ số giữa vòng ngực và dài thân.

3.8

Tuổi đẻ (tuổi thành thục về tính) (age at first laying egg of chicken herd)

Tuổi đẻ của đàn gà khi đàn gà đẻ đạt tỷ lệ 5 %.

3.9

Tỷ lệ đ (laying rate)

Tỷ lệ giữa số con gà mái đẻ so với tổng đàn gà mái (tuần; tháng hoặc năm).

3.10

Năng suất trứng (egg production)

Tổng số trứng bình quân/mái/kỳ (tuần; tháng hoặc năm).

3.11

Khối lượng trứng (egg weight)

Khối lượng trứng trung bình của dàn gà đẻ ở tuần tuổi 37 và 38.

3.12

Đường kính lớn của quả trứng (D) (egg's large diameter)

Độ dài lớn nhất của đường kính lớn của quả trứng.

3.13

Đường kính nhỏ của quả trứng (d) (egg's small diameter)

Độ dài lớn nhất của đường kính nhỏ của quả trứng.

3.14

Chỉ số hình thái của quả trứng (eggs' morphological index)

Chỉ số giữa đường kính lớn (D) và đường kính nhỏ (d) của trứng gà đẻ tuần tuổi 37 và 38.

3.15

Trứng giống (breeding egg)

Trứng đ tiêu chuẩn ấp, hình trái xoan, không dị hình, vỏ không bị sần sùi và không bị bẩn; có các chỉ tiêu về chất lượng được quy đnh trong tiêu chuẩn này.

3.16

Tỷ lệ trứng có phôi (egg-embryo rate)

Tỷ lệ giữa số trứng có phôi so với tổng số trứng đưa vào ấp.

3.17

Tỷ lệ nở/trứng có phôi (hatching rate/embryonated eggs)

Tỷ lệ giữa số gà nở ra còn sống so với tổng số trứng có phôi (tỷ lệ nở/trứng có phôi).

3.18

Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp (hatching rate/incubated eggs)

Tỷ lệ giữa số gà nở ra còn sống so với tổng số trứng đưa vào ấp (tỷ lệ nở/tổng trứng ấp).

3.19

Tỷ lệ gà con loại 1 (first grade chicks rate)

Tỷ lệ giữa số gà con nở ra đạt tiêu chuẩn loại 1 với tổng số gà nở ra còn sống.

3.20

Tỷ lệ chết, loại thi/tháng (mortality and culling rate per month)

Tỷ lệ giữa tổng số gà chết và loại thải trong tháng với số gà có mặt đầu tháng.

3.21

Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng (tiêu tn TĂ/10 trứng) (feed consumption rate for ten eggs)

Lượng thức ăn tiêu tốn bình quân cho 10 quả trứng trong một giai đoạn (tuần; tháng hoặc năm).

4  Các yêu cầu

4.1. Yêu cầu về ngoại hình

Ngoại hình của gà Tre bao gồm các đặc đim về hình dáng, màu lông, màu da, màu mỏ, màu chân, màu mào, màu tích, kiểu mào được quy định tại Bảng 1. Tham khảo hình minh họa trong Phụ lục A.

Bảng 1 - Yêu cầu về ngoại hình

Chỉ tiêu

01 ngày tuổi

08 tuần tuổi

Trưng thành (38 tuần tuổi)

Trống

Mái

Trống

Mái

Hình dáng

-

Thon, chắc khoẻ

Thon, chắc khoẻ

Thon, chắc khoẻ

Thon, chắc khoẻ

Màu lông

Vàng, trắng đục, đen nâu, sọc đen

Vàng, trắng, màu mận chín, hoa mơ

Nâu, vàng, trắng, hoa mơ

Vàng, trắng, màu mận chín, hoa mơ

Nâu, vàng, trắng, hoa mơ

Màu da

Vàng

Vàng

Vàng

Vàng

Vàng

Màu mỏ

Vàng

Vàng, nâu

Vàng, nâu

Vàng, nâu

Vàng, nâu

Màu chân

Vàng, xám xanh, vàng viền đỏ

Vàng, xám xanh, vàng viền đỏ

Vàng

Vàng, xám xanh, vàng viền đỏ

Vàng, đen

Màu mào

-

-

-

Đỏ

Đỏ

Màu tích

-

-

-

Đỏ

Đỏ

Kiểu mào

-

-

-

Đơn, nụ

Đơn, nụ

4.2  Khả năng sinh trưởng

Khả năng sinh trưng của gà Tre được đánh giá bằng kích thước các chiều đo tại thời điểm sinh trưởng cụ thể theo quy định tại Bảng 2 và khối lưng cơ thể tại các thời điểm sinh trưng cụ thể theo quy định tại Bảng 3.

Bảng 2 - Yêu cầu về kích thước các chiều đo

Chỉ tiêu

8 tuần tuổi

38 tuần tuổi

Trống

Mái

Trống

Mái

1. Dài thân, tính bằng centimet

8 ÷ 10

7 ÷ 9

18 ÷ 21

17 ÷ 20

2. Vòng ngực, tính bằng centimet

16 ÷ 18

15 ÷ 17

20 ÷ 23

19 ÷ 22

3. Vòng ngực/dài thân

1,6 ÷ 1,8

1,6 ÷ 1,8

1,2 ÷ 1,5

1,2 ÷ 1,5

4. Dài lườn, tính bằng centimet

4 ÷ 6

4 ÷ 6

9 ÷ 12

8 ÷ 11

5. Dài lông cánh, tính bằng centimet

2 11

≥ 10

16

15

6. Cao chân, tính bằng centimet

4 ÷ 6

3 ÷ 5

7 ÷ 9

6 ÷ 8

Bảng 3 - Yêu cầu về khối lượng cơ thể

Chỉ tiêu

Trống

Mái

1. Khối lượng gà lúc 01 ngày tuổi, tính bằng gam

≥ 18

2. Khối lượng gà kết thúc 08 tuần tuổi, tính bằng gam

300 ÷ 500

250 ÷ 450

3. Khối lượng gà vào đẻ, tính bằng gam

700 ÷ 900

600 ÷ 800

4. Khối lượng gà kết thúc 38 tuần tuổi, tính bằng gam

1 000 ÷ 1 200

8 00 ÷ 1 000

4.3  Năng suất sinh sản

Năng suất sinh sản của gà Tre được đánh giá bằng các chỉ tiêu về sinh sản theo quy định tại Bảng 4 và các chỉ tiêu về chất lượng trứng và khả năng ấp nở theo quy định tại Bảng 5.

Bảng 4 - Yêu cầu về các chỉ tiêu đẻ trứng

Ch tiêu

Yêu cầu

1. Tuổi đẻ tính bằng tuần tuổi

18 ÷ 20

2. Tỷ lệ đẻ bình quân, tính bằng %

14

3. Năng suất trứng/số mái đầu kỳ/48 tuần đẻ, tính bằng qu

45

4. Năng suất trứng/số mái bình quân/48 tuần đẻ, tính bằng quả

50

5. Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn trứng giống, tính bằng %

90

6. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng, tính bằng kg

3,5

7. Tỷ lệ chết, loại/tháng, tính bằng %

2

Bảng 5 - Yêu cầu về chất lượng trứng và khả năng ấp nở

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Khối lượng trứng, tính bằng gam

30 ÷ 35

2. Đường kính lớn (D), tính bằng mm

43 ÷ 45

3. Đường kính nhỏ (d), tính bằng mm

34 ÷ 36

4. Chỉ số hình thái (D/d)

1,2 ÷ 1,3

5. Tỷ lệ trứng có phôi, tính bằng %

80

6. Tỷ lệ nở/trứng có phôi, tính bằng %

90

7. Tỷ lệ nở/tổng số trứng ắp, tính bằng %

70

8. Tỷ lệ gà loại 1/tổng số gà nở ra còn sống, tính bằng %

90

5  Phương pháp xác định

Xác định các ch tiêu về khả năng sinh trưởng, năng suất sinh sản theo TCVN 13474 - 1 Quy trình khảo nghiệm, kim định giống vật nuôi - Phần 1: Gia cầm.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Hình minh họa đặc điểm ngoại hình của giống gà Tre 38 tuần tuổi

Hình A.1 - Minh họa đặc điểm ngoại hình của gà mái

Hình A.2 - Minh họa đặc điểm ngoại hình của gà trng

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Đinh Tiến, Nguyễn Văn Duy, Vũ Đinh Tôn (2020). Đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của gà Tre. Tạp chí Khoa học nông nghiệp Việt Nam, 18 (4): 262-270.

[2] Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Minh Hằng, Trần Văn Phượng, Trần Thị Hiền, Hoàng Thị Nguyệt, Vũ Chí Thiện, Nguyễn Viết Hợi, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thành Luân (2016). Đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của đàn gà Tre sản xuất nuôi tại Lâm Thịnh, Tên Yên, Bắc Giang. Báo cáo khai thác phát triển nguồn gen gà đặc sản gà Đông Tảo, gà Chọi và gà Tre. Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

[3] Nguyễn Thị Thu Hiền & Lê Thị Ngọc (2015). Đặc đim sinh trưng của gà Tre trong điều kiện nuôi thả vườn tại huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương. Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một. 5: 40-47.

[4] Phạm Mạnh Hưng, Nguyễn Hữu Thỉnh, Lã Văn Kính (2014). Một số đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưng của gà Tre Nam Bộ. Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi; 54:15-26.

[5] Bùi Thị Phượng, Đồng Sỹ Hùng, Nguyễn Thị Hiệp (2018). Chọn lọc nâng cao năng suất giống gà Tre qua bốn thế hệ. Tạp chí khoa học kỹ thuật chăn nuôi. 239: 2-7.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi