Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12372-2-3:2022 Quy trình giám định cỏ dại gây hại thực vật - Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.]

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12372-2-3:2022

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12372-2-3:2022 Quy trình giám định cỏ dại gây hại thực vật - Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.]
Số hiệu:TCVN 12372-2-3:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2022Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12372-2-3:2022

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH CỎ DẠI GÂY HẠI THỰC VẬT PHẦN 2 -3: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÂY KẾ ĐỒNG [Cirsium arvense (L.) Scop.]

Procedure for identification of weeds Part 2 -3: Particular requirements for Canada thistle [Cirsium arvense (L.) Scop.]

Lời nói đầu

TCVN 12372-2-3:2022 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12372 Quy trình giám định cỏ dại gây hại thực vật gồm các phần sau đây:

- TCVN 12372-1:2019. Phần 1: Yêu cầu chung

- TCVN 12372-2-1:2018. Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với tơ hồng Cuscuta australis R. Br. và Cuscuta chinensis Lam.

- TCVN 12372-2-2:2021. Phần 2-2: Yêu cầu cụ thể đối với chi cỏ chổi Orobanche

- TCVN 12372-2-3:2022. Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.]

 

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH CỎ DẠI GÂY HẠI THỰC VẬT PHẦN 2 -3: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÂY KẾ ĐỒNG [Cirsium arvense (L.) Scop.]

Procedure for identification of weeds Part 2 -3: Particular requirements for Canada thistle [Cirsium arvense (L.) Scop.]

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.] gây hại thực vật.

2  Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12372-1:2019, Quy trình giám định cỏ dại gây hại thực vật - Phần 1: Yêu cầu chung

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Căn hành (rhizome)

Phần thân cây bò dài dưới mặt đất, có nhiều rễ ở các đoạn và có chồi ngọn.

3.2

Quả bế (achene)

Dạng quả khô nhỏ, có vỏ cứng, khi chín vỏ không mở ra và chỉ có một hạt.

4  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thí nghiệm và các thiết bị sau:

4.1  Kính lúp soi nổi: độ phóng đại từ 6,5 lần đến 50 lần

4.2  Cân kỹ thuật: cân được khối lượng từ 0,1 g đến 1 000 g với độ chính xác 0,1 g ± 0,01 g

4.3  Tủ sấy: kiểm soát được nhiệt độ tối đa 200 °C.

4.4  Bộ sàng sàng lọc hạt cỏ: gồm các ngăn sàng với đường kính các mắt sàng là 0,5; 1; 1,5;

2 mm.

4.5  Đũa thủy tinh

4.6  Lam kính

4.7  Tôn sóng: kích thước 42 cm x 30 cm.

4.8  Khay men: kích thước 30 cm x 40 cm x 4 cm; 20 cm x 30 cm x 4 cm.

4.9  Túi đựng mẫu: túi ni lông có quai đựng được khối lượng 5; 10 kg; túi zip kích thước 7 cm x 12 cm,...

4.10  Dao, kéo

4.11  Lọ thủy tinh nút mài: dung tích 60; 250 ml

4.12  Túi nhỏ/ phong bì nhỏ bằng giấy không axit

4.13  Lọ ngâm mẫu: lọ thủy tình hình trụ, kích thước 10 cm x 20 cm

4.14  Bìa cứng kích thước 42 cm x 30 cm; kim, chỉ để khâu mẫu: là dạng ch có sợi bông pha nilon; giấy bản; băng dính giấy; bìa bọc (dạng bìa mỏng, dai được gập đôi lại, bọc mẫu thực vật đã cố định trên bìa cứng, kích thước 44 cm x 32 cm)

4.15  Khung gỗ ép mẫu: khung bằng gỗ, kích thước 42 cm x 30 cm

4.16  Bay, thuôn để lấy mẫu đất

4.17  Ống đong: dung tích 50; 100; 500 ml

4.18  Pipet: dung tích 1; 2; 5; 10 ml

4.19  Máy ảnh kỹ thuật số: độ phân giải tối thiểu 20 megapixel (20 MP)

4.20  Tủ định ôn

5  Hóa chất

Chì sử dụng các hóa chất loại tinh khiết, trừ khi quy định khác:

5.1  Đồng sunfat (CuSO4): khan

5.2  Axit sunfuric (H2SO4), 98 %

5.3  Natri sunfat (Na2SO4): khan

5.4  Axit sunfurơ (H2SO3), 98 %

5.5  Cồn (C2H5OH): 50 % và 60 %

5.6  Parafin

5.7  Nước cất

5.8  Dung dịch đồng sunfat (CuSO4): 10 %

5.9  Dung dịch bảo quản: chuẩn bị dung dịch bảo quản như trong Phụ lục B

6  Lấy mẫu và bảo quản mẫu

6.1  Lấy mẫu

6.1.1  Đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh hoặc vận chuyển, bảo quản trong nước

Theo điều 6.1.1 TCVN 12372-1:2019.

6.1.2  Đối với cây trồng ngoài đồng ruộng

6.1.2.1  Lấy mẫu cây

Theo điều 6.1.2.1.2 TCVN 12372-1:2019.

Quan sát, phát hiện, thu tất cả mẫu cỏ dại là các bộ phận của cây hoặc cây Cirsium spp. tại các điểm điều tra.

6.1.2.2  Lấy mẫu hạt trong đất

Theo điều 6.1.2.2.2 TCVN 12372-1:2019.

Trộn toàn bộ đất đã thu từ 5 điểm với nhau để phơi hoặc sấy khô, sau đó làm tơi đất, để lên khay (4.8), chia đều để lấy 1 phần mẫu khối lượng 200 g, đựng mẫu trong túi đựng mẫu. Dùng sàng (4.4), để sàng tách hạt cỏ ra khỏi đất.

6.2  Bảo quản mẫu

6.2.1  Bảo quản tạm thời trong quá trình thu mẫu

Mẫu để giám định bằng các đặc điểm hình thái: theo điều 6.2.1 TCVN 12372-1:2019.

6.2.2  Bảo quản mẫu giám định và mẫu lưu sau giám định

Theo điều 6.2.2 TCVN 12372-1:2019.

7  Cách tiến hành

7.1  Làm tiêu bản

Làm tiêu bản giám định với cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.] gây hại thực vật theo điều 7.1 TCVN 12372-1:2019.

7.2  Giám định

7.2.1  Yêu cầu giám định bằng phương pháp hình thái so sánh

Giám định bằng phương pháp hình thái so sánh cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.] gây hại thực vật.

Theo điều 7.2.1 TCVN 12372-1:2019.

7.2.2  Đặc điểm nhận dạng cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.] (xem hình 1, 2, 3 và 4)

- Cây kế đồng có hệ thống rễ sợi phát triển, ăn sâu từ 2 m đến 5 m. Căn hành màu trắng hoặc màu vàng nhạt bò lan rộng theo chiều ngang đến 5 m hoặc hơn.

- Thân thẳng, mảnh, có rãnh, màu xanh, phân nhánh, cao từ 30 cm đến 150 cm. Khi còn non thân nhẵn hoặc có lông mảnh, càng lớn thân càng nhiều lông và nhiều chồi mọc lên từ căn hành.

- Lá mọc cách, không cuống; hình dạng và cấu tạo lá cũng rất đa dạng: thuôn hoặc hình mác, mép lá có thể nguyên hoặc xẻ thùy không đều và có gai cứng mép lá.

- Hoa đầu mọc thành cụm dạng ngù ngọn, có hoa đực và hoa cái mọc trên đầu riêng rẽ (là cây phân tính). Hoa rất nhiều, có từ 1 hoa đến 5 hoa trên mỗi nhánh, hoa đực dạng hình cầu, hoa cái dạng cái bình. Tổng bao cao từ 10 mm đến 20 mm, có nhiều lá bắc xếp lợp, không có gai. Hoa dạng ống, màu hồng tía đến hồng nhạt hoặc trắng. Hoa cái dài từ 23 mm đến 26 mm, ống hoa dài từ 20 mm đến 23 mm, thùy 2 mm, nhụy phát triển, bao phấn tiêu giảm hoặc không có bao phấn. Hoa đực dài từ 12 mm đến 14 mm, ống dài từ 7 mm đến 8,5 mm, thùy từ 3 mm đến 4 mm, có hoặc không có nhụy, bầu tiêu giảm, bao phấn dài 4 mm, hạt phấn có đường kính từ 42 μm đến 44 μm.

- Quả bế (hạt) thuôn dẹt, thẳng hoặc hơi cong, nhỏ dần về phía gốc, nhẵn bóng, có rãnh chạy dọc, giữa đỉnh của hạt lồi lên dạng hình chóp (gốc vòi nhụy). Hạt dài 2,5 - 4 x 1 mm, màu vàng rơm, nâu sáng đến nâu tối. Đỉnh hạt có vành lông màu trắng nhưng đôi khi có màu nâu, dạng lông chim, dài 2 cm. Túm lông nhẹ và dễ rụng, gốc túm lông tạo thành vành lông hình tròn.

Hình 1 - Thân, lá, hoa, quả Cirsium arvense [1]

Hình 2 - Cụm hoa (tổng bao) Cirsium arvense [8]

Hình 3 - Hạt Cirsium arvense [8]

Hình 4 - Hạt Cirsium arvense mang túm lông [8]

7.3  Kết luận

Mu giám định được kết luận cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.] khi các đặc điểm hình thái của mẫu giám định phù hợp với các đặc điểm đã nêu ở điều 7.2.2

8  Báo cáo kết quả

Nội dung phiếu kết quả giám định gồm những thông tin cơ bản sau:

- Thông tin về mẫu giám định.

- Phương pháp giám định

- Kết quả giám định: tên khoa học của loài

- Người giám định/cơ quan giám định

Phiếu kết quả giám định chi tiết tham khảo phụ lục C.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Thông tin chung

A.1  Tên khoa học và vị trí phân loại

- Tên khoa học

: Cirsium arvense (L.) Scop.

 

- Tên tiếng Việt

: Cây kế đồng

 

- Tên khác

: Cirsium incanum Bieb.

Cirsium lanatum Spreng.

Cnicus arvensis Hoffm.

Cirsium setosum (Willd.) Bieb.

 

- Vị trí phân loại:

 

 

Giới

: Plantae

 

Ngành

: Spermatophyta

 

Lớp

: Dicotyledonae

 

Bộ

: Asterales

 

Họ

: Asteraceae

 

Chi

: Cirsium

 

A.2  Phân bố

Trong nước: chưa có Việt Nam.

Trên thế giới:

Châu Âu: Albani, Áo, Belarus, Bỉ, Bungari, Rumani, Croatia, Cộng hòa Séc, Slovakia, Đan Mạch, Estonia, Pháp, Đức, Hungary, Italy, Latvia, Moldova, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Serbia, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ukraina, Liên bang Nga, Na Uy, Anh, Iceland, Ireland, Phần Lan, Slovakia, Hy Lạp, Moldova, Slovenia, Lithuania...

Châu Á: Afganistan, Acmenia, Aizecbaizan, Trung Quốc, Georgia, Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lebanon, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Turkmenistan, Bắc Triều Tiên

Châu Phi: Angola, Nam Phi, Sudan, Tunisia, Zimbabwe, Eswatini.

Bắc Mỹ: Canada, Mexico, Hoa Kỳ.

Nam Mỹ: Chile.

Châu Đại Dương: Úc, New Zealand.

A.3  Phương thức gây hại, du nhập, lan truyền, phát tán

Loài Cirsium arvense (L.) Scop. cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng do bộ rễ và căn hành rất phát triển, tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng cạnh tranh lấn chiếm lớn làm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Lá cây có nhiều gai sắc nhọn gây ảnh hưởng đến chăn nuôi gia súc trên đồng cỏ.

Hạt cỏ nhỏ, có lông, nhẹ, có thể bay, bám dính trên quần áo, phương tiện vận chuyển, lông động vật, vật liệu đóng gói, lẫn trên hạt nông sản và sản phẩm thực vật, trên sản phẩm chăn nuôi (cỏ khô) nên khả năng lan truyền, phát tán cao.

A.4  Những cây trồng bị cạnh tranh

Cây kế đồng cạnh tranh với rất nhiều loài cây trồng; những cây trồng quan trọng gồm: ngô, đậu Hà Lan, đậu tương, bông, lanh, kê, lúa miến, đại mạch, mạch ba góc, yến mạch, kiều mạch, lúa mạch đen, lúa mỳ, đậu, khoai tây, cà rốt, hành, tỏi tây, tỏi, cần tây, lạc, măng tây, dưa, bí ngô, dâu tây, xà lách, bắp cải, súp lơ, ớt chuông, cà tím, bầu, táo, thuốc lá, anh đào, mận, nho...

A.5  Đặc điểm sinh học - sinh thái

- Là loài cỏ 2 năm, có 2 hình thức sinh sản: sinh sản vô tính bằng chồi và căn hành và sinh sản hữu tinh bằng hạt.

- Là loài cỏ cạnh tranh, có nhiều kiểu sinh thái (ecotypes).

- Loài cỏ này thích nghi với những vùng khí hậu ôn hòa và những vùng ôn hòa ấm (có mùa hè), mưa không quá nhiều (khoảng 450 mm/năm đến 900 mm/năm).

 

Phụ lục B

(Quy định)

Chuẩn bị dung dịch bảo quản

Có thể sử dụng 1 trong 2 loại dung dịch sau:

 

C.1  Dung dịch 1

 

H2SO4 (5.2)

8 ml

Nước cất (5.7)

1 050 ml

Na2SO4 (5.3)

10 g

Cách pha

Dùng ống đong (4.17) lấy 1 000 ml nước cất (5.7) đổ vào lọ ngâm mẫu (4.13);

Dùng pipet (4.18) lấy 8 ml axit sunfuric (H2SO4) (5.2) nhỏ từ từ vào lọ ngâm mẫu chứa nước cất, dùng đũa thủy tinh (4.5) khuấy đều;

Dùng ống đong (4.17) lấy 50 ml nước cất (5.7); Cân (4.2) 10 g Natri sunfat (Na2SO4) đổ từ từ vào cốc đong, dùng đũa thủy tinh khuấy đều cho đến khi dung dịch hòa tan hoàn toàn. Đổ từ từ dung dịch này vào lọ ngâm mẫu có dung dịch axit đã pha loãng ở trên, dùng đũa thủy tinh khuấy đều cho đến khi dung dịch hòa tan hoàn toàn.

C.2  Dung dịch 2

H2SO3 (5.4)

28,4 ml

Nước cất (5.7)

2 485 ml

CuSO4(5.1)

85 g

Cách pha

Dùng ống đong (4.17) lấy 2 485 ml nước cất (5.7) đổ vào lọ ngâm mẫu (4.13);

Dùng pipet (4.18) lấy 28,4 ml axit sunfurơ (H2SO3) (5.4), nhỏ từ từ vào vào lọ ngâm mẫu chứa nước cất, dùng đũa thủy tinh (4.5) khuấy đều;

Dùng cân (4.2) cân 85 g đồng sunfat (CuSO4) (5.1), đổ từ từ vào dung dịch axit đã pha loãng ở trên, dùng đũa thủy tinh khuấy đều cho đến khi hòa tan hoàn toàn.

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Mẫu phiếu kết quả giám định

Cơ quan giám định

…………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…………., ngày... tháng ... năm 20 ……

PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH

1. Tên hàng hóa:

2. Nước xuất khẩu:

3. Xuất xứ:

4. Phương tiện vận chuyển:                              Khối lượng:

5. Địa điểm lấy mẫu:

6. Ngày lấy mẫu:

7. Người lấy mẫu:

8. Tình trạng mẫu:

9. Ký hiệu mẫu:

10. Số mẫu lưu:

11. Người giám định:

12. Phương pháp giám định: Theo TCVN 12372-2-3:2022, Quy trình giám định cỏ dại gây hại thực vật. Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với Yêu cầu cụ thể đối với cây kế đồng [Cirsium arvense (L.) Scop.]

13. Kết quả giám định:

Tên khoa học:

Bộ: Asterales

Họ: Asteraceae

Chi: Cirsium

Loài: Cirsium an/ense (L.) Scop.

 

TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT
(hoặc người giám định)
(ký, ghi rõ họ và tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] CABI (2021). Crop Protection Compendium

[2] Le Roy G. Holm (1977). The World’s worst weeds

[3] R. J. Delorit (1970). Manual of weed Illustrated taxonomy seeds

[4] Alexander C. Martin and William D. Barkley (1973). Seed Identification Manual

[5] USDA, APHIS, PPQ, national Identification Services Seed Examinatioan Facility (2018). Seed Identification Key: The Thistle Group of Asteraceae.

[6] Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Thị Tân (1997). Phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật, Tập 1: Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng, tr 91- 99, NXB Nông nghiệp.

[7] Nguyễn Văn Dưỡng, Trần Hợp (1970). Kỹ Thuật thu hái mẫu vật làm tiêu bản cây cỏ, Nhà xuất bản nông thôn.

[8] Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật (2021). Mu tiêu bản.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi