Tiêu chuẩn TCVN 12371-2-12:2022 Yêu cầu với quy trình giám định giám định virus sọc lá lạc Peanut stripe virus

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12371-2-12:2022

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12371-2-12:2022 Quy trình giám định vi khuẩn, virus, phytoplasma gây bệnh thực vật - Phần 2-12: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định giám định virus sọc lá lạc Peanut stripe virus
Số hiệu:TCVN 12371-2-12:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:30/12/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12371-2-12:2022

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH VI KHUẨN, VIRUS, PHYTOPLASMA GÂY BỆNH THỰC VẬT

PHẦN 2-12: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH VIRUS SỌC LÁ LẠC PEANUT STRIPE VIRUS

Procedure for identification of plant disease caused by bacteria, virus, phytoplasma

Part 2-12: Particular requirements for identification of Peanut stripe virus

Lời nói đầu

TCVN 12371-2-12:2022 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12371 Quy trình giám định vi khuẩn, virus, phytoplasma gây bệnh thực vật gồm các phần sau:

- TCVN 12371-1:2019: Phần 1: Yêu cầu chung

- TCVN 12371-2-1:2018: Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với Plum pox virus

- TCVN 12371-2-2:2018: Phần 2-2: Yêu cầu cụ thể đối với vi khuẩn Xylella fastidiosa Wells et al.

- TCVN 12371-2-3:2019: Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với vi khuẩn Clavibacter michiganensis subsp. michiganensis (Smith) Davis et al.

- TCVN 12371-2-4:2020: Phần 2-4: Yêu cầu cụ thể đối với Alfalfa mosaic virus

- TCVN 12371-2-5:2020: Phần 2-5: Yêu cầu cụ thể đối với vi khuẩn Pantoea stewartii (Smith) Mergaert

- TCVN 12371-2-6:2020: Phần 2-6: Yêu cầu cụ thể đối với Potato spindle tuber viroid

- TCVN 12371-2-7:2021: Phần 2-7: Yêu cầu cụ thể đối với Coffee ringspot virus

- TCVN 12371-2-8:2021: Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với vi khuẩn Pseudomonas syringae pv. garcae

- TCVN 12372-2-9:2021: Phần 2-9: Yêu cầu cụ thể đối với Rice grassy stunt virusRice ragged stunt virus

- TCVN 12371-2-10:2021: Phần 2-10: Yêu cầu cụ thể đối với Southern rice black streaked dwarf virus

- TCVN 12371-2-11:2022: Phần 2-11: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định virus chùn ngọn chuối do Banana bunchy top virus

- TCVN 12371-2-12:2022: Phần 2-12: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định virus sọc lá lạc Peanut stripe virus

 

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH VI KHUẨN, VIRUS, PHYTOPLASMA GÂY BỆNH THỰC VẬT

PHẦN 2-12: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH VIRUS SỌC LÁ LẠC PEANUT STRIPE VIRUS

Procedure for identification of plant disease caused by bacteria, virus, phytoplasma

Part 2-12: Particular requirements for identification of Peanut stripe virus

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định virus sọc lá lạc Peanut stripe virus.

2  Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu ).

TCVN 12371-1:2019. Quy trình giám định vi khuẩn, virus, phytoplasma gây bệnh thực vật. Phần 1: Yêu cầu chung.

3  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm (theo điều 3 của TCVN 12371- 1:2019) và các thiết bị, dụng cụ sau:

3.1  Máy chu trình nhiệt (PCR)

3.2  Máy điện di

3.3  Hệ thống đọc bản gel UV

4  Hóa chất

Chỉ sử dụng các hóa chất loại tinh khiết phân tích trừ khi có quy định khác. Hóa chất sử dụng theo điều 4 của TCVN 12371-1:2019 và các hóa chất dưới đây. Phương pháp pha các loại dung dịch tham khảo phụ lục B.

4.1  Agarose

4.2  Nước cất 01 lần

4.3  Nước khử ion

4.4  Cồn (C2H5OH): 70 %

4.5  Thuốc nhuộm Loading dye

4.6  Axit acetic (CH3COOH)

4.7  Etylenediaminetetraacetic Axit (EDTA) (C10H16N2O8): tinh thể

4.8  Tris-Base (C4H11NO3): tinh thể

4.9  Natri hydroxide (NaOH): tinh thể

5  Lấy mẫu và bảo quản mẫu

5.1  Lấy mẫu

Lấy mẫu theo điều 5.1 của TCVN 12371-1:2019.

5.2  Bảo quản mẫu

Bảo quản mẫu khi giám định hoặc sau khi giám định theo điều 5.2.2.1 của TCVN 12371-1:2019

6  Phát hiện bệnh

Triệu chứng gây hại của virus trên cây lạc khác nhau tùy thuộc vào các chủng của virus và giống lạc được trồng. Trên lá non hầu hết các chủng gây triệu chứng ban đầu là các vết đốm nhỏ hoặc vệt hình nhẫn mất màu, úa vàng. Toàn bộ cây bị thấp lùn. Trên lá già triệu chứng bệnh biểu hiện đặc trưng cho từng chủng virus gồm: đốm mất màu nhẹ, đốm loang lổ mầu xanh đậm, xuất hiện vết sọc trên lá, đốm hình nhẫn, vệt mất màu hình đường thẳng, đốm hình lá cây sồi hoặc xuất hiện các vết chết hoại. Triệu chứng bệnh sẽ tồn tại trong suốt giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Trong số 07 chủng của virus được tìm thấy tại khu vực Đông Nam Á, chủng gây ra triệu chứng đốm loang lổ mầu xanh đậm và đốm mất màu nhẹ là phổ biến nhất”.

Khi kiểm tra lô hàng cần chú ý các nước mà virus có phân bố (xem phụ lục A) và các loài cây ký chủ mà virus gây hại (xem phụ lục A).

Hình 1 - Triệu chứng của bệnh sọc lá lạc biểu hiện trên lá già với các vết đốm mầu xanh đen, tập trung phần trên của lá [2]

Hình 2-Triệu chứng của bệnh sọc lá lạc biểu hiện trên lá non với các đốm hình nhẫn, khảm xanh vàng và các vết chết hoại [2]

Hình 3 - Hình ảnh cây lạc không nhiễm bệnh (a) với cây lạc bị nhiễm bệnh sọc lá lạc (b) [1]

7  Giám định virus gây bệnh

7.1  Giám định bằng RT-PCR

7.1.1  Tách chiết RNA

Thực hiện theo điều 7.2.1 của TCVN 12371-1:2019.

7.1.2  Nhân gen

RNA thu được sau khi tách chiết tiến hành nhân gen trong máy chu trình nhiệt (PCR) (3.1).

Sử dụng cặp mồi đặc hiệu:

PStV-F: 5’- GGC GAG TAT GAA AT A GAT-3

PStV-R: 5- GGT GGT AAA ACC ACA CTG-3

Thực hiện phản ứng RT-PCR một bước (one-step RT-PCR)

Chu trình nhiệt:

45 °C - 54 °C trong 30 phút

94 °C trong 2 phút

94 °C trong 30 giây

50 °C trong 30 giây

72 °C trong 60 giây

72 °C trong 10 phút

Lặp lại 35 chu kì

* Nhiệt độ của từng giai đoạn trong chu trình nhiệt có thể thay đổi tùy theo sinh phẩm, thuốc thử sử dụng của từng nhà sản xuất.

7.1.3  Đọc kết quả

Sản phẩm PCR được điện di bằng máy điện di (3.2) sử dụng gel agarose 1,5 % (4.1) trong đệm điện di TAE (B.1).

Đọc kết quả điện di bằng hệ thống đọc bản gel UV (3.3).

Mẫu dương tính cho đoạn gen kích thước kích thước 611 bp khi sử dụng cặp mồi đặc hiệu PStV- F/PStV-R.

7.2  Kết luận

Mẫu giám định được kết luận là virus sọc lá lạc Peanut stripe virus khi có kết quả dương tính với phương pháp giám định bằng RT-PCR.

8  Báo cáo kết quả

Nội dung phiếu kết quả giám định gồm những thông tin cơ bản sau:

Thông tin về mẫu giám định

Tên loài

Phương pháp giám định

Người giám định/cơ quan giám định

Phiếu kết quả giám định chi tiết tham khảo phụ lục C.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Thông tin chung

A.1  Tên khoa học và vị trí phân loại

Tên tiếng Việt: Virus sọc lá lạc

Tên khoa học: Peanut stripe virus

Tên khác:

Groundnut mild mottle virus

Groundnut mosaic virus

Groundnut stripe virus

Peanut chlorotic ring mottle virus

Peanut chlorotic ring virus

Peanut mild mottle virus

Peanut mosaic virus

Vị trí phân loại:

Bộ: Patatavirales

Họ: Potyviridae

Giống: Potyvirus

A.2  Phân bố

Châu Á: Trung Quốc; Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Myanmar, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan;

Châu Phi: Senegal, Nam Phi;

Châu Mỹ: Hoa Kỳ.

A.3  Ký chủ chính

Arachis hypogaea (lạc), Glycine max (đậu tương), Lupinus albus (đậu lupin trắng), Medicago sativa (cỏ linh lăng), Sesamum indicum (vừng), Vigna radiata (đậu xanh), Vigna unguiculata (đậu đũa), Senna occidentalis (muồng tây).

A.4  Đặc điểm sinh học

Virus gây bệnh sọc lá lạc (PStV) lan truyền trong tự nhiên từ cây bệnh sang cây khỏe nhờ các loài rệp muội, virus được truyền theo kiểu không bền vững. Loài rệp đậu (Aphis craccivora) là môi giới truyền bệnh phổ biến nhất trên ruộng trồng lạc. Tỷ lệ truyền virus của loài rệp đậu lên đến 100% khi 10 cá thể rệp cùng truyền virus, trong khi tỷ lệ truyền virus của một cá thể rệp đậu chỉ đạt 17%. Ngoài rệp đậu, một số loài rệp khác như rệp đào (Myzus persicae), rệp bông (A. gossypii), rệp đậu tương (A. glycines) và rệp mận (Hysteroneura setariae) đều có khả năng truyền virus với hiệu quả cao. PStV có khả năng truyền qua hạt giống lạc với tỷ lệ truyền lên đến 37%. Virus có thể lây nhiễm trong phôi và mầm hạt.

PStV lan truyền trong tự nhiên chỉ được khoảng cách tương đối ngắn từ nguồn bệnh ban đầu. Virus truyền từ cây nhiễm bệnh sang cây khỏe chỉ trong khoảng cách 100 mét tại những ruộng có mật độ các loài rệp muội ở mức thấp. Trong khi đó, tại những ruộng có mật độ rệp muội cao, virus có khả năng lan truyền xa đến 300 mét.

 

Phụ lục B

(Quy định)

Cách pha các dung dịch

B.1  Dung dịch đệm điện di TAE

0,5 M EDTA (B.2)

2 ml

Tris-Base (4.8)

4,84 gram

Axit acetic (4.6)

1,15ml

Nước cất (4.2)

1000 ml

Hoà tan các thành phần trên trong 800 ml nước cất trước, khuấy đều. Thêm lượng nước cất cho đủ 1000 ml. Bảo quản nhiệt độ phòng thí nghiệm. Thời hạn sử dụng: 03 tháng.

B.2  Dung dịch 0,5 M EDTA (pH 8)

EDTA (4.7)

18,61 g

Nước cất (4.2)

100 ml

Hoà tan lượng EDTA trong 80 ml nước cất trước, khuấy đều và chỉnh pH 8,0 bằng dung dịch NaOH 10 M (B.3). Thêm lượng nước cất cho đủ 100 ml. Bảo quản ở 4 °C. Thời hạn sử dụng: 03 tháng.

B.3  Dung dịch NaOH 10 M

NaOH (4.9)

40 gram

Nước cất (4.2)

100 ml

Hoà tan lượng NaOH trên trong 80 ml nước cất trước, khuấy đều. Thêm lượng nước cất cho đủ 100 ml. Bảo quản ở nhiệt độ phòng thí nghiệm. Thời hạn sử dụng: 03 tháng.

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Mẫu phiếu kết quả giám định

Cơ quan giám định

………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…… ngày ... tháng ... năm 20

 

PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH

1. Đơn vị gửi mẫu:

2. Tên mẫu:

3. Số lượng mẫu:

4. Tình trạng mẫu:

5. Địa điểm lấy mẫu:

6. Ngày lấy mẫu:

7. Người lấy mẫu:

8. Ngày nhận mẫu:

9. Ký hiệu mẫu:

10. Người giám định:

11. Phương pháp giám định: Theo TCVN 12371-2-12: 2022 về “Quy trình giám định vi khuẩn,virus, phytoplasma gây bệnh thực vật. Phần 2-12: Yêu cầu cụ thể đối với quy trình giám định virus sọc lá lạc Peanut stripe virus.

12. Kết quả giám định:

Tên tiếng Việt: Virus sọc lá lạc

Tên khoa học: Peanut stripe virus

Vị trí phân loại:

Bộ: Patatavirales

Họ: Potyviridae

Giống: Potyvirus

 

TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT
(hoặc người giám định)
(ký, ghi rõ họ và tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Anthony Simiyu Mabele, Fredrick Wotia. First Report of Peanut stripe Virus Infecting Groundnut (Arachis hypogaea L.) in Western Kenya. Biochemistry and Molecular Biology. Vol. 6, No. 1, 2021, pp.11-18.

[2] CABI, 2021. Crop Protection Compendium.

[3] Cassidy, B., Sherwood, J. L, and Nelson, R. S. 1993. Cloning of the capsid protein gene from a blotch isolate of Peanut stripe virus. Arch. Virol. 128:287-297.

[4] Gillaspie, A. G., Jr., Pittman, R. N., Pinnow, D. L, and Cassidy, B. G., 2000. Sensitive Method for Testing Peanut Seed Lots for Peanut stripe and Peanut mottle viruses by Immunocapture-Reverse Transcription-Polymerase Chain Reaction. Plant Dis. 84:559-561.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi