Tiêu chuẩn TCVN 11879:2018 Thức ăn hỗn hợp cho cá rô đồng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11879:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11879:2018 Thức ăn hỗn hợp cho cá rô đồng
Số hiệu:TCVN 11879:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2018Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11879:2018

THỨC ĂN HỖN HỢP CHO CÁ RÔ ĐỒNG

Compound feeds for climbing perch

 

Lời nói đầu

TCVN 11879:2018 do Tổng cục Thủy sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THỨC ĂN HỖN HỢP CHO CÁ RÔ ĐỒNG

Compound feeds for climbing perch

 

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với thức ăn hỗn hợp cho cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1525:2001 (ISO 6491:1998), Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng phospho - Phương pháp quang phổ.

TCVN 1526-1:2007 (ISO 6490-1:1985), Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng canxi. Phần 1: Phương pháp chuẩn độ.

TCVN 1532:1993, Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp thử cảm quan.

TCVN 1540:1986, Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định độ nhiễm côn trùng.

TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002), Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu.

TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999), Thức ăn chăn nuôi - Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác.

TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002), Thức ăn chăn nuôi - Xác định tro thô.

TCVN 4328-1:2007 (ISO 5983-1:2005), Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô. Phần 1: Phương pháp Kjeldahl.

TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000), Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng xơ thô - Phương pháp có lọc trung gian.

TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999) Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng chất béo.

TCVN 4806:2007 (ISO 6495:1999), Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng clorua hòa tan trong nước.

TCVN 4829:2005 (ISO 6579:2002), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện Salmonella trên đĩa thạch.

TCVN 6952:2001 (ISO 9498:1998), Thức ăn chăn nuôi - Chuẩn bị mẫu thử.

TCVN 6953:2001 (ISO 14718:1998), Xác định hàm lượng Aflatoxin B1 trong thức ăn hỗn hợp - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.

TCVN 8275-2:2010 (ISO 21527-2:2008) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp định lượng nấm men và nấm mốc - Phần 2: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc trong các sản phẩm có hoạt độ nước nhỏ hơn hoặc bằng 0,95

TCVN 8764:2012 (ISO 13903:2005), Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng axit amin.

TCVN 9474:2012 (ISO 5985:2002), Thức ăn chăn nuôi - Xác định tro hàm lượng không tan trong axit clohydric.

AOAC 996.13 Ethoxyquin in Feeds. Liquid Chromatographic Method.

3  Phân loại

Thức ăn hỗn hợp cho cá rô đồng được phân loại theo Bảng 1.

Bảng 1 - Phân loại thức ăn

Ký hiệu

Cỡ cá (g/con)

Số 1

Dưới 10,0 g/con

Số 2

Từ 10,0 đến 50,0 g/con

Số 3

Từ 50,0 đến 150 g/con

Số 4

Từ 150 g/con trở lên

4  Yêu cầu kỹ thuật

4.1  Yêu cầu cảm quan

Yêu cầu cảm quan đối với thức ăn hỗn hợp cho cá rô đồng được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Yêu cầu cảm quan

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Hình dạng bên ngoài

Viên hình trụ hoặc mảnh đều nhau, bề mặt mịn

2. Màu sắc

Màu vàng nâu đến nâu

3. Mùi vị

Đặc trưng của nguyên liệu phối chế, không có mùi mốc và mùi lạ khác

4.2  Yêu cầu về lý - hóa

Các chỉ tiêu lý hóa được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 - Các chỉ tiêu lý hóa

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Số 1

Số 2

Số 3

Số 4

1. Kích cỡ thức ăn (kích thước mặt cắt ngang lớn nhất), mm, không lớn hơn

2,2

3,2

4,7

6,7

2. Tỷ lệ vụn nát, %, không lớn hơn

1,0

3. Độ bền trong nước, phút, không nhỏ hơn

60

4. Độ ẩm, %, không lớn hơn

11

5. Hàm lượng protein thô, %, không nhỏ hơn

40

35

30

25

6. Hàm lượng xơ thô, %, không lớn hơn

5

6

7. Hàm lượng chất béo thô, %, trong khoảng

7 ÷ 9

6 ÷ 7

8. Hàm lượng canxi, %, trong khoảng

1,0 ÷ 2,0

9. Hàm lượng phospho, %, trong khoảng

1,0 ÷ 2,0

10. Hàm lượng lysine tổng số, %, không nhỏ hơn

1,7

1,6

1,4

11. Hàm lượng methionine + cystine tổng số, %, không nhỏ hơn

1,1

1,0

0,9

12. Threonine tổng số, %, không nhỏ hơn

2

13. Hàm lượng tro thô, %, không lớn hơn

15

16

14. Hàm lượng tro không tan trong HCl 10 %, %, không lớn hơn

1,0

15. Hàm lượng natri clorua, %, không lớn hơn

1,5

4.3  Các chỉ tiêu an toàn

Các chỉ tiêu an toàn của thức ăn hỗn hợp cho cá rô đồng phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Bảng 4

Bảng 4 - Các chỉ tiêu an toàn

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Côn trùng sống, trong 100 g

Không được có

2. Salmonella, CFU/25 g

Không được có

3. Nấm mốc Aspergillus flavus, khuẩn lạc/g

Không được có

4. Độc tố aflatoxin B1, µg/kg, không lớn hơn

10

5. Ethoxyquin, ppm, không lớn hơn

150

6. Melamine, mg/kg, không lớn hơn

2,5

5  Phương pháp thử

5.1  Lấy mẫu, theo TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002) và chuẩn bị mẫu thử theo TCVN 6952:2001 (ISO 9498:1998).

5.2  Xác định các chỉ tiêu cảm quan, theo TCVN 1532:1993.

5.3  Xác định kích cỡ (kích thước mặt cắt ngang lớn nhất) viên thức ăn bằng thước kẹp.

5.4  Xác định độ bền trong nước

5.4.1  Dụng cụ

- Cốc thủy tinh dung tích 50 ml

- Đũa thủy tinh

- Cân, có độ chính xác đến 0,1 g.

5.4.2  Cách tiến hành

Cân khoảng 5,0 g mẫu chính xác đến 0,1 g, cho vào cốc thủy tinh có chứa nước sạch, để yên trong vài phút. Sau đó, cứ khoảng 15 min dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ một vòng rồi quan sát. Nếu hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng, có thể cầm lên nhẹ nhàng mà không bị vỡ nát.

5.4.3  Giải thích kết quả

Độ bền của viên thức ăn được tính bằng số phút quan sát, kể từ khi thả thức ăn vào cốc thủy tinh chứa nước cho đến khi hầu hết các viên thức ăn vẫn còn giữ nguyên hình dạng.

5.5  Xác định tỷ lệ vụn nát

5.5.1  Dụng cụ

- Rây có đường kính lỗ bằng 40 % kích thước mặt cắt ngang lớn nhất của loại thức ăn tương ứng

- Cân, có độ chính xác đến 0,1 g.

5.5.2  Cách tiến hành

Cân khoảng 100 g đến 200 g (m1) phần mẫu thử, chính xác đến 0,1 g, cho qua rây với kích cỡ đường kính lỗ rây bằng 40 % so với mặt cắt lớn nhất của viên tương ứng với các số thức ăn và cân toàn bộ phần đã lọt qua rây (m2).

5.5.3  Tính kết quả

Tỷ lệ vụn nát của mẫu thử, X, tính bằng phần trăm, được tính theo công thức (1) sau đây:

X =

m2

x 100

(1)

m1

5.6  Xác định độ ẩm, theo TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999).

5.7  Xác định hàm tượng protein thô, theo TCVN 4328-1:2007 (ISO 5983-1:2005).

5.8  Xác định hàm lượng xơ thô, theo TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2001).

5.9  Xác định hàm lượng chất béo thô, theo TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999)

5.10  Xác định hàm lượng canxi, theo TCVN 1526-1:2007 (ISO 6490-1:1985).

5.11  Xác định hàm lượng phospho, theo TCVN 1525:2001 (ISO 6491:1998).

5.12  Xác định hàm lượng lysin, methionin, cystine, threonine, theo TCVN 8764:2012 (ISO 13903:2005).

5.13  Xác định hàm lượng tro thô, theo TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002).

5.14  Xác định hàm lượng tro không tan trong axit clohydric, theo TCVN 9474:2012 (ISO 5985:2002).

5.15  Xác định hàm lượng natri clorua, theo TCVN 4806:2007 (ISO 6495:1999).

5.16  Xác định độ nhiễm côn trùng sống, theo TCVN 1540:1986.

5.17  Xác định vi khuẩn gây bệnh Salmonella, theo TCVN 4829:2005 (ISO 6579:2002).

5.18  Xác định nấm mốc, theo TCVN 8275-2:2010 (ISO 21527-2:2008)

5.19  Xác định hàm lượng aflatoxin B1, theo TCVN 6953:2001 (ISO 14718:1998)

5.20. Xác định hàm lượng Ethoxyquin, theo AOAC 996.13

5.21. Xác định hàm lượng Melamine

Bước 1: Định tính bằng phương pháp ELISA hoặc HPLC - UV với giới hạn phát hiện < 2,5 ppm.

Bước 2: Định lượng khi có kết quả dương tính ở bước 1 bằng LC/MS hoặc GC/MS.

6  Bao gói

Thức ăn hỗn hợp cho cá rô đồng được bao gói trong các bao bì như PE, PA, PP, hoặc bao giấy 3 lớp kín, bền, sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh và không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

7  Ghi nhãn

Ghi nhãn sản phẩm phải theo đúng các quy định hiện hành[1][4][5]

8  Bảo quản

Thức ăn hỗn hợp cho cá rô đồng phải được bảo quản trong kho khô, sạch; để trên kệ cao ráo, thoáng mát và được tẩy trùng: tránh được chuột và côn trùng phá hoại.

9  Vận chuyển

Thức ăn hỗn hợp cho cá rô đồng phải được vận chuyển bằng phương tiện khô, sạch, không có mùi lạ và không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 10300:2014 Thức ăn hỗn hợp cho cá tra và cá rô phi

[2] [Ngô Hữu Toàn., Phạm Thị Phương Lan., 2012. Ảnh hưởng của các mức protein đến khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần nuôi cá rô đồng Anabas testudineus Bloch 1792. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1): 62-67.

[3] Nguyễn Văn Triều., Dương Nhựt Long., Lam Mỹ Lan., Hồ Mỹ Hạnh., Nguyễn Tuấn Anh., 2010. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá rô đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đại học Cần Thơ.

[4] Trần Lê Cẩm Tú., Trần Thị Thanh Hiền.,2006. Đánh giá khả năng chia sẻ năng lượng của lipid cho protein trong thức ăn của cá rô đồng (Anabas testudineus) ở giai đoạn giống. Tạp chí Nghiên cứu khoa học: 169-174.

[5] Trần Minh Phú., Trần Lê Cẩm Tú., Trần Thị Thanh Hiền., 2006. Thực nghiệm nuôi thâm canh cá rô đồng (Anabas testudineus) bằng thức ăn viên với các hàm lượng đạm khác nhau. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học: 104-109.

[6] Kartika Bungas., Diana Arfiati., Marsoedi., Hakimah Halim., 2013. Effects of Protein Levels on the Growth of Climbing Perch, Anabas testudineus Galam type, in Peat Water. International Research Journal of Biological Sciences. Vol. 2(4), 55-58.

[7] Kim Van Van, Vo Qui Hoan., 2009. Intensive nursing climbing perch (anabas testudineus) in hapasusing pellet feed at different protein levels. J. Sci. Dev, 7 (Eng.Iss. 2): 239 - 242.

[8] M.A. Hossain., Z. Sultana., A.S.M. Kibria., K.M. Azimuddin., 2012.Optimum Dietary Protein Requirement of a Thai Strain of Climbing Perch, Anabas testudineus (Bloch, 1792) Fry. Turkish Journal of Fisheries and Aquatic Sciences 12: 217-224.

[9] M. Z. Ali., M. Zaher., M. J. Alam., M. G. Hussain., 2012. Effect of dietary carbohydrate to lipid ratios on growth feed conversion, protein utilisation and bodycomposition in climbing perch, Anabas testudineus. International Journal of Fisheries and Aquaculture Vol. 4(1), pp. 1 - 6.

[10] Md. Jobaer Alam., Md. Ghulam Mustafa., Md. Mominul Islam., 2012. Effects of some Artificial diets on the Growth Performance, Survival Rate and Biomass of the fry of climbing perch, Anabas testudineus (Bloch, 1792). Nature and Science: 36-42.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi