Tiêu chuẩn TCVN 11041-10:2023 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 10: Rong biển hữu cơ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11041-10:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-10:2023 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 10: Rong biển hữu cơ
Số hiệu:TCVN 11041-10:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:07/03/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11041-10:2023

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - PHẦN 10: RONG BIỂN HỮU CƠ

Organic agriculture - Part 10: Organic seaweed

 

Lời nói đầu

TCVN 11041-10:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F14 Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 Nông nghiệp hữu cơ gồm các phần sau đây:

- TCVN 11041-1:2017, Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ,

- TCVN 11041-2:2017, Phần 2: Trồng trọt hữu cơ,

- TCVN 11041-3:2017, Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ,

- TCVN 11041-5:2018, Phần 5: Gạo hữu cơ,

- TCVN 11041-6:2018, Phần 6: Chè hữu cơ,

- TCVN 11041-7:2018, Phần 7: Sữa hữu cơ,

- TCVN 11041-8:2018, Phần 8: Tôm hữu cơ,

- TCVN 11041-9:2023, Phần 9: Mật ong hữu cơ,

- TCVN 11041-10:2023, Phần 10: Rong biển hữu cơ,

- TCVN 11041-11:2023, Phần 11: Nấm hữu cơ,

- TCVN 11041-12:2023, Phần 12: Rau mầm hữu cơ,

- TCVN 11041-13:2023, Phần 13: Trồng trọt hữu cơ trong nhà màng và trong thùng cha.

 

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - PHẦN 10: RONG BIỂN HỮU CƠ

Organic agriculture - Part 10: Organic seaweed

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc khai thác tự nhiên và trồng rong biển theo phương thức hữu cơ; thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản rong biển hữu cơ.

Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng đối với các loài vi tảo.

Tiêu chuẩn này được áp dụng đồng thời với TCVN 11041-1.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 11041-1, Nông nghiệp hữu cơ - Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 11041-1 cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Rong biển hữu cơ (organic seaweed)

Rong bin được khai thác tự nhiên hoặc thu hoạch từ quá trình trồng theo phương thức hữu cơ

3.2

Đơn vị sản xuất (production unit)

Phần có thể nhận diện được của một cơ sở sản xuất, tại đó diễn ra hoạt động sản xuất hữu cơ

3.3

Chu kỳ sản xuất (production cycle)

Thời gian sinh trưởng của rong biển, từ giai đoạn thả giống đến khi thu hoạch

3.4

Nuôi ghép/nuôi thả đa canh (polyculture)

Hình thức nuôi trồng hai hoặc nhiều loài trong đó có rong biển trong cùng một đơn vị sản xuất

4  Nguyên tắc

Hoạt động trồng, khai thác, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo qun rong bin hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung theo Điều 4 của TCVN 11041-1 và cụ thể như sau:

a) quá trình trồng rong biển phải được quản lý theo cách giảm thiểu sức tải môi trường từ hoạt động sản xuất, trên cơ sở tránh sử dụng các chất không có nguồn gốc tự nhiên;

b) quá trình khai thác rong biển tự nhiên phải sử dụng phương pháp không cản tr việc duy trì hệ sinh thái tại khu vực khai thác.

5  Các yêu cầu

5.1  Trồng rong biển

5.1.1  Khu vực sản xuất

Tại khu vực trồng rong biển, cơ sở phải thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa ô nhiễm bi các chất không có nguồn gốc tự nhiên.

5.1.2  Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ

Thời gian chuyển đổi đối với một đơn vị trồng rong biển là:

a) sáu tháng, nếu chu kỳ sản xuất không lớn hơn sáu tháng;

b) một chu kỳ sản xuất, nếu chu kỳ sản xuất đó lớn hơn sáu tháng.

5.1.3  Duy trì sản xuất hữu cơ

Theo 5.1.3 của TCVN 11041-1.

5.1.4  Sản xuất song song và sản xuất riêng rẽ

5.1.4.1  Sản xuất song song được phép trong một cơ sở, nhưng không thực hiện trong cùng một đơn vị sản xuất.

5.1.4.2  Đơn vị sản xuất phải được tách biệt rõ ràng với các đơn vị nuôi trồng thủy sản khác và khu vực khai thác không phù hợp với tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Sự ngăn cách như giữ khoảng cách giữa các khu vực nuôi trồng thủy sản, theo dòng chảy thủy triều hoặc bi hệ thống phân phối nước, có thể được coi là tình trạng tách biệt rõ ràng.

5.1.5  Quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học

Theo 5.1.5 của TCVN 11041-1.

5.1.6  Vật liệu nhân giống rong biển

5.1.6.1  Ưu tiên sử dụng vật liệu nhân giống hữu cơ.

5.1.6.2  Nếu không sẵn có vật liệu nhân giống hữu cơ thì có thể sử dụng vật liệu nhân giống khai thác từ các vùng biển tự nhiên.

5.1.6.3  Nếu không sẵn có vật liệu nhân giống nêu tại 5.1.6.1 và 5.1.6.2 thì có thể sử dụng vật liệu nhân giống được xử lý bằng các chất có nguồn gốc tự nhiên.

5.1.6.4  Không được sử dụng công nghệ ADN tái tổ hợp trên vật liệu nhân giống rong biển.

5.1.7  Nguồn dinh dưỡng

Trong quá trình trồng rong biển, không được sử dụng các chất cung cấp dinh dưỡng (nitơ, phospho v.v...); chỉ được sử dụng các chất dinh dưỡng có tự nhiên trong môi trường hoặc từ nuôi trồng thủy sản hữu cơ, tốt nhất là gần đó như một phần của hệ thống nuôi ghép.

5.1.8  Kiểm soát sinh vật gây hại

5.1.8.1  Chỉ được kiểm soát sinh vật gây hại bằng cách sử dụng biện pháp kiểm soát môi trường trồng rong biển, biện pháp vật lý, biện pháp sinh học hoặc kết hợp các biện pháp nêu trên.

5.1.8.2  Tại khu vực trồng rong biển, nếu không thể kiểm soát sinh vật gây hại một cách hiệu quả như nêu tại 5.1.8.1 thì có thể sử dụng các chất có nguồn gốc tự nhiên.

5.1.9  Quản lý sở trồng rong biển

5.1.9.1  Đối với mỗi cơ sở trồng rong bin, phải xác định mật độ rong tối đa có thể được kiểm soát mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

5.1.9.2  Cơ sở chỉ được nuôi rong biển với mật độ không vượt quá mật độ rong tối đa xác định được tại 5.1.9.1.

5.1.9.3  Tại cơ sở trồng rong biển mới, với sản lượng 20 tấn rong trở lên mỗi năm, phải thực hiện đánh giá tác động môi trường do ảnh hưởng của việc trồng rong.

5.1.9.4  Chỉ được loại bỏ các sinh vật gây ô nhiễm sinh học bằng các biện pháp vật lý hoặc biện pháp thủ công và đưa ra ngoài khu vực kiểm soát của cơ sở, nếu cần.

5.1.9.5  Dây và các thiết b khác được sử dụng để trồng rong biển phải được tái sử dụng hoặc tái chế, nếu có thể.

5.1.10  Các công nghệ không thích hợp

Theo 5.1.7 của TCVN 11041-1.

5.2  Khai thác rong biển tự nhiên

5.2.1  Địa điểm khai thác rong biển tự nhiên

5.2.1.1  Khu vực khai thác rong biển tự nhiên phải là khu vực thủy sinh không có nguy cơ bị ô nhiễm các chất không có nguồn gốc tự nhiên và phải được tách biệt rõ ràng với các cơ sở nuôi trồng thủy sản hoặc khu vực khai thác rong biển không phù hợp với tiêu chuẩn này. Ngoài ra, tại khu vực này không được sử dụng các chất không có nguồn gốc tự nhiên ít nhất sáu tháng trước khi khai thác.

5.2.1.2  Cơ sở phải ước tính lượng rong biển khai thác trước khi tiến hành khai thác lần đầu tiên phù hợp với tiêu chuẩn này.

5.2.1.3  Tại khu vực khai thác mới, nơi khai thác từ 20 tấn rong trở lên mỗi năm, phải thực hiện đánh giá tác động môi trường về tác động của việc khai thác.

5.2.2  Quản lý hoạt động khai thác rong biển

5.2.2.1  Khi khai thác rong biển, phải đảm bảo rằng việc khai thác được thực hiện trong khu vực thủy sinh được quản lý phù hợp với tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Việc khai thác rong biển trong khu vực thủy sinh được quản lý không bao gồm khai thác rong biển trôi dạt từ bên ngoài khu vực được quản lý.

5.2.2.2  Để duy trì và cải thiện môi trường nước một cách liên tục, rong biển phải được khai thác theo các tiêu chí đã xác định trước về kích thước tối thiu của rong có th khai thác, phương pháp khai thác và các vấn đề khác trước khi xem xét về sản lượng rong.

5.2.2.3  Chỉ được kim soát sinh vật gây hại bằng cách sử dụng biện pháp vật lý và/hoặc biện pháp sinh học.

5.2.2.4  Dụng cụ, thiết bị được sử dụng để khai thác rong bin phải được tái sử dụng hoặc tái chế nếu có thể.

5.3  Sơ chế, chế biến rong biển

5.3.1  Trong quá trình sơ chế, chế biến, phải duy trì sự toàn vẹn hữu cơ của sản phẩm. Cơ sở phải có các biện pháp đngăn ngừa ô nhiễm và ngăn ngừa việc trộn lẫn sản phẩm hữu cơ với sản phẩm không hữu cơ.

5.3.2  Việc sơ chế, chế biến rong biển (ví dụ: phân loại, rửa, làm khô, ướp muối v.v...) chỉ được thực hiện bằng biện pháp vật lý hoặc các biện pháp sử dụng chức năng của cơ thể sống; có thể sử dụng nước và muối.

5.3.3  Việc làm sạch thiết bị và phương tiện sơ chế, chế biến; kiểm soát sinh vật gây hại trong quá trình sơ chế, chế biến và việc duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm sơ chế, chế biến chỉ được thực bằng biện pháp vật lý hoặc các biện pháp sử hiện dụng chức năng của cơ th sống. Tuy nhiên, nếu các biện pháp nêu trên không thể kiểm soát sinh vật gây hại trong quá trình sơ chế, chế biến rong biển thì có thể sử dụng các chất có nguồn gốc tự nhiên.

5.3.4  Không được sử dụng công nghệ chiếu xạ để kiểm soát sinh vật gây hại, vệ sinh và bảo quản sản phẩm rong biển.

5.4  Bao gói

Theo 5.4 của TCVN 11041-1.

5.5  Ghi nhãn

Theo 5.5 của TCVN 11041-1.

5.6  Bảo quản và vận chuyển

Theo 5.6 của TCVN 11041-1.

5.7  Kế hoạch sản xuất hữu cơ

Theo 5.7 của TCVN 11041-1.

5.8  Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

Theo 5.8 của TCVN 11041-1.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] JAS 0018:2021, Organic algae (Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản)

[2] Regulation (EU) 2018/848 of the European Parliament and of the Council of 30 May 2018 on organic production and labelling of organic products and repealing Council Regulation (EC) No 834/2007

[3] CAN/CGSB-32.312-2018, Organic production systems Aquaculture - General principles, management standards and permitted substances lists (Tiêu chuẩn quốc gia Canada)

[4] Indian National Programme for Organic Production (NPOP) - 2014, Appendix 8, Organic Seaweed, Aquatic Plants and Green House Crop Production

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Nguyên tắc

5  Các yêu cầu

5.1  Trồng rong biển

5.1.1  Khu vực sản xuất

5.1.2  Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ

5.1.3  Duy trì sản xuất hữu cơ

5.1.4  Sản xuất song song và sản xuất riêng rẽ

5.1.5  Quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học

5.1.6  Vật liệu nhân giống rong biển

5.1.7  Nguồn dinh dưỡng

5.1.8  Kiểm soát sinh vật gây hại

5.1.9  Quản lý cơ sở trồng rong biển

5.1.10  Các công nghệ không thích hợp

5.2  Khai thác rong biển tự nhiên

5.2.1  Địa điểm khai thác rong biển tự nhiên

5.2.2  Quản lý hoạt động khai thác rong biển

5.3  Sơ chế, chế biến rong biển

5.4  Bao gói

5.5  Ghi nhãn

5.6  Bảo quản và vận chuyển

5.7  Kế hoạch sản xuất hữu cơ

5.8  Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi