Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5001:1989 ISO 1673-1978 Hành tây - Hướng dẫn bảo quản

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5001:1989

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5001:1989 ISO 1673-1978 Hành tây - Hướng dẫn bảo quản
Số hiệu:TCVN 5001:1989Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:27/12/1989Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5001:1989

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5001:1989 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5001:1989

(ISO 1673 - 1978)

HÀNH TÂY

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN

Cơ quan biên soạn:

Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt:

Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số 715/QĐ ngày 27 tháng 12 năm 1989

 

HÀNH TÂY

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN

Onions

Guide to storage

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp bảo quản có hoặc không làm lạnh nhân tạo để bảo quản hành tây thuộc loài Allium cepa Linnaeus nhằm mục đích sử dụng trực tiếp.

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 1673 - 1978.

1. Điều kiện thu hoạch và đưa vào kho

1.1. Chọn cây

Cần chọn các cây hành phù hợp với yêu cầu bảo quản.

Chú thích: thường chọn hành tây muộn

1.2. Thu hoạch

Thời điểm thu hoạch dựa vào mức độ táp lá của các lá xanh (khoảng 50%). Hành phải được thu hái sao cho để không bị dập và bị hư hỏng.

1.3. Đặc trưng chất lượng để bảo quản

Hành tây phải nguyên vẹn, tốt, phát triển đầy đủ, thân củ chắc, cổ củ chặt, và không bị tổn thương vì sương giá. Hai lớp bọc đầu tiên ngoài cùng, cuống, phiến dày và rễ con phải vừa đủ khô (xem 1.4). Hành không được có mùi lạ.

Các củ kép hay dính ba không thích hợp cho việc bảo quản.

1.4. Xử lý trước khi bảo quản

Bất kể bảo quản theo kỹ thuật nào (làm lạnh tự nhiên hoặc nhân tạo), trước khi bảo quản, củ cần được làm khô, không những khử được lượng quá ẩm ở bên ngoài mà cả lượng ẩm của các lớp vỏ bên trong, ở rễ con,...

Nếu không thể làm khô tự nhiên, phải sử dụng phương pháp sấy nhân tạo thích hợp, ví dụ phơi trong một dòng không khí trong hai ngày cho đến tối đa là bảy ngày, tuỳ theo mức độ ẩm. Nhiệt độ không khí có thể từ 250C cho đến tối đa là 380C, và độ ẩm tương đối, nếu có thể là 60%. Tốc độ của luồng khí thổi có thể từ 2 đến 8 m3/phút trên mỗi mét khối. Độ ẩm tương đối tuỳ thuộc chủ yếu vào các điều kiện bên ngoài. Sấy đạt yêu cầu khi mức độ ẩm của các lớp vỏ đạt từ 12 đến 14%. Để tránh rủi ro làm hư hỏng hành khi vận chuyển, nên sấy khô tại nơi bảo quản, trong một phòng có trang bị đặc biệt để thực hiện việc xử lý này.

1.5. Đưa vào kho

Hành nếu không sấy trong kho, phải được đưa vào kho càng sớm càng tốt sau khi sấy khô.

1.6. Phương pháp bảo quản

Hành tây có thể được bảo quản rời trong các khay hộp, hòm nan thưa, bao, hay thùng chứa.

Trong trường hợp bảo quản rời, nếu không có cách nào tránh được việc đè bẹp các lớp ở đáy do các lớp ở phía trên gây ra và trong trường hợp bảo quản trong bao, khi chồng mà không dùng các khay hộp, độ cao bảo quản tối đa phải từ 2,5 đến 4m (tuỳ theo sức chịu nén của củ hành).

Không nên bảo quản hành với các nông sản thực phẩm khác dễ hấp thụ mùi.

II. Điều kiện bảo quản tối ưu[1]

2.1. Nhiệt độ

2.1.1. Nhiệt độ tối ưu

Tuỳ theo hệ thống bảo quản sử dụng và tính chịu nhiệt độ thấp của cây trồng, việc bảo quản dài hạn hành tây có thể thực hiện ở các nhiệt độ khác nhau:

a) Bảo quản ở nhiệt độ có thể đạt được tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường, trong các kho không làm lạnh nhân tạo (bằng thông gió tự nhiên hoặc bắt buộc);

b) Bảo quản ở nhiệt độ 0 ± 10C cho nhóm cây trồng có tính chịu lạnh trung bình;

c) Bảo quản ở nhiệt độ từ âm 1 đến âm 2,50C (nghĩa là gần như đông lạnh) đối với nhóm cây trồng chịu lạnh tốt.

Nhiệt độ không khí phải được giữ ổn định trong cả thời kỳ bảo quản.

2.1.2. Kiểm tra điều kiện nhiệt độ

Tuỳ theo điều kiện khí hậu, nhiệt độ qui định có thể đạt được bằng cách dùng không khí lạnh tự nhiên hay nhân tạo.

2.1.2.1. Sử dụng không khí lạnh tự nhiên

Không khí mát từ bên ngoài phải được dẫn vào khi nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ bên trong và khi không thể có sự rủi ro nào làm hư hỏng hành vì sương giá.

Hệ thống thông gió và cách ly phải sao cho nhiệt độ yêu cầu có thể duy trì được chừng nào mà các điều kiện bên ngoài còn cho phép.

2.1.2.2. Làm lạnh nhân tạo

Trong trường hợp này, sự lưu thông không khí xảy ra trong một chu trình kín. Không khí cần được thay đổi đều đặn trong suốt thời gian bảo quản.

2.2. Độ ẩm tương đối

Để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và sự ra rễ của hành, cần có độ ẩm tương đối ổn định là 70%. Tuy nhiên, độ ẩm tương đối cao hơn hoặc thấp hơn không gây trở ngại đến việc bảo quản có hiệu quả trong một thời kỳ dài.

2.3. Lưu thông không khí

Để giữ nhiệt độ và độ ẩm tương đối được đồng nhất và để giữ sản phẩm ở nhiệt độ yêu cầu và không hạ thấp, hệ thống lưu thông không khí cần đáp ứng được những yêu cầu cao.

Đóng gói và phương pháp xếp phải tạo được không khí tự do lưu thông.

Có thể phân biệt hai phương pháp lưu thông không khí.

2.3.1. Lưu thông theo chu trình kín

Mục tiêu của phương pháp này là tăng cường làm lạnh hành để giữ nhiệt độ đồng nhất và để loại các chất khí và các hợp chất dễ bay hơi phát sinh từ các quá trình chuyển hoá của hành trong bao gói.

Nên có một tỷ số lưu thông không khí từ 20 đến 30 cho cả hệ thống sử dụng không khí lạnh tự nhiên và hệ thống làm lạnh nhân tạo.

2.3.2. Thay đổi không khí

Hậu quả của việc bảo quản bao gói kín là phát sinh sự tích tụ cacbon dioxit do hô hấp. Cần phải khống chế bằng cách đưa không khí mới vào đều đặn trong suốt thời kỳ bảo quản.

Hệ thống lưu thông không khí phải tạo được một tốc độ thay đổi không khí từ 20 đến 30 mỗi giờ.

2.4. Thời hạn bảo quản

Khi sử dụng nguồn lạnh tự nhiên, thời hạn bảo quản có thể thay đổi từ 3 đến 6 tháng tuỳ thuộc vào cây trồng và điều kiện khí hậu trong nước hay trong vùng bảo quản.

Khi sử dụng lạnh nhân tạo, thời hạn bảo quản dự kiến có thể đến 8 tháng.

2.5. Công việc trong và cuối lúc bảo quản

Hành không được vận chuyển nếu thấy có tinh thể đá. Tránh mọi sự cố làm đông lạnh do hành quá lạnh trong quá trình vận chuyển.

Khi việc bảo quản kết thúc, nhiệt độ phòng chứa hành phải được tăng dần sao cho ngăn cản được mọi hiện tượng ngưng lạnh trên sản phẩm.

III. Quá trình hỗ trợ và bảo quản khác

Có thể dùng hoá chất ức chế nảy mầm, nếu được phép. Hành dùng để xuất khẩu, cần theo đúng các hạn chế sử dụng các chất ức chế hoá học của nước nhập khẩu.

Đã có các kết quả đáng kể trong việc sử dụng bức xạ ion hoá (trong khoảng 10000 rad).

 

PHỤ LỤC

CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ THAM KHẢO

1. AGRI/WP. 1/EUR. STAN.4: Hành tây. Tiêu chuẩn châu âu do nhóm công tác "Tiêu chuẩn hoá các sản phẩm dễ hư hỏng" của Cộng đồng kinh tế Châu âu đề nghị.

 

[1] Định nghĩa và phép đo các đại lượng vật lý ảnh hưởng đến bảo quản theo TCVN 4885-89 (ISO 2169).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi