Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8761-3:2020 Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng cây ngập mặn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8761-3:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8761-3:2020 Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 3: Nhóm loài cây ngập mặn
Số hiệu:TCVN 8761-3:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:29/09/2020Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8761-3:2020

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
PHẦN 3: NHÓM LOÀI CÂY NGẬP MẶN
Forest tree cultivars – Testing for Value if Cultivation and Use
Part 3: Mangrove Trees

 

Lời nói đầu

TCVN 8761-3 : 2020 do Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ Tiêu chuẩn TCVN Giống cây Lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU) gồm 3 phần :

TCVN 8761-1 : 2017, phần 1: Giống cây Lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Nhóm các loài cây lấy gỗ.

TCVN 8761-2 : 2020, phần 2: Giống cây Lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Nhóm các loài cây Lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy quả và hạt.

TCVN 8761-3 : 2020, phần 3 : Giống cây Lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Nhóm các loài cây ngập mặn.

 

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP – KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG
PHẦN 3: NHÓM LOÀI CÂY NGẬP MẶN
Forest tree cultivars – Testing for Value if Cultivation and Use
Part 3: Mangrove Trees

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định về yêu cầu bố trí khảo nghiệm, các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá kết quả khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) đối với nhóm loài cây rừng ngập mặn.

2  Tài liệu viện dẫn

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8927: 2013 về Phòng trừ sâu hại cây rừng - Hướng dẫn chung.

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8928: 2013 về Phòng trừ bệnh hại cây rừng - Hướng dẫn chung.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Cây ngập mặn (Mangrove tree)

Các loài cây sống trong các vùng đất ngập nước mặn cửa sông và ven biển

3.2

Giống khảo nghiệm (Testing cultivar)

Giống cây lâm nghiệp ngập mặn mới được đưa vào khảo nghiệm.

3.3

Giống cây trồng lâm nghiệp mới (New forest tree cultivar)

Giống mới được chọn tạo hoặc giống mới nhập lần đầu, chưa có tên trong danh mục giống cây trồng lâm nghiệp đã được công bố.

3.4

Giống đối chứng (Control cultivar)

Giống cùng loài hoặc cùng chi với giống khảo nghiệm đã được công bố hoặc giống đang được gieo trồng phổ biến tại địa phương. Chất lượng của giống đối chứng phải tương đương với các giống khảo nghiệm.

3.5

Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - VCU (Testing for Value of Cultivation and Use)

Quá trình đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cây trồng lâm nghiệp mới trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định năng suất, chất lượng và tính thích ứng hoặc tính chống chịu sâu bệnh hoặc điều kiện bất thuận.

Khảo nghiệm VCU cây lâm nghiệp bao gồm khảo nghiệm loài, khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế và khảo nghiệm dòng vô tính.

3.6

Khảo nghiệm loài - xuất xứ (Species - provenance test)

Khảo nghiệm so sánh các loài và các xuất xứ của loài trong một hoặc một số điều kiện lập địa nhất định nhằm chọn được những loài và xuất xứ có các tính trạng mong muốn.

3.7

Khảo nghiệm hậu thế (Progeny test)

Khảo nghiệm so sánh cây hạt thế hệ sau của các cây giống đã được chọn lọc và đánh giá nhằm chọn được cây giống có khả năng di truyền các đặc tính mong muốn cho đời sau.

3.8

Xuất xứ (Provenance)

Địa điểm của cây mẹ lấy vật liệu giống (hạt, hom, cành, mô). Xuất xứ nguyên sinh là nơi lấy giống từ rừng tự nhiên, trong trường hợp này xuất xứ đồng nghĩa với nguồn gốc. Xuất xứ thứ sinh là nơi lấy giống từ rừng trồng.

4  Bố trí khảo nghiệm

4.1

Khảo nghiệm loài

Theo khối ngẫu nhiên, tối thiểu 3 lần lặp lại, mỗi lần ít nhất là 25 cây cho 1 giống khảo nghiệm, bố trí trồng trong 5 hàng, mỗi hàng 5 cây.

4.2

Khảo nghiệm xuất xứ

Theo khối ngẫu nhiên, tối thiểu 4 lần lặp lại, mỗi lần ít nhất 49 cây cho 1 giống khảo nghiệm, bố trí trồng trong 7 hàng, mỗi hàng 7 cây;

4.3

Khảo nghiệm hậu thế

Theo khối ngẫu nhiên (hàng - cột), tối thiểu 8 lần lặp lại, mỗi lần ít nhất 3 cây cho 1 giống khảo nghiệm, bố trí trồng thành 1 hàng; khi phân tích đánh giá xuất xứ cũng được phép sử dụng cách bố trí khảo nghiệm này.

5  Thời gian khảo nghiệm

Thời gian khảo nghiệm tối thiểu là 4 năm (48 tháng).

6  Các chỉ tiêu đánh giá giống khảo nghiệm

Các chỉ tiêu đánh giá giống khảo nghiệm và phương pháp xác định tại Bảng 1:

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và theo dõi khảo nghiệm một số loài cây ngập mặn tham khảo tại Phụ lục A.

Bảng 1 - Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá giống khảo nghiệm

TT

Chỉ tiêu

Giai đoạn

Đơn vị tính/Điểm

Trạng thái biểu hiện (đối với chỉ tiêu quan sát)

Phương pháp xác định

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Tỷ lệ sống

Định kỳ hàng năm

%

 

Đếm số cây sống, tính theo công thức:

- T: Tỷ lệ sng (%)

- N: Số cây hiện tại

- N0: Số cây trồng ban đầu

2

Đường kính gốc (D00), đường kính cổ rễ (Dcr) hoặc đường kính ngang ngực (D1,3). Đo D00 khi cây có chiều cao nhỏ hơn 2m, đo Dcr với cây có hệ rễ hình nơm và đo D1,3 đối với cây cao từ 2m trở lên

Định kỳ hàng năm

cm

Cây sinh trưởng bình thường

Đo đường kính gốc (D00) tại vị trí ngay phía trên mặt đất; đo đường kính cổ rễ (Dcr) tại vị trí ngay phía trên rễ mọc cao nhất; đo đường kính 1,3m (D1,3) tại vị trí rễ cao nhất đến vị trí 1,3m. Đo tất cả các cây trong khảo nghiệm bằng thước kẹp kính có độ chính xác 0.1 cm.

3

Chiều cao cây

Định kỳ hàng năm

m

Cây sinh trưởng bình thường

Đo chiều cao từ vị trí có rễ cao nhất đến đỉnh ngọn cây bằng các loại thước đo cao có độ chính xác từ 0,1 đến 0,5m. Đo tất cả các cây trong khảo nghiệm.

4

Đường kính tán cây

Định kỳ hàng năm

m

Cây sinh trưởng bình thường

Đo theo hướng Đông-Tây và hướng Nam-Bắc, bằng thước dây có độ chính xác 0,1 m; lấy trị số trung bình theo phương pháp bình quân cộng. Đo tất cả các cây trong khảo nghiệm.

5

Mức độ sâu bệnh hại

Định kỳ hàng năm

%

Không bị sâu, bệnh hại, cây khỏe có trị số R(%) < 10 %

Bị sâu, bệnh hại nhẹ có trị số R(%) từ 10 đến < 25 %

Bị sâu, bệnh hại vừa có trị số R(%) từ 25 đến < 50 %

Điều tra trên toàn khảo nghiệm. Tính mức độ bị sâu bệnh theo công thức:

- R (%) là mức độ bị sâu bệnh

- ni là số cây bị sâu hại ở cấp hại i, có giá trị từ 0 đến 4

- vi là trị số của cấp hại i, có giá trị từ 0 đến 4

- N là tổng số cây điều tra

- V trị số cấp bị hại cao nhất (V=4)

 

7  Kiểm tra sự sai khác giữa các giống khảo nghiệm

Kiểm tra sự sai khác giữa các trung bình mẫu về chỉ tiêu theo dõi theo phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp

8  Kiểm tra khảo nghiệm

8.1  Thời điểm kiểm tra

Sau thời điểm đo đếm các chỉ tiêu khảo nghiệm lần cuối tối đa 3 tháng.

8.2  Thời gian khảo nghiệm

Xác định qua hồ sơ/nhật ký khảo nghiệm

8.3  Bố trí khảo nghiệm, sơ đồ khảo nghiệm

Đối chiếu sơ đồ thiết kế khảo nghiệm với bố trí khảo nghiệm tại hiện trường.

8.4  Tỷ lệ sống

Đếm số cây còn lại để xác định tỷ lệ sống của giống khảo nghiệm và giống đối chứng. Tỷ lệ sống được tính theo công thức tại quy định tại hàng 1 cột 6 Bảng 1.

8.5  Đường kính tại vị trí 1,3m hoặc đường kính gốc hoặc đường kính cổ rễ, chiều cao vút ngọn, đường kính tán

Đo các chỉ tiêu đường kính tại 1,3m (D1.3) hoặc đường kính gốc (D00) hoặc đường kính cổ rễ (Dcr), chiều cao vút ngọn (Hvn) và đường kính tán (Dtán) toàn bộ số cây của giống khảo nghiệm và giống đối chứng.

8.6  Mức độ bị sâu bệnh hại

Quan sát tất cả số cây của giống được chọn để công nhận, tính mức độ sinh vật gây hại theo công thức trong hàng 5 cột 6 bảng 1.

9  Báo cáo kết quả khảo nghiệm

Báo cáo kết quả khảo nghiệm gồm các mục: địa điểm khảo nghiệm, vật liệu giống đưa vào khảo nghiệm; sơ đồ khảo nghiệm; thời gian khảo nghiệm; kết quả đánh giá các chỉ tiêu khảo nghiệm quy định tại Bảng 1; kết luận và kiến nghị; số liệu gốc đo đếm khảo nghiệm.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và theo dõi khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) một số loài cây ngập mặn (Đước, Vẹt, Trang, Bần, Mắm)

A.1  Thời vụ trồng khảo nghiệm

Chọn thời điểm trồng tránh mùa gió bão, ít sóng biển nhất trong năm và có độ mặn phù hợp (thông thường đối với miền Bắc trồng từ tháng 5 đến tháng 8, miền Nam từ tháng 4 đến tháng 11, trước mùa gió chướng).

A.2  Giống khảo nghiệm

Số lượng cây tối thiểu cho từng giống và chất lượng giống khảo nghiệm được quy định tại điều 3.

Giống đối chứng do cơ sở khảo nghiệm lựa chọn, quyết định. Chất lượng của cây giống đối chứng phải tương đương với cây giống khảo nghiệm như quy định ở điều 2 mục 2.2 và mục 2.4.

A.3  Yêu cầu về lập địa gây trồng

Bảng 2: Một số dạng lập địa thích hợp với 11 loài cây trồng

STT

Tên khoa học

Tên loài (VN)

Lập địa thích hợp cho trồng rừng

Cao độ

Độ mặn (‰)

Chế độ triều

Trực tiếp với sóng

Loại đất

1

Aegiceras corniculatum

Sú, Sú cong

Trên mực nước biển TB

10-25

Triều thấp đến trung bình (TB)

 

Bùn chặt - Sét chặt

2

Avicennia alba

Mấm trắng

Trên mực nước biển TB

20-33

Triều thấp đến TB

x

Bùn mềm - Bùn chặt

3

Avicennia marina

Mấm biển

Trên mực nước biển TB

20-35

Triều TB

x

Bùn chặt - Sét mềm

4

Avicennia officinalis

Mấm đen

Trên mực nước biển TB

20-30

Triều TB

x

Bùn chặt - Sét chặt

5

Bruguiera gymnorrhiza

Vẹt dù

Trên mực nước biển TB

15-25

Triều thấp

 

Bùn chặt - Sét mềm

6

Kandelia candel

Trang

Trên mực nước biển TB

15-25

Triều thấp đến cao

x

Bùn mềm - Bùn chặt

7

Lumnitzera racemosa

Cóc trắng

Trên mực nước biển TB

15-30

Triều TB đến cao

 

Bùn chặt, pha cát

8

Rhizophora apiculata

Đước đôi

Trên mực nước biển TB

10-20

Triều TB

 

Bùn chặt - Sét mềm

9

Rhizophora mucronata

Đưng

Trên mực nước biển TB

15-30

Triều thấp đến TB

 

Bùn mềm hoặc pha cát

10

Sonneratia alba

Bần trắng

Trên mực nước biển TB

15-30

Triều thấp đến TB

x

Bùn mềm hoặc pha cát

11

Sonneratia caseolaris

Bần chua

Trên mực nước biển TB

5-15

Triều TB

x

Bùn mềm - sét mềm

A.4  Kỹ thuật trồng

Bảng 3: Một số kỹ thuật trồng chính thích hợp với 11 loài cây trồng rừng ngập mặn

STT

Tên Khoa học

Tên địa phương

Tạo giống

Mật độ trồng (Cây/ha)

Thời gian trồng

1

Aegiceras corniculatum

Sú, Sú cong

Túi bầu

3.600-5.000

Tháng 4 -9

2

Avicennia alba

Mấm trắng

Túi bầu

3.300-5.000

Tháng 7 - 9

3

Avicennia marina

Mm bin

Túi bầu

3.300-5.000

Tháng 4 - 5

4

Avicennia officinalis

Mấm đen

Túi bầu

2.000-3.300

Tháng 6 - 8

5

Bruguiera gymnorrhiza

Vẹt dù (bông đỏ)

Túi bầu hoặc trụ mầm

2.500-3.300 (có bầu)

5.000-10.000 (Trụ mầm)

Tháng 6-11

6

Kandelia candel

Trang

Túi bầu hoặc trụ mầm

2.500-3.300 (Có bầu)

5.000-20.000 (Trụ mầm)

Tháng 4-11

7

Lumnitzera racemosa

Cóc trắng

Túi bầu

2.500-4.400

Tháng 6-8

8

Rhizophora apiculata

Đước đôi

Túi bầu hoặc trụ mầm

3.300-5.000 (TCó bầu)

6.000-10.000 (Trụ mầm)

Tháng 8-10

9

Rhizophora mucronata

Đưng

Túi bầu hoặc trụ mầm

3.300-5.000 (T.bầu)

4.000-8.000 (Trụ mầm)

Tháng 5-7

10

Sonneratia alba

Bần trắng

Túi bầu

2.500-4.400

Tháng 5-8

A.5  Cọc mốc giữa các lần lặp

- Giữa các công thức thí nghiện cần phân biệt bằng các cọc mốc, cọc mốc được làm bằng ống nhựa Ø ≈ 90mm có lõi bê tông, chiều dài ≈ 100 cm; đỉnh cọc vát chéo sơn màu đỏ.

- Cọc được chôn 4 góc của mỗi ô tiêu chuẩn (lần lặp)

A.6  Chăm sóc khảo nghiệm

Năm đầu, chăm sóc 2 lần nếu khảo nghiệm trồng đầu năm; chăm sóc 1 lần nếu trồng vào cuối năm:

+ Lần 1 sau khi trồng 1-2 tháng, kiểm tra và cắm lại cọc (nếu cọc bị nghiêng hoặc đổ), vớt bèo rác đè lên cây, buộc giữ cây đúng thiết kế, thu dọn hiện trường.

+ Lần 2 vào tháng 10-11, cắm lại cọc, vớt bèo rác đè lên cây, buộc giữ cây đúng thiết kế, thu dọn hiện trường. Cây trồng vụ thu đông chỉ chăm sóc 1 lần vào tháng 11.

- Năm thứ 2: chăm sóc 3 lần:

+ Lần 1 vào tháng 3-4, chăm sóc như lần 1 năm đầu.

+ Lần 2 vào tháng 7-8, chăm sóc như lần 1.

+ Lần 3 vào tháng 10-11, chăm sóc như lần 1.

- Năm thứ 3: chăm sóc 2 lần:

+ Lần 1 vào tháng 3-4, vớt bèo rác đè lên cây, thu dọn hiện trường.

+ Lần 2 vào tháng 7-8, cắm lại cọc, vớt bèo rác đè lên cây, thu dọn hiện trường.

A.7  Phòng trừ sinh vật gây hại

Phòng trừ sâu bệnh theo TCVN 8927: 2013 và TCVN 8928: 2013

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003) - Quyết định số 52/2003/QĐ-BNN ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về khảo nghiệm và công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới; Quy định về đặt tên giống cây trồng mới;

[2]. Nguyễn Ngọc Bình, 2008 - "Sử dụng có hiệu quả và bền vững đất ngập mặn và rừng ngập mặn ven biển Việt Nam";

[3]. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Vũ Tuấn Phương (2005) - "Tổng quan rừng ngập mặn Việt Nam”;

[4]. Đoàn Đình Tam - Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và môi trường rừng- “ Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện lập địa khó khăn góp phần chắn sóng vùng ven biển các tỉnh miền Bắc Việt Nam";

[5]. Hoàng Văn Thơi (2009-2014) - “Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập mặn trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên tại các đảo ven bờ phía nam Việt Nam”.

[6]. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8761-1:2017- Tiêu chuẩn giống cây lâm nghiệp - Giá trị khảo nghiệm và giá trị sử dụng - Yêu cầu kỹ thuật- phần 1: nhóm loài cây lấy gỗ.

[7]. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1-1 : 2008 Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do ban kỹ thuật tiêu chuẩn thực hiện

[8]. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1-2 : 2008 Xây dựng tiêu chuẩn - Phần 2: quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia.

[9]. Quyết định số 1205/QĐ-BNN-TCLN ngày 8 tháng 4 năm 2016 về ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng các loài cây: Trang, Sú, Mắm, đen, Vẹt dù và Bần chua.

[10]. Quyết định số 5365/QĐ- BNN-TCLN ngày 23 tháng 12 năm 2016 về ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng 6 loài cây ngập mặn: Mấm trắng, Mấm biển, Đước đôi, Đưng, Bần trắng và Cóc trắng.

[11]. Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147-2006- Tiêu chuẩn công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

[12]. Tiêu chuẩn ngành TCN 17:1998 - Tiêu chuẩn công nhận giống cây lâm nghiệp.

[13]. Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây ngập mặn.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi