Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6818-4:2001 ISO 4252-4:1989 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp - Phần 4

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6818-4:2001

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6818-4:2001 ISO 4252-4:1989 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp - Các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn - Phần 4: Tời lâm nghiệp
Số hiệu:TCVN 6818-4:2001Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/01/2001Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6818-4:2001

ISO 4254-4:1989

MÁY KÉO VÀ MÁY DÙNG TRONG NÔNG LÂM NGHIỆP – CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẢM BẢO AN TOÀN – PHẦN 4 – TỜI LÂM NGHIỆP

Tractors and machinery for agriculture and forestry – Technical means for ensuring safety - Part 4: Forestry winches

Lời nói đầu

TCVN 6818-4 : 2001 hoàn toàn tương đương với ISO 4254-4 : 1990.

TCVN 6818-4 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

MÁY KÉO VÀ MÁY DÙNG TRONG NÔNG LÂM NGHIỆP – CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẢM BẢO AN TOÀN – PHẦN 4 – TỜI LÂM NGHIỆP

Tractors and machinery for agriculture and forestry – Technical means for ensuring safety - Part 4: Forestry winches

1. Phạm vi áp dụng

TCVN 6818-4 : 2001 nêu lên những yêu cầu an toàn đối với tời dùng trong máy lâm nghiệp và máy nông nghiệp dùng trong lâm nghiệp.

Tiêu chuẩn chỉ áp dụng cho các tời trượt lắp trên máy lâm nghiệp di động, ví dụ các xe lết chuyển gỗ, thiết bị kéo chuyển gỗ và trên các máy nông nghiệp dùng trong lâm nghiệp. Tiêu chuẩn không áp dụng đối với tất cả các tời dùng trong hệ thống đẵn gỗ dây cáp.

TCVN 6818-1:2001 nêu lên những chỉ dẫn và yêu cầu liên quan đến việc phòng ngừa tai nạn phát sinh khi sử dụng máy kéo và máy móc dùng trong nông lâm nghiệp. Đồng thời nó nêu lên những chỉ dẫn chung khi thiết kế máy kéo và các máy móc khác.

Yêu cầu của TCVN 6818-1:2001 bổ sung thêm cho những yêu cầu đã nêu trong tiêu chuẩn này cần được đáp ứng.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 3108:1974 Dây thép công dụng chung – Xác định tải trọng phá hủy tác dụng (Steel wire ropes for general purposes Determination of actual breaking load)

ISO 3600:1981 Máy kéo và máy nông lâm nghiệp – Sổ tay người vận hành và các tài liệu kỹ thuật – Giới thiệu (Tractors and machinery for agriculture and forestry Operator manuals and technical publication Presentasion)

ISO 3767 Máy kéo, máy nông lâm nghiệp, thiết bị làm vườn và đồng cỏ có động cơ – Các ký hiệu điều khiển và những biểu thị khác cho người vận hành – Phần 4: Ký hiệu cho máy lâm nghiệp (Tractors, machinery for agriculture and forestry, powered lawn and garden equipment Symbols for operator controls and other displays Part 4: Symbols for forestry machinery)

ISO/TR 3778:1987 Máy kéo nông nghiệp – Lực tác dụng cực đại yêu cầu đối với các cơ cấu điều khiển (Agricultural tractors Maximum actuating forces required to operate controls)

TCVN 6818-1:2001 (ISO 4254-1:1989) Máy kéo và máy móc dùng trong nông lâm nghiệp – Các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn – Phần 1: Qui định chung.

ISO 6687:1982 Máy lâm nghiệp – Tời – Yêu cầu sử dụng (Machinery for forestry – Winches – Performance requirements)

3. Tấm thông tin

3.1. Trên tời để trần hoặc tời chưa lắp đặt những thông tin sau đây phải được ghi rõ ràng và giữ được bền lâu:

a) tên và địa chỉ của nhà chế tạo hoặc nhà nhập khẩu

b) kiểu tời

c) năm chế tạo

d) số loạt sản xuất

e) lực kéo danh định cực đại, tức là lực kéo danh định cực đại của trống trần, tính theo ISO 6687.

3.2. Tời lắp trên máy, ví dụ trên xe lết chuyển gỗ hoặc tời lắp trên cơ cấu treo 3 điểm phải có tấm nhãn dán ở một vị trí dễ chú ý trên tời/máy hoặc trên khung tời và phải có những thông tin sau đây đối với hệ thống máy/tời:

a) lực kéo danh định cực đại của trống trần đối với máy/tời.

b) tải trọng phá hủy cực tiểu của dây cáp tính theo mục 7 đối với máy/hệ thống tời.

c) đường kính cực đại của dây cáp tính theo mục 6.1 và mục 7.

Cần có một tấm nhãn ghi bằng thứ tiếng dễ chấp nhận đối với người sử dụng, in bằng chữ in hoa, trong đó hình dáng của tấm nhãn và chữ phải phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành, với nội dung sau đây.

Cảnh báo – Không được sử dụng tời để nâng.

4. Tài liệu kỹ thuật

Nhà sản xuất tời hoặc máy/ liên hợp tời phải cung cấp Sổ tay kỹ thuật nêu trong mục 4.1 và 4.2 bằng thứ tiếng dễ chấp nhận đối với người sử dụng và thực hiện theo ISO 3600.

4.1. Sổ tay hướng dẫn phải cung cấp đầy đủ những hướng dẫn về sử dụng và bảo dưỡng tời và tối thiểu phải có những thông tin sau đây:

a) các số liệu ghi trên tấm thông tin như trong mục 3;

b) số liệu về tải trọng

mô men xoắn cực đại vào

lực kéo danh định cực đại ở trống trần và trống đầy;

c) loại, kết cấu, vật liệu và đường kính dây cáp nên dùng;

d) chiều dài cực đại của dây cáp, phụ thuộc vào đường kính dây cáp;

e) mô tả về chức năng của tời và cách bố trí bộ phận truyền động lực (đối với tời truyền động không bằng cơ học, các sơ đồ hệ thống, áp suất cực đại và lưu lượng thể tích, hoặc điện áp và cường độ tương ứng);

f) mô tả các cơ cấu an toàn;

g) hướng dẫn vận hành tời;

h) hướng dẫn bảo dưỡng bao gồm việc điều chỉnh các cơ cấu an toàn, quan sát kiểm tra dây cáp, chăm sóc dự phòng và các chỉ dẫn về bôi trơn.

4.2. Phải cung cấp một bộ danh mục chi tiết phụ tùng

5. An toàn cơ khí

5.1. Ở chỗ dây cáp tời đi qua puli căng, điểm tiếp xúc puli (điểm kẹp) phải có che chắn thích hợp, ngoại trừ các đường dẫn, ống dẫn loại vòng cung ví dụ như dùng trên xe lết chuyển gỗ.

5.2. Nếu cơ cấu điều khiển tời đặt ở vị trí mà người vận hành tời có thể với tới dây cáp hoặc trống trong khi tời hoạt động, thì phải được bảo vệ.

5.3. Các tời có thể tháo được, phải thiết kế để có khả năng lắp vào tháo ra dễ dàng và an toàn, bao gồm các giá đỡ, bảo đảm sự ổn định khi tháo cơ cấu nối 3 điểm hoặc tời treo tương tự.

5.4. Trong trường hợp tời được bắt vào cơ cấu nối 3 điểm hoặc điểm tương tự và trường hợp mà trong điều kiện hoạt động bình thường có thể xảy ra rủi ro xe bị lật, yêu cầu phải có các giá đỡ hoặc các cơ cấu khác bảo đảm sự ổn định về cơ học.

6. Trống

6.1. Tỷ lệ giữa đường kính tang trống tời và đường kính dây cáp không được nhỏ hơn 10 đối với dây cáp có đường kính không lớn hơn 16mm và không nhỏ hơn 8 đối với dây cáp có đường kính lớn hơn 16 mm.

6.2. Khoảng cách an toàn ghi trong ISO 6687 được dùng để tính chiều dài dây cáp.

6.3. Tời phải thiết kế để ngăn ngừa được hiện tượng dây cáp trượt khỏi mép vành khi lớp trên cùng tiến tới phía trên mép vành do một sai sót nào đó.

7. Tải trọng làm đứt dây cáp

Tải trọng tĩnh làm đứt dây cáp mới với kích thước qui định theo ISO 3108 không được nhỏ hơn 1,4 lực kéo cực đại của máy/hệ thống tời.

8. Cuốn chặt dây cáp

Trống tời phải có một cơ cấu để bắt dây cáp, được thiết kế để tránh làm hỏng dây cáp, đặc biệt tại điểm bắt. Cơ cấu này phải đáp ứng yêu cầu nêu ở mục 8.1 đến 8.3.

8.1. Cơ cấu bắt dây cáp vào trống phải thuộc loại neo ly khai để sao cho trong trường hợp tải trọng trượt ngoài tầm điều khiển khi tời ở trạng thái cuộn lỏng, thì dây cáp sẽ ly khai khỏi trống tời.

8.2. Cơ cấu phải thiết kế để ly khai được ở một lực nhỏ hơn 0,3 lần lực kéo dây danh định cực đại của trống trần, khi không có dây cáp nào trên trống. Với 3 vòng dây cuốn quanh trống, cơ cấu phải chịu được một lực bằng 1,25 lần lực kéo dây danh định cực đại của trống trần.

8.3. Cơ cấu không được bất ngờ ly khai khi dây cáp đang được tháo ra khỏi trống bằng tay.

9. Phanh

9.1. Hệ thống phanh sẽ tác dụng một cách tự động khi nguồn động lực đến trống bị ngắt ra. Có thể có một cơ cấu phân khai cho phép cuộn lỏng.

9.2. Hệ thống phanh hoặc một hệ thống tương tự phải giữ được một tải trọng bằng ít nhất 1,25 lần lực kéo cực đại của tời mà không bị trượt.

9.3. Hệ thống phanh phải bảo đảm dừng và ngắt trống tời một cách êm dịu.

10. Cơ cấu quá tải

10.1. Cơ cấu quá tải phải bảo đảm không cho vượt quá lực kéo cho phép cực đại của máy/hệ thống tời.

10.2. Không thể thay đổi việc điều chỉnh cơ cấu quá tải, ví dụ khớp trượt, van an toàn... nếu không có bộ dụng cụ đồ nghề tối thiểu.

11. Cơ cấu điều khiển

11.1. Lực cực đại cần thiết để thao tác các cơ cấu điều khiển không được vượt quá lực qui định trong ISO/TR 3778.

11.2. Cơ cấu điều khiển phải thiết kế và lắp đặt sao cho giảm thiểu được khả năng tời tác dụng một cách ngẫu nhiên.

11.3. Cơ cấu điều khiển nguồn động lực ly khai phải tự động trở về vị trí trung gian, trừ trường hợp ở vị trí ngắt.

11.4. Cơ cấu điều khiển phanh khi ly khai sẽ tự động hãm phanh

11.5. Cơ cấu điều khiển phanh và/hoặc cơ cấu điều khiển ly hợp có thể có một khóa vị trí bánh chạy không.

11.6. Cơ cấu điều khiển tời cố định phải bố trí sao cho người vận hành được bảo vệ trong mọi trường hợp khi cáp hoặc móc bị đứt, gẫy, đảo. Chức năng và phương pháp vận hành phải được chỉ rõ trên hoặc gần vị trí cơ cấu điều khiển bằng các ký hiện theo ISO 3767 4.

11.7. Cơ cấu điều khiển tời nếu dưới dạng một cần điều khiển thì nên bố trí sao cho ở chức năng tời làm việc thì cần điều khiển dịch chuyển về phía người vận hành.

11.8. Ở chức năng nhả phanh và cuộn lỏng, nếu là cần điều khiển thì nên dịch chuyển theo hướng đẩy ra từ người vận hành.

12. Cơ cấu chống lật phía sau

Yêu cầu này chỉ áp dụng đối với máy kéo nông nghiệp.

12.1. Cơ cấu chống lật phía sau bảo đảm việc kéo bằng tời sẽ dừng lại trước khi máy/hệ thống tời nghiêng một góc quá mức qui định.

12.2. Không thể thay đổi việc điều chỉnh cơ cấu chống lật nếu không dùng dụng cụ đồ nghề tối thiểu.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi