Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn TCVN 14120:2024 Gỗ - Nguyên tắc về danh pháp
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 14120:2024
Số hiệu: | TCVN 14120:2024 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày ban hành: | 29/05/2024 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 14120: 2024
GỖ - NGUYÊN TẮC VỀ DANH PHÁP
Wood - Principles of Nomenclature
Lời nói đầu
TCVN 14120: 2024 do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
GỖ - NGUYÊN TẮC VỀ DANH PHÁP
Wood - Principles of Nomenclature
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định nguyên tắc đặt tên cho một loài gỗ, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên Việt Nam, mã hóa tên và thông tin về xuất xứ.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Tên Việt Nam (Vietnamese name):
Tên tiếng Việt của các loài cây gỗ.
2.2
Tên khoa học (Scientific name):
Tên thực vật dùng để chỉ tên một loài cây được viết bằng chữ Latinh.
2.3
Tên thương mại (Trade name):
Tên của loài cây gỗ dùng trong thủ tục giao dịch buôn bán thương mại.
2.4
Tên cây phổ biến (Common tree name):
Tên không chính thức của các loài cây gỗ, thường có tính địa phương.
3 Nguyên tắc
3.1 Tổng quan
Phụ lục A liệt kê một số loài gỗ thương mại phổ biến. Phụ lục B liệt kê các loài gỗ nằm trong danh mục Cites. Trong mỗi bảng liệt kê cung cấp các thông tin bao gồm: tên Việt Nam, tên khoa học, tên cây phổ biến, xuất xứ, nguyên tắc mã hóa 4 ký tự cho loài/chi.
Hai phụ lục được đưa ra một số loài gỗ Việt Nam làm ví dụ minh họa.
3.2 Nguyên tắc đặt tên
Tên khoa học của một loài cây viết bằng chữ Latinh gồm ít nhất 2 từ: từ đầu tiên là tên chi và từ thứ hai là tên loài, hai từ này bắt buộc viết in nghiêng. Ngoài ra, tên khoa học còn có thêm từ thứ 3 chỉ tên người phát hiện ra loài cây đó hay thu thập mẫu vật và không viết nghiêng.
Ví dụ: Tên khoa học của loài giổi xanh là Michelia mediocris Dandy. Trong đó, tên chi của gỗ giổi xanh là “Michelia”, tên loài là “mediocris”, “Dandy” là tên nhà khoa học phát hiện ra.
Nếu gặp một loài chưa biết, sẽ viết tắt tên loài bằng chữ viết tắt sp. (species).
Nếu có nhiều loài thuộc về cùng một chi nhưng không chỉ rõ loài nào, người ta có thể viết tắt thành spp., có nghĩa species plurima (nhiều loài).
Ví dụ: Một loài bạch đàn chưa biết rõ tên loài cụ thể trong một chi bạch đàn thì viết Eucalyptus sp. Hoặc Eucalyptus spp.
3.3 Mã hóa ký tự
Mã hóa ký tự cho một loài cây bao gồm bốn ký tự, trong đó hai ký tự đầu quy định cho chi được lấy từ hai ký tự đầu tiên trong tên chi. Ký tự thứ ba và thứ tư quy định cho tên loài cây, được lấy từ hai ký tự đầu tiên trong tên loài.
Ví dụ: Tên khoa học của loài Bạch đàn nâu là Eucalyptus urophylla thì được mã hóa là EUUR. Trong đó hai ký tự mã hóa đầu tiên “EU” được lấy từ hai ký tự đầu tiên của tên chi bạch đàn (Eucalyptus) và hai ký tự mã hóa tiếp theo “UR” được lấy từ hai ký tự đầu tiên của tên loài Bạch đàn nâu (urophylla).
Trong trường hợp tên loài chưa xác định được trong một chi hoặc nhiều loài chưa xác định được cùng trong một chi, thì ký tự XX được sử dụng. Mã hóa bốn ký tự sẽ có hai ký tự đầu tiên là hai ký tự đầu tiên của tên chi, ký tự thứ ba và thứ tư quy định cho tên các loài gỗ này là XX.
Ví dụ: với chi gỗ sồi (Quercus), trong đó QCXA, QCXE và QCXR lần lượt được sử dụng cho gỗ sồi trắng Mỹ (American white oak), gỗ sồi Châu Âu (European oak) và gỗ sồi đỏ Mỹ (American red oak).
3.4 Xuất xứ của gỗ
Xuất xứ của gỗ sử dụng các chữ viết tắt được đưa ra trong bảng dưới đây:
Xuất xứ | Chữ viết tắt |
1. Châu Âu (Europe) | EU |
2. Châu Phi (Africa) | AF |
3. Bắc Mỹ (North American) | AM(N) |
4. Trung Mỹ (Central American) | AM(C) |
5. Nam Mỹ (South American) | AM(S) |
6. Châu Á (Asia) | AS |
7. Úc và các đảo Thái Bình Dương (Australasia và Pacific Islands) | AP |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] D1165-18, Standard Nomenclature of Commercial Hardwoods and Softwooods (Quy định danh pháp của gỗ lá rộng và gỗ lá kim thương mại).
[2] BS EN 13556:2003, Round and sawn timber. Nomenclature of timbers used in Europe (Gỗ tròn và gỗ xẻ - Danh pháp của các loài gỗ sử dụng ở Châu Âu).