Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13904-1:2023 Phúc lợi động vật - Vận chuyển - Phần 1: Trâu, bò

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13904-1:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13904-1:2023 Phúc lợi động vật - Vận chuyển - Phần 1: Trâu, bò
Số hiệu:TCVN 13904-1:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:13/11/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13904-1:2023

PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT - VẬN CHUYỂN - PHẦN 1: TRÂU, BÒ

Animal welfare - Transportation - Part 1: Buffalo, cattle

 

Lời nói đầu

TCVN 13904-1:2023 do Cục Thú y biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm đnh, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn 13904 Phúc lợi động vật - Vận chuyển gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 13904-1:2023, Phần 1: Trâu, bò.

 

PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT - VẬN CHUYN - PHN 1: TRÂU, BÒ

Animal welfare - Transportation - Part 1: Buffalo, cattle

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc và các yêu cầu để bảo đảm phúc lợi động vật trong quá trình vận chuyển trâu, bò sống.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1

Phúc lợi động vật (animal welfare)

Tình trạng thể chất và tinh thần của một con vt phản ánh điều kiện sống và chết của nó.

CHÚ THÍCH 1: OIE/WOAH TAHC 2019 định nghĩa phúc lợi động vật là: tình trạng thchất và tinh thần của một con vật phản ánh điều kiện sống và chết của nó.

Vật nuôi có tình trạng phúc lợi tốt nếu nó khỏe mạnh, thoi mái, được nuôi dưỡng tốt, an toàn, không phải chịu đựng tình trạng khó chịu như đau đớn, sự hãi, khổ sở và có khả năng biểu lộ tập tính bẩm sinh mà quan trng cho trạng thái thể chất và tinh thần của nó.

Đ có phúc lợi động vật tốt thì cần phải có công tác phòng trị bệnh, chuồng nuôi, quản lý, chăm sóc dinh dưỡng phù hợp và môi trường an toàn, lùa dẫn nhân đạo và giết mổ nhân đạo. Phúc lợi động vật đề cập đến tình trng của động vật, việc đối xử với động vật bao hàm các khái niệm khác như chăm sóc động vật, nuôi dưng động vật và đối xử nhân đạo.

[NGUỒN: OIE/WOAH TAHC 2019].

2.2

Quản lý phúc lợi động vật (animal welfare management)

Các hoạt động cần thiết để đảm bảo phúc lợi động vật.

CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này bao gồm câc hoạt động liên quan đến động vật (điều trị động vật còn gọi là chăm sóc động vật, nuôi dưỡng động vật và điều trị nhân đạo động vật theo OIE TAHC), các hoạt động liên quan đến nhân viên, tình trạng và sử dụng các phương tiện cho mục đích này.

[NGUỒN: 3.5 TCVN 12448:2018 (ISO/TS 34700:2016)].

2.3

Trâu (buffalo)

Các loài động vật thuộc chi Bubalus.

2.4

(battle)

Các loài động vật thuộc chi Bos.

2.5

Bê/nghé (calf)

Bò/trâu dưới 6 tháng tuổi.

2.6

Bê/nghé non (bobby calf)

Bê/nghé dưới 30 ngày tuổi.

2.7

Quá trình vận chuyển (transport process)

Tất cả các công đoạn liên quan đến việc di chuyển vật nuôi từ nơi này đến nơi khác và bao gồm tập hợp, lựa chọn vật nuôi để vận chuyển, nhốt giữ vật nuôi trước khi đưa lên phương tiện vận chuyển, xếp lên, vận chuyển, đưa vật nuôi ra khỏi phương tiện vận chuyển và xử lý vật nuôi cho đến khi chúng được tiếp cận hợp lý với nước và thức ăn tại điểm đến.

2.8

Trang thiết bị, dụng cụ vận chuyển (transport facilities)

Các vật dụng được sử dụng để nhốt giữ, chăm sóc động vật trong quá trình vận chuyển.

2.9

Phương tiện vận chuyển (vehicle)

Các phương tiện chuyên dụng có động cơ chạy bằng điện hoặc bằng các nguồn năng lượng khác được sử dụng để vận chuyển động vật.

2.10

Ứng phó khẩn cấp (emergency response)

Bao gồm: xác định các sự cố nghiêm trọng có thể gặp phải trong quá trình vận chuyển (ví dụ: hư hỏng phương tiện vận chuyển, các sự cố về giao thông, thời tiết khắc nghiệt...ảnh hưởng đến việc cung cấp thức ăn, nước uống), biện pháp quản lý từng sự cố và hành động cần thực hiện trong trường hợp khẩn cấp.

2.11

Làm chết nhân đạo (humane destruction)

Việc làm con vật mất ý thức nhanh chóng trước khi làm chết trong tình trạng bất tỉnh.

2.12

Chất thải (waste)

Chất thải dạng rắn và/hoặc lỏng phát sinh trong quá trình vận chuyển động vật.

2.13

Người lùa dẫn vật nuôi (livestock handler/animal handler)

Người chịu trách nhiệm lùa dẫn, quản lý hoặc vận chuyển vật nuôi tất cả các giai đoạn của quá trình vận chuyển; được tập huấn, có kinh nghiệm và năng lực liên quan đến vận chuyển vật nuôi.

2.14

Hành trình (journey)

Toàn bộ quá trình vận chuyển, bao gồm việc: đưa động vật vào thùng nhốt hoặc lên phương tiện vận chuyển, vận chuyển và đưa chúng rời khỏi phương tiện vận chuyển.

2.15

Thời gian hành trình (journey time)

Khoảng thời gian tính từ thời điểm bắt đầu đưa động vật vào thùng nhốt hoặc lên phương tiện vận chuyển và kết thúc khi hoàn thành việc đưa chúng rời khỏi phương tiện vận chuyển tại điểm đến.

2.16

Thời tiết khắc nghiệt (extremes of weather)

Các điều kiện nhiệt độ và khí hậu riêng lẻ hoặc kết hợp (ví dụ như: mưa to, mưa đá, băng tuyết, gió bão, ẩm độ và nhiệt độ) có khả năng khiến con vật bị sốc hoặc khó chịu, căng thẳng do nóng hoặc lạnh (đối với trâu, bò: nhiệt độ môi trường trên 32°C hoặc dưới 10°C).

2.17

Công cụ hỗ trợ (handling aid)

Thiết bị/dụng cụ để lùa dẫn vật nuôi, bao gồm: que, phễu, tấm chắn, lục lạc, gậy có gắn cờ hoặc thiết bị tạo tiếng ồn.

3  Nguyên tắc chung 

Việc quản lý phúc lợi động vật trong vận chuyển cần bảo đảm:

a) Cung cấp thức ăn và nước uống đầy đủ và thích hợp theo nhu cầu sinh lý của động vật, bảo đảm động vật không bị đói và khát;

b) Cung cấp môi trường thích hợp và các khu vực thoải mái, bảo đảm động vật không bị gò bó, khó chịu, bức bối;

c) Có các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật và chấn thương bao gồm: chăm sóc, điều trị thích hợp ngay lập tức trong trường hợp bị chấn thương hoặc mắc bệnh để động vật không bị đau đớn, chấn thương và mắc bệnh;

d) Giảm thiểu các nguyên nhân làm con vật phải khổ sở, lo lắng, hoảng sợ;

đ) Tránh những cản trở có thể hạn chế tập tính bẩm sinh của động vật.

4  Các yêu cầu

4.1  Trước khi vận chuyển

4.1.1  Lập kế hoạch vận chuyển

Những người chịu trách nhiệm lập kế hoạch vận chuyển trâu, bò có thể là: chủ sở hữu, bên vận chuyển, người trực tiếp tham gia vận chuyển, nhân viên của cơ sở chăn nuôi, nhà máy chế biến thịt gia súc, cơ sở kinh doanh và thu gom. Trước khi vận chuyển trâu, bò, người chịu trách nhiệm cần lập kế hoạch vận chuyển bao gồm các nội dung sau:

a) Chuẩn bị trâu, bò để vận chuyển;

b) Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển phù hợp;

c) Tính khoảng không gian phù hợp cho mỗi con trâu, bò, xem Phụ lục A.

d) Xác định lộ trình và thời gian hành trình: cần bảo đảm trâu, bò được vận chuyển đến cơ sở nhanh nhất có thể và qua tuyến đường phù hợp nhất trong khoảng thời gian dự định; chủ động tính toán thời điểm cho trâu, bò ăn uống căn cứ vào tổng thời gian trâu, bò không được ăn uống liên tục, bao gồm cả trong quá trình thu gom.

đ) Xác định thời gian hành trình trong trường hp đổi phương tiện vận chuyển;

e) Cho trâu, bò nghỉ ngơi; cung cấp thức ăn và nước uống;

g) Có phương thức quan sát thuận lợi trâu bò trên đường vận chuyển;

h) Có biện pháp kiểm soát dịch bệnh;

i) Chuẩn bị phương án vận chuyển trong điều kiện thời tiết khác nhau;

k) Có kế hoạch, phương án hành động thực hiện trong trường hợp khẩn cấp;

l) Chuẩn bị các giấy tờ liên quan.

4.1.2  Chuẩn bị trâu, bò để vận chuyển

Người lùa dẫn trâu, bò cần thực hiện và lưu ý các điểm sau:

4.1.2.1  Tránh tiếp cận đột ngột làm trâu, bò sợ hãi hoặc gây chấn thương cho con vật.

4.1.2.2  Việc lùa dẫn cần được thực hiện theo cách làm giảm bớt sợ hãi và tăng khả năng tiếp cận với chúng.

4.1.2.3  Người lùa dẫn trâu, bò cần có hiểu biết về tập tính bm sinh của chúng. Tập tính của cá thể hoặc nhóm động vật khác nhau tùy thuộc vào giống, giới tính, tuổi tác, tình trạng tâm lý, phương thức chăn nuôi và quản lý chúng. Ngoài ra, cần chú ý những đặc tính của trâu, bò như sau:

a) Trâu, bò được nuôi theo đàn thường có bản năng đi theo con đầu đàn;

b) Trâu, bò cần có khoảng cách được gọi là vùng không gian an toàn, vì vậy cần tính đến vùng không gian riêng này khi chuẩn bị phương tiện vận chuyển và xác định lộ trình;

c) Trâu, bò có thể sự hãi, chạy trốn hoặc trở nên hung dữ nếu bị tiếp cận đột ngột;

d) Trâu, bò có thể nhận biết các chuyển động hai bên hoặc phía sau;

đ) Trâu, bò có thể hoảng sợ khi có tiếng động lớn hoặc đột ngột;

e) Trâu, bò có xu hướng di chuyển về phía vùng sáng hơn, do đó, để tránh quay đầu hoặc do dự, ánh sáng phải được sử dụng hiệu quả bởi những người lùa dẫn có kinh nghiệm.

4.1.2.4  Không sử dụng thuốc điều chỉnh hành vi hoặc các loại thuốc khác như thuốc an thần, nếu không cần thiết. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, việc sử dụng cần phải có sự giám sát của nhân viên thú y, phù hợp với quy định pháp luật về thú y và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

4.1.2.5  Khi vận chuyển trâu, bò theo nhóm, cần lưu ý vấn đề sau:

a) Trâu, bò mẹ và con mới sinh của chúng cần được vận chuyển chung;

b) Tách riêng con hung dữ;

c) Tách bê/nghé non với trâu, bò (trừ những con mới sinh còn đang bú mẹ).

4.1.2.6  Không vận chuyển trâu, bò có sừng cùng với con không có sừng; con mang thai, ốm yếu cùng với con khỏe mạnh. Nếu cần thiết, cần có các thiết bị bảo vệ hoặc các phương pháp phòng ngừa chấn thương hoặc bố trí vách ngăn trong khoang vận chuyển.

4.1.3  Chuẩn bị thức ăn, nước uống và cho trâu, bò nghỉ ngơi

4.1.3.1  Trâu, bò bị căng thẳng, mệt mỏi do bị nhốt giữ hoặc trong quá trình thu gom cần được nghỉ ngơi trước khi vận chuyển.

4.1.3.2  Khu vực thu gom, nuôi giữ hoặc nghỉ ngơi cho trâu, bò trước khi vận chuyển cần phải có đặc điểm như sau:

a) An toàn;

b) Không có mối nguy và vật trung gian truyền bệnh;

c) Có khả năng bảo vệ trâu, bò khỏi điều kiện thời tiết khắc nghiệt;

d) Cho phép duy trì một nhóm bầy đàn trâu, bò nhất định;

đ) Cho phép trâu, bò được nghỉ ngơi, được cung cấp thức ăn và nước uống thích hợp;

e) Được làm sạch và khử trùng trước và sau khi sử dụng.

4.1.3.3  Thức ăn, nước uống cần được chuẩn bị trước khi khởi hành nếu thời gian hành trình dài hơn khoảng thời gian cần cho trâu, bò ăn uống.

4.1.4  Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển

4.1.4.1  Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển cần được thiết kế phù hợp với loài, kích thước, khối lượng, số lượng để đảm bảo an toàn, không gây căng thẳng, khó chịu hoặc chấn thương cho trâu, bò, cụ thể như sau:

a) Đủ chắc chắn để nâng đỡ khối lượng của trâu, bò, không có các chỗ lồi lõm; sàn không trơn trượt, sàn có lỗ phải phẳng;

b) Có độ thông khí tốt ngay cả khi dừng, đỗ phương tiện vận chuyển;

c) Có thể ngăn chặn trâu, bò bị sổng trên đường vận chuyển.

4.1.4.2  Cần có đủ không gian cho trâu, bò thể hiện tập tính bình thường càng nhiều càng tốt. Ví dụ, khoang nhốt cần có đủ chiều cao để trâu, bò đứng; phải đủ rộng để chúng không giẫm, đè lên nhau và có thể đứng thăng bằng khi phương tiện vận chuyển chuyển động.

4.1.4.3  Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển cần phải dễ vệ sinh và được kiểm tra đánh giá khả năng sử dụng tiếp sau mỗi lần vận chuyển. Nếu cần thiết, việc khử trùng cần tuân theo các phương pháp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4.1.4.4  Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển cần được bảo trì tốt và luôn ở trạng thái sẵn sàng.

4.1.4.5  Sàn cần được thiết kế sao cho chất thải ở tầng trên không lọt xuống tầng dưới và không phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển; phải có đệm lót (cát, mùn cưa, rơm ...) hấp thụ chất thải và ngăn trâu, bò trượt ngã.

4.1.5  Thể chất trâu, bò để vận chuyển

4.1.5.1  Trâu, bò cần phải được kiểm tra sức khỏe trước khi vận chuyển. Trong trường hợp phát hiện trâu, bò có biểu hiện bất thường, chúng cần được nhân viên thú y hoặc cơ quan có thẩm quyền về thú y kiểm tra và được đối xử phù hợp, nhân đạo. Trâu, bò không thích hợp đề vận chuyển sẽ không được đưa lên phương tiện vận chuyển ngoại trừ mục đích chữa bệnh. Nếu cần thiết, phải cách ly những con bị bệnh hoặc bị thương với những con bình thường, khỏe mạnh.

4.1.5.2  Trâu, bò sau đây không thích hợp để vận chuyển:

a) Bị ốm, bị chấn thương hoặc mệt mỏi;

b) Không thể đứng do bị thương ở chân;

c) Bị mù cả hai mắt;

d) Không đi được;

đ) Bê/nghé mới sinh có rốn chưa lành;

e) Mang thai ở tháng thứ 10 của thai kỳ, tại thời đim dự kiến vận chuyển;

g) Trâu, bò mẹ mới sinh trong vòng 48 h mà không có con đi cùng;

h) Có thể trạng không phù hợp với điều kiện thời tiết trong quá trình di chuyển.

4.1.5.3  Cần chú ý thêm trong quá trình vận chuyển đối với trâu, bò to lớn hoặc béo phì, quá non hoặc quá già, con hung dữ hoặc dễ bị kích động, con cái ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc đang trong giai đoạn cao điểm cho sữa, con mẹ và con mới sinh và trâu, bò có vết thương chưa lành do mới tiến hành các thủ thuật ngoại khoa như cắt sừng.

4.2  Đưa trâu, bò lên phương tiện vận chuyển

4.2.1  Yêu cầu về cơ sở vật chất

4.2.1.1  Cần phải thiết kế cầu dẫn cho trâu, bò lên/xuống phù hợp với loại phương tiện vận chuyển về kích thước, độ dốc và bề mặt, ví dụ: bề mặt không trơn trượt, không có các phần sắc nhọn có thể gây thương tích cho trâu, bò.

Cần khắc phục các yếu tố có thể làm cho con vật phân tâm và khiến chúng quay đầu như:

a) Bóng phản chiếu trên kim loại sáng bóng hoặc sàn ướt - khắc phục bằng cách di chuyển đèn hoặc thay đổi ánh sáng:

b) Các lối đi tối - khắc phục bằng cách tăng cường đèn và điều chỉnh ánh sáng xuống thấp để không chiếu trực tiếp vào mắt con vật;

c) Các vật thể chuyển động và hoạt động của công nhân hoặc người vận hành - khắc phục bằng cách lắp các tấm chắn kín dọc theo cầu dẫn và đường dẫn;

d) Đường cụt hoặc khúc cua gấp - khắc phục bằng cách tránh, nếu có thể, uốn cong lối đi hoặc tạo một lối đi ảo để làm chệch hướng con vật;

đ) Xích hoặc các vật lỏng lẻo khác treo trên cầu dẫn hoặc trên hàng rào - khắc phục bằng cách tháo chúng ra;

e) Sàn không bằng phẳng hoặc độ thấp sàn giảm đột ngột - khắc phục bằng cách làm thoải để tạo ảo giác về mặt phẳng;

g) Âm thanh rít từ thiết bị khí nén - khắc phục bằng cách lắp bộ giảm thanh hoặc sử dụng thiết bị thủy lực hoặc xả áp ra môi trường bên ngoài cách xa trâu, bò;

h) Tiếng va đập của các vật kim loại - khắc phục bằng cách lắp các thanh chặn cao su trên cổng và các thiết bị khác để giảm thanh;

i) Luồng gió quạt thổi vào mặt con vật - khắc phục bằng cách thay đổi vị trí hoặc thay đổi thiết bị.

4.2.1.2  Chuồng/ô nhốt trâu, bò và cầu dẫn cần phải có đèn với cùng một công suất để thuận tiện cho việc kiểm tra và di chuyển.

4.2.1.3  Cần có hệ thống thông gió để thoát nhiệt do trâu, bò tỏa ra.

4.2.1.4  Yêu cầu thêm về phương tiện vận chuyển

a) Đối với bê/nghé non:

Phương tiện vận chuyển bằng đường bộ và đường thủy cần phải được che chắn để tránh nắng, gió và mưa, có độ thoáng khí tốt để nhiệt độ không tăng quá mức, sạch sẽ và khô rá, có rải đệm lót.

b) Đối với bê/nghé

Trong thời tiết lạnh, cần thực hiện thêm các biện pháp để bảo vệ bê/nghé khỏi bị gió và nhiễm lạnh trong quá trình vận chuyển.

4.2.1.5  Cầu dẫn dành cho trâu, bò và bê/nghé cần phải được thiết kế sao cho không ảnh hưởng đến phúc lợi động vật. Độ dốc cầu dẫn đối với trâu, bò cần không lớn hơn 15° và đối với bê/nghé cần không lớn hơn 12°.

4.2.2  Mật độ trâu, bò

4.2.2.1  Mật độ trâu, bò trong quá trình vận chuyển: theo quy định hiện hành[1], tại Phụ lục A.

4.2.2.2  Giảm bớt mật độ trâu, bò nếu diện tích phương tiện vận chuyển và không gian dành riêng cho con vật không phù hợp theo quy định.

4.2.2.3  Trên phương tiện vận chuyển không để mật độ trâu, bò quá thưa hoặc quá dày vì có thể gây thương tích. Nhìn chung, mật độ quá dày sẽ tạo nguy cơ lớn hơn đối với phúc lợi của động vật. Số lượng trâu, bò trong mỗi chuồng hoặc phương tiện vận chuyển phải phù hợp để bảo đảm an toàn. Các cửa bên trong cần được đóng lại trong quá trình vận chuyển để đảm bảo mật độ trâu, bò được dàn đều và cần được chốt giữ an toàn khi không sử dụng.

4.2.3  Lùa dẫn trâu, bò

4.2.3.1  Chọn cách lùa dẫn để hạn chế sợ hãi tới mức thấp nhất cho trâu, bò. Không được cưỡng ép, xô đẩy, xử lý thô bạo, hét to quá mức hoặc đột ngột di chuyển.

4.2.3.2  Người lùa dẫn cần đảm bảo rằng không có vật dụng nào cản trở việc lùa dẫn trâu, bò. Cần giảm thiểu những yếu tố làm mất tập trung của con vật.

4.2.3.3  Cần cẩn thận khi đưa bê/nghé hoặc con bị thương lên/xuống phương tiện vận chuyển nếu không có cầu dẫn phù hợp.

4.2.3.4  Không được đẩy, kéo tai hoặc đuôi trâu, bò.

4.2.3.5  Công cụ hỗ trợ lùa dẫn

a) Cần cân nhắc kỹ khi sử dụng công cụ hỗ trợ lùa dẫn trâu, bỏ. Sử dụng công cụ hỗ trợ cần phải phù hợp với loài và đặc tính riêng biệt của trâu, bò;

b) Không sử dụng roi điện để lùa dẫn trâu, bò.

4.2.3.6  Lùa dẫn trâu

a) Cần thực hiện tất cả các bước để giảm thiểu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt đến sức khỏe của trâu, đặc biệt khi vận chuyển từ vùng nóng đến vùng mát hơn;

b) Ban ngày nên nhốt trâu ở nơi mát m nếu nhiệt độ môi trường vượt quá 32° C;

c) Nên vận chuyển trâu vào ban đêm khi thời tiết nóng;

d) Khi thời tiết nóng, ẩm, cần phun nước làm mát và cho trâu uống nước;

đ) Nếu trâu bị kích động khi lùa dẫn, vận chuyển hoặc nhốt lâu trên phương tiện vận chuyển, cần phun nước để làm mát và giảm căng thẳng;

e) Những con trâu đực hung hãn cần được tách riêng hoặc cố định bằng dây buộc đầu (hoặc cả hai);

g) Khi dừng phương tiện vận chuyển để nghỉ hoặc tưới nước, nên đỗ phương tiện vận chuyển dưới bóng râm nếu có thể.

4.2.3.7  Lùa dẫn bò

a) Cần đưa bê non rời phương tiện vận chuyển một cách cẩn thận vì chúng có thể chưa phát triển các tập tính bầy đàn và dễ bị mệt mỏi;

b) Bò có bản năng bầy đàn cao nên cần chú ý tập tính này khi lùa dẫn để giảm căng thẳng;

c) Bò đực có sừng cần phải được cắt bỏ đầu sừng chỗ không có mạch đến đoạn có đường kính 3 cm;

d) Không sử dụng chó để hỗ trợ lùa dẫn bê.

4.3  Lưu ý và xử lý trong và sau hành trình

4.3.1  Vận chuyển trong điều kiện thời tiết khác nhau

4.3.1.1  Cần xem xét điều kiện thời tiết khi vận chuyển và nên dừng nghỉ phù hợp để tránh ảnh hưởng thời tiết nóng hoặc lạnh đến sức khỏe trâu, bò.

4.3.1.2  Khi thời tiết quá nóng hoặc ẩm, cần chú ý đến độ thoáng khí của phương tiện vận chuyển, số lượng, vị trí và điều kiện của các điểm dừng đỗ dự kiến, mật độ và tình trạng của trâu, bò.

4.3.1.3  Nên vận chuyển trâu, bò vào các thời điểm mát trong ngày, hạn chế dừng đỗ, nếu phải dừng, nên dừng dưới bóng râm và có các biện pháp làm mát bổ sung.

4.3.1.4  Khi trời lạnh, cần chú ý che phủ mặt trước và hai bên thành phương tiện vận chuyển bằng đường bộ và đường thủy để tránh nhiễm lạnh cho con vật; cho con vật ăn trước khi lên phương tiện vận chuyển; cần tránh vận chuyển khi nhiệt độ môi trường thấp hơn 10°C, cho lên phương tiện vận chuyển khi con vật đang ướt hoặc dừng phương tiện vận chuyển.

4.3.2  Nghỉ ngơi, cung cấp nước uống và thức ăn

4.3.2.1  Trong thời gian chủ động dừng nghỉ, trâu, bò cần được cung cấp các điều kiện sau:

a) Được cho ăn thích hợp nếu thời gian vận chuyển quá 12 h;

b) Có đủ không gian để đi lại.

4.3.2.2  Bên vận chuyển, người trực tiếp tham gia vận chuyển cần linh hoạt khi xác định khoảng thời gian và khoảng cách giữa các điểm dừng nghỉ để có thể đạt được phúc lợi động vật tốt nhất.

4.3.2.3  Cần cân nhắc kỹ thời gian và điều kiện vận chuyển trâu, bò nhiều chặng liên tiếp để giúp chúng duy trì được thể trạng tốt nhất trong hành trình.

4.3.2.4  Trâu, bò cần được cho nghỉ ngơi lâu hơn khi vận chuyển trong thời gian dài.

4.3.2.5  Nếu nghi ngờ có cá thể trâu, bò không đủ sức khỏe để tiếp tục hành trình, cần cho nghĩ ngơi lâu hơn, xin tư vấn từ nhân viên thú y và chăm sóc những con không được vận chuyển.

4.3.2.6  Cần tạo điều kiện cho trâu, bò có thể dễ dàng uống nước ở tư thế bình thường.

4.3.2.7  Trâu, bò cần được đưa xuống khỏi phương tiện vận chuyển tại cơ sở và được cho ăn uống ngay khi đến nơi.

4.3.2.8  Trong thời gian dừng nghỉ, cần quan sát xem chúng có ung nước như nhu cầu bình thường hay không, nếu không, cần thực hiện các biện pháp khuyến khích, cụ thể: đảm bảo trâu, bò có thể tiếp cận nguồn nước (thông qua mật độ thả trâu, bò, kích thước máng và không gian thích hợp); kiểm tra độ đục của nước thông qua quan sát (bằng cách xả nước và giữ cho máng sạch sẽ); bổ sung chất điện giải hoặc rỉ mật đường và cung cấp nước hoặc thức ăn.

4.3.2.9  Đối với trâu, bò trên 6 tháng tuổi đã quá 12 h không được uống nước; bê/nghé non, bê/nghé, trâu, bò đang vắt sữa và trâu, bò cái mang thai khoảng 3 tháng đã quá 8 h không được uống nước cần được quan tâm hơn như: xem xét chúng có đủ điều kiện sức khỏe để đi tiếp không, điều kiện thời tiết bất lợi không xảy ra hoặc hoặc đã được dự báo trước, tăng thêm thời gian nghỉ ngơi trong suốt cuộc hành trình và ở cuối hành trình.

4.3.2.10  Cần đánh giá tình trạng sức khỏe của trâu, bò có phù hợp với hành trình dự kiến hay không, ví dụ: con vật uể oải, tiêu chảy cấp, chấn thương hoặc bị áp xe. Quyết định đưa ra phải dựa trên xem xét sức khỏe của con vật cùng với các phương án lùa dẫn và quản lý phù hợp.

4.3.2.11  Đối với trâu; cần tránh lùa dẫn và vận chuyển trâu cái trong nửa cuối của thai kỳ, vì chúng đặc biệt dễ b sẩy thai nếu bị căng thẳng; không được ngừng cho uống nước quá 8 h nếu trâu mang thai khoảng 3 tháng và chúng cần được cung cấp nước, thức ăn, có không gian để nằm và ngh ngơi trong 8 h trước khi tiếp tục vận chuyển.

Trâu mang thai trên 9 tháng cần phải được vận chuyển như sau: (i) thời gian ngừng cho uống nước không được quá 4 h; (ii) cho trâu ăn, uống ngay trước khi lùa dẫn lên phương tiện vận chuyển và sau khi xuống phương tiện vận chuyển; (iii) cần có không gian đủ rộng trên phương tiện vận chuyển; (iv) tách biệt các nhóm trâu khác.

Cần theo dõi cẩn thận khi cho trâu uống nước sau quá trình vận chuyển. Trâu đang khát có thể uống quá nhiều nước gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Cho trâu ăn và tắm càng sớm càng tốt sau khi đưa chúng rời phương tiện vận chuyển, ngoại trừ trâu được vận chuyển đến cơ sở giết mổ để giết mổ ngay trong vòng 3 h kể từ khi rời phương tiện vận chuyển, tuy nhiên vẫn phải cung cấp nước cho chúng uống.

4.3.2.12  Đối với bò: không được ngừng cho uống nước quá 8 h nếu bò mang thai ở tháng thứ 6 và tháng thứ 7; cần được cung cấp nước, thức ăn, không gian để nằm và nghỉ ngơi 12 h trước khi tiếp tục hành trình.

Bò mang thai trên 8 tháng, trừ bò còn hai tuần tới thời điểm sinh, cần được vận chuyển theo các quy định sau: (i) thời gian ngừng cho uống nước không được quá 4 h; (ii) cho ăn và uống nước ngay trước khi đưa lên và sau khi đưa xuống phương tiện vận chuyển; (iii) cần có không gian đủ rộng trên phương tiện vận chuyển; (iv) cần tách biệt với các nhóm bò khác.

Nên cho bò ăn và tắm ngay sau khi đưa chúng rời phương tiện vận chuyển, ngoại trừ bò được vận chuyển đến cơ sở giết mổ để giết mổ ngay trong vòng 03 h kể từ khi rời phương tiện vận chuyển, tuy nhiên vẫn phải cung cấp nước cho chúng uống;

Cần thận trọng khi cho bò ăn có tươi; cho bò đói ăn có khô hoặc thức ăn khô có thể giảm nguy cơ khó tiêu và ngộ độc. Bê non từ 5 đến 30 ngày tuổi khi vận chuyển mà không có mẹ cần được cho ăn thức ăn lỏng càng sớm càng tốt ngay sau khi rời phương tiện vận chuyển, trừ khi chúng được giết mổ trong vòng 18 h k từ khi bắt đầu vận chuyển.

4.3.2.13  Điều kiện vận chuyển bê/nghé non:

a) Có móng guốc chắc chắn, đế phẳng, không phải là hình củ tròn, không mòn;

b) Dây rốn khô và teo đi, không có màu hồng hoặc đỏ, không sưng phồng.

Bê/nghé nên được vận chuyển trong thời gian ngắn nhất có thể. Nên áp dụng các biện pháp thu gom thích hợp với bê/nghé non từ 5 đến 30 ngày tuổi để rút ngắn thời gian vận chuyển đến điểm cuối cùng. Khi có thể thì nên bán hàng trực tiếp; không nên ký gửi bê/nghé qua các cơ sở kinh doanh không có các điều kiện nuôi dưỡng thích hợp.

4.3.3  Biện pháp kiểm soát dịch bệnh

4.3.3.1  Trâu, bò từ các nguồn gốc khác nhau không nên để lẫn trong cùng một phương tiện vận chuyển và tránh tiếp xúc với nhau tại các điểm dừng nghỉ;

4.3.3.2  Cần giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp giữa các con vật với nhau, tiếp xúc với phân hoặc chất thải.

4.3.3.3  Nếu cần thiết, có thể tiêm vắc-xin cho trâu, bò không vận chuyển với mục đích để giết mổ để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh tại điểm đến cuối cùng.

4.3.3.4  Việc quản lý các loại thuốc dự phòng hoặc điều trị cần phải dưới sự giám sát của nhân viên thú y; phù hợp với các quy định của pháp luật về thủ y và các luật khác có liên quan.

4.4  Đưa trâu, bò xuống và xử lý sau hành trình

4.4.1  Trước khi đưa trâu, bò xuống, người lái xe cần kiểm tra tình trạng của khu vực tiếp nhận và đảm bảo nơi nhốt giữ và nguồn cung cấp nước có sẵn, thích hợp. Khi xem xét bãi tập kết vào ban đêm hoặc nơi tối, cần có đèn pin chiếu sáng thích hợp.

4.4.2  Ngay khi vừa đến nơi, người lùa dẫn động vật cần đưa trâu, bò xuống phương tiện vận chuyển. Việc đưa trâu, bò xuống cần thực hiện cẩn thận, tránh gây tiếng động đột ngột, lớn khiến trâu, bò hoảng sợ. Cần quan tâm đến những con có biểu hiện mệt mỏi sau chuyến đi.

4.4.3  Khu vực nghỉ ngơi tại điểm dừng cuối cùng (nếu có) cần có không gian thích hợp, thoáng gió, tránh được các điều kiện thời tiết bất lợi, có thức ăn và nước uống, có chuồng nhốt trâu, bò bị chấn thương, cần chăm sóc đặc biệt hoặc cách ly con bị bệnh.

4.4.4  Sau khi đến điểm cuối, trâu, bò bị mắc bệnh hoặc bị thương trong hành trình cần phải được điều trị đúng cách hoặc được làm chết nhân đạo càng sớm càng tốt. Những con như vậy cần được đưa xuống cẩn thận, nếu con vật không thể đi hoặc việc đi lại sẽ gây ra đau đớn hơn cho chúng, có thể cần phải tiến hành làm chết nhân đạo ngay trên phương tiện vận chuyển, khi đã đưa hết trâu, bò khỏe mạnh xuống, dưới sự giám sát của nhân viên thú y hoặc người có thẩm quyền.

4.4.5  Phương tiện, vật dụng liên quan đến việc vận chuyển cần được vệ sinh và khử trùng ngay sau khi đã đưa hết trâu, bò ra khỏi phương tiện vận chuyển.

4.4.6  Chất đệm lót, phân, chất thải và xác chết sau hành trình cần được xử lý bằng các biện pháp thực hành vệ sinh tốt theo quy định của pháp luật về thú y để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.

4.5  Quy định về con người liên quan đến quá trình vận chuyển trâu, bò

4.5.1  Số lượng nhân viên cần phải đủ cho các bước của quá trình vận chuyển.

4.5.2  Những người tham gia quá trình vận chuyển trâu, bò cần có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm về phúc lợi động vật liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của họ.

4.6  Quy trình ứng phó khẩn cấp và làm chết nhân đạo

4.6.1  Quy trình ứng phó khẩn cấp

4.6.1.1  Cần có một kế hoạch ứng phó khẩn cấp bao gồm các bước cần thực hiện và ghi rõ người chịu trách nhiệm xử lý các sự cố nghiêm trọng; trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng cần ghi lại và lưu giữ thông tin về sự cố đó.

4.6.1.2  Khi xảy ra sự cố nghiêm trọng làm trì hoãn việc vận chuyển trâu, bò, cần tiến hành quy trình ứng phó khẩn cấp.

4.6.2  Làm chết nhân đạo

4.6.2.1  Việc làm chết nhân đạo nên được thực hiện với sngười có mặt ít nhất và cần giảm thiểu các yếu tố kích động khác.

4.6.2.2  Con vật cần được lùa dẫn cẩn thận và kiềm giữ thích hợp để tránh hoảng sợ không cần thiết. Trong trường hợp con vật có thể đi lại được, cần lùa dẫn con vật di chuyển trên đường dẫn hoặc cầu dẫn.

4.6.2.3  Trâu, bò cần được bắn vào não bằng dụng cụ gây choáng cầm tay hoặc thiết bị gây choáng cố định ở các vị trí kích ngất/gây choáng (tham khảo Phụ lục B), theo tiêu chuẩn loài.

4.6.2.4  Sau khi sử dụng phương pháp làm chết nhân đạo, con vật cần phải được theo dõi trong ít nhất 3 min để đảm bảo rằng nó đã chết hẳn.

4.6.2.5  Để chắc chắn con vật đã chết hẳn, cần quan sát hai hoặc nhiều dấu hiệu sau (bốn dấu hiệu đầu tiên thường hữu ích nhất):

- Mất ý thức và cử động có chủ ý (ch dấu hiệu này thôi là chưa đủ, vì con vật có thể chỉ bị choáng; các cử động không chủ ý có thể xảy ra ở con vật đã chết);

- Không có chuyển động hô hấp nhịp nhàng (chỉ riêng dấu hiệu này là không đủ, vì có thể bị suy hô hấp tạm thời);

- Không có phản xạ “chớp mắt’’ của giác mạc khi chạm vào nhãn cầu;

- Đồng tử giãn tối đa, không phản ứng với ánh sáng;

- Không có phản ứng với các kích thích đau đớn (mặc dù phản xạ không đáng tin cậy);

- Không phát ra âm thanh có chủ đích (con vật có thể thở hổn hển, nhưng điều này khác nhau ở mỗi con vật);

- Không có nhịp tim (người làm chết nhân đạo trâu, bò cần có chuyên môn để phát hiện; nhịp tim có thể tồn tại trong vài phút ở động vật chết não);

- Không có mạch (người làm chết nhân đạo trâu, bò cần có chuyên môn để phát hiện, như nhịp tim);

- Niêm mạc nht nhạt và lốm đốm;

- Trợn mắt, nơi giác mạc trở nên mờ đục, khô và nhăn nheo (khởi phát sau một thời gian, do đó không quan sát thấy ngay lập tức);

- Co cứng (khởi phát sau vài giờ, do đó không quan sát thấy ngay lập tức).

4.6.2.6  Khi quan sát thấy con vật thở nhịp nhàng trở lại, phản xạ giác mạc, phát ra âm thanh hoặc cử động có chủ ý (đó là những dấu hiệu chính cho thấy con vật chỉ bị choáng), cần áp dụng biện pháp đã được phê chuẩn để đảm bảo con vật chết hẳn.

4.6.2.7  Nếu không chắc chắn con vật đã chết hẳn, cần sử dụng ngay biện pháp đã được phê duyệt để đảm bảo cho con vật được chết một cách nhanh chóng và nhân đạo. Nếu cần, sử dụng kỹ thuật tháo tiết hoặc kỹ thuật khác để đảm bảo trâu, bò chết trong tình trạng bất tỉnh.

4.7  Quy định về hồ sơ, tài liệu để vận chuyển trâu, bò

4.7.1  Các giấy tờ kèm theo phương tiện vận chuyển chứng minh trâu, bò cùng nhóm trong suốt hành trình bao gồm: chi tiết về ngày giờ xuất phát, số lượng trâu, bò, chủ sở hữu hoặc người có thẩm quyền chịu trách nhiệm theo dõi và truy xuất.

4.7.2  Các giấy tờ kèm theo để vận chuyển trâu, bò bao gồm:

a) Kế hoạch hành trình và kế hoạch ứng phó khẩn cấp;

b) Ngày, giờ, địa điểm đưa động vật lên và rời phương tiện vận chuyển;

c) Nhận dạng trâu, bò để truy xuất nguồn gốc;

d) Chi tiết về trâu, bò cần được chăm sóc đặc biệt trong quá trình vận chuyển;

đ) Sổ sách ghi lại thời gian nghỉ ngơi, cho ăn và uống nước trong thời gian dừng nghỉ;

e) Số lượng trâu, bò vận chuyển trong mỗi hành trình;

g) Hồ sơ kiểm tra và các nội dung quan trọng hàng ngày, bao gồm: số con mắc bệnh, số con chết; các điểm dừng nghỉ, thời gian; khoảng cách di chuyn; lượng thức ăn, nước uống và lượng tiêu thụ ước tính; thuốc thú y và các vấn đề khác trong suốt hành trình.

4.7.3  Trường hợp cần giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyn động vật, phải tuân theo quy định của pháp luật về thú y[3].

 

Phụ lục A

(Quy định)

Quy định về mật độ trâu, bò trong quá trình vận chuyển

A.1  Vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt

Mật độ trâu, bò trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt được quy định trong Bảng A.1.

Bảng A.1 - Mật độ trâu, bò

Khối lượng sống

Mật độ

kg

m2/con

Dưới 55

Từ 0,30 đến 0,40

Từ 55 đến 110

Từ 0,40 đến 0,70

Từ 110 đến 200

Từ 0,70 đến 0,95

Từ 200 đến 325

Từ 0,95 đến 1,30

Từ 325 đến 550

Từ 1,30 đến 1,60

≥ 550

1,60

Mật độ này có thể thay đổi tùy theo khối lượng, kích thước con vật, điều kiện cơ thể của chúng, điều kiện thời tiết và thời gian của quá trình vận chuyển.

A.2  Vận chuyển bằng đường hàng không

Mật độ trâu, bò trong quá trình vận chuyển bằng đường hàng không được quy định trong Bảng A.2.

Bảng A.2 - Mật độ trâu, bò

Loại động vật

Khối lượng sống

Mật độ

 

kg

m2/con

Bê, nghé

Từ 50 đến 70

0,23

 

> 70

0,28

Trâu, bò

Từ 300 đến 500

0,84

 

> 500

1,27

A.3  Vận chuyển bằng đường biển

Mật độ trâu, bò trong quá trình vận chuyển bằng đường bin được quy định trong Bảng A.3.

Bảng A.3 - Mật độ trâu, bò

Khối lượng sống

Mật độ

kg

m2/con

Từ 200 đến 300

Từ 0,81 đến 1,0575

Từ 300 đến 400

Từ 1,0575 đến 1,305

Từ 400 đến 500

Từ 1,305 đến 1,5525

Từ 500 đến 600

Từ 1,5525 đến 1,8

Từ 600 đến 700

Từ 1,8 đến 2,025

Trâu, bò mang thai được phép tăng thêm 10 % mật độ so với quy định trong bảng.

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Hình vẽ minh họa về phương pháp và vị trí kích ngất/gây choáng đối với trâu, bò

Các Hình vẽ đưa ra trong Phụ lục này nhằm hướng dẫn vị trí kích ngất/gây choáng làm chết nhân đạo đối với trâu, bò bằng phương pháp sử dụng dụng cụ gây choáng cầm tay hoặc thiết bị gây choáng cố định. Sơ đồ chỉ mang tính hướng dẫn và do đó cần lưu ý đến sự khác biệt về giải phẫu của từng cá thể.

Thông thường, dụng cụ gây choáng cầm tay là phương pháp làm chết nhân đạo phù hợp nhất đối với trâu, bỏ. Khoảng cách giữa đầu nòng dụng cụ và con vật từ 10 cm đến 100 cm là phù hợp. Ba điểm ngắm hiệu quả ở đầu gồm: trán, đỉnh đầu và thái dương; trước khi bắn hạt tạo áp, đầu con vật phải được giữ cố định.

Đối với trâu, bò không có sừng hoặc bị cưa sừng (Hình B.1, B.2) thường dùng phương pháp kích ngất/gây choáng trực diện ở trán (vị trí A), thiết bị kích ngất cần được hướng vào điểm giao của 2 đường nối giữa điểm trên gốc tai bên này với đỉnh mắt bên kia. Hướng bắn của thiết bị được nhắm vào hộp sọ thẳng đến tâm của não hoặc tủy sống.

Đối với trâu, bò có sừng (Hình B.3) thường dùng phương pháp kích ngất/gây choáng trực diện ở trán (vị trí A), thiết bị kích ngất cần được hướng vào điểm giao của 2 đường nối tưởng tượng nối giữa mắt bên này với gốc sừng bên kia hoặc vị trí mà sừng thường mọc. Đường bắn của thiết bị cần được nhắm vào hộp sọ hướng đến tâm của não hoặc tùy sống. Đối với phương pháp kích ngất/gây choáng ở đỉnh đầu (vị trí B), trâu, bò được bắn xuyên qua hộp sọ ngay phía sau đế sừng. Đường bắn cần trùng với đường hướng đến mõm con vật.

Vị trí A và B áp dụng dụng cụ gây choáng cầm tay và thiết bị gây choáng cố định có nòng chốt hãm; vị trí C chỉ áp dụng cho dụng cụ gây choáng cầm tay. Đối với bê/nghé mới sinh trong vòng 24h bị chấn thương vùng kín, chỉ áp dụng vị trí A.

CHÚ DẪN:

(A) Vị trí kích ngất/gây choáng trán

(B) Vị trí kích ngất/gây choáng (đỉnh) đầu.

----- là điểm nhắm vào

là hướng nhắm cho các vị trí (kích ngất/gây choáng).

Hình B.1 - Vị trí kích ngất/gây choáng làm chết nhân đạo đối với trâu

CHÚ DN:

(A) Vị trí kích ngất/gây choáng ở trán

(B) Vị trí kích ngất/gây choáng ở (đỉnh) đầu.

----- là điểm nhắm vào

là hướng nhắm cho các vị trí (kích ngất/gây choáng).

Hình B.2 - Vị trí kích ngất/gây choáng làm chết nhân đạo đối với bò không có sừng

CHÚ DN:

(A) là vị trí kích ngắt/gây choáng ở trán;

(B) là vị trí kích ngất/gây choáng ở (đỉnh) đầu;

(C) là vị trí kích ngất/gây choáng ở bên thái dương.

----- là điểm nhắm vào

là hướng nhắm cho các vị trí (kích ngất/gây choáng).

Hình B.3 - Vị trí kích ngất/gây choáng làm chết nhân đạo đối với trâu, bò có sừng

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] QCVN 01-100:2012/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Yêu cầu chung về vệ sinh thú y trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế

[2] Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

[3] Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.

[4] OIE/WOAH - Terrestrial Animal Health Code - 28/06/2019 CHƯƠNG 7.1.

[5] Animal Health Australia (2012), Australian Animal Welfare Standards and Guidelines - Land Transport of Livestock.

[6] TAS 9034-2010, Good Practices for Animal Welfare: Transport of Animals by Land (Thai Agricultural Standard).

[7] Chartered Trading Standards Institute (2021), The welfare of animals during transport (Guide for England).

[8] National Farm Animal Care Council (2013), Canadian Code of Practice for the care and handling of beef cattle.

[9] TCVN 12448:2018, Quản lý phúc lợi động vật - Yêu cầu chung và hướng dẫn các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi