Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13846:2023 Mật ong - Xác định hàm lượng phấn hoa tương đối

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13846:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13846:2023 Mật ong - Xác định hàm lượng phấn hoa tương đối
Số hiệu:TCVN 13846:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:05/09/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13846:2023

MẬT ONG - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PHẤN HOA TƯƠNG ĐỐI

Honey - Determination of relative pollen content

Lời nói đầu

TCVN 13846:2023 được xây dựng trên cơ sở tham khảo DIN 10760:2002 Untersuchung von Honig - Bestimmung der relativen Pollenhäufigkeit;

TCVN 13846:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F18 Đường, mật ong và sn phẩm tinh bột biên soạn, Viên Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MẬT ONG - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PHẤN HOA TƯƠNG ĐỐI

Honey - Determination of relative pollen content

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng phấn hoa tương đối của mật ong.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1

Hàm lượng phấn hoa tương đối (relative pollen content)

Hàm lượng của các loài phấn hoa riêng rẽ tính theo phần trăm của tổng số hạt phấn hoa.

2.2

Phấn ong/lương ong (bee bread)

Phấn hoa được ong dự trữ trong lỗ bánh tổ.

3  Nguyên tắc

Chuẩn bị mẫu thử để kiểm tra các hạt phấn hoa lơ lửng trong mẫu bằng kính hiển vi. Xác định số hạt phấn hoa nhất định và tính tỷ lệ các loài phấn hoa riêng rẽ theo phần trăm của tổng số hạt phấn hoa.

4  Thuốc thử

4.1  Yêu cầu chung

Vì phương pháp được mô tả trong tiêu chuẩn này không phải là phép phân tích, mà là đếm số lượng tế bào thực vật cụ thể (các hạt phấn hoa), nên không có các yêu cầu về độ tinh khiết cụ thể được quy định đối với thuốc thử được sử dụng, trừ nước phải là nước cất. Thuật ngữ “dung dịch” được sử dụng trong tiêu chuẩn này được hiểu là “dung dịch dạng nước”.

4.2  Glycerol gelatin.

5  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và cụ thể như sau:

5.1  Rây, bằng thép không gỉ, cỡ lỗ 0,50 mm.

5.2  Máy ly tâm, có thể ly tâm ở gia tốc 1000 g.

CHÚ THÍCH: Gia tốc ly tâm tương đối, a, được tính theo Công thức (1):

(1)

trong đó:

r  là bán kính ly tâm, bằng khoảng cách từ điểm lắng cặn (đáy ống ly tâm) đến trục quay, tính bằng centimet (cm);

fr  là tốc độ vòng quay, tính bằng vòng trên phút (r/min).

5.3  ng ly tâm hình côn, dung tích danh nghĩa nhỏ nhất là 40 ml.

5.4  Máy lắc ống nghiệm.

5.5  Kính hiển vi, có độ phóng đại từ 320 lần đến 1 000 lần.

5.6  Lam kính, kích thước 76 mm x 26 mm.

5.7  Phiến kính, kích thước 22 mm x 22 mm.

5.8  Bếp điện.

5.9  Pipet Pasteur, bằng nhựa dùng một lần, dung tích danh nghĩa 1 ml.

5.10  Thìa dàn mẫu.

5.11  Buồng đếm phấn hoa.

5.12  Nồi cách thủy, có thể duy trì được nhiệt độ không quá 40 °C.

5.13  Giấy thấm.

6  Lấy mẫu

Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 5261 [1].

Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.

Cần lấy mẫu phòng thử nghiệm đại diện có khối lượng ít nhất 200 g.

7  Cách tiến hành

7.1  Chuẩn bị mẫu thử

7.1.1  Mật ong dạng lỏng hoặc mật ong bị kết tinh không có tạp chất

Đồng hóa mẫu phòng thử nghiệm bằng cách khuấy mạnh (ít nhất 3 min). Cần đảm bảo mẫu càng lẫn ít không khí càng tốt, đặc biệt nếu mẫu được dùng tiếp để xác định hydroxymetylfurfural (HMF).

7.1.2  Mật ong dạng lỏng hoặc mật ong bị kết tinh có tạp chất

Sau khi loại bỏ các tạp chất thô, khuấy mẫu phòng thử nghiệm ở nhiệt độ phòng cho đến khi đồng nhất rồi lọc qua rây (5.1). Dùng thìa trong trường hợp mẫu bị kết tinh.

7.1.3  Mật ong bánh t

Mở nắp vít nếu các lỗ trên bánh tổ vẫn đóng. Dùng rây (5.1), tách toàn bộ mật ong ra khỏi bánh tổ mà không cần làm nóng.

7.2  Chuẩn bị phần mẫu thử

7.2.1  Cân 10 g mẫu thử đã chuẩn bị (xem 7.1) cho vào ống ly tâm (5.3). Thêm 20 ml nước cất lạnh hoặc nước cất ở nhiệt độ không quá 40 °C vào ống để hòa tan mẫu.

Dùng máy ly tâm (5.2) ly tâm dung dịch ở gia tốc 1 000 g trong 10 min, sau đó rót bỏ lớp nổi phía trên và thêm 20 ml nước cất để hòa tan hết các tinh thể đường trong mẫu. Dùng thìa (5.10) hoặc pipet Pasteur (5.9) để khuấy hỗn hợp, khi thực hiện thao tác này để đầu thìa chạm vào đáy ống ly tâm. Sau đó ly tâm ở gia tốc 1 000 g trong 5 min.

Gạn lớp ni phía trên, giữ ống ly tâm nghiêng xuống để chất lỏng còn lại chảy ra giấy thấm (5.13) càng nhiều càng tốt.

Bật nóng bếp điện (5.8) đến 40 °C và hóa lỏng glycerol gelatin (4.2) làm môi trường nhúng bằng cách làm nóng trong nồi cách thủy (5.12) ờ nhiệt độ không quá 40 °C hoặc trên bếp điện. Làm nóng trước các lam kính (5.6) trên bếp điện.

7.2.2  Dùng pipet Pasteur (5.9) khuấy kỹ cặn. Sử dụng pipet để chuyển cặn sang lam kính (5.6) và dàn cặn trên diện tích 22 mm x 22 mm bằng thìa (5.10).

CHÚ THÍCH: 22 mm gần bằng chiều rộng của lam kính và nên đánh dấu diện tích dàn cặn bằng bút chống thấm nước hoặc bằng khuôn.

Đ lam kính trên bếp điện trong tối đa 1 h đến khi lớp cặn khô hoàn toàn.

Sau khi làm nóng sơ bộ phiến kính trên bếp điện, nhỏ một giọt glycerol gelatin lên phiến kính để cố định phấn hoa, sau đó đậy phiến kính lên trên lớp cặn khô, thực hiện thao tác chậm để tránh tạo bọt khí.

Không nhỏ giọt gelatin glycerol trực tiếp lên lớp cặn khô.

Để mẫu trên bếp điện trong 5 min để đảm bảo glycerol gelatin phân bố tốt và phấn hoa trương nở tối đa. Để gelatin đông lại trước khi bắt đầu kiểm tra bằng kính hin vi (5.5).

7.2.3  Có thể thay thế quy trình mô tả trong 7.2.2 như sau: hòa tan lại cặn trong 1 ml nước cất. Dùng pipet khuấy cặn, lấy 0,5 ml và dàn đều lên lam kính. Dàn thêm 0,3 ml và sau đó là 0,2 ml cặn trên các phiến kính riêng rẽ. Sử dụng mẫu cặn thứ nhất (0,5 ml) để phân tích phấn hoa thông thường, mẫu cặn thứ hai (0,3 ml) để phân tích phấn hoa trong trường hợp mật ong giàu phấn hoa và mẫu cặn thứ ba (0,2 ml) để đếm nấm men và đếm phấn hoa trong trường hợp mật ong rất giàu phấn hoa. Quy trình này giúp xác định hàm lượng phấn hoa tuyệt đối.

Quy trình tiếp theo được nêu trong 7.2.2.

7.3  Đếm phấn hoa

Chọn độ phóng đại để đếm số hạt phấn hoa có thể nhìn thấy trong từng trường quan sát. Kiểm tra sơ bộ đ xác định các loài phấn hoa có mặt trong mẫu dựa vào kích thước, hình dạng và màu sắc của hạt phấn. Sau đó, xác định số hạt phấn hoa của các loài thực vật đích bằng cách đếm ít nhất 500 hạt phấn hoa theo từng lượng 100 hạt. Nếu kết quả dao động thì tăng số hạt được đếm. Phân bố các trường quan sát và thống nhất các hướng đếm trên toàn bộ mẫu.

Sử dụng bảng trong Hình 1 đếm số hạt phấn hoa để thu được kết quả đại diện.

Hình 1 - Bảng đếm phấn hoa

Phân bố các điểm dừng đếm càng đồng đều càng tt trên toàn bộ chiều rộng, ở đây là: trên một hàng cặn. Sử dụng buồng đếm (5.11), đếm 100 hạt phấn hoa trong mỗi hàng của năm hàng được phân b đều trên lớp cặn như trong Hình 1 để có tổng số đếm là 500. Để có được tổng số đếm là 1 000, cần chèn thêm năm hàng giữa năm hàng đầu tiên. Không đếm hạt phấn ong.

Khoảng thời gian số lần dừng đếm được thiết lập phụ thuộc vào hàm lượng phấn hoa của mật ong, ở đây là: mật độ của phấn hoa trong mẫu và kích thước trường quan sát của kính hiển vi. Trong trường hợp mật ong rất ít phấn hoa, có thể cần đếm liên tục không dừng.

Với điều kiện số lượng ổn định, chỉ cần đếm 500 hạt phấn hoa. Báo cáo kết quả theo phần trăm.

8  Tính kết quả

Hàm lượng phấn hoa tương đối của loài cây cần xác định có trong mẫu thử, Xp, tính bằng phần trăm (%), theo Công thức (2):

(2)

Trong đó:

A  là số hạt phấn hoa của các loài cây cần xác định;

n  là tổng số hạt phấn hoa.

Để đánh giá sâu hơn về kết quả và cách phân loại mật ong, lấy tổng số đếm hạt phấn hoa trừ đi số hạt phấn hoa của các cây không có mật hoa, trong trường hợp này, hàm lượng phấn hoa tương đối của loài cây cần xác định có trong mẫu thử được tính theo Công thức (3):

(3)

Trong đó:

n’  là số hạt phấn hoa của các loài cây không có mật hoa.

Báo cáo hàm lượng phấn hoa tương đối của các loài cây không có mật hoa theo tổng số đếm hạt phấn hoa.

9  Độ chụm

Chi tiết của phép thử liên phòng thử nghiệm về độ chụm của phương pháp được nêu trong Phụ lục A.

9.1  Giới hạn lặp lại

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm độc lập, đơn lẻ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, trên vật liệu thử giống hệt nhau, trong cùng một phòng thử nghiệm, do cùng một người thực hiện, sử dụng cùng thiết bị, trong cùng một khoảng thời gian ngắn, không quá 5 % các trường hợp lớn hơn giới hạn lặp lại r.

Đối với số đếm 500, các giá trị như sau.

Cây họ cải:

 = 31,9 %

r = 7,80 %

Cây hoa hồng:

 = 24,2 %

r = 5,82 %

Cây phong:

 = 7,8%

r = 5,11 %

Tất cả các loài c ba lá:

 = 5,1 %

r = 2,65 %

Đối với số đếm 1 000, các giá trị như sau:

 

Cây họ cải:

 = 32,6 %

r = 5,19 %

Cây hoa hồng:

 = 24,6 %

r = 8,14 %

Cây phong:

 = 7,6 %

r = 4,21 %

Tất cả các loài c ba lá:

 = 5,5 %

r = 2,24 %

9.2  Giới hạn tái lập

 

 

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử nghiệm riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, trên vật liệu thử giống hệt nhau, do người phân tích khác nhau, sử dụng thiết bị khác nhau, trong một khoảng thời gian ngắn, không được quá 5 % các trường hợp vượt quá giá trị giới hạn tái lập R.

Đối với số đếm 500, các giá trị như sau:

 

Cây họ cải:

 = 31,9 %

R = 10,42 %

Cây hoa hồng:

 = 24,2 %

R = 7,30 %

Cây phong:

 = 7,8%

R = 9,11 %

Tất cả các loài c ba lá:

 = 5,1 %

R = 3,77 %

Đối với số đếm 1 000, các giá trị như sau:

 

Cây họ cải:

 = 32,6 %

R = 8,47 %

Cây hoa hồng:

 = 24,6 %

R = 12,90%

Cây phong.

 = 7,6 %

R = 7,96 %

Tất cả các loài c ba lá:

 = 5,5 %

R = 4,62 %.

10  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải ít nhất bao gồm các thông tin sau:

- mọi thông tin cần thiết đ nhận biết đầy đủ về mẫu thử;

- phương pháp lấy mẫu và ngày lấy mẫu;

- ngày nhận và thử nghiệm mẫu

- phương pháp thử, viện dẫn tiêu chuẩn này;

- hàm lượng phấn hoa tương đối của các loài cây cụ thể, Xp, tính bằng phần trăm;

- mọi điều kiện thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc được xem là tùy chọn, cùng với mọi tình huống bất thường có thể ảnh hưởng đến kết quả;

- kết quả thử nghiệm thu được hoặc nếu kiểm tra độ lặp lại, thì nêu kết quả cuối cùng thu được.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Kết quả phép thử liên phòng thử nghiệm

Phép thử liên phòng thử nghiệm do Ban kỹ thuật Honiguntersuchung thực hiện và được đánh giá như quy định trong TCVN 6910-1 (ISO 5725-1) [2] và TCVN 6910-2 (ISO 5725-2) [3]. Kết quả thống kê được tóm tắt trong Bảng A.1.

Bng A.1 - Kết quả của phép thử liên phòng thử nghiệm

Loại hoặc nhóm phấn hoa

Số đếm tuyệt đối

Trung bình

Số đếm tương đối 3)

Độ lệch chuẩn tái lập

sR

n1)

Trung bình

Giới hạn lặp lại

r

Độ lệch chuẩn lặp lại

sr

Giới hạn tái lập

R

Tất cả các giá trị được tính bằng phần trăm (%)

Cây họ cải (Cruciferae)

Cây họ cải

500

159

31,9

7,80

2,76

10,42

3,68

1 000

326

32,6

5,19

1,83

8,47

2,99

Cây họ Hoa hồng (Rosaceae)

Cây hoa hồng

500

120

24,2

5,82

2,06

7,30

2,58

1 000

241

24,6

8,14

2,88

12,90

4,56

Cây thuộc chi phong (Acer)

Cây phong

500

39

7,8

5,11

1,81

9,11

3,22

1 000

76

7,6

4,21

1,49

7,96

2,81

Cây chi c ba lá (Tri folium), Sen (Lotus)

Tất cả các loài c ba lá

500

25

5,1

2,65

0,94

3,77

1,33

1000

55

5,5

2,24

0,79

4,62

1,63

Các loại phấn hoa khác 2)

500

141

28,2

 

 

 

 

1 000

280

28,0

 

 

 

 

1) Tổng số hạt phấn hoa đếm được: độ biến thiên giảm dần khi số đếm hạt phấn hoa tăng lên.

2) Phép thử liên phòng thử nghiệm phân biệt giữa hai nhóm phần hoa khác nhau, đó là nhóm “không chứa mật hoa” và nhóm “các loại phấn hoa khác”. Các nhóm phức tạp này không được đưa vào dữ liệu độ chụm.

3) T lệ của các loài phấn hoa cụ thể hoặc nhóm phấn hoa càng lớn thì các giá trị giới hạn lặp lại và giới hạn tái lập càng cao.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 5261, Sản phẩm ong - Phương pháp lấy mẫu.

[2] TCVN 6910-1 (ISO 5725-1), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung.

[3] TCVN 6910-1 (ISO 5725-1), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập.

[4] GB/T 23194-2008, Method for the determination of plant pollen in honey

[5] Werner von Der Ohe, Livia Oddo, Maria Piana, Monique Morlot, Peter Martin. “Harmonized methods of melissopalynology”. Apidologie, 2004, 35 (Suppl. 1), pp.S18-S25.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi