Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13701:2023 Giống cây lâm nghiệp - Vườn lưu giữ giống gốc

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13701:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13701:2023 Giống cây lâm nghiệp - Vườn lưu giữ giống gốc
Số hiệu:TCVN 13701:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:05/09/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13701:2023

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - VƯỜN LƯU GIỮ GIỐNG GỐC

Forest tree cultivar - Original Stock archive

Lời nói đầu

TCVN 13701: 2023, do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.

 

GIÔNG CÂY LÂM NGHIỆP - VƯỜN LƯU GIỮ GIỐNG GỐC

Forest tree cultivar - Original stock archive

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với vườn lưu giữ giống gốc nhóm các loài keo (keo lai, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo chịu hạn), nhóm các loài bạch đàn (bạch đàn lai, Bạch đàn uro, Bạch đàn camal), nhóm các loài tràm (Tràm trà, Tràm năm gân, Tràm lá dài, Tràm cajuputi lấy tinh dầu) và Mắc ca đã được công nhận giống.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đi, bổ sung (nếu có):

TCVN 7538-2: 2005 (ISO 10381-2: 2002), Chất lượng đất - Lấy mẫu - Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu;

TCVN 8567: 2010, Chất lượng đất - Phương pháp xác định thành phần cấp hạt;

TCVN 11366-1: 2016, Rừng trồng - Yêu cầu về lập địa - Phần 1: Keo tai tượng và keo lai;

TCVN 11366-2: 2016, Rừng trồng - Yêu cầu lập địa - Phần 2: Bạch đàn lai;

TCVN 11366-3: 2019, Rừng trồng - Yêu cầu lập địa - Phần 3: Keo lá tràm;

TCVN 11366-4: 2019, Rừng trồng - Yêu cầu lập địa - Phần 4: Keo chịu hạn.

3  Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Cây đầu dòng (Original ortet)

Cây được đánh giá và công nhận từ quần thể của một giống cây trồng lâm nghiệp, để cung cấp vật liệu nhân giống vô tính

3.2

Dòng vô tính (Clone)

Các cây được tạo ra bằng phương pháp nhân giống vô tính (nuôi cấy mô, giâm hom, ghép, chiết) từ một cây đầu dòng

3.3

Giống gốc (Original germplasm)

Giống được nhân lần đầu từ cây trội, cây đầu dòng của một số giống đã được công nhận hoặc giống phục tráng (bao gồm: hạt giống, củ giống, rễ, thân, cành, mắt ghép, chồi hoặc mô, cây mô trong bình và cây con) để làm vật liệu nhân giống hoặc xây dựng các vườn giống, rừng giống

3.4

Nhân giống vô tính (Vegetative propagation)

Còn gọi là nhân giống sinh dưỡng

Các phương pháp nhân giống dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm (mitosis)

CHÚ THÍCH: Các phương pháp nhân giống vô tính trong lâm nghiệp gồm: nuôi cấy mô, giâm hom, ghép, chiết.

3.5

Vật liệu nhân giống (Propagation material)

Cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phát triển thành cây mới, được dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.

3.6

Vườn lưu giữ ging gốc (Original stock archive)

Vườn lưu giữ các giống gốc đã được cấp có thẩm quyền công nhận, được trồng đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn này.

4  Yêu cầu kỹ thuật

4.1  Yêu cầu chung

Bảng 1 - Yêu cu chung của vườn lưu giữ giống gốc

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Điều kiện lập địa

Địa điểm xây dựng vườn lưu giữ phải có điều kiện sinh thái phù hợp với loài cây trồng

2. Thiết kế bố trí cây trồng

Cây trồng được bố trí theo khối riêng rẽ, theo từng giống, tối thiểu 10 cây/giống lưu giữ

3. Nguồn gốc giống

Giống đã được công nhận

4. Tình trạng sâu, bệnh hại

Không có dấu hiệu bị sâu, bệnh hại

5. Tỷ lệ sống

Tối thiểu 90% (trong giai đoạn đầu tư)

6. Biển tên giống

Biển tên các giống được đặt ở đầu hàng cây gồm: ký hiệu giống, nguồn gốc của giống, thời gian trồng

7. Hồ sơ vườn lưu giữ

Hồ sơ bao gồm: sơ đồ thiết kế, danh sách các giống, nguồn gốc của giống, ngày trồng, số lượng cây, nhật ký chăm sóc và bón phân

4.2  Yêu cầu cụ thể

4.2.1  Đối với nhóm các loài keo

Bảng 2 - Yêu cầu kỹ thuật cụ thể của vườn lưu giữ giống gốc nhóm các loài keo

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Điều kiện lập địa

Đối với Keo tai tượng

- Khí hậu:

+ Nhiệt độ trung bình năm (°C): từ 19 đến nhỏ hơn 28;

+ Lượng mưa trung bình năm (mm): từ 1 800 đến nhỏ hơn 2 600;

+ Số tháng có lượng mưa lớn hơn 100 mm (tháng): từ 6 đến 9.

- Đất: độ dày tầng đất tối thiểu 50 cm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, thịt nặng đến sét nhẹ và sét trung bình

- Độ cao so với mực nước biển (m): miền Bắc nhỏ hơn 500, miền Trung nhỏ hơn 600, miền Nam nhỏ hơn 700

- Độ dốc (°): nhỏ hơn 25

Đối với Keo lai

- Khí hậu:

+ Nhiệt độ trung bình năm (°C): từ 19 đến nhỏ hơn 30;

+ Lượng mưa trung bình năm (mm): từ 1 400 đến nhỏ hơn 2 900;

+ Số tháng có lượng mưa lớn hơn 100 mm (tháng): từ 4 đến 7.

- Đất: độ dày tầng đất tối thiểu 50 cm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, thịt nặng đến sét nhẹ

- Độ cao so với mực nước biển (m): miền Bắc nhỏ hơn 350, miền Trung nhỏ hơn 500, miền Nam và Tây nguyên nhỏ hơn 500

- Độ dốc (°); nhỏ hơn 20

Đối với Keo lá tràm

- Khí hậu:

+ Nhiệt độ bình trung bình năm (°C): từ 21 đến nhỏ hơn 28;

+ Lượng mưa trung bình năm (mm): từ 1 500 đến nhỏ hơn 2 400;

+ Số tháng có lượng mưa lớn hơn 100 mm (tháng): từ 5 đến 9.

- Đất: độ dày tầng đất tối thiểu 50 cm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, thịt nặng đến sét nhẹ và sét trung bình

- Độ cao so với mực nước bin (m): nhỏ hơn 500

- Độ dốc (°); nhỏ hơn 25

 

Đối với Keo chịu hạn

- Khí hậu:

+ Nhiệt độ trung bình năm (°C); từ 21 đến nh hơn 29;

+ Lượng mưa trung bình năm (mm): từ 1 300 đến nhỏ hơn 2 300;

+ Số tháng có lượng mưa lớn hơn 100 mm (tháng): từ 4 đến 8.

- Độ dốc (°): nhỏ hơn 25

2. Cự ly trồng

Khoảng cách giữa các cây tối thiểu 3 m, khoảng cách giữa các hàng tối thiểu 3 m

3. Kích thước hố

50 cm x 50 cm x 50 cm

4. Phân bón

- Lượng phân bón tối thiểu cho 1 cây: 200 g phân NPK hoặc 500 g phân vi sinh hoặc hữu cơ. Tùy theo độ phì của đất, đặc tính của Giống có thể điều chỉnh mức phân bón cho phù hợp

- Cách bón lót: bón lót toàn bộ phân vào hố

- Cách bón thúc: bón thúc 2 lần kết hợp với chăm sóc

5. Chăm sóc hằng năm

- Năm đầu, chăm sóc 2 lần nếu trồng đầu năm; chăm sóc 1 lần nếu trồng cuối năm;

- Năm thứ 2: chăm sóc 3 lần;

- Năm thứ 3: chăm sóc 2 lần.

- Phòng trừ sâu, bệnh hại hằng năm

6. Thời gian lưu giữ giống

Không quá 15 năm k từ khi trồng

4.2.2  Đối với nhóm các loài bạch đàn

Bảng 3 - Yêu cầu kỹ thuật cụ thể của vườn lưu giữ giống gốc nhóm các loài bạch đàn

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Điều kiện lập địa

- Khí hậu:

+ Nhiệt độ trung bình năm (°C): từ 18 đến nhỏ hơn 28;

+ Lượng mưa trung bình năm (mm): từ 1 400 đến nhỏ hơn 2 200;

+ Số tháng có lượng mưa lớn hơn 100 mm (tháng): từ 4 đến 7.

- Đất: độ dày tầng đất tối thiểu 50 cm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, thịt nặng đến sét nhẹ và sét trung bình

- Độ cao so với mực nước biển (m): miền Bắc nhỏ hơn 600, miền Trung nhỏ hơn 700, miền Nam nhỏ hơn 750

- Độ dốc (°): nhỏ hơn 20

2. Cự ly trồng

Khoảng cách giữa các cây tối thiểu 2 m, khoảng cách giữa các hàng tối thiu 3 m

3. Kích thước hố

50 cm x 50 cm x 50 cm

4. Phân bón

- Lượng phân bón tối thiu cho 1 cây: từ 200 g đến 300 g phân NPK hoặc 500 g phân vi sinh hoặc hữu cơ. Tùy theo độ phì của đất, đặc tính của từng giống có thể điều chỉnh mức phân bón cho phù hợp

- Cách bón lót: bón lót toàn bộ phân vào hố

- Cách bón thúc: bón thúc 2 lần kết hợp với chăm sóc

5. Chăm sóc hằng năm

- Năm đầu, chăm sóc 2 lần nếu trồng đầu năm; chăm sóc 1 lần nếu trồng cuối năm

- Năm thứ 2: chăm sóc 3 lần

- Năm thứ 3: chăm sóc 2 lần

- Phòng trừ sâu, bệnh hại hằng năm

6. Thời gian lưu giữ giống

Không quá 15 năm kể từ khi trồng

4.2.3  Đối với nhóm các giống Mắc ca

Bảng 4 - Yêu cầu kỹ thuật cụ thể của vườn lưu giữ giống gốc nhóm các giống Mắc ca

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Điều kiện lập địa

- Khí hậu;

+ Nhiệt độ trung bình năm (°C): từ 15 đến nh hơn 25;

+ Lượng mưa trung bình năm (mm): từ 1 600 mm đến nhỏ hơn 2 500 mm.

+ Số tháng có lượng mưa lớn hơn 100 mm (tháng): từ 6 đến 8

+ Mưa phùn thời điểm ra hoa: không có

- Đất: độ dày tầng đất lớn hơn 70 cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình; khả năng thoát nước tốt, giàu hữu cơ; có vành đai bảo vệ (cây chắn gió hoặc địa hình hướng ngược với chiều gió bão thịnh hành).

- Độ cao so với mực nước biển (m); từ 50 đến 1 200

- Độ dốc (°): nhỏ hơn 15

2. Cự ly trồng

Khoảng cách giữa các cây tối thiểu 6 m, khoảng cách giữa các hàng tối thiểu 6 m

3. Kích thước hố

60 cm x 60 cm x 60 cm

4. Phân bón

Bón từ 30 kg đến 50 kg phân chuồng hoai hoặc 1 kg đến 3 kg phân vi sinh, 500 g phân NPK và 300 g vôi bột được trộn đều với đất mặt.

5. Chăm sóc hằng năm

- Nếu trồng xong không có mưa thì tưới ẩm ít nhất trong 20 ngày để cây phục hồi và ra lộc non; trong 2 tháng tiếp theo tưới cây 1 tuần 1 lần

- Xới xáo, làm cỏ, phá váng xung quanh gốc cây từ 0,8 m đến 1 m; mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần

- Bón thúc ở giai đoạn cây non (từ 1- 6 tuổi), bón thúc khi cây trồng được 2 năm tuổi trở lên bằng phân chuồng hoai kết hợp NPK và vôi bột

- Bón thúc ở giai đoạn cây trưởng thành (từ năm thứ 7 tr đi)

- Tưới nước nước đủ vào mùa khô

- Phòng trừ sâu, bệnh hại: quét vôi xung quanh gốc cây mỗi năm 2 lần

- Tỉa cành tạo tán: tỉa cành táo tán thực hiện ở 3 năm đầu; giai đoạn cây khép tán (khoảng 7 tuổi trở lên) cần xén mép tán và tỉa cành tạo cây như hình tháp.

6. Thời gian lưu giữ giống

Không quá 30 năm kể từ khi trồng

4.2.4  Đối với nhóm các loài tràm

Bảng 5 - Yêu cầu kỹ thuật cụ thể của vườn lưu giữ giống gốc nhóm các loài tràm

Chỉ tiêu

Yêu cầu

1. Điều kiện lập địa

- Khí hậu:

+ Nhiệt độ trung bình năm (°C): từ 22 đến 27;

+ Lượng mưa trung bình năm (mm): từ 1.900 đến 2.600;

+ Số tháng có lượng mưa lớn hơn 100 mm (tháng): từ 5 đến 6.

- Thành phần cơ giới của đất:

+ Đối với tràm trà và tràm năm gân: thịt nhẹ, thịt pha cát, pha cát;

+ Đối với tràm lá dài, tràm cajuputi lấy tinh dầu: sét trung bình đến sét nặng (ngập nước từ 4 đến 5 tháng trong năm); cát đến thịt nặng (bán ngập theo mùa); thịt nặng đến sét nhẹ, cát đến cát pha.

- Độ cao so với mực nước biển:

+ Đối với tràm năm gân: nhỏ hơn 500 m;

+ Đối với tràm trà, tràm cajuputi: từ 50 đến 100 m;

+ Đối với tràm lá dài: nhỏ hơn 200 m.

- Độ dốc (°): nhỏ hơn 15°

2. Cự ly trồng

- Tràm lá dài, tràm năm gân: khoảng cách giữa các cây tối thiểu 1 m, khoảng cách giữa các hàng tối thiểu 1 m

- Tràm trà, tràm cajuputi: khoảng cách giữa các cây tối thiểu 0,6 m, khoảng cách giữa các hàng tối thiểu 1 m

3. Kích thước hố

30 cm x 30 cm x 30 cm

4. Phân bón

- Lượng phân bón tối thiểu cho 1 cây: 200 g phân NPK hoặc 500 g phân vi sinh hoặc hữu cơ. Tùy theo độ phì của đất, đặc tính của Giống có thể điều chỉnh mức phân bón cho phù hợp.

- Cách bón lót: Bón lót toàn bộ phân vào hố

- Cách bón thúc: Bón thúc 2 lần kết hợp với chăm sóc

5. Chăm sóc hằng năm

- Năm đầu, chăm sóc 2 lần nếu trồng đầu năm; chăm sóc 1 lần nếu trồng cuối năm;

- Năm thứ 2: chăm sóc 3 lần;

- Năm thứ 3: chăm sóc 2 lần.

- Phòng trừ sâu, bệnh hại hằng năm

6. Thời gian lưu giữ giống

- Đối với Tràm trà: không quá 7 năm kể từ khi trồng

- Đối với Tràm năm gân và Tràm lá dài, Tràm cajuputi: không quá 15 năm kể từ khi trồng.

5  Phương pháp xác định các chỉ tiêu

Bảng 6 - Phương pháp xác định các chỉ tiêu

Chỉ tiêu

Phương pháp xác định

1. Nhiệt độ trung bình năm (°C)

Căn cứ số liệu tại trạm khí tượng thủy văn gần nhất nơi gây trồng trong thời gian 3 năm

2. Lượng mưa trung bình năm (mm)

Căn cứ số liệu tại trạm khí tượng thủy văn gần nhất nơi gây trồng trong thời gian 3 năm

3. Số tháng có lượng mưa lớn hơn 100 mm (tháng)

Căn cứ số liệu tại trạm khí tượng thủy văn gần nhất nơi gây trồng trong thời gian 3 năm

4. Độ dày tầng đất (cm)

Chọn vị trí đại diện, đào 01 phẫu diện, đo trực tiếp bằng thước

5. Thành phần cơ giới

Theo bản đồ thổ nhưỡng và dữ liệu hồ sơ đã có về thành phần cơ giới đất của khu vực, kết hợp kiểm tra trực tiếp tại hiện trường vườn lưu giữ giống gốc.

Trường hợp chưa xác định được sẽ lấy mẫu đất phân tích:

- Phương pháp lấy mẫu đất theo TCVN 7538-2: 2005 (ISO 10381-2:2002);

- Phương pháp xác định thành phần cơ giới đất theo TCVN 8567: 2010.

6. Độ cao so với mực nước biển (m)

Sử dụng GPS cầm tay kết hợp bản đồ địa hình

7. Độ dốc (°)

Sử dụng thiết bị đo độ dốc chuyên dùng với sai số không quá 1%, đo ngẫu nhiên tại ít nhất 03 điểm trong vườn.

8. Thiết kế bố trí cây trồng

Quan sát, đối chiếu sơ đồ thiết kế và thực tế tại hiện trường vườn

9. Cự ly trồng

Kiểm tra hồ sơ thiết kế và tại hiện trường vườn: lựa chọn 3 hàng, sử dụng thước đo, đo cự ly của 4 cây liên tiếp giữa hàng trong mỗi hàng đã chọn.

10. Kích thước hố

Dùng thước dây đo trực tiếp tại hiện trường vườn

11. Bón phân

Xác định qua hồ sơ/nhật ký xây dựng, thiết kế và kiểm tra tại hiện trường vườn

12. Chăm sóc

Xác định qua hồ sơ/nhật ký xây dựng, thiết kế và kiểm tra tại hiện trường vườn

13. Thời gian lưu giữ giống

Xác định qua hồ sơ/nhật ký xây dựng, thiết kế và kiểm tra tại hiện trường vườn

14. Nguồn gốc giống

Xác định qua hồ sơ/nhật ký xây dựng vườn lưu giữ; hoặc dùng chỉ thị phân tử để đánh giá nguồn gốc giống.

15. Tình trạng sâu, bệnh hại

Quan sát trực tiếp tại hiện trường vườn

16. Tỷ lệ sống

Đếm số cây sống

Tính theo công thức: Tỷ lệ sống = số cây hiện tại/số cây trồng ban đầu x 100%

17. Biển tên giống

Quan sát trực tiếp tại hiện trường vườn và xác định qua hồ sơ xây dựng, thiết kế

18. Hồ sơ vườn lưu giữ

Quan sát trực tiếp tại hiện trường vườn, kiểm tra đối chiếu với hồ sơ vườn.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Việt Cường (2010). Nghiên cứu lai tạo giống một số loài bạch đàn, keo, tràm, thông. Báo cáo kết quả đề tài giai đoạn 2006 - 2010

[2]. Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế hạt cây mắc ca, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn, số 3697/QĐ-BNN_TCLN Hà nội ngày 24/9/2018

[3]. Tiêu chuẩn ngành 04TCN 145: 2006 - Quy trình kỹ thuật trồng rừng tràm lá dài

[4]. TCVN 8757: 2012, Vườn giống - Yêu cầu kỹ thuật

[5]. TCVN 8927: 2013, Phòng trừ sâu hại cây rừng - Hướng dẫn chung

[6]. TCVN 8928: 2013, Phòng trừ bệnh hại cây rừng - Hướng dẫn chung

[7]. TCVN 8761-1: 2017, Giống cây lâm nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 1: Nhóm loài cây lấy gỗ

[8]. TCVN 8757: 2018, Giống cây lâm nghiệp - Vườn giống

[9]. TCVN 8760-2: 2021, Giống cây lâm nghiệp - Vườn cây đầu dòng - Phần 2: Các loài cây lâm sản ngoài gỗ thân gỗ lấy quả, lấy hạt

[10]. Quyết định 5105/QĐ-BNNPTNT ngày 16 tháng 12 năm 2020 Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động khoa học và công nghệ lĩnh vực Lâm nghiệp

[11]. Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận ging và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

[12]. Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi