Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13562-5:2022 Lợn giống bản địa - Phần 5: Lợn Sóc

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13562-5:2022

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13562-5:2022 Lợn giống bản địa - Phần 5: Lợn Sóc
Số hiệu:TCVN 13562-5:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:01/12/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13562-5:2022

LỢN GIỐNG BẢN ĐỊA - PHẦN 5: LỢN SÓC

Indigenous breeding pigs - Part 5: Soc pig

Lời nói đầu

TCVN 13562-5:2022 do Viện Chăn nuôi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13562:2022 - Lợn giống bản địa gồm các phần:

- TCVN 13562-1:2022, Phần 1: Lợn Móng Cái

- TCVN 13562-2:2022, Phần 2: Lợn Mường Khương

- TCVN 13562-3:2022, Phần 3: Lợn Lũng Phù

- TCVN 13562-4:2022, Phần 4: Lợn Vân Pa

- TCVN 13562-5:2022, Phần 5: Lợn Sóc

 

LỢN GIỐNG BẢN ĐỊA - PHẦN 5: LỢN SÓC

Indigenous breeding pigs - Part 5: Soc pig

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với lợn Sóc nuôi để làm giống.

2  Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này.

TCVN 13474-3:2022: Quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi - Phần 3: Giống lợn.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1

Lợn giống bản địa (Indigenous Pigs)

Là những giống lợn được hình thành và tồn tại địa bàn nhất định trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội ch nghĩa Việt Nam.

3.2

Lợn đực hậu bị (Young boar)

Lợn đực được kiểm tra năng suất cá thể, chọn giữ lại để khai thác tinh hoặc giao phối trực tiếp.

3.3

Lợn cái hậu bị (Gilt)

Lợn cái được kiểm tra năng suất cá thể, chọn giữ lại để sử dụng làm nái sinh sản.

3.4

Lợn nái (Sow)

Lợn cái đã đẻ tối thiểu một lứa.

4  Các yêu cầu

4.1  Ngoại hình

Các đặc điểm ngoại hình (tại thời điểm 8 tháng tuổi) phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong Bảng 1. Phụ lục A đưa ra hình minh họa về đặc điểm ngoại hình của giống lợn Sóc.

Bảng 1 - Đặc điểm ngoại hình lợn Sóc (tại thời điểm 8 tháng tuổi)

Chỉ tiêu

Đặc điểm đặc trưng

Hình dáng

Thân hình cân đối, tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn; đu nhỏ, mõm dài, mặt thẳng; cổ ngắn, vai thon; tai nhỏ, dày và chĩa thẳng về phía trước.

Lưng thẳng; bụng không chạm đất; mông vai bằng nhau; đuôi dài, gốc đuôi nhỏ.

Chân nhỏ, thon và cao; móng chân tròn, khít; đi bằng ngón.

Màu sắc lông, da

Toàn thân có lông và da màu đen; lông dày và dài, chắc khỏe, lưng có bờm dựng đứng, lông có màu đen tuyền, đem xám hoặc sọc dưa; da dày, xù xì và mốc.

Lợn giống để sinh sản

+ Đối với lợn đực giống; Dương vật phát triển bình thường, dịch hoàn cân đối.

+ Đối với lợn cái: Có ≥ 10 vú, các núm vú đều, nổi rõ, không có vú kẹ, vú lép.

4.2  Các chỉ tiêu kỹ thuật

4.2.1  Lợn đực giống

4.2.1.1  Lợn đực hậu bị

Các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị (từ 60 đến 240 ngày tuổi) được nêu trong Bảng 2. 6

Bảng 2 - Khả năng sinh trưởng của lợn đực hậu bị

Ch tiêu

Mức yêu cầu

1. Khả năng tăng khối lượng trung bình trong c giai đoạn, g/ngày, không nhỏ hơn

280

2. Tiêu tốn thức ăn trên kilogam tăng khối lượng, kg, không lớn hơn

5,5

3. Độ dày mỡ lưng (đo ở vị trí P2), mm, không lớn hơn

20

4.2.1.2  Lợn đực khai thác tinh

Các ch tiêu về năng suất, chất lượng tinh dịch của lợn đực khai thác tinh được nêu trong Bảng 3.

Bảng 3 - Năng suất, chất lượng tinh dịch của lợn đực khai thác tinh

Chỉ tiêu

Mức yêu cầu

1. Thể tích tinh/lần xuất tinh, ml, không nhỏ hơn

110

2. Hoạt lực tinh trùng, %, không nhỏ hơn

70

3. Nồng độ tinh trùng, tinh trùng/ml, không nhỏ hơn

200 x 108

4. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình, %, không lớn hơn

15

5. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần xuất tinh, không nhỏ hơn

15 x 109

4.2.1.3  Lợn đực phối trực tiếp

Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn đực phối trực tiếp được nêu trong Bảng 4.

Bàng 4 - Năng suất sinh sản của lợn đực phối trực tiếp

Chỉ tiêu

Mức yêu cầu

1. Tỷ lệ thụ thai, %, không nhỏ hơn

85,0

2. Số con đẻ ra còn sng/lứa, không nhỏ hơn

7,0

3. Khối lượng trung bình lợn con sơ sinh, kg, không nhỏ hơn

0,4

4.2.2  Lợn cái giống

4.2.2.1  Lợn cái hậu bị

Các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của lợn cái hậu bị (từ 60 đến 240 ngày tuổi) được nêu trong Bảng 5.

Bảng 5 - Khả năng sinh trưởng của lợn cái hậu bị

Chỉ tiêu

Mức yêu cầu

1. Khả năng tăng khối lượng, g/ngày, không nhỏ hơn

250

2. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, kg, không lớn hơn

5,5

4.2.2.2  Lợn nái

Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái được nêu trong Bng 6.

Bảng 6 - Năng suất sinh sản của lợn nái

Ch tiêu

Mức yêu cầu

1. Tuổi đẻ lứa đầu, ngày, không lớn hơn

365

2. Số con đẻ ra còn sống/ổ, không nhỏ hơn

7,0

3. Số con cai sữa/nái/năm, không nhỏ hơn

10

4. Khối lưng toàn ổ lúc sơ sinh, kg, không nhỏ hơn

3,5

5  Phương pháp xác định

Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định ở mục 4.2 tại TCVN 13474-3:2022: Quy trình khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi - Phần 3: Giống lợn. 8

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Minh họa đặc điểm ngoại hình của giống lợn Sóc tại thời điểm 8 tháng tuổi

Hình A.1 - Minh họa đặc điểm ngoại hình Lợn đực Sóc

Hình A.2 - Minh họa đặc điểm ngoại hình Lợn cái Sóc

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1 ] TCVN 9111:2011, Lợn giống ngoại - Yêu cầu kỹ thuật.

[2] TCVN 9713:2013, Lợn giống nội- Yêu cầu kỹ thuật.

[3] TCVN 11910:2018, Quy trình giám định, bình tuyển lợn giống.

[4] Lê Thị Biên, Phạm Sỹ Tiệp và Võ Văn Sự (2006). Kỹ thuật chăn nuôi một số động vật quý hiếm, NXB, Lao động-Xã hội, 2006. Tr.77-85

[5] Trương Tấn Khanh (2013). Bảo tồn và khai thác nguồn gen lợn Sóc Tây Nguyên. Chuyên khảo Bảo tồn và Khai thác nguồn gen vật nuôi Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội, 2013. Tr. 134 -138.

[6] Đậu Thế Năm (2011). Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn Sóc cho đồng bào Êđê tại tnh Đắk Lắk. Báo cáo Tổng kết đề tài thuộc Dự án KHCN vốn vay ADB. Hà Nội, 2011.

[7] Trịnh Phú Ngọc (2016). Khai thác và phát triển nguồn gen lợn đặc sản: lợn Mường Khương, Mán và Sóc. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen vật nuôi, Bộ Khoa học và Công nghệ. Hà Nội, 2016.

[8] Cao Đình Tuấn, Phạm Sỹ Tiệp, Trịnh Phú Cử, Nguyễn Thị Oanh, Đào thị Bình An (2019). Kết quả điều tra thực trạng tình hình chăn nuôi lợn Lũng Pù tại Hà Giang, Vân Pa tại Quảng Trị và lợn Sóc tại Đắc Lắc. Hà Nội, 2019.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi