Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-4:2023 Giống cây nông nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 4: Giống bưởi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13381-4:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-4:2023 Giống cây nông nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng - Phần 4: Giống bưởi
Số hiệu:TCVN 13381-4:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:13/11/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13381-4:2023

GIỐNG CÂY NÔNG NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG PHẦN 4: GIỐNG BƯỞI

Agricultural crop varieties - Testing for value of cultivation and use Part 4: Pummelo varieties

Lời nói đầu

TCVN 13381-4:2023 do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13381 Giống cây nông nghiệp - Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng gồm các phần:

- Phần 1: Giống lúa

- Phần 2: Giống ngô

- Phần 3: Giống cam

- Phần 4: Giống bưởi

- Phần 5: Giống chuối

- Phần 6: Giống cà phê

 

GIỐNG CÂY NÔNG NGHIỆP - KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG PHẦN 4: GIỐNG BƯỞI

Agricultural crop varieties - Testing for value of cultivation and use Part 4: Pummelo varieties

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) của các giống thuộc loài bưởi (Citrus grandis); phương pháp khảo nghiệm VCU; yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm VCU.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn áp dụng tiêu chuẩn này gồm:

TCVN 4594:1988 (ST SEV 3450 - 81), Đồ hộp - Phương pháp xác định đường tổng số, đường khử và tinh bột

TCVN 6427-1:1998 (ISO 6557/1:1986), Rau, quả và các sản phẩm rau quả - Xác định hàm lượng axit ascorbic - Phần 1: Phương pháp chuẩn

TCVN 6427-2:1998 (ISO 6557/2:1984), Rau, quả và các sản phẩm rau qu - Xác định hàm lượng axit ascorbic - Phần 2: Phương pháp thông dụng

TCVN 5483:1991 (ISO 750 - 1981), Sản phẩm rau, quả - Xác định độ axít chuẩn độ được

TCVN 7771:2007 (ISO 2173:2003), Sản phẩm rau, quả - Xác đnh chất rắn hòa tan - Phương pháp khúc xạ

TCVN 8977:2011 (EN 14130:2003), Thực phẩm - Xác định vitamin C bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Khảo nghiệm có kiểm soát (Controlled test)

Khảo nghiệm được tiến hành trong môi trường nhân tạo để giống cây trồng thể hiện đầy đủ đặc tính chống chịu sinh vật gây hại, điều kiện bất thuận.

3.2

Khảo nghiệm diện hẹp (Replicated field test)

Khảo nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng, diện tích ô nhỏ, có lặp lại.

3.3

Khảo nghiệm diện rộng (On-farm test)

Khảo nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng, diện tích ô lớn, không lặp lại.

3.4

Đất mặn (Saline soil/Salty soil)

Đất có độ dẫn điện (EC) lớn hơn 2 dS/m hoặc nồng độ muối hòa tan lớn hơn 1,28 %0.

3.5

Đất phèn (Acid sulfate soils)

Đất có chỉ số pHKCl nhỏ hơn 3,5 và hàm lượng lưu huỳnh (S) lớn hơn 0,75 %.

3.6

Độ chín sinh lý quả (Physiological maturity of fruit)

Thời điểm hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số - TSS (độ Brix) của quả đạt tối đa.

4  Yêu cầu về giá trị canh tác và giá trị sử dụng

Yêu cầu về giá trị canh tác và giá trị sử dụng của các giống bưởi được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu về giá trị canh tác và giá trị sử dụng

Chỉ tiêu

Đơn vị tính/ trạng thái biểu hiện

Yêu cầu

I. Các chỉ tiêu bắt buộc khảo nghiệm và yêu cầu mức giới hạn

 

 

1. Năng suất

Tấn/ha

> 7

2. Số lượng hạt trên quả

Hạt/quả

≤ 90

3. Hàm lượng axit tổng số

%

≤ 0,7

4. Hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số - TSS (độ Brix)

%

≥ 8

II. Các chỉ tiêu bắt buộc khảo nghiệm và không yêu cầu mức giới hạn

 

 

1. Tỷ lệ phần ăn được

%

Không quy định

2. Hàm lượng vitamin C

mg/100g

Không quy định

3. Đường kính của lõi quả

mm

Không quy định

4. Hàm lượng đường tổng số

%

Không quy định

5. Độ dày vỏ quả

mm

Không quy định

6. Hình dạng quả

Xem phụ lục A.1

Không quy định

7. Màu sắc vỏ quả

Xem phụ lục A.2

Không quy định

8. Màu sắc thịt quả

Xem phụ lục A.3

Không quy định

9. Mức độ dễ tách rời vách múi với thịt quả

- Dễ

- Trung bình

- Khó

Không quy định

10. Độ ráo của tép bưởi

- Ướt

- Ráo

- Khô

Không quy định

11. Sự liên kết của các tép quả

- Yếu

- Trung bình

- Chặt

Không quy định

12. Độ dai của vách múi

- Ít

- Trung bình

- Dai

Không quy định

13. Hương

 

Không quy định

14. Vị

-

Không quy định

15. Thời điểm thu hoạch trong năm

-

Không quy định

16. Khả năng chống chịu bệnh loét do vi khuẩn Xanthomonas campestris

Cấp bệnh

Không quy định

17. Khả năng chống chịu bệnh chảy gôm do nấm Phytophthora nicotianae hoặc Phytophthora citrophthora

Cấp bệnh

Không quy định

18. Khả năng chống chịu bệnh Greening do vi khuẩn Liberobacter asiaticum

Cấp bệnh

Không quy định

III. Một số chỉ tiêu tự nguyện khảo nghiệm

 

 

1. Khả năng chống chịu hạn

Cấp chịu hạn

Không quy định

2. Khả năng chống chịu ngập úng

Cấp chịu ngập

Không quy định

3. Khả năng chống chịu mặn

Cấp chịu mặn

Không quy định

4. Khả năng chống chịu phèn

Cấp chịu phèn

Không quy định

5  Phương pháp khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng

Phương pháp khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (VCU) bao gồm phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát và khảo nghiệm đồng ruộng. Khảo nghiệm đồng ruộng bao gồm khảo nghiệm diện hẹp và khảo nghiệm diện rộng.

5.1  Khảo nghiệm có kiểm soát

Khảo nghiệm có kim soát được sử dụng để đánh giá khả năng chống chịu của giống đối với bệnh do sinh vật gây hại gây ra và đối với một số điều kiện bất thuận (hạn, ngập, mặn, phèn).

5.1.1  Yêu cầu chung

5.1.1.1  Vùng khảo nghiệm

Thực hiện tại một vùng duy nhất trong số các vùng quy định tại mục 5.2.1.1.

5.1.1.2  Địa điểm khảo nghiệm

Thực hiện tại một điểm duy nhất trong vùng được chọn.

5.1.1.3  Số vụ khảo nghiệm

Thực hiện tối thiểu một đợt khảo nghiệm.

5.1.1.4  Bố trí khảo nghiệm

Khảo nghiệm được tiến hành trong nhà kính hoặc nhà lưới, bố trí theo kiểu tuần tự, nhắc lại ba lần, mỗi lần nhắc tối thiểu 10 cây.

5.1.1.5  Cây giống khảo nghiệm

Cây sử dụng trong khảo nghiệm:

+ Là cây ghép hoặc cành chiết/cành giâm đối với khảo nghiệm quy định tại 5.1.2; 5.1.3; 5.1.4.

+ Là cành chiết/cành giâm đối với khảo nghiệm quy định tại 5.1.5; 5.1.6; 5.1.7; 5.1.8.

Tiến hành khảo nghiệm khi cây giống đạt đường kính thân tại vị trí cách mặt bầu 20 cm đạt tối thiểu 0,8 cm; có tối thiểu hai cành cấp 1; các chỉ tiêu chất lượng khác phải đạt yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành.

5.1.2  Đánh giá khả năng chống chịu bệnh loét do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri

5.1.2.1  Tiến hành khảo nghiệm

a) Trồng và chăm sóc

Dụng cụ trồng cây (túi bầu, xô, chậu, ô xi măng...) có kích thước phù hợp với kích thước của cây, đảm bảo cho bộ rễ không phát triển đến sát đáy và thành của dụng cụ; mỗi dụng cụ trồng một cây.

Chăm sóc cây theo quy trình do tổ chức, cá nhân yêu cầu khảo nghiệm biên soạn, phù hợp với đặc tính của giống bưởi khảo nghiệm. Trong thời gian khảo nghiệm không được sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ bệnh nào. Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ các đối tượng sinh vật hại khác như sâu hại, c dại thì thuốc được lựa chọn phải đảm bảo không tác động đến vi khuẩn gây bệnh loét và phải ghi nhật ký sử dụng.

b) Nguồn vi khuẩn

Nguồn vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri được thu thập tại các vùng đại diện và nuôi cấy trên môi trường King'B (xem phụ lục B.1) hoặc các môi trường phù hợp khác. Vi khuẩn được làm thuần bằng cách cấy truyền từ một khuẩn lạc riêng lẻ sang một đĩa môi trường khác, định danh đến loài bằng kỹ thuật sinh học phân tử PCR.

c) Chuẩn bị dịch cấy vi khuẩn

Sau khi nuôi cấy và làm thun, vi khuẩn tiếp tục được nuôi cấy trên môi trường Nutrient Agar (xem phụ lục B.2) và điều chỉnh dịch khuẩn đến nồng độ từ 106 đến 108 CFU/ml.

d) Lây nhiễm nhân tạo

Có thể sử dụng các phương pháp phù hợp để lây nhiễm khi cây có ít nhất một đợt lộc mới từ 15 đến 20 ngày tuổi. Phương pháp phổ biến nhất như sau: Cây được tưới nước và che phủ bằng tấm polythene trong 24 giờ trước khi lây nhiễm. Phun dịch cấy vi khuẩn kết hợp Tween 20 (0,1 %) lên toàn bộ tán cây và mặt dưới của lá. Các cây lây bệnh được che phủ bằng tấm polythene trong 2 giờ. Giữ cây trong điều kiện nhiệt độ ổn định từ 26 °C đến 28 °C, độ ẩm tương đối lớn hơn 90 %, thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày. Duy trì điều kiện này trong vòng 3 ngày sau khi lây nhiễm. Cây đối chứng phun nước cất.

Hình 1 - Triệu chứng vết bệnh loét trên lá bưởi

e) Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

+ Tỷ lệ diện tích lá bị bệnh (%): xác định tại thời điểm bệnh đã ổn định. Quan sát toàn bộ lá trên tất cả các cây khảo nghiệm và ghi nhận phần trăm diện tích lá bị bệnh so với diện tích bề mặt lá tại thời điểm 24 ngày sau lây nhiễm. Tham khảo vết bệnh điển hình tại Hình 1.

Tính tỷ lệ diện tích lá bị bệnh trung bình, Xi, bằng phần trăm (%) theo Công thức (1):

(1)

trong đó:

ni  là phần trăm (%) diện tích lá bị bệnh của lá thứ i;

N  là tổng số lá điều tra.

+ Phân cấp bệnh và mức độ chống chịu bệnh theo tỷ lệ diện tích lá bị bệnh (Bảng 2) tại thời điểm 24 ngày sau lây nhiễm.

Bảng 2 - Phân cấp mức độ chống chịu bệnh loét

Cấp bệnh

Tỷ lệ diện tích lá bị bệnh (%)

Mức độ chống chịu

0

0

Kháng cao (HR)

1

Lớn hơn 0 đến 5

Kháng (R)

2

Lớn hơn 5 đến 10

Kháng trung bình (MR)

3

Lớn hơn 10 đến 15

Nhiễm trung bình (MS)

4

Lớn hơn 15 đến 25

Nhiễm (S)

5

Lớn hơn 25

Nhiễm nặng (HS)

5.1.2.2  Kết luận khảo nghiệm

Kết luận rõ mức độ chống chịu của giống.

5.1.3  Đánh giá khả năng chống chịu bệnh chảy gôm do nấm Phytophthora nicotianae hoặc Phytophthora citrophthora

5.1.3.1  Tiến hành khảo nghiệm

a) Trồng và chăm sóc

Dụng cụ trồng cây (túi bầu, xô, chậu, ô xi măng...) có kích thước phù hợp với kích thước của cây, đảm bảo cho bộ rễ không phát triển đến sát đáy và thành của dụng cụ; mỗi dụng cụ trồng một cây.

Chăm sóc cây theo quy trình do tổ chức, cá nhân yêu cầu khảo nghiệm biên soạn, phù hợp với đặc tính của giống bưởi khảo nghiệm. Trong thời gian khảo nghiệm không được sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ bệnh nào. Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ các đối tượng sinh vật hại khác như sâu hại, có dại... thì thuốc được lựa chọn phải đảm bảo không tác động đến nấm Phytophthora nicotianae hoặc Phytophthora citrophthora và phải ghi chép nhật ký sử dụng.

b) Nguồn nấm

Nguồn nấm Phytophthora nicotianae hoặc Phytophthora citrophthora được nuôi cy trên môi trường V8 hoặc môi trường CA (tham khảo thành phần và chuẩn bị môi trường V8 tại phụ lục B.3 hoặc môi trường CA tại phụ lục B.4) hoặc các môi trường phù hợp khác. Sử dụng sợi nấm hoặc bào tử nấm để lây nhiễm.

c) Lây nhiễm nhân tạo

Có thể sử dụng các phương pháp phù hợp để lây nhiễm khi cây có ít nhất một đợt lộc mới từ 15 đến 20 ngày tuổi. Phương pháp phổ biến nhất như sau: Mỗi cây lây nhiễm tại một vị trí. Khử trùng vị trí lây nhiễm trên thân cây cách mặt đất từ 15 cm đến 20 cm bằng cồn 70°, sau đó tách bỏ phần vỏ cây có kích thước xấp xỉ 5 mm × 5 mm.

+ Trường hợp sử dụng sợi nấm để lây nhiễm: Áp miếng thạch cắt từ rìa tản nấm với kích thước tương tự đặt lên vị trí đã tạo vết thương trên thân cây.

+ Trường hợp sử dụng bào tử nấm để lây nhiễm: Lấy miếng bông nhúng vào dung dịch bào tử và áp vào vị trí đã tạo vết thương trên thân cây.

Sau khi lây nhiễm, che phủ vị trí lây nhiễm bằng bông ẩm và bọc chặt bằng giấy parafilm. Giữ cây trong điều kiện nhiệt độ ổn định từ 24 °C đến 28 °C, độ ẩm tương đối lớn hơn hoặc bằng 90 %, thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày. Tham khảo triệu chứng bệnh tại hình 2 (B).

Hình 2 - Hình ảnh tản nấm (A) và triệu chứng bệnh chảy gôm trên thân (B)

d) Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:

+ Kích thước vết bệnh: xác định chiều dài vết bệnh khi bệnh đã ổn định, đo chiều dài vết bệnh của tất cả các cây khảo nghiệm tại vị trí lây nhiễm nhân tạo. Tham khảo vết bệnh điển hình tại Hình 2 (B).

Tính kích thước vết bệnh trung bình Xi (mm) theo Công thức (2):

(2)

trong đó:

ni  là chiều dài vết bệnh của cây thứ i, tính bằng milimet (mm);

N  là tổng số cây điều tra.

+ Phân cấp bệnh và mức độ chống chịu bnh theo chiều dài vết bệnh (Bảng 3).

Bảng 3 - Phân cấp mức độ chống chịu bệnh chảy gôm

Cấp bệnh

Chiều dài vết bệnh

Mức độ chống chịu

0

Nhỏ hơn 5 mm

Kháng (R)

1

Từ 5 mm đến 10 mm

Nhiễm trung bình (MS)

2

Lớn hơn 10 mm

Nhiễm (S)

5.1.3.2  Kết luận khảo nghiệm

Kết luận rõ mức độ chống chịu của giống.

5.1.4  Đánh giá khả năng chống chịu bệnh Greening do vi khuẩn Liberibacter asiaticus

5.1.4.1  Tiến hành khảo nghiệm

a) Trồng và chăm sóc

Dụng cụ trồng cây (túi bầu, xô, chậu, ô xi măng...) có kích thước phù hợp với kích thước của cây, đảm bảo cho bộ rễ không phát triển đến sát đáy và thành của dụng cụ; mỗi dụng cụ trồng một cây.

Chăm sóc cây theo quy trình do tổ chức, cá nhân yêu cầu khảo nghiệm biên soạn, phù hợp với đặc tính của giống bưởi khảo nghiệm. Trong thời gian khảo nghiệm không được sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ bệnh nào. Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ các đối tượng sinh vật hại khác như sâu hại, có dại... thì thuốc được lựa chọn phải đảm bảo không tác động đến vi khuẩn Liberobacter asiaticus và phải ghi chép nhật ký sử dụng.

b) Nguồn vi khuẩn

Sử dụng mắt ghép của cây bưởi nhiễm Liberobacter asiaticus và biểu hiện triệu chứng bệnh Greening thuộc chủng I hoặc chủng II để lây nhiễm nhân tạo. Kiểm tra sự hiện diện của Liberobacter asiaticus bằng kỹ thuật PCR.

c) Lây nhiễm nhân tạo

Lây nhiễm khi cây có ít nhất một đợt lộc mới, bằng phương pháp ghép mắt cây bị bệnh lên phần thân của cây khảo nghiệm.

Hình 3 - Triệu chứng bệnh Greening trên lá bưởi

d) Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

+ Tỷ lệ diện tích lá bị bệnh (%): được xác định tại thời điểm bệnh đã ổn định. Quan sát toàn bộ lá trên tất cả các cây khảo nghiệm và ghi nhận phần trăm diện tích lá bị bệnh so với diện tích bề mặt lá. Tham khảo triệu chứng bệnh điển hình trên lá tại Hình 3.

Tính tỷ lệ diện tích lá bị bệnh trung bình Xi (%) theo Công thức (3):

(3)

trong đó:

ni  là phần trăm (%) diện tích lá bị bệnh của lá thứ i;

N  là tổng số lá điều tra.

+ Phân cấp bệnh và mức độ chống chịu bệnh theo tỷ lệ diện tích lá bị bệnh (Bảng 4).

Bảng 4 - Phân cấp mức độ chống chịu bệnh Greening

Cấp bệnh

Tỷ lệ diện tích lá bị bệnh (%)

Mức độ chống chịu

0

0

Kháng cao (HR)

1

Lớn hơn 0 đến 10

Kháng (R)

2

Lớn hơn 10 đến 20

Kháng trung bình (MR)

3

Lớn hơn 20 đến 40

Nhiễm trung bình (MS)

4

Lớn hơn 40 đến 60

Nhiễm (S)

5

Lớn hơn 60

Nhiễm nặng (HS)

5.1.4.2  Kết luận khảo nghiệm

Kết luận rõ mức độ chống chịu của giống.

5.1.5  Đánh giá khả năng chống chịu hạn

5.1.5.1  Tiến hành khảo nghiệm

a) Trồng và chăm sóc

Dụng cụ trồng cây (túi bầu, xô, chậu, ô xi măng...) có kích thước phù hợp với kích thước của cây, đảm bảo cho bộ rễ không phát triển đến sát đáy và thành của dụng cụ; mỗi dụng cụ trồng một cây. Giá thể trồng cây gồm đất không nhiễm mặn và cát thô đường kính hạt từ 0,5 mm đến 1,0 mm, được trộn thành hỗn hợp theo tỷ lệ thể tích 1:1.

Duy trì độ ẩm của đất từ 70 % đến 75 % cho đến khi xử lý hạn. Không sử dụng phân bón hữu cơ trong quá trình khảo nghiệm.

Chăm sóc cây theo quy trình do tổ chức, cá nhân yêu cầu khảo nghiệm biên soạn, phù hợp với đặc tính của giống bưởi khảo nghiệm.

b) Phương pháp xử lý hạn

Tiến hành thí nghiệm khi cây có tối thiểu một đợt lộc mới, tưới nước một lần cho đến khi đạt đến độ ẩm bão hòa, sau đó dừng tưới nước hoàn toàn.

c) Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Quan sát sinh trưởng của tất cả các cây định kỳ 5 ngày/lần cho đến khi cây biểu hiện cấp hại ổn định trong năm lần theo dõi liên tiếp theo thang phân cấp tại Bảng 5.

Bảng 5 - Phân cấp mức độ chống chịu hạn

Cấp hại

Biểu hiện

0

Cây sinh trưởng bình thường

1

Cây sinh trưởng kém, mép lá non cuộn lại hoặc rủ xuống, mép lá thành thục cong lòng mo

2

Cây sinh trưởng kém, mép lá non cuộn lại hoặc rủ xuống, mép lá thành thục cong lòng máng

3

Lá non và lá thành thục cuộn lại; lá thành thục chuyển sang màu vàng xanh; cây bắt đầu rụng lá

4

Lá khô và rụng, tỷ lệ lá bị rụng lớn hơn 50 %

5

Bắt đầu có cây chết

Đo độ ẩm của đất vào mỗi kỳ điều tra.

5.1.5.2  Kết luận khảo nghiệm

Kết luận rõ mức độ chống chịu hạn theo cấp hại và thời gian đạt cấp hại tương ứng. Ghi rõ điều kiện khảo nghiệm (nhiệt độ, độ ẩm không khí).

5.1.6  Đánh giá khả năng chống chịu ngập úng

5.1.6.1  Tiến hành khảo nghiệm

a) Trồng và chăm sóc

Dụng cụ trồng cây (túi bầu, xô, chậu, ô xi măng...) có kích thước phù hợp với kích thước của cây, đảm bảo cho bộ rễ không phát triển đến sát đáy và thành của dụng cụ; mỗi dụng cụ trồng một cây. Giá thể trồng cây gồm đất không nhiễm mặn và cát thô đường kính hạt từ 0,5 mm đến 1,0 mm, được trộn thành hỗn hợp theo tỷ lệ thể tích 1:1.

Chăm sóc cây theo quy trình do tổ chức, cá nhân yêu cầu khảo nghiệm biên soạn, phù hợp với đặc tính của giống bưởi khảo nghiệm.

b) Phương pháp xử lý ngập

Tiến hành thí nghiệm khi cây có ít nhất một đợt lộc mới, tưới ngập nước 10 cm và duy trì ngập liên tục trong 30 ngày.

c) Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Quan sát sinh trưởng của tất cả các cây định kỳ 5 ngày/lần cho đến khi cây biểu hiện cấp hại ổn định trong năm lần theo dõi liên tiếp theo thang phân cấp tại Bảng 6.

Bảng 6 - Phân cấp mức độ chống chịu ngập

Cấp hại

Biểu hiện

0

Cây sinh trưởng bình thường

1

Dưới 20 % số lá vàng, héo rũ, rụng

2

Từ 20% đến dưới 40 % số lá vàng, héo rũ, rụng

3

Từ 40 % đến dưới 60 % số lá vàng, héo rũ, rụng

4

Từ 60 % số lá vàng, héo rũ, rụng

5

Cây chết

5.1.6.2  Kết luận khảo nghiệm

Kết luận rõ mức độ chống chịu ngập theo cấp hại và thời gian đạt cấp hại tương ứng.

5.1.7  Đánh giá khả năng chống chịu mặn

5.1.7.1  Tiến hành khảo nghiệm

a) Trồng và chăm sóc

Dụng cụ trồng cây (túi bầu, xô, chậu, ô xi măng...) có kích thước phù hợp với kích thước của cây, đảm bảo cho bộ rễ không phát triển đến sát đáy và thành của dụng cụ; mỗi dụng cụ trồng một cây. Giá thể trồng cây gồm đất không nhiễm mặn, phèn và cát thô đường kính hạt từ 0,5 mm đến 1,0 mm, được trộn thành hỗn hợp theo tỷ lệ thể tích 1:1.

Chăm sóc cây theo quy trình do tổ chức, cá nhân yêu cầu khảo nghiệm biên soạn, phù hợp với đc tính của giống bưởi khảo nghiệm.

b) Phương pháp xử lý mặn

Tiến hành thí nghiệm khi cây có ít nhất một đợt lộc mới. Tưới nước mặn để độ mặn trong đất đạt mức do tổ chức, cá nhân đề nghị khảo nghiệm; duy trì độ mặn liên tục trong vòng 60 ngày. Kiểm tra định kỳ 5 ngày/lần, nếu độ mặn giảm 10 % thì bổ sung nước mặn để đất có độ mặn theo yêu cầu. Trường hợp cây bị chết khi chưa đủ 60 ngày, dừng xử lý.

c) Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Quan sát sinh trưởng của tất cả các cây định kỳ 5 ngày/lần cho đến khi cây biểu hiện cấp hại ổn định trong năm lần theo dõi liên tiếp trong thang phân cấp tại Bảng 7.

Bảng 7 - Phân cấp mức độ chống chịu mặn

Cấp hại

Biểu hiện

0

Không có triệu chứng bị hại

1

Cây có biểu hiện héo nhẹ hoặc bộ lá có màu xanh vàng

2

Cây có biểu hiện héo nhẹ hoặc bộ lá có màu vàng xanh

3

Chóp lá hoặc mép lá có biểu hiện bị cháy

4

Toàn bộ lá bị héo hoặc cháy

5

Toàn bộ lá bị rụng, cây chết

Đo độ mặn của đất vào mỗi kỳ điều tra.

5.1.7.2  Kết luận khảo nghiệm

Kết luận rõ mức độ chống chịu mặn theo cấp hại ở nồng độ mặn khảo nghiệm và thời gian đạt cấp hại tương ứng.

5.1.8  Đánh giá khả năng chống chịu phèn

5.1.8.1  Tiến hành khảo nghim

a) Trồng và chăm sóc

Dụng cụ trồng cây (túi bầu, xô, chậu, ô xi măng...) có kích thước phù hợp với kích thước của cây, đảm bảo cho bộ rễ không phát triển đến sát đáy và thành của dụng cụ; mỗi dụng cụ trồng một cây. Giá thể trồng cây gồm đất không nhiễm phèn, mặn và cát thô đường kính hạt từ 0,5 mm đến 1,0 mm, được trộn thành hỗn hợp theo tỷ lệ thể tích 1:1.

Chăm sóc cây theo quy trình do tổ chức, cá nhân yêu cầu khảo nghiệm biên soạn, phù hợp với đặc tính của giống bưởi khảo nghiệm.

b) Phương pháp xử lý phèn

Tiến hành thí nghiệm khi cây có tối thiểu một đợt lộc mới, tưới dung dịch nhôm sulfat [Al2(SO4)3.18H2O] ở nồng độ phù hợp để đạt độ pH đất theo yêu cầu. Độ ẩm đất khi tưới là 75 %. Kiểm tra độ pH đất định kỳ 5 ngày/lần, trường hợp độ pH đất thay đổi, điều chỉnh pH bằng phương pháp tưới nước (khi pH giảm) hoặc tưới bổ sung HCl hoặc H2SO4 0,1N (khi pH tăng).

Duy trì thời gian xử lý phèn liên tục trong 60 ngày. Trường hợp thời gian xử lý phèn chưa đủ 60 ngày nhưng cây đã chết, dừng xử lý.

c) Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Quan sát sinh trưởng của tất cả các cây định kỳ 5 ngày/lần cho đến khi cây biểu hiện cấp hại ổn định trong năm lần theo dõi liên tiếp theo thang phân cấp trong Bảng 8.

Bảng 8 - Phân cấp mức độ chống chịu phèn

Cấp

Biểu hiện

0

Cây sinh trưởng bình thường

1

Cây sinh trưởng kém,chiều dài chồi non giảm dưới 25 % so với khi không xử lý phèn; hoặc lá có biểu hiện xanh tối

2

Cây sinh trưng kém,chiều dài chồi non giảm từ 25 % đến dưới 50 % so với khi không xử lý phèn; hoặc lá nhỏ hơn bình thường, lá có biểu hiện màu xanh tối hoặc mép lá bị cháy

3

Cây sinh trưởng kém, chiều dài chồi non giảm từ 50% trở lên so với khi không xử lý phèn); hoặc lá nhỏ hơn bình thường, lá có biểu hiện màu vàng hoặc lá bị rụng hoặc héo khô.

5.1.8.2  Kết luận khảo nghiệm

Kết luận rõ mức độ chống chịu phèn của giống theo cấp hại ở độ pH đất tương ứng.

5.1.9  Xử lý số liệu thống kê

Sử dụng phần mềm thống kê sinh học phù hợp.

5.1.10  Báo cáo kết quả khảo nghiệm có kiểm soát

Báo cáo kết quả khảo nghiệm có kiểm soát, tham khảo mẫu tại Phụ lục D.

5.2  Khảo nghiệm đồng ruộng

Sử dụng để đánh giá các chỉ tiêu về giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống bưởi quy định tại Bảng 1, tr các chỉ tiêu đã được đánh giá trong khảo nghiệm có kiểm soát.

5.2.1  Khảo nghiệm diện hẹp

5.2.1.1  Phân vùng khảo nghiệm

a) Phân vùng khảo nghiệm

Phân thành 4 vùng gồm:

- Vùng 1: gồm các tiểu vùng có nhiệt độ tối thấp trung bình của tháng lạnh nhất trong năm lớn hơn 12 °C thuộc các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc; đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ;

- Vùng 2: gồm các tiểu vùng có nhiệt độ tối thấp trung bình của tháng lạnh nhất trong năm lớn hơn 12 °C thuộc các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên;

- Vùng 3: gồm các tiểu vùng có nhiệt độ tối thấp trung bình của tháng lạnh nhất trong năm lớn hơn 12 °C thuộc các tỉnh Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long;

- Vùng 4: gồm các tiểu vùng có nhiệt độ tối thấp trung bình của tháng lạnh nhất trong năm nhỏ hơn hoặc bằng 12 °C trong cả nước.

Danh sách các địa phương thuộc vùng khảo nghiệm 1, 2, 3 tại Phụ lục C.

b) Phương pháp xác định giá trị nhiệt độ tối thấp trung bình của tháng lạnh nhất trong năm

Số liệu được ghi nhận của 5 năm gần nhất với thời điểm khảo nghiệm, tại trạm khí tượng gần nhất với nơi dự kiến khảo nghiệm.

Trường hợp địa điểm khảo nghiệm chênh lệch về vĩ độ và độ cao (so với mực nước biển) so với trạm khí tượng, nhiệt độ tại điểm khảo nghiệm được xác định bằng hai tham số:

- Vĩ độ: Chênh lệch mỗi một vĩ độ về phía Bắc so với trạm khí tượng thì nhiệt độ giảm 0,5 °C; chênh lệch mỗi một vĩ độ về phía Nam so với trạm khí tượng thì nhiệt độ tăng 0,5 °C;

- Độ cao: Cao hơn 100 m so với trạm khí tượng, nhiệt độ giảm 0,6 °C; thấp hơn 100 m so với trạm khí tượng, nhiệt độ tăng 0,6 °C.

5.2.1.2  Số điểm và địa điểm khảo nghiệm

Mỗi vùng khảo nghim thực hiện ít nhất một điểm tại tỉnh sản xuất bưởi tập trung, có điều kiện khí hậu, đất đai đại diện cho vùng.

5.2.1.3  Thời gian và số vụ khảo nghiệm

Quan sát vụ thu hoạch thứ hai và vụ thứ ba sau vụ cho quả bói.

5.2.1.4  Bố trí khảo nghiệm

Bố trí theo kiểu tuần tự hoặc khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại ba lần, tối thiểu 10 cây/lần nhắc, kích thước tối thiểu 200 m2/ lần nhắc.

Tổng diện tích khảo nghiệm mỗi vùng tối đa là 2 ha.

5.2.1.5  Cây giống khảo nghiệm

Cây giống khảo nghiệm phải đạt yêu cầu chất lượng theo quy định hiện hành.

5.2.1.6  Quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch

Tuân thủ theo quy trình do tổ chức, cá nhân yêu cầu khảo nghiệm biên soạn.

5.2.1.7  Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp quan sát, đánh giá

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp quan sát, đánh giá quy định tại Bảng 9. Các mẫu quan sát, đánh giá không lấy từ cây ở hàng biên.

Bảng 9 - Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp quan sát, đánh giá

Chỉ tiêu

Thời điểm quan sát, đánh giá

Phương pháp quan sát, đánh giá

1. Năng suất

Khi quả chín sinh lý

Cân khối lượng quả của tất cả các cây trong ô

2. Số lượng hạt trên qu

Khi quả chín sinh lý

Tách múi, đếm số hạt của 30 quả ngẫu nhiên và tính số hạt trung bình trên quả

3. Hàm lượng axit tổng số

Khi quả chín sinh lý

Đo hàm lượng axit tổng số trong dịch quả của 10 quả ngẫu nhiên theo TCVN 5483:1991 (ISO 750- 1981)

4. Hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số - TSS (độ Brix)

Khi quả chín sinh lý

Đo hàm lượng TSS (độ Brix) trong dịch của 10 quả ngẫu nhiên theo TCVN 7771:2007 (ISO 2173:2003)

5. Tỷ lệ phần ăn được

Khi quả chín sinh lý

Xác định trên 10 quả ngẫu nhiên. Tỷ lệ phần ăn được bao gồm cả vách múi, X, tính theo phần trăm (%) theo Công thức (5):

Trong đó:

wp  là khối lượng vỏ quả, tính bằng gam (g);

ws  là khối lượng hạt, tính bằng gam (g);

w  là khối lượng toàn bộ quả, tính bằng gam (g).

6. Hàm lượng vitamin C

Khi quả chín sinh lý

Xác định trên 10 quả ngẫu nhiên theo TCVN TCVN 6427-1:1998 (ISO 6557/1:1986) hoặc TCVN 6427-2:1998 (ISO 6557/2:1984) hoặc TCVN 8977:2011 (EN 14130:2003)

7. Đường kính của lõi quả

Khi quả chín sinh lý

Cắt dọc quả, đo đường kính lõi của 10 quả tại vị trí to nhất và tính giá trị trung bình

8. Hàm lượng đường tổng số

Khi quả chín sinh lý

Xác định trên 10 quả ngẫu nhiên theo TCVN 4594:1988 (ST SEV 3450 -81)

9. Độ dày vỏ quả

Khi quả chín sinh lý

Bóc rời vỏ quả, đo trực tiếp vỏ của 10 quả ngẫu nhiên và tính giá trị trung bình.

10. Hình dạng quả

Khi quả chín sinh lý

Quan sát ngẫu nhiên 10 quả, đối chiếu với hình dạng mẫu tại Mục A.1 (Phụ lục A); nếu quả không nằm trong số các hình dạng mẫu thì ghi rõ hình dạng cụ thể.

11. Màu sắc vỏ quả

Khi quả chín sinh lý

Quan sát ngẫu nhiên 10 quả, đối chiếu với các màu mẫu tại Mục A.2 (Phụ lục A); nếu màu sắc của vỏ quả không nằm trong số các màu điển hình thì ghi rõ màu cụ thể.

12. Màu sắc thịt quả

Khi quả chín sinh lý

Quan sát ngẫu nhiên 10 quả, đối chiếu với các màu mẫu tại Mục A.3 (Phụ lục A); nếu màu sắc của thịt quả không nằm trong số các màu điển hình thì ghi rõ màu cụ thể.

13. Độ dễ tách (bóc) rời vách múi với thịt quả

Khi quả chín sinh lý

Bóc ngẫu nhiên 10 quả, tách rời vách múi với thịt quả và đánh giá bằng cảm nhận theo 3 cấp độ: dễ, trung bình, khó

14. Độ ráo của tép bưởi

Khi quả chín sinh lý

Bóc ngẫu nhiên 10 quả và đánh giá bằng cảm nhận theo 3 cấp độ: ướt, ráo, khô

15. Sự liên kết của các tép quả

Khi quả chín sinh lý

Bóc ngẫu nhiên 10 quả và đánh giá bằng cảm nhận theo 3 cấp độ: yếu, trung bình, chặt

16. Độ dai của vách múi

Khi quả chín sinh lý

Bóc ngẫu nhiên 10 quả và đánh giá bằng cảm nhận theo 3 cấp độ: ít, trung bình, dai

17. Hương

Khi quả chín sinh lý

Bóc ngẫu nhiên 10 quả và đánh giá bằng cảm quan

18. Vị

Khi quả chín sinh lý

Bóc ngẫu nhiên 10 quả và đánh giá bằng cảm quan

19. Thời điểm thu hoạch trong năm

Khi quả chín sinh lý

Xác định thời điểm quả chín sinh lý bằng cách quan sát định kỳ 5 ngày/ lần kể từ khi kích thước quả ổn định (tính theo tháng dương lịch trong năm)

5.2.1.8  Xử lý số liệu thống kê

Sử dụng phần mềm thống kê sinh học phù hợp.

5.2.1.9  Báo cáo kết quả khảo nghiệm diện hẹp

Theo mẫu tại Phụ lục D.

5.2.2  Khảo nghiệm diện rộng

5.2.2.1  Phân vùng khảo nghiệm

Phân vùng khảo nghiệm theo 5.2.1.1.

5.2.2.2  Số điểm khảo nghiệm

Mỗi vùng khảo nghiệm thực hiện ít nhất hai điểm tại hai tỉnh sản xuất bưởi tập trung, có điều kiện khí hậu, đất đai đại diện cho vùng; các điểm khảo nghiệm cách nhau tối thiểu 50 km (tính theo đường chim bay).

5.2.2.3  Thời gian và số vụ khảo nghiệm

Quan sát vụ thu hoạch thứ hai và vụ thứ ba sau vụ cho quả bói.

5.2.2.4  Bố trí khảo nghiệm

Bố trí trên ô lớn, không nhắc lại, diện tích tối thiểu 0,5 ha/ô, tương đương tối thiểu 250 cây lô.

Tổng diện tích các điểm khảo nghim tại mỗi vùng tối đa là 15 ha.

5.2.2.5  Cây giống khảo nghiệm

Cây giống khảo nghiệm phải đạt yêu cầu chất lượng theo quy định hiện hành.

5.2.2.6  Quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch

Tuân thủ theo quy trình do chủ sở hữu giống hoặc tổ chức, cá nhân yêu cầu khảo nghiệm biên soạn.

5.2.2.7  Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp quan sát, đánh giá

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp quan sát, đánh giá được quy định tại Bảng 8.

Quy định riêng về phương pháp quan sát, đánh giá một số chỉ tiêu đối với khảo nghiệm diện rộng như sau:

a) Đối với chỉ tiêu năng suất: thu quả từ 5 điểm chéo góc lô khảo nghiệm, mỗi điểm thu toàn bộ quả từ 3 cây. Tính năng suất trung bình/cây và năng suất của ô khảo nghiệm.

b) Đối với các chỉ tiêu chất lượng: thu mẫu quả từ 5 điểm chéo góc/ô khảo nghiệm, mỗi điềm thu 6 quả ngẫu nhiên từ 3 cây, mỗi cây thu 2 quả.

Các mẫu quan sát không lấy từ cây ở hàng biên.

5.2.2.8  Xử lý số liệu thống kê

Sử dụng phần mềm thống kê sinh học phù hợp.

5.2.2.9  Báo cáo kết quả khảo nghiệm diện rộng

Theo mẫu tại Phụ lục D.

6  Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm

6.1  Đối với khảo nghiệm có kiểm soát

- Có nhà lưới hoặc nhà kính để lây bệnh nhân tạo và đánh giá khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận;

- Có dụng cụ trồng cây (túi bầu, xô, chậu, ô xi măng ..) có kích thước phù hợp với kích thước của cây, đảm bảo cho bộ rễ không phát triển đến sát đáy và thành của dụng cụ cho từng nội dung khảo nghiệm;

- Đối với khảo nghiệm đánh giá khả năng chống chịu với bệnh hại phải có:

+ Buồng sinh thái tạo ẩm để tạo và duy trì ổn định nhiệt độ và ẩm độ không khí;

+ Thiết bị theo dõi nhiệt độ và ẩm độ;

+ Phòng thí nghiệm và trang thiết bị để phân lập, nhân nuôi, lưu giữ, lây nhiễm và kiểm tra sự hiện diện của tác nhân gây bệnh gồm: buồng cấy, tủ định ôn, máy lắc, máy ly tâm, máy ly tâm lạnh, kính hiển vi, tủ lạnh, bình ổn nhiệt, máy ảnh, máy điện di, thiết bị PCR, buồng UV, cân điện tử.

- Có trang thiết bị (máy tính, máy in, thiết bị ghi hình), phần mềm phục vụ cho việc xử lý số liệu thống kê kết quả khảo nghiệm;

- Có đầy đủ trang thiết bị phục vụ quan sát các chỉ tiêu khảo nghiệm như kính lúp, kính hiển vi, máy ảnh.

6.2  Đối với khảo nghiệm đồng ruộng

- Có diện tích đất phù hợp để trồng số cây tối thiểu quy định tại mục 5.2.1.4 và 5.2.2.4;

- Có trang thiết bị phục vụ cho việc nhập số liệu, xử lý số liệu thống kê kết quả khảo nghiệm: máy tính, máy in, thiết bị ghi hình;

- Có trang thiết bị, dụng cụ quan sát theo yêu cầu tại Bảng 10.

Bảng 10 - Yêu cầu trang thiết bị, dụng cụ quan sát một số chỉ tiêu giá trị canh tác và giá trị sử dụng đối với khảo nghiệm giống bưởi trên đồng ruộng

Chỉ tiêu

Tên trang thiết bị, dụng cụ

1. Năng suất

Cân

2. Hàm lượng axit tổng số

Thiết bị, dụng cụ nêu trong TCVN 5483:1991 (ISO 750 - 1981)

3. Hàm lượng chất rắn hòa tan tổng số - TSS (độ Brix)

Thiết bị, dụng cụ nêu trong TCVN 7771:2007 (ISO 2173:2003)

4. Tỷ lệ phần ăn được

Cân điện tử

5. Vitamin C

Thiết bị, dụng cụ nêu trong TCVN TCVN 6427-1:1998 (ISO 6557/1:1986) hoặc TCVN 6427-2:1998 (ISO 6557/2 : 1984) hoặc TCVN 8977:2011 (EN 14130:2003)

6. Đường kính của lỗi quả

Thước kẹp hiện số (Từ 0 đến 300 mm)

7. Đường tổng số

Bộ hút chân không; phễu lọc G4; máy chuẩn độ điện thế hoặc sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

Thiết bị, dụng cụ nêu trong TCVN 4594:1988 (ST SEV 3450 - 81) hoặc TCVN 8977:2011 (EN 14130:2003)

8. Độ dày vỏ quả

Thước kẹp hiện số (Từ 0 đến 300mm)

- Trang thiết bị, dụng cụ phải được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định hiện hành.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Hình dạng quả, màu sắc vỏ quả và màu sắc thịt quả bưởi

A.1  Hình dạng quả bưởi

Các trạng thái biểu hiện của hình dạng quả bưởi khi quả chín sinh lý được nêu trong Hình A.1.

CHÚ DẪN

1 - Dạng cầu (Spheroid)

2 - Dạng bầu dục (Ellipsoid)

3 - Dạng quả lê (Pyriform)

4 - Dạng không đối xứng (Oblique (asymmetric))

5 - Dạng dẹt (Obloid)

- Dạng trứng (Ovoid)

7. Dạng khác, ghi rõ (Other)

Hình A.1 - Các trạng thái biểu hiện của hình dạng quả bưởi khi quả chín sinh lý

A.2  Màu sắc vỏ quả bưởi

Các trạng thái biểu hiện của màu sắc vỏ quả bưởi khi quả chín sinh lý được nêu trong Hình A.2.

Hình A.2 - Trạng thái biểu hiện của màu sắc vỏ quả bưởi khi quả chín sinh lý

A.3  Màu sắc thịt quả bưởi

Các trạng thái biểu hiện của màu sắc thịt quả bưởi khi quả chín sinh lý được nêu trong Hình A.3.

Hình A.3 - Trạng thái biểu hiện của màu sắc thịt quả bưởi khi quả chín sinh lý

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Thành phần và chuẩn bị môi trường nuôi cấy vi khuẩn

B.1  Môi trường King’B

B.1.1  Thành phần

Pepton

20 g

Glycerol

15 mL

Dikali hydrophosphat (K2HPO4)

1,5 g

Magie sulfat heptahydrat (MgSO4.7H2O)

1,5 g

Thạch (agar)

từ 15 g đến 20 g

Nước cất

vừa đủ 1 000 mL

B.1.2  Chuẩn bị

Hòa tan các thành phần trong nước, điều chỉnh pH trong khoảng 7,0 đến 7,4 và hấp khử trùng ở 121 °C trong 25 phút.

B.2  Môi trường Nutrient Broth (NB)

B.2.1  Thành phần

Peptone

10,0 g

Beef Extract

3,0 g

Sodium Chloride

5,0 g

Thạch (agar)

15 g

Nước cất

vừa đủ 1 000 mL

B.2.2  Chuẩn bị

Hòa tan các thành phần trong nước, điều chỉnh pH đến 7,4 và hấp khử trùng ở 121 °C trong 25 phút.

B.3  Môi trường V8

B.3.1  Thành phần

V8 juice

200 mL

Canxi cacbonat

3g

Thạch (agar)

15g

Nước cất

vừa đủ 1 000 mL

B.3.2  Chuẩn bị

Hòa tan các thành phần, đun tới khi hòa tan hoàn toàn và hấp khử trùng ở 121 °C trong 25 phút.

B.4  Môi trường CA

B.4.1  Thành phần

Cà rốt

200 g

Thạch (agar)

20 g

Nước cất

vừa đủ 1 000 mL

B.4.2  Chuẩn bị

Hòa tan các thành phần, đun tới khi hòa tan hoàn toàn và hấp khử trùng ở 121 °C trong 25 phút.

 

Phụ lục C

(quy định)

Danh sách các địa phương thuộc vùng khảo nghiệm 1, 2 và 3

1. Vùng 1: Bao gồm các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình), các tỉnh đồng bằng sông Hồng (Thành phố Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) và các tỉnh Bắc Trung bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).

2. Vùng 2: Bao gồm các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng).

3. Vùng 3: Bao gồm các tỉnh Đông Nam bộ (Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh) và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau).

 

Phụ lục D

(quy định)

Mẫu báo cáo kết quả khảo nghiệm

TÊN T CHỨC KHẢO NGHIỆM
---------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ..............

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM GING CÂY TRỒNG

I. Thông tin chung

1. Tên, địa chỉ tổ chức khảo nghiệm:

2. Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân yêu cầu khảo nghiệm:

3. Tên giống khảo nghiệm:

4. Nội dung khảo nghiệm (có kiểm soát, diện hẹp, diện rộng):

5. Vùng khảo nghiệm (đối với khảo nghiệm đồng ruộng):

II. Địa điểm, thời gian và phương pháp khảo nghiệm

1. Địa điểm và thời gian khảo nghiệm (thống kê đầy đủ các địa điểm khảo nghiệm)

Địa điểm khảo nghiệm

Ngày trồng

Ngày kết thúc

 

 

 

 

 

 

2. Phương pháp bố trí khảo nghiệm

Báo cáo đầy đủ, chi tiết phương pháp khảo nghiệm theo các nội dung hướng dẫn tại mục 5 của Tiêu chuẩn này

III. Kết quả khảo nghiệm

Báo cáo đầy đủ kết quả theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu về giá trị canh tác và giá trị sử dụng theo hướng dẫn tại mục 5.1 (đối với khảo nghiệm có kiểm soát), Bảng 8 (đối với khảo nghiệm diện hẹp và khảo nghiệm diện rộng).

IV. Kết luận

1. Kết luận rõ giống đạt hoặc không đạt tiêu chuẩn về giá trị canh tác và giá trị sử dụng đối với các chỉ tiêu yêu cầu mức giới hạn.

2. Kết luận nêu rõ mức giá trị đạt được đối với các chỉ tiêu về giá trị canh tác và giá trị sử dụng không yêu cầu mức giới hạn, nêu rõ điều kiện khảo nghiệm, thời điểm quan sát để đạt mức giá trị đó.

Tổ chức khảo nghiệm

(Ký tên, đóng dấu)

 

Người viết báo cáo

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] QCVN 01-119:2012/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây ăn quả có múi

[2] TCVN 1873:2014 (CODEX STAN 245-2004), Cam quả tươi

[3] Viện Bảo vệ Thực vật (1997). Phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[4] Viện Cây ăn quả miền Nam (2014). Chọn lọc gốc ghép cây có múi chống chịu điều kiện hạn và phèn ở vùng ĐBSCL. Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ,

[5] Viện Cây ăn quả miền Nam (2021). Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất một số giống cây ăn quả chủ lực (cam, bưởi, sầu riêng, chôm chôm) tại vùng xâm nhập mặn ở Nam Bộ. Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu cấp Bộ.

[6] Benfradj N.; Metoui N.; and Boughalleb-M’Hamdi N. (2016). Screening for tolerance of different citrus rootstocks against zoospores of Phytophthora nicotianae in infested soil. Journal of Phytopathology and Pest Management, 3(3), 63-75

[7] Fatima Anbreen; Ghazanfar Muhammad; Raza Waqas and Ahmad Salman (2019). Screening of Citrus Cultivars Against Citrus Canker and Its Allelopathic Management. Journal of Agriculture and Horticulture Research, 2019. Volume 2, Issue 1, 1-6.

[8] Kamble SG, KS Ghutukade, NP Patil, SV Yamgar and sv Bulbule (2017). Responses of different genotypes of citrus to huanglongbing (Citrus Greening) under field condition, J. Pharmacogn Phytochem, 6(6):207-211.

[9] Jiang H. X., Chen L. s., Zheng J. G., Han S., Tang N and Smith B. R. (2008). Aluminum- induced effects on Photosystem II photochemistry in citrus leaves assessed by the chlorophyll a fluorescence transient. Tree Physiol. 28(12): 1863-71

[10] Burgess L. W., Knight T. E., Tesoriero L, Phan T. H. (2009). Diagnostic manual for plant diseases in Vietnam.

[11] Matheron M. E., Wright G. C. and Porchas M. (1998). Resistance to Phytophthora cltrophthora and P. parasitica and nursery characteristics of several citrus rootstock, Plant Disease [Plant Dis.], Vol. 82, no. 11, pp. 1217-1225. Nov 1998

[12] Perez-Perez J.G., Syvertsen J.P., Botia p. and Garcia-Sanchez, F. (2007). Leaf water relations and net gas exchange responsess of salinized Carrizo citrange seedlings during drought stress and recovery. Annals of Botany. 100: 335-345

[13] Ram Chandra Bhusal, Fusao Mizutani and Kipkoriony Laban Rutto (2002). Selection of Rootstocks for Flooding and Drought Tolerance in Citrus Species. Pakistan Journal of Biological Sciences, 5: 509-512

[14] Sykes S. R. (1985). A glasshouse screening procedure for identifying citrus hybrids which restrict chloride accumulation in shoot tissues. Aust.J.Agric.Res.36.P:779- 789.

 

Mục lục

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu về giá trị canh tác và giá trị sử dụng

5  Phương pháp khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng

5.1  Khảo nghiệm có kiểm soát

5.1.1  Yêu cầu chung

5.1.2  Đánh giá khả năng chống chịu bệnh loét do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri

5.1.3  Đánh giá khả năng chống chịu bệnh chảy gôm do nấm Phytophthora nicotianae hoặc Phytophthora citrophthora

5.1.4  Đánh giá khả năng chống chịu bệnh Greening do vi khuẩn Liberibacter asiaticus

5.1.5  Đánh giá khả năng chống chịu hạn

5.1.6  Đánh giá khả năng chống chịu ngập úng

5.1.7  Đánh giá khả năng chống chịu mặn

5.1.8  Đánh giá khả năng chống chịu phèn

5.1.9  Xử lý số liệu thống kê

5.2  Khảo nghiệm đồng ruộng

5.2.1  Khảo nghiệm diện hẹp

5.2.2  Khảo nghiệm diện rộng

6  Yêu cầu về địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm

6.1  Đối với khảo nghiệm có kiểm soát

6.2  Đối với khảo nghiệm đồng ruộng

Phụ lục A

Hình dạng quả, màu sắc vỏ quả và màu sắc thịt quả bưởi

Phụ lục B

Thành phần và chuẩn bị môi trường nuôi cấy vi khuẩn

Phụ lục C

Danh sách các địa phương thuộc vùng khảo nghiệm 1, 2 và 3

Phụ lục D

Mu báo cáo kết quả khảo nghiệm

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi