Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12714-7:2020 Cây giống các loài cây bản địa - Dầu rái

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12714-7:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12714-7:2020 Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 7: Dầu rái
Số hiệu:TCVN 12714-7:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2020Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12714-7:2020

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - CÂY GIỐNG CÁC LOÀI CÂY BẢN ĐỊA
PHN 7: DU RÁI

Forest tree cultivar - Seedlings of native plants
Part 7: Dipterocarpus alatus

Lời nói đầu

TCVN 12714-7: 2020 do Viện Nghiên cứu Lâm sinh - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12714 Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa gồm các phần sau:

- TCVN 12714-1: 2019: Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 1: Xoan ta

- TCVN 12714-2: 2019: Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 2: Mỡ

- TCVN 12714-3: 2019: Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 3: Vối thuốc

- TCVN 12714-4: 2019: Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 4: Sao đen

- TCVN 12714-5: 2020: Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 5: Trám trắng

- TCVN 12714-6: 2020: Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 6: Giỗi xanh

- TCVN 12714-7: 2020: Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 7: Dầu rái

- TCVN 12714-8: 2020: Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 8: Lát hoa

- TCVN 12714-9: 2020: Giống cây lâm nghiệp - Cây giống các loài cây bản địa - Phần 9: Sồi phảng

 

GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP - CÂY GIỐNG CÁC LOÀI CÂY BẢN ĐỊA
PHẦN 7: DẦU RÁI

Forest tree cultivar - Seedlings of native plants
Part 7: Dipterocarpus alatus

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu về các chỉ tiêu chất lượng cây giống khi trồng rừng và phương pháp kiểm tra đối với cây giống Dầu rái (Dipterocarpus alatus) được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

2.1

Cây giống (Seedlings)

Cây con được tạo ra từ hạt.

2.2

Cây trội (cây mẹ) (Plus tree)

Cây tốt nhất được tuyển chọn trong rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, rừng giống hoặc vườn giống được sử dụng để lấy vật liệu nhân giống.

2.3

Lâm phần tuyển chọn (Selected seed stand)

Khu rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có chất lượng trên mức trung bình, được chọn để cung cấp giống tạm thời cho sản xuất, nhưng chưa được tác động bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hoặc chưa qua đánh giá để công nhận là rừng giống chuyển hoá.

2.4

Lô cây giống (Seedling lot)

Các cây giống được sản xuất cùng một đợt theo cùng một phương pháp.

2.5

Lô hạt giống (Seedlot)

Hạt giống thu từ một nguồn giống nhất định (lâm phần tuyển chọn, rừng giống, vườn giống, cây trội hoặc xuất xứ được công nhận) trong một vụ thu hoạch.

2.6

Nguồn giống (Seed source)

Nơi cung cấp vật liệu nhân giống bao gồm: lâm phần tuyển chọn, rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng, vườn giống, cây trội và vườn cây đầu dòng.

2.7

Rừng giống trồng (Seed production area)

Rừng giống được trồng bằng cây gieo ươm từ hạt thu hái từ cây trội và trồng không theo sơ đồ.

2.8

Rừng giống chuyển hóa (Seed stand)

Rừng giống được chọn từ những lâm phần tốt nhất trong rừng tự nhiên hoặc rừng trồng được tác động bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy định để lấy giống.

2.9

Vườn giống (Seed orchard)

Vườn được trồng theo sơ đồ nhất định từ các dòng vô tính (vườn giống vô tính) hoặc từ hạt của cây mẹ (Vườn giống hữu tính) đã được tuyển chọn và công nhận.

3  Yêu cầu kỹ thuật

Yêu cầu kỹ thuật các chỉ tiêu chất lượng của cây giống được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật cây giống Dầu rái

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

Nguồn gốc giống

Hạt giống thu từ nguồn giống được công nhận hoặc từ cây mẹ được chọn lọc từ các lâm phần có địa chỉ rõ ràng.

Tuổi cây con (tháng)

Không nhỏ hơn 12 tháng kể từ khi cấy cây con vào bầu.

Đường kính cổ rễ (cm)

Tối thiểu là 0,8 cm.

Chiều cao (cm)

Tối thiểu là 80 cm.

Hình thái chung

Cây cứng cáp, không cụt ngọn, cây khỏe mạnh không bị vóng lướt.

Bầu cây (cm)

- Kích thước bầu: Đường kính tối thiểu là 13 cm, chiều cao tối thiểu là 16 cm.

- Hỗn hợp ruột bầu đầy ngang mặt bầu, không bị vỡ.

Tình trạng sâu bệnh hại

Không phát hiện sâu bệnh hại trong lô cây giống.

CHÚ THÍCH: Kỹ thuật nhân giống Dầu rái bằng hạt (Dipterocarpus alatus) tham khảo Phụ lục A.

4  Phương pháp kiểm tra

4.1  Thời điểm kiểm tra

Khi xuất vườn.

4.2  Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của cây giống

Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của cây giống được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Phương pháp kiểm tra và lấy mẫu kiểm tra chất lượng cây giống Dầu rái

Tên chỉ tiêu

Phương pháp kiểm tra

Lấy mẫu kiểm tra

Nguồn gốc giống

Đánh giá dựa vào hồ sơ nguồn gốc vật liệu nhân giống.

Toàn bộ lô cây giống.

Tuổi cây

Kiểm tra nhật ký/hồ sơ của cơ sở sản xuất cây giống liên quan đến thời gian gieo ươm của từng lô cây giống.

Toàn bộ lô cây giống.

Đường kính cổ rễ

Sử dụng thước kẹp có độ chính xác đến mm; đo tại vị trí sát mặt bầu.

Lấy mẫu ngẫu nhiên 0,1 % số cây nhưng không ít hơn 30 cây và không quá 50 cây.

Chiều cao

Sử dụng thước kẻ vạch đến cm, đo từ mặt bầu tới đỉnh sinh trưởng của cây.

Lấy mẫu ngẫu nhiên 0,1 % số cây nhưng không ít hơn 30 cây và không quá 50 cây.

Hình thái chung

Quan sát bằng mắt thường.

Toàn bộ lô cây giống.

Bầu cây

Kích thước bầu: Sử dụng thước kẻ vạch đến cm đo đường kính và chiều cao bầu cây.

Lấy mẫu ngẫu nhiên 0,1 % số cây nhưng không ít hơn 30 cây và không quá 50 cây.

Hình thái bầu: Quan sát bằng mắt thường.

Toàn bộ lô cây giống.

Tình trạng sâu bệnh hại

Quan sát bằng mắt thường.

Toàn bộ lô cây giống.

4.3.  Kết luận kiểm tra

Lô giống đạt yêu cầu kỹ thuật, khi 100 % mẫu kiểm tra phù hợp với quy định tại Bảng 1.

5.  Tài liệu kèm theo cây giống

Tài liệu kèm theo cây giống gồm các thông tin sau:

- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất;

- Tên giống, tuổi, các chỉ tiêu chất lượng chính;

- Mã hiệu nguồn giống;

- Mã hiệu lô hạt giống;

- Số lượng cây;

- Ngày xuất vườn và thời gian sử dụng;

6.  Yêu cầu vận chuyển

Cây con trong khi vận chuyển phải đảm bảo thoáng mát, không bị dập, gãy, không bị vỡ bầu;

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Dầu rái bằng quả giống

A.1  Nguồn giống

A.1.1  Nguồn gốc quả giống

Quả giống được thu từ nguồn giống được công nhận hoặc từ các lâm phần, cây trồng phân tán được chọn lọc và có địa chỉ rõ ràng.

A.1.2  Tiêu chuẩn cây mẹ lấy quả

Cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, tán cân đối, không bị sâu bệnh, có hai vụ quả trở lên. Cây lấy giống tối thiểu 20 tuổi, cây chưa bị trích nhựa.

A.2  Kỹ thuật xử lý hạt giống

A.2.1  Thời điểm thích hợp để gieo hạt là vụ thu, vụ xuân.

A.2.2  Quả giống sau khi thu hái phải gieo ngay, khi đem gieo được cắt cánh ngâm trong nước lã thời gian 6 giờ, sau đó vớt ra để ráo nước tiếp tục ngâm trong thuốc tím (KMnO4) nồng độ 0,05 % hoặc thuốc chống nấm Benlat C nồng độ 0,03 % thời gian 10 phút rồi vớt ra để ráo đem gieo.

A.3  Kỹ thuật gieo quả

A.3.1 chuẩn bị luống gieo

- Luống được làm từ cát rộng 1 m, cao 10 cm, dài từ 5 m đến 10 m, khoảng cách giữa các luống được tạo thành rãnh. Rãnh rộng từ 40 cm đến 50 cm.

- Cát dùng làm luống được sàng loại bỏ hết các tạp vật và san cho phẳng.

A.3.2  Chuẩn bị luống xếp bầu

- Luống rộng 1 m, cao từ 3 cm đến 5 cm, dài từ 5 m đến 10 m, khoảng cách giữa các luống được tạo thành rãnh. Rãnh luống rộng từ 40 cm đến 50 cm.

- Đất trên mặt luống phải được loại bỏ cỏ, các tạp vật và san cho phẳng.

A.3.3  Kỹ thuật tạo bầu

- Hỗn hợp thành phần ruột bầu được trộn đều gồm đất mặt 88% đất mặt + 10% phân chuồng hoai + 2% Super lân được đóng vào túi bầu P.E, kích thước bầu: đường kính bầu tối thiểu là 13 cm, chiều cao bầu tối thiểu là 16 cm. Bầu có đáy, đục lỗ xung quanh.

- Bầu được xếp thành hàng sát nhau trên luống. Mép luống phải đắp bờ cao ít nhất 2/3 thân bầu xung quanh luống để giữ bầu không bị nghiêng ngả.

A.3.3  Kỹ thuật gieo quả giống

- Quả giống sau khi xử lý được gieo theo đều trên mặt luống, khoảng cách giữa các quả khoảng 5 cm. Lấp đất sâu khoảng 1,5 cm. Hàng ngày dùng ô roa tưới đều, nhẹ, đủ ẩm.

- Trước khi gieo quả vào luống, luống cát phải được tưới nước ẩm sao cho độ ẩm của luống đạt khoảng 60 % và cần xử lý chống bệnh thối cổ rễ bằng cách phun thuốc chống nấm, nồng độ, liều lượng theo quy định ghi trên bao bì sản phẩm.

- Sau khi quả nảy mầm (thường sau khoảng 5 ngày) thì tiến hành cấy cây vào bầu. Khi cây mầm nhô lên khỏi mặt luống được 2 cặp lá mầm đến 4 cặp lá mầm thì tiến hành cấy quả vào bầu, nhổ đến đâu cấy cây con vào bầu đến đó không được để cây qua đêm, tránh để bị dập, gẫy.

- Tạo một lỗ ở giữa bầu, sâu từ 2 cm đến 2,5 cm, cây con được đặt vào giữa bầu và lấp đất lại. Chỉ cấy quả vào những ngày râm mát.

A.4  Kỹ thuật chăm sóc cây con

A.4.1  Tưới nước đủ ẩm cho cây vào buổi sáng sớm và chiều mát. Số lần tưới, lượng nước tưới tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết và tình hình sinh trưởng của cây con. Về nguyên tắc phải luôn luôn giữ độ ẩm của đất trong bầu, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng bình thường. Bình quân lượng nước cho mỗi lần tưới là từ 3 lít đến 5 lít/m2.

A.4.2  Sau khi cấy cây từ 3 ngày đến 5 ngày tiến hành kiểm tra, cây nào chết phải cấy dặm ngay, đảm bảo mỗi bầu có một cây sinh trưởng và phát triển tốt. Chú ý đề phòng nấm bệnh và con trùng phá hoại cây mầm.

A.4.3  Ngay sau khi cấy cây vào bầu phải che bóng. Tháng thứ nhất che bóng cho cây khoảng 75 % ánh sáng trực xạ, tháng thứ hai che bóng 40 % ánh sáng trực xạ, tháng thứ ba che bóng 20 % ánh sáng trực xạ, các tháng còn lại dỡ bỏ dàn che hoàn toàn.

A.4.4  Định kỳ đảo bầu 3 tháng 1 lần tính từ khi quả được cấy vào bầu. Khi cành, lá cây con đan vào nhau thì phải giãn bầu kết hợp với đảo bầu.

A.4.5  Định kỳ 20 ngày/1 lần làm cỏ phá váng và phun thuốc phòng trừ nấm bệnh, côn trùng.

A.4.6  Đảo bầu lần cuối trước khi trồng từ 2 tuần đến 3 tuần.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]. Công ty Giống và phục vụ trồng rừng, 1995. Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng, Nxb Nông nghiệp.

[2]. Danh mục giống cây lâm nghiệp phải áp dụng tiêu chuẩn ngành ban hành kèm theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

[3]. Nguyễn Thị Hải Hồng, 2012. Nghiên cứu chọn, nhân giống và kỹ thuật gây trồng Dầu Rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) và Sao đen (Hopea odorata Roxb.). Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

[4]. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2010. Kỹ thuật trồng rừng một số loài cây lấy gỗ. NXB Nông nghiệp.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi