Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12195-2-8:2019 Quy trình giám định nấm Phoma tracheiphila

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12195-2-8:2019

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12195-2-8:2019 Quy trình giám định nấm gây bệnh thực vật - Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với nấm Phoma tracheiphila (Pertri) Kantachveli & Gikachvili
Số hiệu:TCVN 12195-2-8:2019Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:31/12/2019Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12195-2-8 : 2019

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH NẤM GÂY BỆNH THỰC VẬT

PHẦN 2-8: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI NẤM PHOMA TRACHEIPHILA (PERTRI) KANTACHVELI & GIKACHVILI

Procedure for identification of plant disease caused by fungi

Part 2-8: Particular requirements for Phoma tracheiphila (Pertri) Kantachveli & Gikachvili

Lời nói đầu

TCVN 12195-2-8: 2019 do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công ngh công bố.

Bộ TCVN 12195 Quy trình giám định nấm gây bệnh thực vật gồm các phần sau:

- Phần 1: Yêu cầu chung

- Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với nấm Guignardia bidwellii (Ellis) Viala & Ravaz

- Phần 2-2: Yêu cầu cụ thể đối với nấm Cryphonectria parasitica (Murrill) Barr

- Phần 2-3: Yêu cầu cụ thể đối với nấm Claviceps africana Frederickson, Mantle & De Milliano

- Phần 2-4: Yêu cầu cụ thể đối với nấm Ciborinia camelliae Kohn

- Phần 2-5: Yêu cầu cụ thể đối với Boeremia foveata (Foister) Aveskamp, Gruyter & Verkley

- Phần 2-6: Yêu cầu cụ thể đối với Phytophthora boehmeriae Sawada

- Phần 2-7: Yêu cầu cụ thể đối với nấm Tilletia indica Mitra

- Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với nấm Phoma tracheiphila (Pertri) Kantachveli & Gikachvili

 

QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH NẤM GÂY BNH THỰC VẬT

PHẦN 2-8: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI NẤM PHOMA TRACHEIPHILA (PERTRI) KANTACHVELI & GIKACHVILI

Procedure for identification of plant disease caused by fungi

Part 2-8: Particular requirements for Phoma tracheiphila (Pertri) Kantachveli & Gikachvili

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu về quy trình giám định nấm Phoma tracheiphila (Pertri) Kantachveli & Gikachvili gây bệnh thực vật.

2  Tài liệu viện dẫn

Tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12195-1:2019, Quy trình giám định nấm gây bệnh thực vật - Phần 1: Quy định chung.

3  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và các thiết bị sau:

3.1  Kính hiển vi: độ phóng đại từ 40 lần đến 1 000 lần

4  Hóa chất

Chỉ sử dụng các hóa chất loại tinh khiết phân tích, trừ khi có quy định khác.

4.1  Agarose

4.2  Agar

4.3  Nước cất

5  Lấy mẫu và bảo quản mẫu

5.1  Lấy mẫu

Lấy mẫu theo TCVN 12195-1:2019 (điều 5.1).

5.2  Bảo quản mẫu giám định

Bảo quản mẫu khi giám định hoặc sau khi giám định như sau:

+ Thân, cành, lá, quả, rễ bảo quản tươi, ép khô hoặc ngâm mẫu theo TCVN 12195-1: 2019 (điều 5.2.1)

+ Tiêu bản lam giám định theo TCVN 12195-1: 2019 (điều 5.2.4)

6  Phát hiện bệnh

Cây khi bị nhiễm bệnh có thể dẫn tới hiện tượng chết ngọn, lá rụng, các cành và thân bị hóa khô.

Cành của cây nhiễm bệnh thường bị héo và nứt. Vỏ của các cành này thường biến màu thành nâu hoặc nâu nhạt. Trên cành có thể xuất hiện các vết nứt. Khi bệnh hại nặng các đoạn thân, cành bị khô đi vỏ ngoài biến màu xám tro. Trên bề mặt vết bệnh có thể quan sát thấy các hạt nhỏ màu đen.

Lá của cây nhiễm bệnh biến nâu hoặc nâu nhạt. Gân chính hoặc phụ của lá hóa trong. Lá rụng còn lại cuống lá. Đôi khi trên các lá rụng có hiện tượng gây biến thành màu đỏ.

Các mô gỗ già trên phần thân hóa hồng hoặc nâu.

Khi kiểm tra lô hàng cần chú ý các nước mà nấm có phân bố (xem phụ lục A) và các loài cây mà nấm gây hại (xem phụ lục A).

7  Giám định nấm bệnh

7.1  Giám định bằng đặc điểm hình thái

7.1.1  Kiểm tra trực tiếp

7.1.1.1  Kiểm tra mẫu tươi

- Quan sát hình thái của nấm thu được bằng một trong hai cách:

+ Kiểm tra mẫu tươi theo điều 7.1.1.1.1 của TCVN 12195-1:2019

+ Kiểm tra hình thái cấu trúc quả cành của nấm theo điều 7.1.1.1.2 của TCVN 12195-1:2019

+ Kiểm tra tiêu bản lam: Làm tiêu bản lam như điều 7.1.1.2 của TCVN 12195-1:2019

- Quan sát dưới kính hiển vi (3.1) đặc điểm hình thái nấm và so sánh với đặc điểm hình thái của nấm Phoma tracheiphila (xem 7.1.4).

7.1.2  Kiểm tra mẫu để ẩm

- Kiểm tra mẫu để ẩm theo điều 7.1.2 của TCVN 12195-1:2019.

- Quan sát dưới kính hiển vi (3.1) đặc điểm hình thái nấm và so sánh với đặc điểm hình thái của nấm Phoma tracheiphila (xem 7.1.4).

7.1.3  Phân lập và nuôi cấy trên môi trường nhân tạo

- Phân lập và nuôi cấy nấm trên môi trường nhân tạo theo điều 7.1.3 của TCVN 12195-1:2019.

- Sử dụng môi trường PDA (phụ lục B của TCVN 12195-1:2019) hoặc PCA (phụ lục B)

- Quan sát dưới kính hiển vi (3.1) đặc điểm hình thái nấm và so sánh với đặc điểm hình thái của nấm Phoma tracheiphila (xem 7.1.4).

7.1.4  Đặc điểm hình thái định loại của nấm Phoma tracheiphila

Quả cành hình cầu, hơi kéo dài thành một cổ ngắn có miệng nhỏ, màu đen đường kính (60 đến 165) µm x (45 đến 150) µm.

Các bào tử phân sinh nằm trong quả cành dạng đơn bào, kích thước (0,5 đến 1,5) µm x (2 đến 4) µm. Bào tử phân sinh được sinh ra từ các tế bào sinh bào tử. Bào tử phân sinh (phialoconidia) đơn bào thường có 1 đến 3 giọt dầu màu trong suốt, dạng thẳng hoặc cong, đầu bào tử tròn kích thước (1,5 đến 3) µm x (3 đến 8) µm thường được sản sinh bởi các tế bào sinh bào tử ở trên các sợi nấm tự do phát triển ở vùng gỗ trên thân lộ ra ngoài, phần mô bị thương hoặc trong mạch dẫn.

Bào tử chồi (blastoconidia) có dạng trứng hoặc dạng quả lê được sinh ra từ mạch dẫn cây kí chủ.

Hình 1: Quả cành của nấm Phoma tracheiphila

(NGUN: EPPO)

7.2  Giám định bệnh bằng phương pháp PCR

7.2.1  Tách chiết DNA

- DNA tổng số từ mô thân, lá, cành được tách chiết theo phương pháp tách chiết DNA tổng số từ mô cây điều 7.2.1 của TCVN 12195-1:2019

- DNA tổng số từ sợi nấm nuôi cấy trên môi trường nhân tạo được tách chiết theo phương pháp tách chiết DNA tng số từ sợi nấm trên môi trường điều 7.2.1 của TCVN 12195-1:2019

7.2.2  Nhân gen

Sử dụng cặp mồi đặc hiệu:

Pt-FOR2 (5-GGATGGGCGCCAGCCTTC-3')

Pt-REV2 (5-GCACAAGGGCAGTGGACAAA-3')

Chu trình nhiệt:

94 °C trong 5 phút

94 °C trong 30 giây

65 °C trong 60 giây

72 °C trong 90 giây

72 °C trong 5 phút

Lặp lại 30 chu kì


7.2.3  Đọc kết quả

Sản phẩm nhân gen được điện di trong gel agarose 1,5 % (4.1).

Mẫu dương tính cho ra đoạn gen kích thước 378 bp;

7.3  Kết luận

Mu giám định được kết luận là loài Phoma tracheiphila (Pertri) Kantachveli & Gikachvili khi

- Nấm có đặc điểm hình thái phù hợp với các đặc điểm đã nêu ở điều 7.1.4.

hoc

- Phương pháp PCR cho kết quả là dương tính.

8  Báo cáo kết quả

Nội dung phiếu kết quả giám định gồm những thông tin cơ bản sau:

- Thông tin về mẫu giám định.

- Tên loài

- Phương pháp giám định

- Người giám đnh/cơ quan giám định

Phiếu giám đnh chi tiết có thể tham khảo phụ lục C.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Thông tin chung

A.1  Tên khoa học và vị trí phân loại

Tên tiếng Việt: Bệnh khô cành cam quýt

Tên khoa học: Phoma tracheiphila (Pertri) Kantachveli & Gikachvili

Tên khác: Bakerophoma tracheiphila (Petri) Cif.

Deuterophoma tracheiphila Petri

Vị trí phân loại:

Lớp: Dothideomycetes

Bộ: Pleosporales

Họ: Pleosporaceae

A.2  Phân bố

Trong nước: Bệnh chưa có ở Việt Nam

Châu Á: Armenia, Georgia, Iraq, Lebanon, Syria, Israel, Turkey, Yemen; Châu Phi: Tunisia, Egypt, Libya, Algeria; Châu Âu: Greece, Albania, Italy, Russian Federation, Cyprus, France, Belgum, Netherlands

A.3  Ký chủ

Citrus bergamia, Citrus limon, Citrus medica (phật thủ), Citrus reticulata (quýt), Citrus aurantium (Cam chua), Citrofortunella microcarpa, Citrus aurantiifolia, Citrus jambhiri, Citrus latifolia, Citrus limonia, Citrus macrophylla, Citrus sinensis, Citrus unshiu, Citrus x paradisi, Fortunella (quất), Poncirus trifoliata

A.4  Đặc điểm sinh học

Nấm xâm nhiễm thông qua vết thương trên lá, cành và rễ cây; có thể qua lỗ khí khổng. Các hoạt động canh tác cũng như gió, băng giá và mưa đá là các tác nhân gây sát thương các bộ phận của cây, tạo điều kiện thuận lợi cho xâm nhiễm. Lây nhiễm có thể bằng bào tử sinh tra từ quả cành bào tử trên các cành héo hoặc bào tử sinh ra từ các tế bào sinh bào tử trên các sợi nấm trên phần vỏ gỗ của cây hoặc tàn dư trên mặt đất. Bào tử phân sinh lan truyền bằng nước trên các bộ phận của cây. Điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự xâm nhiễm là từ 14 °C đến 28 °C. Thời kì xâm nhiễm phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ của các khu vực và điều kiện mùa; ở Sicily, sự xâm nhiễm thường xảy ra vào thời điểm giữa tháng 9 và tháng 4. Điều kiện thích hợp nhất để tác nhân gây bệnh phát triển và biểu hiện triệu chứng là từ 20 °C đến 25 °C, trong khi đó điều kiện nhiệt độ cao nhất để cho nấm phát triển trong môi trường là 30 °C. Các cành đốn tỉa bị bệnh có thể là nguồn lây lan bệnh trong vài tuần. Khi nhiệt độ vào khoảng từ 20 °C đến 25 °C và độ m gần bão hòa là điều kiện thích hợp nhất cho tế bào sinh bào tử phát triển ở vết thương cũng như các vết sẹo lá tự nhiên. Nấm có thể tồn tại trên cành nhiễm bệnh trên mặt đất hơn 4 tháng.

 

Phụ lục B

(Quy định)

Môi trường nhân tạo

Môi trường PCA

Thành phần:

Nước chiết khoai tây

200 ml

Nước chiết cà rốt

250 ml

Agar (4.2)

15 g

Nước cất (4.3)

1 000 ml

Hòa tan hoàn toàn các thành phần vào nước cất, hấp khử trùng (xem Phụ lục B của TCVN 12195-1:2019)

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Mẫu phiếu kết quả giám định

Cơ quan giám định
…………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

…………. ngày ... tháng ... năm 20

PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH

1. Tên hàng hóa:

2. Nước xuất khẩu:

3. Xuất xứ:

4. Phương tiện vận chuyển:

Khối lượng:

5. Địa điểm lấy mẫu:

6. Ngày lấy mẫu:

7. Người lấy mẫu:

8. Tình trạng mẫu:

9. Ký hiệu mẫu:

10. S mẫu lưu:

11. Người giám định:

12. Phương pháp giám định: Theo TCVN 12195-2-8:2019. Quy trình giám định nấm gây bệnh thực vật - Phần 2-8: Yêu cầu cụ thể đối với nấm Phoma tracheiphila (Pertri) Kantachveli & Gikachvili.

13. Kết quả giám định:

Tên tiếng Việt: Bệnh khô cành cam quýt

Tên khoa học: Phoma tracheiphila (Pertri) Kantachveli & Gikachvili

Vị trí phân loại:

Lớp: Dothideomycetes

Bộ: Pleosporales

Họ: Pleosporaceae

 

TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT
(hoặc người giám định)
(ký, ghi rõ họ và tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] CABI, (2018), Crop Protection Compedium.

[2] Commonwealth Mycologycal Institute, (1983), Plant Pathologist’s Pocketbook.

[3] IPPC, (2006), ISPM 27 Diagnostic protocols for regulated pests.

[4] Viện Bảo vệ thực vật, (1997), Tập 1: Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng, Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, NXB Nông nghiệp.

[5] Viện Nấm học quốc tế IMI, (1994), Kỹ thuật chn đoán và giám định bệnh hại cây trồng, Lớp tập huấn 08-15/12/1994, tại Viện Bảo vệ thực vật, Hà Nội.

[6] https://nt.ars-grin.gov/taxadescriptions/factsheets/index.cfm?thisapp=Phomatracheiphila

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi