Tiêu chuẩn ngành 28TCN 216:2004 Yêu cầu kỹ thuật với cá Bỗng bố mẹ

Tiêu chuẩn ngành 28TCN 216:2004

Tiêu chuẩn ngành 28TCN 216:2004 Cá nước ngọt - Cá Bỗng bố mẹ - Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:28TCN 216:2004
Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành:
Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:17/11/2004
Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 28TCN 216:2004

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

28TCN 216:2004

CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ BỖNG BỐ MẸ - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Freshwater fish - Broodstock of Spinibarbus denticulatus - Technical requirements

1 Ðối tượng và phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định chỉ tiêu chất lượng của cá bố mẹ để nuôi vỗ và cho đẻ đối với loài cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926) áp dụng cho các cơ sở có điều kiện sản xuất giống nhân tạo cá Bỗng.

2 Yêu cầu kỹ thuật

2.1 Cá bố mẹ nuôi vỗ để cho đẻ

2.1.1 Cá bố mẹ nuôi vỗ để cho đẻ phải có nguồn gốc rõ ràng, được nuôi vỗ theo đúng quy trình. Cơ sở sản xuất cá giống phải có sổ theo dõi nguồn gốc đàn cá bố mẹ đang nuôi.

2.1.2 Chất lượng cá bố mẹ để nuôi vỗ phải theo đúng mức và yêu cầu được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bố mẹ nuôi vỗ

tt

Chỉ tiêu

Yêu cầu kỹ thuật

Cá đực

Cá cái

1

Tuổi cá (năm), không nhỏ hơn

5

6

2

Khối lượng (kg), không nhỏ hơn

2

3

3

Ngoại hình

Cân đối, không dị hình; vây, vảy hoàn chỉnh; không mất nhớt

4

Màu sắc

- Bụng cá trắng bạc,

- Lưng xanh da trời nhạt.

5

Trạng thái hoạt động

Cá khoẻ mạnh, hoạt động nhanh nhẹn.

6

Tình trạng sức khoẻ

Tốt, không có dấu hiệu bệnh lý.

2.2 Cá bố mẹ được tuyển chọn cho đẻ

2.2.1 Chất lượng cá bố mẹ được tuyển chọn cho đẻ phải theo đúng mức và yêu cầu quy định trong Bảng 1.

2.2.2 Ðộ thành thục của cá bố mẹ được tuyển chọn cho đẻ phải theo đúng yêu cầu quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Ðộ thành thục sinh dục của cá bố mẹ được tuyển chọn cho đẻ

Cá bố mẹ

Yêu cầu

Cá đực

- Hai bên phần trước nắp mang có nốt sần trắng, sờ tay thấy nháp.

- Khi vuốt nhẹ hai bên bụng về phía hậu môn, có sẹ đặc màu trắng sữa chảy ra.

Cá cái

- Màu hồng sáng sặc sỡ, vây hậu môn có màu hồng.

- Bụng tròn mềm đều, da bụng mỏng. Lỗ sinh dục lồi, màu hồng.

- Hạt trứng tròn, đều và rời, màu vàng đậm. Nhân trứng phân cực, đường kính hạt trứng không nhỏ hơn 1,8 mm.

3 Phương pháp kiểm tra

3.1 Dụng cụ chủ yếu kiểm tra chất lượng cá bố mẹ được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 - Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá bố mẹ

tt

Loại dụng cụ

Quy cách, đặc điểm

Số lượng

1

Panh

Loại thẳng

1 - 2

2

Lam kính

Kích thước 30 x 60 x 1 mm

5 -10

3

Kính giải phẫu có trắc vi thị kính hoặc kính lúp

Ðộ phóng đại x 20 lần

1

4

Cân đồng hồ

Loại cân được tối đa 10 kg,

độ chính xác 50 g

1

5

Que thăm trứng

Bằng nhựa hoặc kim loại

dài 200 mm, Ф 2,0 - 2,5 mm

1

6

Băng ca

Bằng vải mềm, kích thước 400 x 600 mm

4 - 6

7

Lưới bắt cá bố mẹ

Dài 60 - 80 m, cao 3,5 - 4,0 m;

mắt lưới 2a = 35 - 40 mm.

1 - 2

3.2 Dung dịch phá màng trứng để kiểm tra độ phân cực của nhân trứng là dung dịch có chứa 33,3% cồn ethylic 950, 22,2% formon 36%, 11,1% acidacetic và 33,4% nước cất (theo DavidsonI s Fixative Solution).

3.3 Lấy mẫu

Bắt ngẫu nhiên 3 - 5 cá thể cái và 3 - 5 cá thể đực trong số cá bố mẹ tuyển chọn để nuôi vỗ hoặc cho đẻ.

3.4 Kiểm tra các chỉ tiêu

3.4.1 Tuổi cá

Xác định tuổi cá bằng việc theo dõi chính xác và chặt chẽ nguồn gốc, lý lịch đàn cá trong quá trình nuôi dưỡng của cơ sở.

3.4.2 Khối lượng cá

Bắt từng cá thể cho vào băng ca để cân xác định khối lượng cá.

3.4.3 Ngoại hình, màu sắc và trạng thái hoạt động

Quan sát cá đang bơi trong lưới hoặc giai chứa, kết hợp quan sát trực tiếp số mẫu đã thu. Ðánh giá các chi tiêu về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá bố mẹ theo quy định trong Bảng 1.

3.4.4 Ðộ thành thục tuyến sinh dục

3.4.4.1 Cá cái

a. Quan sát bụng của từng cá thể cá ở nơi đủ ánh sáng để phân biệt được màu sắc lỗ sinh dục cá.

b. Dùng tay để cảm nhận độ mềm của bụng và độ co dãn da bụng cá.

c. Dùng que thăm trứng lấy đủ số lượng trứng đưa vào đĩa có nước trong, sạch để quan sát hạt trứng ở nơi đủ ánh sáng phân biệt được màu sắc, hình thái các hạt trứng. Khi lấy trứng, không được lấy quá 2 lần của một cá thể.

d. Sau đó, đặt trứng lên phiến kính rồi nhỏ lên trứng 3 - 5 giọt dung dịch phá màng trứng để quan sát độ phân cực của trứng bằng kính giải phẫu hoặc kính lúp.

đ. Ðo đường kính hạt trứng trên giấy kẻ ô li hoặc trên kính giải phẫu có trắc vi thị kính.

3.4.4.2 Cá đực

a. Quan sát về màu sắc bên ngoài, màu sắc vây và hậu môn của từng cá thể cá. Dùng tay cảm nhận độ nháp của nắp mang cá.

b. Kiểm tra sẹ bằng cách vuốt nhẹ hai bên thành bụng dưới gần hậu môn cá cho sẹ chảy ra, rồi đánh giá chất lượng của sẹ theo quy định trong Bảng 2.

3.4.5 Tình trạng sức khoẻ

Kiểm tra các chỉ tiêu cảm nhiễm bệnh của cá Bỗng bố mẹ theo quy định tại Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 101:1997 (Quy trình kiểm dịch động vật thuỷ sản và sản phẩm động vật thuỷ sản). Kết hợp đánh giá tình trạng sức khoẻ của cá bố mẹ bằng cảm quan qua chỉ tiêu trạng thái hoạt động theo quy định trong Bảng 1.

 

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất