Tiêu chuẩn ngành 10TCN 919-2:2006 Đánh giá hiệu quả hệ thống làm sạch bên ngoài thiết bị phun

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 919-2:2006

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 919-2:2006 Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi - Thiết bị phun thuốc nước bảo vệ cây trồng - Phương pháp thử - Phần 2: Đánh giá hiệu quả hệ thống làm sạch bên ngoài thiết bị phun
Số hiệu:10TCN 919-2:2006Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2006Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 10TCN 919-2:2006

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 919-2:2006

MÁY NÔNG LÂM NGHIỆP VÀ THỦY LỢI - THIẾT BỊ PHUN THUỐC NƯỚC BẢO VỆ CÂY TRỒNG – PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG LÀM SẠCH BÊN NGOÀI THIẾT BỊ PHUN

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử đánh giá hiệu quả làm sạch bên trong toàn bộ thiết bị phun, bao gồm cả thùng chứa của các cơ cấu súc rửa, lắp trên thiết bị phun thuốc nước bảo vệ và chăm sóc cây trồng. Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị phun lắp trên máy cơ sở, dắt kéo và tự hành dựng trong nông, lâm nghiệp.

1.2. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thiết bị phun tiêm trực tiếp.

1.3. Tiêu chuẩn này không đề cập đầy đủ các yêu cầu an toàn. Khi cần thiết, phải sử dụng các tiêu chuẩn, văn bản pháp qui khác hoặc thiết lập bổ sung các yêu cầu để  đảm bảo an toàn cho người sử dụng tiêu chuẩn và bảo vệ môi trường.

2. Tài liệu viện dẫn

ISO 22368-2: 2004  Thiết bị bảo vệ cây trồng - Phương pháp thử đánh giá hiệu quả hệ thống làm sạch - Phần 2 : Làm sạch bên ngoài thiết bị phun.

ISO 5681: 1992 Thiết bị bảo vệ cây trồng - Từ vựng.

  TCVN 1437: 89 Máy nông nghiệp - Máy phun thuốc trừ dịch hại cho cây trồng - Phương pháp thử.

10TCN 774-2:2006 Máy nông lâm nghiệp và thủy lợi-Thiết bị phun thuốc nước bảo vệ cây trồng - Phương pháp thử - Phần 2: Thiết bị  phun thủy lực (ISO 5682 - 2:1997).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa theo ISO 5681-1992 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1. Cơ cấu làm sạch  (cleaning device)

Phương tiện lắp trên thiết bị phun dùng để làm sạch mặt ngoài của thiết bị phun.

3.2. Chất lỏng thử nghiệm  (Test liquid)

Hợp chất bao gồm bột thử nghiệm hòa tan với nước sạch (nước không chứa chất rắn lơ lửng) theo nồng độ xác định trước.

4. Quy định chung

4.1. Phân loại thử nghiệm

Trong tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp thử nghiệm sau

a) Phương pháp thử A

Xác định độ nhiễm bẩn của thiết bị phun, nhằm mục đích cung cấp cho người thiết kế thông tin về sự nhiễm bẩn bên ngoài của thiết bị phun, cho phép so sánh hiệu quả làm sạch của các cơ cấu làm sạch khác nhau hoặc/và các điều chỉnh chế độ làm sạch bên ngoài thiết bị phun.

b) Phương pháp thử B

Xác định hiệu quả làm sạch của các cơ cấu làm sạch khác nhau.

4.2. Thu gom và xử lý chất lỏng thử nghiệm

Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành thử nghiệm phải áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế chất lỏng thử và nước sau súc rửa, tránh rơi rớt ra môi trường. Toàn bộ chất lỏng thử, nước đã dùng để súc rửa phải được thu gom và xử lý theo các quy định hiện hành trước khi thải ra môi trường.

4.3. Chất lỏng và điều kiện thử

4.3.1. Quy định chung

Trong các phép thử phải sử dụng chất lỏng quy định trong điều 4.3.2, tuân thủ điều kiện thử nghiệm quy định tại điều 4.3.3. Cho phép sử dụng chất lỏng thử nghiệm khác, nếu độ chính xác xác định nồng độ tương thích (ví dụ, không thấp hơn 0,01% so với nồng độ ban đầu (gốc) trong thùng chứa).

CHÚ THÍCH : - Đối với các phương pháp thử A và B sử dụng chất lỏng thử khác nhau. Trong khi sử dụng thuốc nhuộm cho phương pháp thử A. Phương pháp thử B đòi hỏi chất lỏng thử có tính bám dính cao hơn để làm rõ hơn sự khác biệt giữa hiệu quả của các cơ cấu làm sạch khác nhau.

4.3.2. Chất lỏng thử nghiệm

4.3.2.1. Phương pháp thử A

Các phép thử phải được thực hiện bằng chất lỏng thử có 0,1% dung dịch Tactrazin màu vàng 85% E 102.

4.3.2.2. Phương pháp thử B

Phương pháp thử B phải được thực hiện bằng chất lỏng (điều 4.3.2) chứa 1% chất rắn lơ lửng ôxit clorua đồng theo quy định tại phụ lục-A của tiêu chuẩn này (tham khảo điều 5.1.2 10TCN 919-1: 2006).

4.3.3. Điều kiện thử nghiệm

Các phép thử phải được thực hiện ở điều kiện chất lỏng và môi trường dưới đây,  ghi chép và phản ánh đầy đủ, chi tiết trong báo cáo kết quả thử nghiệm:

a) Nhiệt độ chất lỏng thử và nhiệt độ môi trường thử: từ 100C đến 300C.

b) Mặt bằng thử nghiệm không có bụi bẩn, lá cây (ví dụ như đồng cỏ).

c) Đối với các thử nghiệm lặp lại phải đảm bảo điều kiện:

- Nhiệt độ môi trường thay đổi không quá 50C;

- Độ ẩm tương đối không khí thay đổi không quá 20%;

- Tốc độ gió đo tại vị trí cố định trên diện tích thử nghiệm và ở độ cao 2m không lớn hơn 5m/s;

5. Phương pháp thử

5.1. Quy trình thử nghiệm theo phương pháp A

Chỉ tiến hành thử nghiệm theo trình tự dưới đây khi thỏa mãn các điều kiện quy định trong điều 4.3:

5.1.1. Rửa sạch và làm khô các bề mặt ngoài của thiết bị phun. Nạp chất lỏng thử nghiệm (điều 5.3.2.1) vào thùng chứa của thiết bị phun, dung tích chứa vừa đủ để thực hiện các thao tác quy định tại 5.2.2.

5.1.2. Lấy 03 mẫu chất lỏng từ thùng chứa của thiết bị phun để kiểm tra và đối chiếu nồng độ với chất lỏng thử qui định tại 4.3.2. Mỗi mẫu có thể tích không nhỏ hơn 50ml và có nồng độ không sai lệch quá 5% so với nồng độ chất lỏng thử quy định tại điều 4.3.2.

CHÚ THÍCH : -Nếu nồng độ không đạt yêu cầu qui định, phải lấy mẫu lại sau khi đã khuấy trộn chất lỏng trong thùng chứa với cường độ cao hơn, nếu có thể.

5.1.3. Làm bẩn bên ngoài thiết bị phun bằng chất lỏng thử (xem 4.3.2) theo trình tự sau:

5.1.4. Khởi động thiết bị phun theo hướng dẫn của nhà chế tạo ứng với các điều kiện sử dụng dự kiến (vận tốc, áp suất...).

5.1.5. Điều khiển thiết bị phun quay vòng tròn trong thời gian 10 phút, sao cho số lần quay phải/quay trái bằng nhau. Đối với thiết bị phun có dàn phun (dùng cho cây trồng trên đồng và cây có dạng bụi rậm), bán kính quay vòng phải bằng bề rộng của dàn phun. Đối với thiết bị phun bụi sương, bán kính quay-không nhỏ hơn 10m.

5.1.6. Đo và ghi vào báo cáo kết quả thử nghiệm các dữ liệu như: thể tích chất lỏng thử đã dùng, vận tốc gió, nhiệt độ, độ ẩm tương đối của không khí và các điều kiện khác trên đồng ruộng trong quá trình thử.

5.1.7. Đặt thiết bị phun bên trên bể hứng có kích thước thích hợp để thu gom toàn bộ nước dùng để rửa. Trong trường hợp thiết bị phun kiểu dắt kéo, phải làm sạch các bánh di động liên quan trước khi đưa lên bệ hứng. Nếu là thiết bị phun kiểu treo, cần phải điểu khiển để đưa một phần máy kéo vào bể hứng, nhưng phải đảm bảo không đưa thêm chất bẩn của máy kéo vào bể (ví dụ, như  rửa sạch hoặc che đậy một phần máy kéo bên ngoài bể hứng).

5.1.8. Tiến hành rửa bên ngoài thiết bị phun lần thứ nhất theo trình tự sau:

5.1.8.1.Dùng nước sạch để rửa thiết bị phun bằng súng phun nước có áp suất phun 1MPa (10bar).

5.1.8.2. Đo và ghi lại thể tích nước đã dùng để rửa toàn bộ thiết bị phun.

5.1.8.3. Lấy 03 mẫu chất lỏng sau khi rửa thu gom được từ bể hứng.

5.1.8.4. Rửa sạch hoàn toàn bể hứng sau khi thực hiện xong 5.1.8.3.

5.1.9. Thực hiện rửa bên ngoài thiết bị phun lần thứ hai theo trình tự quy định tại 5.1.8.

5.1.10. Xác định nồng độ thuốc màu vàng của các mẫu chất lỏng đã lấy theo quy định tại 5.1.8 và 5.1.9 bằng phương pháp phân tích quang phổ hay phương pháp thích hợp khác. Tính giá trị trung bình kết quả phân tích các mẫu thử nghiệm.

CHÚ THÍCH : - Nếu khối lượng thuốc nhuộm vàng thu được sau lần rửa thứ hai (xem 5.1.9) nhiều hơn 10% khối lượng thuốc nhuộm vàng thu được sau lần rửa thứ nhất (xem 5.1.8), phải thực hiện thử nghiệm rửa lần thứ ba theo trình tự quy định tại 5.1.8.

5.1.11. Tính và ghi vào báo cáo các kết quả thử nghiệm (phụ lục-B): khối lượng thuốc nhuộm vàng bám vào thiết bị phun (được xem như là chất bẩn) thu được sau mỗi lần rửa quy định tại 5.1.8 và 5.1.9 và tổng khối lượng thuốc nhuộm vàng bám vào thiết bị thu được sau các lần rửa dưới dạng phần trăm của khối lượng thuốc nhuộm vàng đã phun (xem phụ lục-B).

5.1.12. Thực hiện quy trình thử nghiệm A (theo phương pháp A) lặp lại không ít hơn 03 lần ở các điều kiện thử nghiệm quy định tại điều 4.3.3.

CHÚ THÍCH : - Cho phép thực hiện quy trình thử A cho từng phần của thiết bị phun và ghi vào báo cáo thử nghiệm các thông tin cần thiết phản ảnh độ nhiễm bẩn của các phần riêng biệt.

5.1.13. Tính hệ số biến đổi Cv của tỷ lệ thu hồi thuốc nhuộm vàng theo công thức hướng dẫn tại phụ lục-B của tiêu chuẩn này. Nếu hệ số Cv của các lần thử nghiệm cao hơn 15%, phải thực hiện lại toàn bộ phép thử A từ đầu.

5.1.14. Ghi vào báo cáo kết quả thử nghiệm tất cả các số liệu và thông tin bổ sung, như ảnh chụp thể hiện sự nhiễm bẩn, theo mẫu báo cáo kết quả thử nghiệm tại phụ lục-B của tiêu chuẩn này.

5.2. Qui trình thử nghiệm theo phương pháp B

Chỉ tiến hành thử nghiệm theo trình tự dưới đây khi thỏa mãn các điều kiện quy định trong điều 4.3:

5.2.1. Rửa và làm khô các bề mặt ngoài của thiết bị phun bằng các biện pháp thích hợp.

5.2.2. Nạp chất lỏng  thử (xem điều 4.3.2.2) vào thùng chứa đến dung tích đủ để thực hiện thao tác qui định tại 5.3.3.

5.2.3. Lấy 03 mẫu chất lỏng từ thùng chứa để kiểm tra nồng độ chất lỏng thử đối chứng. Mỗi mẫu phải có thể tích không ít hơn 50 mL và nồng độ không sai lệch quá 5% so với nồng độ định trước (xem điều 4.3.2.2).

5.2.4. Làm bẩn bên ngoài thiết bị phun bằng chất lỏng thử nghiệm (qui định tại điều 5.1.3) theo trình tự và các điều kiện sau:

a) Vận tốc tiến khi điều khiển thiết bị phun quay vòng tròn trong vòng 10 phút phải đạt khoảng 5km/h.

b) Khi thử các thiết bị phun có dàn phun, áp suất phun phải lên tới 0,3MPa (3,0bar) đối với các vòi phun có quạt gió trợ lực và 0,5MPa (5,0bar) đối với các vòi phun trợ giúp bằng không khí nén. Khi thử thiết bị phun bụi sương, áp suất phun không nhỏ hơn 1MPa (10,0bar).

5.2.5. Đo và ghi vào báo cáo kết quả thử nghiệm và các điều kiện môi trường thử nghiệm thực tế theo quy định tại điều 4.3.3.

5.2.6. Đặt thiết bị phun lên bể hứng như quy định tại điều 5.1.7.

5.2.7. Tiến hành rửa bên ngoài thiết bị phun lần thứ nhất bằng việc sử dụng cơ cấu làm sạch lắp với thiết bị phun theo trình tự sau:

5.2.8.Vận hành cơ cấu làm sạch bên ngoài thiết bị phun theo hướng dẫn của nhà chế tạo sau khi đã làm sạch bệ hứng.

5.2.9. Đo và ghi chép thể tích nước sạch đã sử dụng để rửa toàn bộ bên ngoài thiết bị phun bằng cơ cấu làm sạch.

5.2.10. Lấy 10 mẫu phân tích từ lượng chất lỏng đã thu gom được sau khi rửa tại bệ hứng.

5.2.11. Rửa sạch bệ hứng.

5.2.12. Tiến hành rửa bên ngoài thiết bị phun lần thứ hai bằng việc sử dụng súng phun nước sạch theo trình tự và yêu cầu sau:

5.2.13. Súng phun nước sạch phải có áp suất không nhỏ hơn 1MPa (10bar).

5.2.14. Đo và ghi vào báo cáo kết quả thử nghiệm thể tích nước sạch đã dùng để rửa toàn bộ mặt ngoài thiết bị phun.

5.2.15. Lấy 10 mẫu từ lượng chất lỏng đã thu gom được sau khi rửa tại bệ hứng.

5.2.16. Xác định nồng độ ôxit clorua đồng trung bình của các mẫu chất lỏng đã lấy theo 5.2.10 và 5.2.15 bằng phương pháp phân tích phổ hấp phụ nguyên tử hay phương pháp khác thích hợp.

5.2.17. Tính khối lượng ôxit clorua đồng thu được sau khi rửa lần thứ nhất (điều 5.2.10) và lần rửa thứ hai (điều 5.2.15). Tính tỉ lệ phần trăm (%) khối lượng oxit clorua đồng thu được sau lần rửa thứ nhất so với tổng khối lượng oxit clorua đồng thu được sau hai lần rửa (xem phụ lục-C).

5.2.18. Phải thực hiện qui trình thử nghiệm B với số lần lặp không ít hơn 03 lần tại các điều kiện thử nghiệm qui định tại điều 4.3.

5.2.19. Tính hệ số biến đổi Cv của  tỷ lệ phần trăm khối lượng ôxit clorua đồng thu được sau khi rửa lần thứ nhất bằng cơ cấu làm sạch lắp với thiết bị phun so với tổng khối lượng oxit clorua đồng thu được sau hai lần rửa (điều 5.2.10 và 5.2.15) theo công thức hướng dẫn tại phụ lục-C của tiêu chuẩn này. Nếu giá trị Cv của các lần thử nghiệm lặp lại lớn hơn 15% cần phải thực hiện lại toàn bộ phép thử B.

5.2.20. Ghi các số liệu thử nghiệm theo mẫu báo cáo kết quả thử nghiệm tại phụ lục-C của tiêu chuẩn này.

 

PHỤ LỤC A

(Qui định)

QUY ĐỊNH THÀNH PHẦN BỘT THỬ CHỨA OXIT CLORUA ĐỒNG SỬ DỤNG TRONG THỬ NGHIỆM

A.1. Thành phần

Sử dụng trihydrat oxit clorua đồng (còn gọi là Cupravit), có thành phần như sau:

HỢP CHẤT THÀNH PHẦN                                              TỶ PHẦN

3CuO.CuCl2.3H2O                                                          45%

Licnosunphát:                                                                5 %

Cacbonát Can xi (CaCO3):                                              8%

Decahyđrát Sunphát natri (Na2SO4 10 H20):                     11%

A.2 Kích thước phần tử hạt

KÍCH THƯỚC, mm                                         TỶ LỆ PHẦN THỂ TÍCH TỐI THIỂU

       < 20                                                                                98%

       <10                                                                                 90%

        < 5                                                                                70%.

A.3.  Độ không tinh khiết của hoạt chất kỹ thuật

Độ không tinh khiết toàn phần:                   ≤    3,5%

Độ ẩm:                                                    ≤    2%

Độ tro:                                                                 ≤    1,5% (tính vào khối lượng đồng).

A.4. Độ hoà tan

Hoà tan chậm trong nước và dung môi hữu cơ.

Hoà tan trong dung môi axit hữu cơ mạnh.

Hoà tan trong dung môi amoniac, amin nhờ hình thành các hợp chất.

CHÚ THÍCH : - Cupravit là thí dụ về một sản phẩm thích hợp có trên thị trường. Thông tin nêu ra nhằm tạo thuận lợi cho việc ứng dụng tiêu chuẩn nhưng không bắt buộc phải sử dụng sản phẩm này.

 

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

MẪU BÁO CÁO THỬ NGHIỆM - PHƯƠNG PHÁP THỬ A

B.1. Thông số kỹ thuật chính của thiết bị phun

Loại thiết bị phun.

Dung tích định mức của thùng chứa, L………………………………….

Bề rộng dàn phun, m……………………………………………………..

Số lượng vòi phun……………………………………………………….

Kiểu/ký mã hiệu vòi phun……………………………………………….

Khoảng cách các vòi phun, m…………………………………………...

Áp suất phun, MPa (bar)…………………………………………………

B.2. Điều kiện thử nghiệm

Điều kiện hiện trường…………………………………………………….

Đường kính đường tròn chạy máy, m……………………………………

B.3. Thông số kỹ thuật đo lường thử nghiệm

STT

Lần lặp lại

Thuốc nhuộm vàng

Đã phun

 

Bám vào máy phun

Làm sạch lần 1

Làm sạch lần 2

Làm sạch lần 3, nếu có

1

Thể tích, L

 

 

 

 

2

Nồng độ, mg/L

 

 

 

 

3

Thể tích, L

 

 

 

 

4

Nồng độ, mg/L

 

 

 

 

5

Thể tích, L

 

 

 

 

6

Nồng độ, mg/L

 

 

 

 

B.4. Kết quả thử nghiệm

Thử lặp lại

Khối lượng thuốc nhuộm vàng

Điều kiện môi trường không khí

Trên máy phun

Nhiệt độ

Độ ẩm

Vận tốc gió max

Đã phun

Làm sạch lần 1

Làm sạch lần 2

Lần 2 so với lần 1

Làm sạch lần 3,

nếu có

Tổng khối lượng

mg

%

mg

mg

%

mg

mg

0C

%

m/s

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trung bình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cv,%

-

-

-

-

-

-

 

-

-

-

 

PHỤ LỤC C

(Tham khảo)

MẪU BÁO CÁO THỬ NGHIỆM - PHƯƠNG PHÁP THỬ B

C.1. Thông số kỹ thuật chính của thiết bị phun

Loại thiết bị phun.

Dung tích định mức của thùng chứa, L………………………………….

Chiều rộng dàn phun, m………………………………………………..

Chiều cao dàn phun, m…………………………………………………

Số lượng vòi phun……………………………………………………….

Kiểu/ký mã hiệu vòi phun……………………………………………….

Khoảng cách các vòi phun, m…………………………………………...

Áp suất phun, MPa (bar)…………………………………………………

Kiểu cơ cấu làm sạch………………………………………………………

C.2 Điều kiện thử nghiệm

Điều kiện hiện trường…………………………………………………….

Đường kính đường tròn quay vòng, m……………………………………

C.3 Thông số kỹ thuật đo lường thử nghiệm

STT

Lần lặp lại

Thuốc nhuộm vàng

Đã phun 

Bám vào máy phun

Làm sạch lần 1

Làm sạch lần 2

Làm sạch lần 3, nếu có

1

Thể tích, L

 

 

 

 

2

Nồng độ, mg/L

 

 

 

 

3

Thể tích, L

 

 

 

 

4

Nồng độ, mg/L

 

 

 

 

5

Thể tích, L

 

 

 

 

6

Nồng độ, mg/L

 

 

 

 

C.4. Kết quả đo lường thử nghiệm

STT

Thử nghiệm lặp lại

Khối lượng đồng trên thiết bị phun

Điều kiện môi trường không khí

Làm sạch lần 1

Làm sạch lần 2

Tổng số 2 lần

Nhiệt độ

Độ ẩm

Vận tốc gió max

mg

mg

mg

%

0C

%

m/s

1

1

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

 

 

 

 

3

3

 

 

 

 

 

 

 

4

Trung bình

 

 

 

 

 

 

 

5

Cv, %

 

 

 

 

 

 

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi