Tiêu chuẩn ngành 10TCN 679:2006 Điều kiện vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi gia cầm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 679:2006

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 679:2006 Điều kiện vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi gia cầm
Số hiệu:10TCN 679:2006Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2006Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 10TCN 679:2006

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 TIÊU CHUẨN NGÀNH

 10TCN 679:2006

TIÊU CHUẨN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y CƠ SỞ CHĂN NUÔI GIA CẦM

 1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung

Tiêu chuẩn này được sử dụng để kiểm tra  đánh giá  điều kiện vệ sinh thú y cho  các đối tượng trên

 2. Khái niệm  

Trong tiêu chuẩn này những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2.1.Tiêu chuẩn vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi gia cầm là những tiêu chuẩn về vệ sinh mà những tiêu chuẩn đó  phù hợp với sự sinh trưởng của gia cầm

2.2. Gia cầm giống: gia cầm nuôi đẻ trứng để ấp nở, sản xuất con giống

2.3. Gia cầm đẻ trứng thương phẩm: là gia cầm nuôi với mục đích sản xuất trứng thương phẩm

2.4.Gia cầm thịt: gia cầm nuôi với mục đích sản xuất thịt

2.5. Trứng thương phẩm: trứng được sản xuất chỉ sử dụng cho mục đích tiêu thụ của con người, không dùng để ấp nở làm con giống

2.6. Trang thiết bị phục vụ chăn nuôi: là dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi dưỡng chăm sóc gia cầm

2.7. Tiêu độc khử trùng: các biện pháp cơ học, vật lý, hóa học được sử dụng để làm sạch, vệ sinh, khử trùng loại bỏ các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng và các mầm bệnh của gia súc gia cầm, bệnh lây giữa người và vật

2.8. Nước thải chăn nuôi: bao gồm nước phân, nước tiểu, nước rửa chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, dung dịch xử lý chuồng trại...

2.9. An toàn sinh học (ATSH) trong chăn nuôi gia cầm là việc áp dụng các biện pháp tổng hợp nhằm bảo vệ đàn gia cầm, hạn chế sự tấn công của các loại mầm bệnh trong quá trình chăn nuôi.

2.10. Tốc độ gió: tốc độ lưu thông không khí tự nhiên hoặc nhân tạo trong chuồng nuôi được tính bằng m/s

2.11. Ẩm độ không khí chuồng nuôi: là tỷ lệ % hàm lượng hơi nước thực có trong chuồng nuôi so với lượng hơi nước cực đại ở điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định.

2.12. Độ bụi:Tổng lượng bụi vô cơ và hữu cơ trong không khí chuồng nuôi được tính bằng mg/m3

2.13. Tổng vi khuẩn hiếu khí là số lượng vi khuẩn có trong 1m3 không khí chuồng nuôi

2.14. Tổng số vi khuẩn gây dung huyết là số vi khuẩn gây dung huyết dạng alfa và beta có trong 1m3 không khí chuồng nuôi

3.Tiêu chuẩn điều kiện vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi gia cầm

Các cơ sở chăn nuôi gia cầm  phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:

 

3.1. Địa điểm và bố trí trong cơ sở chăn nuôí gia cầm

3.1.1.Địa điểm của trại chăn nuôi gia cầm phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:

-   Phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo quy hoạch của chính quyền địa phương

-   Cao ráo, thoáng khí, không bị ô nhiễm do bụi, khói thải, hóa chất độc hại từ môi trường xung quanh. Địa điểm phải thuận tiện đường giao thông để chuyên chở con giống, thức ăn và sản phẩm chăn nuôi ra vào trại

-   Phải có đủ nguồn nước phục vụ chăn nuôi. Chất lượng nước phải đạt tiêu chuẩn ngành (TCN)

-   Cách biệt khu dân cư, các công trình, nguồn nước công cộng, chợ, lò giết mổ gia súc gia cầm. Bán kính từ trại chăn nuôi đến các công trình trên tối thiểu 500m với quy mô đàn từ 3000 – 10000con và khoảng cách > 1km với quy mô đàn > 10000 con

-   Có hàng rào hoặc tường kín bao quanh, cách ly với bên ngoài bảo đảm ngăn chặn được người và động vật từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở. Cổng ra vào có hố sát trùng và phương tiện sát trùng, tiêu độc. Trước cổng chính có biển báo một số điều cấm hoặc cần hạn chế đối với khách ra vào trại

-   Có đủ diện tích và điều kiện xử lý chất thải, nước thải theo quy định

-   Có phòng làm việc của cán bộ thú y, nơi mổ khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm. Có  nơi để dụng cụ, thuốc, sổ sách theo dõi ghi chép tình hình sản xuất,  tình hình dịch bệnh và  sử dụng thuốc, vacine của đàn gia cầm

-   Có phòng thay quần áo, khử trùng, tiêu độc trước khi vào khu chăn nuôi.

3.1.2. Bố trí trong cơ sở chăn nuôi gia cầm

a. Khu hành chính: là nơi giao tiếp với khách hàng, có cổng riêng, cách

 biệt hoàn toàn với khu sản xuất

b.Khu chứa dụng cụ thiết bị, hoá chất và kho chứa thức ăn

-   Có đường nội bộ để vận chuyển thức ăn, dụng cụ, thuốc men xuống khu  chăn nuôi dễ dàng

-   Kho chứa thức ăn được bố trí ở vị trí riêng, cách biệt với khu chăn nuôi, có cổng riêng đưa thức ăn vào trại và dễ dàng chuyển thức ăn trực tiếp từ kho xuống các dãy chuồng.

-   Kho chứa phải khô ráo, thoáng mát, thường xuyên có biện pháp diệt chuột, mối mọt. Các thức ăn được sắp xếp gọn gàng, để dễ phân biệt thức ăn cho từng loại gia cầm, dễ dàng lấy thức ăn theo thứ tự trong kho.

-   Không để các loại thuốc sát trùng, hoá chất độc hại trong kho chứa thức ăn. Không dự trữ thức ăn trong kho qúa thời gian quy định. Thức ăn từ kho chính của trại được vận chuyển xuống kho ở các dãy chuồng chỉ dùng trong 1-2 ngày. Chất lượng thức ăn phải phù hợp với từng đối tượng và từng giai đoạn nuôi dưỡng gia cầm

c. Khu sản xuất

Gồm  khu nuôi gia cầm khỏe mạnh và khu cách ly

Khu nuôi gia cầm khỏe mạnh

-   Ở vị trí cao hơn khu cách ly, đầu hướng gió chính

-   Khoảng cách giữa các dãy chuồng ³ 1,5  - 2 lần chiều cao chuồng nuôi

-   Đầu mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng, có ngăn cách giữa khu gia cầm khỏe và khu cách ly, xung quanh khu chăn nuôi cần trồng cây xanh. Người và phương tiên khi di chuyển ra vào dãy chuồng phải áp dụng các biện pháp tiêu độc khử trùng 

-   Cống rãnh thoát nước thải phải có độ dốc thích hợp, không bị ứ đọng nước. Chuồng phải có lưới che chắn để ngăn ngừa chim thú ngoại lai xâm nhập.

-   Dụng cụ, thiết bị chăm sóc từng dãy chuồng phải riêng biệt, dễ tiêu độc khử trùng. Các thiết bị chiếu sáng, sưởi ấm, dụng cụ khác phải bảo đảm an toàn cho gia cầm và người chăn nuôi

-   Diện tích chuồng nuôi phải phù hợp với số lượng gia cầm

Kiểu chuồng

-   Chuồng kín có hệ thống thông gió và điều tiết nhiệt độ ( nuôi trên nền trải trấu hoặc chất độn, chuồng 1 hoặc 2 tầng) cần bảo đảm có điện thường xuyên và nhốt gia cầm với mật độ thích hợp

-   Chuồng hở: nuôi gia cầm trên nền trải chất độn hoặc nuôi trên sàn cao so với mặt đất 1,5 – 2m. Với kiểu chuồng này cần thiết kế hệ thống làm mát vào mùa nóng (quạt gió,phun sương) và rèm che chắn gió vào mùa lạnh

Mái chuồng

-   Mái chuồng không bị dột, nát, phải bảo đảm che mưa, nắng cho gia cầm trong suốt quá trình chăn nuôi.

-   Thường xuyên kiểm tra mái chuồng

Nền chuồng

-   Vật liệu làm nền chuồng có thể là 1 trong các loại nguyên vật liệu sau: gạch, gỗ, ximăng, tấm sàn nhựa, tre...Tuỳ kiểu chuồng mà người ta có thể nuôi trực tiếp gia cầm trên sàn lưới (tre, gỗ, nhựa) hoặc trên nền trải các chất độn (trấu, mùn cưa, phoi bào).  Đối với gà đẻ trứng giống cần thiết kế ổ đẻ xung quanh nền chuồng

-   Nền chuồng phải đủ yêu cầu: vững chắc, dễ làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng.

Thiết bị trong chuồng nuôi

-   Máng ăn, máng uống được làm bằng vật liệu chắc chắn, dễ làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng với các nguyên liệu bằng inox, nhựa...

-   Hệ thống đèn chiếu sáng, đèn chụp sưởi ấm, dụng cụ chuyển trứng tự động hoăc bán tự động phải bảo đản an toàn cho người chăn nuôi và gia cầm

Khu nuôi cách ly gia cầm bị bệnh

-   Khu nuôi cách ly gia cầm bị bệnh phải ở vị trí thấp hơn, hoặc cuối hướng gió chính so với khu nuôi gia cầm khỏe mạnh và kho chứa thức ăn

-   Dụng cụ thiết bị như đèn, điện, nước, dụng cụ vệ sinh, tiêu độc, quần áo công nhân trong khu này phải hoàn toàn riêng biệt với khu nuôi gia cầm khỏe. Lối ra vào khu cách ly phải có hố thuốc sát trùng, có thùng kín chứa xác gia cầm bị bệnh, bị chết để chuyển đến nơi tiêu hủy trong khu xử  lý  chất thải ( lò thiêu xác). Nước thải từ khu cách ly phải được xử lý và khử trùng

d. Khu xử lý chất thải

-   Khu xử lý chất thải ở phía cuối trại, khu vực có địa thế  thấp nhất của trại chăn nuôi

-   Có nhà ủ phân theo tiêu chuẩn ủ nhiệt sinh vật. Nhà ủ phân có nền cao hơn mặt đất 10 – 20 cm, nền nhà bằng ximăng, chắc chắn, được chia thành các ô ( 4-6 ô). Sau khi gia cầm xuất chuồng, phân được thu gom, chuyển vể nhà ủ phân, đánh đống, ủ theo phương pháp nhiệt sinh vật sau 1- 2 tháng có thể sử dụng

-   Độ dốc rãnh thu gom nước thải khoảng 2- 3% , có nắp đậy kín hoặc để hở. Nước thải được chảy vào hệ thống bể lắng, hồ sinh học bậc 1 và 2 trước khi đổ ra ngoài

-   Nước thải trước khi đổ ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn ngành hiện hành

-   Trong khu xử lý chất thải nên bố trí lò thiêu xác gia cầm ( quy mô lớn nhỏ tuỳ thuộc vào quy mô trang trại). Vị trí lò thiêu nên bố trí tiếp giáp với khu cách ly

e. Bố trí trong khu ấp trứng

Đối với các cơ sở chăn nuôi gia cầm giống, có khu vực ấp nở cần tuân theo các tiêu chuẩn sau đây:

-   Có hàng rào ngăn cách với bên ngoài và các khu vực khác trong cơ sở chăn nuôi

-   Trang thiết bị phục vụ ấp trứng phải riêng biệt với các khu khác, phải là các vật liệu dễ làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng.

-   Trứng ấp phải có nguồn gốc từ các cơ sở giống đã được đăng ký và kiểm dịch của cơ quan thú y có thẩm quyền. Việc xử lý trứng, kiểm dịch trứng giống trước khi ấp được thực hiện theo quy định của ngành thú y (trứng được lấy từ các đàn không bị bệnh cúm gia cầm, thương hàn, bạch lỵ , newcattle)

-   Cơ sở phải có qui trình tiêu độc khử trùng ấp trứng được cơ quan có thẩm quyền công nhận

-   Việc bố trí khu ấp trứng phải gồm các bộ phận riêng:

·        Nơi nhận và phân loại trứng

·        Kho bảo quản trứng

·        Nơi sát trùng trứng

·        Máy ấp

·        Phòng soi trứng

·        Máy nở

·        Nơi chọn trống mái và đóng thùng gà con , xuất

 

3.2. Thức ăn

-   Thức ăn phải được cung cấp từ các cơ sở đã công bố chất lượng theo quy định hiện hành.

-   Không sử dụng các loại thức ăn không bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định hiện hành

-   Kho chứa thức ăn phải khô ráo, có giá kê

-   Định kỳ kiểm tra vệ sinh thức ăn chăn nuôi theo quy định của ngành

 

3.3. Nước uống

-   Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi: nước giếng khoan, giếng đào hoặc nước mặt đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn ngành

-   Định kỳ 6 tháng – 1năm /1 lần kiểm tra vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi, lưu giữ lại các phiếu xét nghiệm và tài liệu liên quan

 

3.4. Không khí chuồng nuôi

 

Bảng 1. Tiêu chuẩn điều kiện vệ sinh thú y không khí chuống nuôi

STT

Chỉ tiêu

Phương pháp/dụng cụ đo

Đơn vị

Giới hạn

1

2

3

4

5

6

7

8

Nhiệt độ không khí trong khoảng

Ẩm độ không khí trong khoảng

Tốc độ gió trong khoảng

Độ bụi tối đa

Vi khuẩn hiếu khí  tối đa

VK gây dung huyết tối đa

NH3 tối đa

H2­­­­­­S tối đa

nhiệt kế

ẩm kế

phong tốc kế

máy đo bụi

TCN

TCN

TCN

TCN

0C

%

m/s

mg/m3

VK/ m3

VK/ m3

ppm

ppm

18 - 32

55 - 85

0.5 – 3.0

 10

 106/m3

 102/m3

 10

 5

 

3.5.  Kiểm soát và khống chế dịch bệnh trong trại  chăn nuôi và cơ sở ấp trứng

3.5.1. Đối với trại chăn nuôi gia cầm

a. Gia cầm 1 ngày tuổi được lấy từ cơ sở an toàn dịch, đạt tiêu chuẩn con giống hoặc từ một cơ sở có cùng tiêu chuẩn phù hợp theo quy định

b. Các loại gia cầm mới nhập về phải được nuôi ở khu cách ly tân đáo và thực hiện việc kiểm dịch theo quy định của ngành thú y.Thường xuyên theo dõi đàn gia cầm nếu phát hiện có gia cầm bị bệnh, bị chết phải lấy mẫu gửi về phòng thí nghiệm được chấp thuận để phát hiện bệnh và có biện pháp xử lý

c. Cơ sở chăn nuôi phảo có hệ thống tài liệu ghi chép cho mỗi đàn trong trại với các nội dung:

-   Ngày nhập, ngày xuất, nguồn gốc của gia cầm, năng xuất, tỉ lệ bệnh, tỉ lệ chết và nguyên nhân

-   Các kết quả xét nghiệm liên quan đến bệnh gia cầm phải được lưu giữ ít nhất 6 tháng sau khi thanh lý đàn gia cầm (đối với gia cầm thịt và trứng thương phẩm) và 2 năm (đối với gia cầm giống )

d. Xây dựng lịch tiêm phòng vacxin cụ thể cho cơ sở, chỉ dùng các loại vacxin theo quy định của ngành thú y

e. Cơ sở phải báo cáo khẩn cấp đến cơ quan có thẩm quyền mọi bệnh truyền nhiễm của gia cầm được xác định là có trong cơ sở

f. Nhà cửa trang thiết bị, dụng cụ phải được sửa chữa và bảo quản tốt

k. Cơ sở giống phải thực hiện chương trình khống chế dịch bệnh theo quy định số      QĐ/BNN-TY của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

-   Các cơ sở chăn nuôi gia cầm thịt và trứng thương phẩm phải được công nhận không bị bệnh cúm gia cầm, phó thương hàn, bạch lỵ mới được giết mổ và tiêu thụ trứng

-    Các cơ sở giống phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận an toàn bệnh cúm gia cầm, phó thương hàn, bạch lỵ. Trong vòng 6 tháng không phát hiện thấy Newcattle, viêm thanh khí quản truyền nhiễm, bệnh đậu, Gumboro, Marek

-    Với trại vịt giống phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận an toàn  bệnh cúm gia cầm, dịch tả vịt, viêm gan do virus, viêm ruột do virus

 

3.5.2.Đối với cơ sở ấp trứng

a. Dây chuyền của hoạt động ấp trứng phải trên cơ sở sao cho tất cả trứng, trang thiết bị, nhân viên di chuyển theo một chiều.

b. Phải có quy trình làm sạch, làm vệ sinh, tiêu độc trứng & các thiết bị ấp nở được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận

c. Khu nhà cho hoạt động ấp trứng phải được bảo vệ tránh chim và loài gậm nhấm từ bên ngoài. Sàn,  tường phải rắn chắc, không thấm nước và đễ tiêu độc khử trùng 

d. Hệ thống ánh sáng ( tự nhiên hay nhân tạo), dòng lưu thông không khí, nhiệt độ phải phù hợp với gia cầm theo giai đoạn nuôi dưỡng và lứa tuổi

e. Phải có biện pháp xử lý vệ sinh chất thải (trứng và gà thải sau quá trình ấp)

f. Chủ cơ sở phải khai báo với cơ quan có thẩm quyền mọi biến đổi trong thành tích sản xuất, mọi dấu hiệu khác nghi là có bệnh truyền nhiễm gia cầm. Ngay khi nghi có bệnh, cơ sở phải gửi mẫu đến phòng thí nghiệm được chấp thuận để  kiểm tra

k. Cơ sở giống phải thực hiện chương trình khống chế dịch bệnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát Triển nông. Với cơ sở ấp trứng phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận sạch bệnh cúm, bệnh phó thương hàn, bệnh thương hàn, bạch

3.6.   Các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm

3.6.1.     Cơ sở  chăn nuôi phải có quy trình vệ sinh tiêu độc sát trùng hàng ngày và định kỳ đối với dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại trong khu chăn nuôi; có trang thiết bị tẩy uế sát trùng các loại  phương tiện vận chuyển, người và vật dụng tại cổng ra vào trại, khu chăn nuôi, khu cách ly. Các loại thiết bị hoá chất sử dụng tiêu độc khử trùng phải theo hướng dẫn chuyên môn. Có nơi  tắm, thay đồ bảo hộ lao động cho công nhân.

3.6.2.     Hạn chế đến mức thấp nhất khách tham quan khu chăn nuôi.  Khách tham quan phải chấp hành quy trình bảo hộ, tiêu độc khử trùng của trại

3.6.3.     Gia cầm được nuôi nhốt tại các khu riêng biệt theo từng giai đoạn: gà mới nở, gà choai ... Chuồng có lưới che để tránh chim hoang, có hố sát trùng tại lối ra vào. Chất độn chuồng phải được xử lý trước khi đưa vào chuồng nuôi

3.6.4.     Trại phải có khu cách ly, nuôi riêng những gia cầm mới nhập về trong vòng 4 tuần. Trong thời gian này phải tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt, lấy mẫu đại điện các gia cầm chết, gia cầm ốm gửi đến các phòng thí nghiệm thú y đã được công nhận để xác định điều tra nguyên nhân

3.6.5.     Trại gia cầm phải thực hiện hệ thống cùng nhập cùng xuất (all-in all-out) đối với toàn bộ cơ sở  hoặc từng khu chăn nuôi. Chất độn chuồng phải được chuyển ra khỏi chuồng ngay sau khi chuyển gia cầm ra khỏi chuồng. Sau đó chuồng phải được làm sạch cơ học (thu gom rác, rửa sạch), tẩy uế, sát trùng và để trống một thời gian tối thiểu là một tuần trước khi nuôi gia cầm mới.

3.6.6.     Chuyển ngay các gia cầm chết ra khỏi chuồng nuôi, sau đó tiêu hủy theo đúng qui định của cơ quan có thẩm quyền.

3.6.7.     Chỉ nuôi một loại gia cầm trong trại. Không được phép nuôi các loại gia cầm và động vật khác trong cùng một trại.

3.6.8.     Định kỳ kiểm tra vệ sinh thức ăn nước uống và có biện pháp xử lý kịp thời

3.6.9.     Gia cầm phải được nuôi với mật độ thích hợp theo giống, tuổi gia cầm, hệ thống chăn nuôi và kiểu chuồng nuôi

 

 

 

 

 

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi