Tiêu chuẩn ngành 10TCN 599:2004 Quy trình nhân giống nhãn, vải bằng phương pháp ghép

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 599:2004

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 599:2004 Quy trình nhân giống nhãn, vải bằng phương pháp ghép
Số hiệu:10TCN 599:2004
Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:31/12/2004
Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 10TCN 599:2004

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 599:2004

QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG NHÃN, VẢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP

Technical procedure for multiplication of longan and lychee by grafting method

(Ban hành theo Quyết định số 4739/QĐ/BNN-KHCN ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các tổ chức và cá nhân làm vườn ươm nhân giống nhãn, vải ở miền Bắc.

2. Quy trình nhân giống nhãn bằng phương pháp ghép

2.1. Gốc ghép

2.1.1. Lựa chọn hạt làm gốc ghép

Hạt dùng làm gốc ghép được lấy từ cây mẹ khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, khi chín vỏ quả nhn, hạt đen nhánh. Thời gian thu hạt từ tháng 7 đến tháng 9. Có thể dùng các giống nhãn nước, nhãn lồng và nhãn thóc làm gốc ghép.

2.1.2. Xử lý hạt

2.1.2.1. Bóc hạt ra khỏi quả và thịt quả sau đó rửa thật sạch, loại bỏ hết phần thịt quả ở rốn hạt, tránh làm xước và dập hạt, loại bỏ những hạt nhỏ và hạt quá to.

2.1.2.2. Ngâm hạt vào dung dịch Benlat C nồng độ 0,3%, trong thời gian từ 5 đến 10 phút sau đó đem ủ ngay.

2.1.2.3. Cách ủ hạt: hạt được ủ bằng cát sạch để nơi râm mát, thoáng gió và thoát nước tốt. Thường rải 3-4 lớp hạt một lớp cát, trên cùng phủ lớp chiếu cói hay bao tải gai sau đó dùng ô doa tưới nhẹ. Trong thời gian này luôn giữ đủ ẩm. Sau 2-3 ngày hạt nứt nanh, đem gieo.

2.1.3. Xử lý đất trước khi gieo hạt

Đất làm vườn ươm hay đất dùng để đóng bầu cần được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại. Dùng 3-4kg thuốc Nokaph 10G cho 1000 m2 đất, trộn đều lên luống ở độ sâu 15-20cm trước khi tiến hành gieo cấy để trừ tuyến trùng và sâu hại trong đất. Đối với đất làm bầu cần đập nhỏ, rây kỹ và trộn thuốc với tỷ lệ: 30-40gam Nokaph 10G trộn đều trước khi đóng bầu.

2.1.4. Gieo hạt và chăm sóc sau gieo

Khi hạt nhãn nứt nanh đem gieo trực tiếp vào bầu hoặc gieo gián tiếp qua vườn mạ và bầu nhỏ.

2.1.4.1. Gieo trực tiếp vào bầu: bầu bằng túi Polyetylen không đáy, kích thước: 10 x 22 cm (theo tiêu chuẩn 10 TCN 464 - 2001). Hỗn hợp đóng bầu được cho vào bầu trước khi gieo hạt 7 - 10 ngày. Bu được xếp thành luống, chiều rộng 6 bầu. Mỗi bầu gieo 1 hạt, lấp đất dày từ 1 đến 1,5 cm.

2.1.4.2. Gieo vào bầu nhỏ: Dùng túi nilon có kích thước đường kính x chiều cao tương ứng là 5x10cm. Đóng bầu trước khi gieo hạt 7-10 ngày. Bầu được xếp thành luống chiều rộng từ 80-100cm. Mỗi bầu gieo 1 hạt, lấp đất dày từ 1-1,5 cm.

2.1.4.3. Gieo vườn mạ: đất gieo hạt được cày bừa kỹ, lên luống cao 15 đến 20 cm, bề mặt luống rộng từ 80-100 cm, rãnh 35-40 cm. Xử lý đất bằng thuốc 30-40gam Nokaph 10G trộn đều trên luống cho 10m2 đất sau đó bón bón phân lót như công thức làm hỗn hợp đóng bầu (*). Khoảng cách gieo hạt 8x10 cm, lấp sâu từ 1 đến 1,5 cm.

2.1.4.4. Chăm sóc sau khi gieo hạt:

- Dùng ô doa tưới ẩm ngay sau khi gieo hạt. Hàng ngày tưới nước đủ ẩm.

- Làm giàn che bằng cót hoặc phên nứa hay lưới nilon. Chiều cao giàn từ 0,5 - 0,6m.

- Làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh thường xuyên.

2.1.5. Ra ngôi cây con

2.1.5.1. Bầu ra ngôi: kích thước 10 x 22 cm, (theo tiêu chuẩn 10 TCN 464 - 2001): Cho hỗn hợp đất đóng bầu (*) vào bầu trước khi ra ngôi 7 đến 10 ngày. Bầu được xếp thành luống, chiều rộng 6 bầu.

2.1.5.2. Thời gian ra ngôi: sau khi gieo 40-50 ngày khi cây con có 5 đến 6 lá thật, chiều cao cây 15-17 cm. Chọn ngày râm mát tiến hành ra ngôi.

2.1.5.3. Phương pháp ra ngôi: chọn những cây con đng đều, khỏe mạnh. Khi ra ngôi cần nhấn chặt đất xung quanh gốc cây, trồng sâu hơn so với mặt gốc cũ cây con 1 cm. Đối với cây từ vườn mạ chú ý khi bứng không được làm đứt nhiều rễ phụ đồng thời ngắt bớt rễ đuôi chuột để cho rễ phụ phát triển mạnh. Đối với cây trong bầu nhỏ cần xé bỏ túi bầu, giữ nguyên bầu đất để ra ngôi.

2.1.6. Chăm sóc cây con sau khi ra ngôi

2.1.6.1. Tưới nước và che cây

- Trồng xong dùng ô doa tưới nhẹ cho cây con, sau đó cách 5 - 7 ngày tưới 1 lần.

- Cây con ra ngôi cần được che bằng giàn che từ 1 đến 1,5 tháng sau đó dỡ bỏ giàn che.

2.1.6.2. Làm cỏ và chăm sóc khác

- Thường xuyên làm sạch cỏ dại (kể cả c ở rãnh luống)

- Trồng dặm: tiến hành sau khi trồng cây ra ngôi 5 đến 7 ngày đảm bảo mật độ và độ đồng đều của vườn cây.

- Thường xuyên cắt tỉa cành, nhánh, chỉ để lại 1 thân chính.

- Phòng trừ sâu bệnh: sâu bệnh thường xuất hiện giai đoạn này có câu cấu nhỏ, bọ xít, sâu róm, bệnh khô đầu lá, bệnh đốm nâu lá, bệnh chết héo cây.

2.1.6.3. Bón phân

- Sau khi cây hồi sức hòa 50g Urê /10 lít nước tưới cho 200 cây, sau 25 đến 30 ngày tưới 1 lần.

- Giai đoạn cây cao 30cm bón phân vô cơ theo công thức: hòa 50g Urê/10 lít nước tưới cho 150 cây, sau 40 đến 50 ngày tưới 1 lần.

- Giai đoạn cây chuẩn bị ghép: bón đầy đủ NPK trước ghép 20 đến 30 ngày. Lượng bón: 1g Urê + 0,5g Kali Clorua + 1g lân Super/bầu cây, sau khi bón nên tưới nhẹ.

2.1.7. Tiêu chuẩn cây gốc ghép

- Sau khi ra ngôi 8 đến 9 tháng cây đạt tiêu chuẩn: chiều cao cây 60 đến 70cm. Đường kính thân ở vị trí 20cm cách mặt đất khoảng 0,5 đến 0,7 cm, cây khỏe mạnh, không sâu bệnh.

- Tiến hành ghép khi vườn cây có 75 đến 80% số cây đạt tiêu chuẩn ghép.

2.2. Cành ghép

2.2.1. Lựa chọn cành ghép

- Cành ghép được lấy trên cây mẹ giống gốc, cây đầu dòng đã được đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có thẩm quyền công nhận.

- Chọn cành bánh tẻ khỏe mạnh ở ngoài tán, có tuổi từ 2 đến 5 tháng, nách lá có chồi ngủ nổi rõ, vỏ màu nâu nhạt, có đường kính 0,5 đến 0,7cm.

2.2.2. Bảo quản cành ghép

Chọn ngày nắng ráo, cắt cành vào lúc trời mát, tránh ánh nắng găy gắt. Cành cắt đến đâu cắt lá đến đó, chỉ để lại phần gốc cuống lá. Sau khi cắt, cành ghép cần đem ghép ngay. Nếu không kịp có thể bọc cành trong vải ẩm để nơi râm mát, thời gian bảo quản từ 1 đến 2 ngày.

2.3. Thời vụ ghép

- Đối với miền Bắc có 2 thời vụ ghép chính: tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10. Vùng khu bốn cũ có thể ghép vào tháng 2-3 và tháng 10-11.

- Ghép vào ngày nắng ráo, nếu trời quá nắng cần làm giàn che để ghép.

2.4. Kỹ thuật ghép (ghép nêm đoạn cành)

Cách ghép: cắt ngang thân gốc ghép ở độ cao 20 cm. Dùng dao ghép chẻ dọc trên gốc ghép ở vị trí giữa vỏ cây và phần gỗ, độ sâu vết chẻ từ 1,5 đến 2 cm. Chọn cành ghép có đường kính tương đương với gốc ghép, cắt vát hình nêm sao cho phần cắt vát ở cành tương ứng với độ sâu ở vết cắt thân. Độ dài cành ghép từ 5 đến 6 cm có 2 đến 3 mắt. Buộc cố định phần mắt ghép và thân ghép bằng dây PE cắt nhỏ, buộc kín phần cành ghép phía trên.

Lưu ý: dao ghép phải sắc để vết cắt phẳng, thao tác nhanh, chính xác để nhựa cây không bị ôxy hóa.

2.5. Chăm sóc cây sau ghép

2.5.1. Tưới nước

2.5.1.1. Sau ghép 5 đến 7 ngày tưới ẩm cho vườn cây.

2.5.1.2. Khi mắt ghép bật mầm phải thường xuyên đảm bảo độ ẩm, sau 7 đến 10 ngày tưới một lần tùy theo điều kiện thời tiết.

2.5.2. Bón phân

2.5.2.1. Sau khi ghép 40 đến 45 ngày khi mầm ghép có lá xoè rộng và chuyển sang màu xanh lục tiến hành bón phân.

- Định kỳ bón: 20 đến 25 ngày 1 lần.

- Cách bón: hòa 50 gam Urê/10lít nước tưới đều trên mặt 150 bầu vào chiều mát.

2.5.2.2. Ngừng bón phân trước khi xuất vườn 1 tháng.

2.5.3. Chăm sóc khác

2.5.3.1. Thường xuyên làm sạch cỏ dại.

2.5.3.2. Cắt bỏ mầm vượt để cây tập trung dinh dưỡng, phát triển mầm ghép.

2.5.3.3. Sau khi mầm ghép ổn định lộc lần 2 cắt bỏ dây ghép.

2.6. Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu ở các giai đoạn gốc ghép, sau ra ngôi, sau ghép như sau:

2.6.1. Câu cấu nhỏ: Platymycterus sieversi Reitter

2.6.1.1. Nhận dạng: trưởng thành có kích thước trung bình từ 0,5-0,7 x 0,3-0,4cm. Toàn thân phủ một lớp bột màu ve sáng, miệng gặm nhai nhô ra phía trước. Con cái có kích thước lớn hơn con đực, ở đốt bụng của con cái hình tam giác, có máng đẻ trứng. Trưởng thành đẻ trứng ở kẽ thân lá. Trứng đẻ rải rác, màu trắng ngà, sau chuyển màu đục. Kích thước trứng khoảng 0,4 đến 0,5 mm.

2.6.1.2. Phòng trừ: Câu cấu là đối tượng nguy hiểm cho vườn ươm, vì vậy khi chúng xuất hiện với mật độ 2 đến 3 con/ cây cần tiến hành phun thuốc Supracide 40 EC nồng độ 0,15% lượng nước dùng 600 lít/Ha.

2.6.2. Bọ xít: Tessaratoma papillosa Drury

2.6.2.1. Nhận dạng: Trưởng thành cái có kích thước dài x rộng tương ứng là 2,7 đến 2,8 cm x 1,6 đến 1,7 cm, toàn thân màu nâu vàng, phần ngực và bụng có phủ lớp phấn màu trắng. Trưởng thành qua đông ở kẽ hốc của vỏ cây, dưới tán lá rậm rạp ở cây nhãn trưởng thành. Đầu tháng 3 chúng giao phối và đẻ trứng, trứng đẻ thành ổ, mỗi ổ 9 đến 13 trứng ở dưới mặt lá sau 4 đến 5 ngày sâu non xuất hiện.

2.6.2.2. Phòng trừ: bắt trưởng thành qua đông, ngắt ổ trứng để tiêu hủy. Sử dụng Sherpa 25EC nồng độ phun 0,15%, lượng nước dùng 600 lít/Ha.

2.6.3. Các loại sâu ăn lá khác

2.6.3.1. Nhận dạng: một số loài sâu ăn lá như sâu róm, sâu xanh, sâu kén...phá hại lá lộc non làm cây sinh trưởng chậm, phân nhánh nhiều làm ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ cây đạt ghép.

2.6.3.2. Phòng trừ: Sử dụng Dipterex nồng độ 0,15%, lượng nước dùng 600 lít/Ha

2.6.4. Bệnh đốm nâu lá: Macrophoma sp.

2.6.4.1. Nhận dạng: bệnh do nấm Macrophoma sp gây ra, vết bệnh màu nâu nhỏ li ti trên dưới mặt lá. Mặt trên của lá màu vàng nhạt loang lổ do diệp lục bị phá hủy. Bệnh nặng những đốm nhỏ liên kết lại thành đốm lớn phá hủy cả mặt trên của lá, tạo nên những đốm màu trắng xám xung quanh có viền màu nâu đậm, phía dưới màu nâu.

2.6.4.2. Phòng trừ: sử dụng Daconil 75WP nồng độ 0,2%, hoặc Boocđo 1% phun cho các đợt lộc non 2 lần. Lần 1 khi mới nhú mầm, lần 2 khi lộc bánh tẻ.

2.6.5. Bệnh khô đầu lá: Pestalotia sp.

2.6.5.1. Nhận dạng: bệnh xuất hiện đầu tiên trên các mép phần cuối lá, vết bệnh màu nâu ở cả mặt trên và mặt dưới lá, gặp nhiệt độ, độ ẩm thích hợp vết bệnh lan rộng 1/3 đến 1/3 diện tích lá.

2.6.5.2. Phòng trừ: sử dụng Ridomil MZ. 75 WP nồng độ 0,2%, lượng phun 600 lít/ ha phun bảo vệ lộc.

2.6.6. Bệnh chết héo cây: Phytophthora sp.

2.6.6.1. Nhận dạng: cây bị bệnh sinh trưởng kém lá vàng dần rồi rụng, cây dần bị chết

2.6.6.2. Phòng trừ: sử dụng Aliette 800WP nồng độ 0,2%, lượng nước dùng 600 lít/ha. Bệnh nặng có thể tưới Aliette nồng độ 2% vào gốc cây

2.7. Tiêu chuẩn cây xuất vườn (Theo tiêu chuẩn 10 TCN 464-2001)

2.7.1. Chiều cao cây tính từ mặt bầu đạt trên 65cm

2.7.2. Đường kính gốc đoạn cách mặt bầu 5cm từ 0,8-1,5 cm.

2.7.3. Số lượng cành cấp 1 từ 2 đến 3 cành

2.7.3. Chiều dài cành ghép tính từ vết ghép trên 35 cm.

Cây có sức tiếp hợp tốt, cành ghép và gốc ghép phát triển đều nhau và tách bỏ hoàn toàn dây ghép. Cây có bộ rễ phát triển tốt, rễ phân nhánh từ cấp 3 tr lên, nhiều rễ tơ.

3. Quy trình nhân giống vải bằng phương pháp ghép

3.1. Gốc ghép

3.1.1. Lựa chọn hạt làm gốc ghép

Hạt lấy làm gốc ghép được lấy từ quả cây vải chua, khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh. Khi chín vỏ quả màu nâu đỏ đặc trưng.

3.1.2. Xử lý hạt

- Dùng tay bóc hạt ra khỏi quả và thịt quả sau đó rửa thật sạch, loại bỏ hết phần thịt quả rốn hạt, loại bỏ những hạt nhỏ và hạt quá to.

- Ngâm hạt trong dung dịch Benlat nồng độ 0,3%. Thời gian ngâm từ 5 đến 10 phút sau đó đem ủ ngay bằng cát ẩm, ủ nơi râm mát, thoáng gió và thoát nước tốt.

- Cách ủ hạt: Hạt được ủ bằng cát cát sạch để nơi râm mát, thoáng gió và thoát nước tốt. Thông thường rải 3-4 lớp hạt một lớp cát, trên cùng phủ lớp chiếu cói hay bao tải gai sau đó dùng doa tưới nhẹ. Trong thời gian này dùng doa tưới nhẹ đủ ẩm. Sau 2-3 ngày hạt nứt nanh có thể đem gieo.

3.1.3. Xử lý đất trước khi gieo hạt

Đất làm vườn ươm hay đất dùng để đóng bầu cần được cày bừa kỹ, làm sạch c dại. Dùng 3-4kg thuốc Nokaph 10G cho 1000 m2 đất, trộn đều lên luống ở độ sâu 15-20cm trước khi tiến hành gieo cấy để trừ tuyến trùng và sâu hại trong đất. Đối với đất làm bầu cần đập nhỏ, rây kỹ và trộn thuốc với tỷ lệ: 30-40gam Nokaph 10G trộn đều trước khi đóng bầu.

3.1.4. Gieo hạt

Khi hạt vải nứt nanh đem gieo trực tiếp vào bầu hoặc gieo gián tiếp qua vườn mạ và bầu nhỏ.

3.1.4.1. Gieo trực tiếp vào bầu: bầu bằng túi Polyetylen không đáy, kích thước: 10 x 22 cm, (theo tiêu chuẩn 10 TCN 465 - 2001). Hỗn hợp đóng bầu được cho vào bầu trước khi gieo hạt 7 - 10 ngày. Bầu được xếp thành luống, chiều rộng 6 bầu. Mỗi bầu gieo 1 hạt, lấp đất dày từ 1 đến 1,5 cm.

3.1.4.2. Gieo vào bầu nhỏ: Dùng túi nilon có kích thước đường kính x chiều cao tương ứng là 5x10cm. Đóng bầu trước khi gieo hạt 7-10 ngày. Bầu được xếp thành luống chiều rộng từ 80-100cm. Mỗi bầu gieo 1 hạt, lấp đất dày từ 1-1,5 cm.

3.1.4.3. Gieo vườn mạ: đất gieo hạt được cày bừa kỹ, lên luống cao 15 đến 20 cm, bề mặt luống rộng từ 80 - 100 cm, rãnh 35 - 40 cm. Xử lý đất bằng thuốc 30 - 40gam Nokaph 10G trộn đều trên luống cho 10m2 đất sau đó bón phân lót như công thức làm hỗn hợp đóng bầu (*). Khoảng cách gieo hạt 8 x 10 cm, lấp sâu từ 1 đến 1,5 cm.

3.1.4.4. Chăm sóc sau khi gieo hạt:

- Dùng ô doa tưới ẩm ngay sau khi gieo hạt. Hàng ngày tưới nước đủ ẩm.

- Làm giàn che bằng cót hoặc phên nứa hay lưới nilon. Chiều cao giàn từ 0,5 - 0,6m.

- Làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh thường xuyên. Chú ý phòng trừ sâu bệnh: câu cấu nhỏ, bọ xít, sâu róm, bệnh khô đầu lá, bệnh đốm nâu lá, bệnh chết héo cây.

3.1.5. Ra ngôi cây con

3.1.5.1. Bầu ra ngôi: kích thước 10 x 22 cm, (theo tiêu chuẩn 10TCN 465 - 2001). Cho hỗn hợp đất đóng bầu (*) vào bầu trước khi ra ngôi 7 đến 10 ngày. Bầu được xếp thành luống, chiều rộng 6 bầu.

3.1.5.2. Thời gian ra ngôi: sau khi gieo 40-50 ngày khi cây con có 5 đến 6 lá thật, chiều cao cây 15-17 cm. Chọn ngày râm mát tiến hành ra ngôi.

3.1.5.3. Phương pháp ra ngôi: chọn những cây con đồng đều, khỏe mạnh. Khi ra ngôi cần nhấn chặt đất xung quanh gốc cây, trồng sâu hơn so với mặt gốc cũ cây con 1 cm. Đối với cây từ vườn mạ chú ý khi bứng không được làm đứt nhiều r phụ đồng thời ngắt bớt rễ đuôi chuột để cho rễ phụ phát triển mạnh. Đối với cây trong bầu nhỏ cần xé bỏ túi bầu, giữ nguyên bầu đất để ra ngôi.

3.1.6. Chăm sóc cây con sau khi ra ngôi

3.1.6.1. Tưới nước và che cây

- Trồng xong dùng ô doa tưới nhẹ cho cây con, sau đó cách 5 - 7 ngày tưới 1 lần.

- Cây con ra ngôi cần được che bằng giàn che từ 1 đến 1,5 tháng sau đó dỡ bỏ giàn che.

3.1.6.2. Làm cỏ và chăm sóc khác

- Thường xuyên làm sạch c dại (kể cả c ở rãnh luống)

- Trồng dặm: tiến hành sau khi trồng cây ra ngôi 5 đến 7 ngày đảm bảo mật độ và độ đng đều của vườn cây.

- Thường xuyên cắt tỉa cành, nhánh, chỉ để lại 1 thân chính.

- Phòng trừ sâu bệnh: Chú ý phòng trừ bọ xít, bọ trĩ, nhện, đốm lá, khô đầu lá.

3.1.6.3. Bón phân

- Sau khi cây hồi sức hòa 50g Urê /10 lít nước tưới cho 200 cây, sau 25 đến 30 ngày tưới 1 lần.

- Giai đoạn cây cao 30cm bón phân vô cơ theo công thức: hòa 50g Urê /10 lít nước tưới cho 150 cây, sau 40 đến 50 ngày tưới 1 lần.

- Giai đoạn cây chuẩn bị ghép: bón đầy đủ NPK trước ghép 20 đến 30 ngày. Lượng bón: 1g Urê + 0,5g Kali Clorua + 1g lận Super/bầu cây, sau khi bón nên tưới nhẹ.

3.1.7. Tiêu chuẩn cây gốc ghép

- Sau khi ra ngôi 8 đến 9 tháng cây đạt tiêu chuẩn: chiều cao cây 45 đến 50cm. Đường kính thân ở vị trí 20cm cách mặt đất khoảng 0,4 đến 0,5 cm, cây khỏe mạnh, không sâu bệnh.

- Tiến hành ghép khi vườn cây có 75 đến 80% số cây đạt tiêu chuẩn ghép.

3.2. Cành ghép

3.2.1. Lựa chọn cành ghép

- Cành ghép được lấy trên cây mẹ giống gốc, cây đầu dòng đã được đã được Bộ NN và PTNT công nhận.

- Chọn cành bánh tẻ ở ngoài tán, có tuổi từ 4 đến 6 tháng, nách lá có chồi ngủ nổi rõ, vỏ màu nâu nhạt, có đường kính 0,3 đến 0,4cm

3.2.2. Bảo quản cành ghép

Chọn ngày nắng ráo, cắt cành vào lúc trời mát, tránh ánh nắng mặt trời găy gắt. Cành cắt đến đâu cắt lá đến đó, chỉ để lại phần gốc cuống lá. Sau khi cắt, cành ghép cần đem ghép ngay. Nếu không kịp có thể bọc cành trong vải ẩm để nơi râm mát, thời gian bảo quản từ 1 đến 2 ngày.

3.3. Thời vụ ghép

- Đối với miền Bắc có 2 thời vụ ghép chính: tháng 3-4 và tháng 9-10. Vùng khu bốn cũ có thể ghép vào tháng 2-3 và tháng 10-11.

- Ghép vào ngày nắng ráo, nếu trời quá nắng cần làm giàn che để ghép.

3.4. Kỹ thuật ghép (ghép nêm đoạn cành)

Cách ghép: cắt ngang thân gốc ghép ở độ cao 20 cm. Dùng dao ghép chẻ dọc trên gốc ghép ở vị trí giữa vỏ cây và phần gỗ, độ sâu vết chẻ từ 1,5 đến 2 cm. Chọn cành ghép có đường kính tương đương với gốc ghép, ct vát hình nêm sao cho phần cắt vát ở cành tương ứng với độ sâu ở vết cắt thân. Độ dài cành ghép từ 5 đến 6 cm có 2 đến 3 mắt. Buộc cố định phần mắt ghép và thân ghép bằng dây PE cắt nhỏ, buộc kín phần cành ghép phía trên.

Lưu ý: dao ghép phải sắc để vết cắt phẳng, thao tác nhanh, chính xác để nhựa cây không bị ôxy hóa.

3.5. Chăm sóc cây sau ghép

3.5.1. Tưới nước

- Sau ghép 5 đến 7 ngày tưới ẩm cho vườn cây.

- Khi mắt ghép bật mầm phải thường xuyên đảm bảo độ ẩm, sau 7 đến 10 ngày tưới một ln tùy theo điều kiện thời tiết.

3.5.2. Bón phân

- Sau khi ghép 40 đến 45 ngày khi mầm ghép có lá xoè rộng và chuyển sang màu xanh lục tiến hành bón phân.

- Bón định kỳ: 20 đến 25 ngày 1 lần.

- Cách bón: hòa 50 gam đạm urê/10lít nước tưới đều cho 150 bầu vào chiều mát.

- Ngừng bón phân trước khi xuất vườn 1 tháng.

3.5.3. Chăm sóc khác

- Thường xuyên làm sạch cỏ dại.

- Ct bỏ mầm vượt để cây tập trung dinh dưỡng, phát triển mầm ghép.

- Sau khi mầm ghép ổn định lộc lần 2 cắt bỏ dây ghép.

3.6. Công tác phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu ở các giai đoạn gốc ghép, sau ra ngôi, sau ghép như sau:

3.6.1. Câu cấu nhỏ: Platymycterus sieversi Reitter

3.6.1.1. Nhận dạng: trưởng thành có kích thước dài x rộng tương ứng là từ 0,5 đến 0,7 x 0,3 đến 0,4. Toàn thân phủ một lớp bột màu ve sáng, miệng gặm nhai nhô ra phía trước, con cái có kích thước lớn hơn con đực, ở đốt bụng của con cái hình tam giác, có máng đẻ trứng. Trưởng thành đẻ trứng ở kẽ thân lá. Trứng đẻ rải rác, màu trắng ngà, sau chuyển màu đục. Kích thước trứng khoảng 0,4 đến 0,5 mm.

3.6.1.2. Phòng trừ: Câu cấu là đối tượng nguy hiểm cho vườn ươm, vì vậy khi chúng xuất hiện với mật độ 2 đến 3 con/ cây cần tiến hành phun thuốc Supracide 40 EC nồng độ 0,15%, lượng nước dùng 600 lít/Ha.

3.6.2. Bọ xít: Tessaratoma papillosa Drury

3.6.2.1. Nhận dạng: Trưởng thành cái có kích thước dài x rộng tương ứng là 2,7 đến 2,8 cm x 1,6 đến 1,7 cm, toàn thân màu nâu vàng, phần ngực và bụng có phủ lớp phấn màu trắng. Trưởng thành qua đông ở kẽ hốc của vỏ cây, dưới tán lá rậm rạp ở cây nhãn trưởng thành. Đầu tháng 3 chúng giao phối và đẻ trứng. Trứng đẻ thành ổ, mỗi ổ 9 đến 13 trứng ở dưới mặt lá sau 4 đến 5 ngày sâu non xuất hiện.

3.6.2.2. Phòng trừ: bắt trưởng thành qua đông, ngắt ổ trứng để tiêu hủy. Sử dụng Sherpa 25EC nồng độ phun 0,15%, lượng nước dùng 600 lít/Ha.

3.6.3. Các loại sâu ăn lá khác

3.6.3.1. Nhận dạng: một số loài sâu ăn lá như sâu róm, sâu xanh, sâu kén... phá hại lá lộc non làm cây sinh trưởng chậm, phân nhánh nhiều làm ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ cây đạt ghép.

3.6.3.2. Phòng trừ: sử dụng Dipterex nồng độ 0,15%, lượng nước dùng 600 lít/Ha

3.6.4. Bệnh đốm nâu lá: Macrophoma sp.

3.6.4.1. Nhận dạng: bệnh do nấm Macrophoma sp gây ra, vết bệnh màu nâu nhỏ li ti trên dưới mặt lá. Mặt trên của lá màu vàng nhạt loang lổ do diệp lục bị phá hủy. Bệnh nặng những đốm nhỏ liên kết lại thành đốm lớn phá hủy cả mặt trên của lá, tạo nên những đốm màu trng xám xung quanh có viền màu nâu đậm, phía dưới màu nâu.

3.6.4.2. Phòng trừ: sử dụng Daconil 75WP phun, nồng độ phun 0,2%, hoặc Boocđo 1% phun cho các đợt lộc non 2 lần. Lần 1 khi mới nhú mầm, lần 2 khi lộc bánh tẻ.

3.6.5. Bệnh khô đầu lá: Pestalotia sp.

3.6.5.1. Nhận dng: bệnh xuất hiện đầu tiên trên các mép phần cuối lá, vết bệnh màu nâu ở cả mặt trên và mặt dưới lá, gặp nhiệt độ, độ ẩm thích hợp vết bệnh lan rộng 1/3 đến 1/3 diện tích lá.

3.6.5.2. Tác hại: cây bị bệnh sinh trưởng chậm, lá bị bệnh quang hợp kém thậm chí bị rụng lá.

3.6.5.3. Phòng trừ: sử dụng Ridomil MZ. 75 WP, nồng độ 0,2%, lượng nước dùng 600 lít/ ha phun bảo vệ lộc.

3.6.6. Bệnh chết héo cây: Phytophthora sp.

3.6.6.1. Nhận dạng: cây bị bệnh sinh trưởng kém lá vàng dần rồi rụng, cây dần bị chết.

3.6.6.2. Phòng trừ: sử dụng Aliette 800WP, nồng độ phun 0,2%, lượng nước dùng 600 lít/ha. Bệnh nặng có thể tưới Aliette nồng độ 2% vào gốc cây

3.7. Tiêu chuẩn cây xuất vườn (theo tiêu chuẩn 10 TCN 465-2001)

- Chiều cao cây tính từ mặt bầu đạt trên 60cm

- Đường kính gốc đoạn cách mặt bầu 5cm từ 0,8-1,5 cm.

- Số lượng cành cấp 1 từ 2 đến 3 cành

- Chiều dài cành ghép tính từ vết ghép trên 30 cm.

- Cây có sức tiếp hợp tốt, cành ghép và gốc ghép phát triển đều nhau và tách bỏ hoàn toàn dây ghép. Bộ rễ cây phát triển tốt phân nhánh từ cấp 3 trở lên, có nhiều rễ tơ.

Ghi chú: (*) Hỗn hợp đóng bu: Thành phần gồm 300kg phân chuồng hoai mục + 3kg vôi bột + 20kg phân vi sinh tổng hợp NPK + 0,03-0,4kg thuốc 30-40gam Nokaph 10G, trộn đều với 1m3 đất được đập kỹ rây nhỏ.

Đối với đất gieo hạt trực tiếp cần cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại sau đó bón lót với công thức: 300kg phân chuồng hoai mục + 3kg vôi bột + 20kg phân vi sinh tổng hợp NPK + 0,03-0,4kg thuốc 30-40gam Nokaph 10G trộn đều cho 100m2 đất.

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất