Quyết định 47/2009/QĐ-UBND Quảng Ngãi quy chế quản lý cảng cá địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

thuộc tính Quyết định 47/2009/QĐ-UBND

Quyết định 47/2009/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Quy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:47/2009/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Xuân Huế
Ngày ban hành:28/09/2009
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
------
Số: 47/2009/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Quảng Ngãi, ngày 28 tháng 9 năm 2009
 
 
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CẢNG CÁ, BẾN CÁ, KHU NEO ĐẬU TRÚ BÃO TÀU CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
---------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
 
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 20/2006/QĐ-BTS ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc ban hành Quy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá;
Căn cứ Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 04/10/2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc thành lập Ban quản lý các cảng cá và khu neo đậu trú bão tàu cá Quảng Ngãi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi tại Tờ trình số 1142/TTr-SNN&PTNT ngày 09/7/2009 và ý kiến của Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 97/BC-STP ngày 09/6/2009,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tư pháp; Chủ tịch UBND các huyện ven biển và huyện Lý Sơn; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành liên quan; Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá và khu neo đậu trú bão tàu cá Quảng Ngãi và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

Nơi nhận:
-Như Điều 3;
-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
-Bộ Tư pháp;
-TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
-Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
-CT, các PCT UBND tỉnh;
-Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
-VPUB: PVP(NL), NN-TN, Trung tâm Công báo và TTĐT tỉnh;
-Lưu: VT,NN-TNndt516.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Huế
 
 
QUY CHẾ
QUẢN LÝ CẢNG CÁ, BẾN CÁ, KHU NEO ĐẬU TRÚ BÃO CỦA TÀU CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2009/QĐ-UBND ngày 28 /9/2009 của UBND tỉnh Quảng Ngãi )
 
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc quản lý và tổ chức khai thác tại các cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Quy chế này áp dụng đối với Ban Quản lý các cảng cá và khu neo đậu trú bão tàu cá Quảng Ngãi và các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác và hoạt động tại cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Cảng cá là cảng chuyên dùng cho các tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng nước đậu tàu:
- Vùng đất cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính, khu dịch vụ hậu cần, đường và sân cảng.
- Vùng nước đậu tàu là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu tàu, khu chuyển tải, khu tránh trú bão, luồng ra vào cảng.
2. Bến cá là bến chuyên dùng cho tàu thuyền ra vào, neo đậu bốc dỡ thủy sản, tiếp nhận các dịch vụ hậu cần nghề cá.
3. Cơ sở hạ tầng cảng cá là các công trình, hạng mục công trình trong khu vực cảng cá bao gồm: hệ thống luồng lạch, vùng nước quay trở, neo đậu tàu, cầu cảng, đê, kè bờ, cọc buộc tàu, công trình neo buộc tàu, kè chắn cát, giảm sóng, đường bãi nội bộ, trụ sở làm việc, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, thiết bị báo hiệu, thiết bị đèn chiếu sáng, các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá và các tài sản khác.
4. Khu neo đậu trú bão của tàu cá là khu vực cho tàu thuyền neo đậu trú bão và thực hiện một số hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá; bao gồm vùng nước đậu tàu, luồng vào, các công trình phục vụ cho tàu neo đậu trú bão và vùng đất khu neo đậu trú bão.
5. Cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá sau đây gọi tắt là cảng cá.
6. Ban Quản lý cảng cá là đơn vị trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động tại cảng cá.
Điều 3. Loại hình tổ chức
1. Ban Quản lý cảng cá được tổ chức và hoạt động dưới hình thức sau:
a) Ban Quản lý các cảng cá và khu neo đậu trú bão tàu cá Quảng Ngãi là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi hoạt động theo quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Các loại hình tổ chức khác: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hội nghề nghiệp,… hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật đầu tư năm 2005 và các quy định của pháp luật hiện hành được UBND tỉnh giao quản lý, khai thác các cảng cá và khu neo đậu trú bão tàu cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi do Nhà nước đầu tư hoặc được Nhà nước cho phép đầu tư để khai thác sử dụng.
 
Chương II
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN QUẢN LÝ CẢNG CÁ
 
Điều 4. Về quản lý, khai thác công trình cảng cá
1. Quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả cơ sở hạ tầng cảng cá được giao quản lý đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo đảm chất lượng công trình.
2. Thông báo tình hình luồng vào cảng, phao tiêu báo hiệu, tình hình an toàn bến cá vũng neo đậu, cho các tàu ra, vào cảng cá; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh, khai thác, sử dụng cảng cá theo đúng pháp luật.
3. Hướng dẫn và làm các thủ tục nhanh chóng cho người, tàu cá và các phương tiện khác ra, vào cảng cá.
4. Tổ chức các hoạt động kinh doanh, dịch vụ hậu cần nghề cá và ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng các công trình thuộc cơ sở hạ tầng cảng cá theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 5. Quản lý chất lượng công trình cảng cá và khu neo đậu trú bão tàu cá
1. Lập sổ theo dõi tình hình khai thác, sử dụng và tình trạng kỹ thuật các công trình, hạng mục công trình, trang thiết bị thuộc cơ sở hạ tầng cảng cá.
2. Thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình cơ sở hạ tầng cảng cá theo quy định hiện hành, đảm bảo sử dụng lâu bền và an toàn tài sản, công trình tại các cảng cá.
Điều 6. Quản lý sử dụng đất, mặt nước trong khu vực cảng cá
1. Đất và mặt nước gắn công trình cảng cá: Quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả đất, mặt nước và cơ sở hạ tầng trong khu vực cảng cá được giao quản lý.
2. Đất quy hoạch trong khu vực cảng cá để đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá nhưng Nhà nước không bỏ vốn đầu tư công trình.
Ban Quản lý cảng cá trực tiếp hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân với hình thức hợp đồng liên doanh, liên kết sử dụng đất để đầu tư các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá trong khu vực cảng do BQL cảng cá quản lý đúng quy hoạch được duyệt, đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng và mỹ quan công trình cảng cá, bảo vệ môi trường nhằm khai thác có hiệu quả vốn Nhà nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công trình cảng cá và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 7. Quản lý tài chính
1. Đối với nguồn vốn liên doanh, liên kết: Theo quy định hiện hành của Nhà nước và theo hợp đồng ký giữa Ban quản lý cảng cá với đối tác liên doanh, liên kết.
2. Mức thu phí dịch vụ và sử dụng phí kinh phí thu: Theo quy định tại Quyết định số 25/2007/QĐ-UBND ngày 22/8/2007 của UBND tỉnh Quảng Ngãi và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 8. Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trong khu vực cảng cá
1. Căn cứ tình hình thực tế, hàng năm Ban Quản lý cảng cá xây dựng và tổ chức triển khai phương án phòng, chống lụt, bão của các cảng cá được giao quản lý; xây dựng phương án phối hợp công tác phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn với Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của địa phương nơi có cảng cá, khu neo đậu trú bão tàu cá hoạt động.
2. Cảng cá có lượng tàu thuyền vào cảng đông phải xây dựng một cột tín hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới. Vị trí, độ cao, tín hiệu đảm bảo cho ngư dân dễ thấy theo quy định tại Quyết định số 307/2005/QĐ-TTG ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ và Công văn số 1961/BTS-KTBVNL ngày 5/9/2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ.
3. Trong trường hợp có bão, áp thấp nhiệt đới, lụt:
a) Chủ động triển khai phương án phòng chống áp thấp nhiệt đới, bão, lụt đối với cảng cá do mình quản lý. Bằng các phương tiện thông tin đã có, thông báo thường xuyên, kịp thời cho ngư dân biết về tình hình diễn biến của cơn bão và yêu cầu các tàu thuyền (các tàu thuyền thường xuyên cập cảng do đơn vị quản lý) trong vùng bị ảnh hưởng về nơi trú đậu an toàn.
b) Treo tín hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới, lụt.
c) Tổ chức, hướng dẫn cho tàu vào neo đậu đúng nơi quy định, bảo đảm an toàn.
d) Tổ chức trực ban 24/24 trong thời gian có bão, áp thấp nhiệt đới, lụt để theo dõi tình hình và có trách nhiệm thông báo thường xuyên về số lượng và danh sách tàu thuyền đang trú bão tại vùng nước đậu tàu thuộc thẩm quyền quản lý cho các Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và địa phương nơi có cảng cá, khu neo đậu trú bão tàu cá hoạt động.
đ) Trong trường hợp đặc biệt thông báo và phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương có biện pháp yêu cầu ngư dân không ở lại trên tàu khi đã đưa tàu vào vị trí neo đậu.
e) Hướng dẫn, giúp đỡ ngư dân trong thời gian trú bão, áp thấp nhiệt đới.
f) Tham gia tổ chức khắc phục thiệt hại sau khi cơn bão đi qua.
g) Không thu phí khi tàu vào neo đậu trong thời gian trú bão, áp thấp nhiệt đới, lụt.
Điều 9. Về công tác phối hợp quản lý cảng cá
1. Phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền:
a) Kiểm tra định kỳ, đột xuất tình trạng chất lượng công trình cảng cá để đơn vị quản lý sử dụng thực hiện quản lý chất lượng công trình cảng cá theo đúng quy định hiện hành.
b) Thông báo tình hình luồng, lạch, phao tiêu báo hiệu, tình hình an toàn cầu, bến cho các tàu cá ra, vào cảng cá.
c) Cung cấp thông tin về tình hình ngư trường, nguồn lợi, cho cộng đồng ngư dân sử dụng cảng.
d) Xử phạt vi phạm hành chính các tổ chức, cá nhân, phương tiện vi phạm Quy chế này và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Điều tra và thực hiện xử lý theo quyền hạn đối với các vụ tai nạn, sự cố trong khu vực cảng cá.
2. Phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng cảng cá:
a) Tổ chức thực hiện giữ gìn an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống mọi hành vi phá hoại, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn người và tàu cá, phòng chống cháy nổ, tổ chức tập huấn, diễn tập phòng chống cháy nổ, thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh trong khu vực cảng cá.
b) Cưỡng chế phương tiện ra khỏi khu vực cảng cá khi không chấp hành các nội quy, quy định của cảng cá.
c) Thống kê tàu thuyền, phương tiện, lượng hàng thủy sản thông qua; trong đó thống kê một số loài thủy sản có số lượng lớn thông qua cảng.
 
Chương III
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHU VỰC CẢNG
 
Điều 10. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân tham gia khai thác và sử dụng cảng cá
1. Thực hiện nghiêm túc Quy chế này và nội quy của cảng cá.
2. Giữ gìn, bảo vệ và sử dụng an toàn cơ sở hạ tầng cảng cá. Phối hợp với Ban Quản lý cảng cá trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông trong vùng nước, vùng đất thuộc cảng cá.
3. Chấp hành các quy định phòng, chống cháy, nổ, phòng chống lụt bão và giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm trong khu vực cảng cá.
4. Khi phát hiện thấy sự cố trong khu vực cảng cá phải thông báo kịp thời, chính xác cho Ban Quản lý cảng cá biết và tham gia cứu nạn. Tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn phải báo cáo và phối hợp với Ban Quản lý cảng cá để giải quyết, khắc phục hậu quả tai nạn.
5. Chấp hành sự kiểm tra, giám sát và xử lý của cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về an ninh, trật tự; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và bảo vệ môi trường trong khu vực cảng cá.
6. Cung cấp số liệu đầy đủ, trung thực, kịp thời cho Ban Quản lý cảng cá về kết quả sản xuất, kinh doanh thủy sản, hàng hóa tại cảng cá.
7. Được khai thác, sử dụng cơ sở hạ tầng, các dịch vụ của cảng cá theo hợp đồng và theo quy định của Ban Quản lý cảng cá và yêu cầu giúp đỡ trong quá trình khai thác, sử dụng cảng cá.
8. Được cung cấp thông tin về thời tiết, giá cả sản phẩm, nội quy và các quy định của Ban Quản lý cảng cá .
9. Nộp đầy đủ và kịp thời các khoản phí theo quy định.
Điều 11. Trách nhiệm, quyền hạn của thuyền trưởng và thuyền viên khi tàu ra, vào và neo đậu tại vùng nước thuộc cảng cá
1. Thực hiện các quy định tại Điều 10 của Quy chế này.
2. Cập cầu cảng, bốc dỡ thủy sản, hàng hóa, neo đậu trong khu vực cảng cá theo hướng dẫn của nhân viên quản lý cảng cá.
3. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ khai báo khi ra, vào cảng: kiểm tra thiết bị hàng hải, trang thiết bị an toàn tàu cá, các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản trước khi tàu cập và rời cảng.
4. Khi tàu vào cảng cá phải xuất trình với Ban Quản lý cảng cá các giấy tờ sau:
a) Sổ danh bạ thuyền viên, đối với những tàu không có sổ danh bạ thuyền viên phải khai báo danh sách thuyền viên trên tàu.
b) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (đối với những tàu thuộc diện phải đăng kiểm).
5. Thực hiện lệnh điều động tàu theo yêu cầu của Ban Quản lý cảng cá trong trường hợp khẩn cấp.
6. Khi tàu vào cảng cá, phải sắp xếp, chằng buộc dụng cụ trên tàu, đảm bảo gọn gàng và chặt; khi tàu neo đậu tại vùng nước cảng, cần bố trí thuyền viên trực tàu để theo dõi và bảo quản các trang thiết bị trên tàu trong quá trình neo đậu trong khu vực cảng cá.
7. Tàu thuyền vận hành trong vùng nước cảng cá phải chủ động di chuyển với một tốc độ an toàn hợp lý và chuẩn bị sẵn sàng đệm va, thực hiện quy tắc phòng ngừa va chạm gây tổn hại đến tính mạng, tài sản đối với tàu thuyền khác cũng như gây hư hỏng các công trình của cảng cá.
8. Đối với các tàu nước ngoài khi vào khu vực cảng cá phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, chấp hành các quy định tại Nghị định số 71/2006/NĐ-CP, ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Trong trường hợp bất khả kháng tàu vào để trú bão, áp thấp nhiệt đới, Ban Quản lý cảng cá tiếp nhận và thông báo cho các cơ quan chức năng biết để làm các thủ tục cần thiết đối với tàu nước ngoài vào neo đậu tại vùng nước nội thủy của Việt Nam.
Điều 12. Những hành vi bị cấm trong khu vực cảng cá
1. Xả chất thải nguy hại theo quy định hiện hành của Luật Bảo vệ môi trường, nước thải bẩn, rác sinh hoạt, đất, đá, cát, sỏi, xác động, thực vật trong khu vực cảng cá; vứt bỏ phế thải không đúng nơi quy định.
2. Vận chuyển hàng quốc cấm, hàng có khả năng gây ô nhiễm, độc hại, chất nổ, hàng lậu, hàng giả vào cảng cá.
3. Các hành vi gây mất an ninh trật tự, mất an toàn trong khu vực cảng cá.
4. Cản trở hoặc gây khó khăn cho người thi hành công vụ.
 
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
 
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ngãi quản lý nhà nước đối với các cảng cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Chỉ đạo Ban Quản lý các cảng cá và khu neo đậu trú bão tàu cá thực hiện Quy chế này tại các cảng cá được phân cấp quản lý; xây dựng nội quy cảng cá và phổ biến cho các tổ chức cá nhân liên quan biết để thực hiện.
3. Thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chế này; phối hợp với cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức đào tạo, tập huấn về pháp luật, nâng cao kỹ năng quản lý cho cán bộ, nhân viên quản lý cảng cá trong toàn tỉnh.
4. Lập danh bạ quản lý cảng cá thuộc thẩm quyền quản lý; hàng năm báo cáo tình hình hoạt động của các cảng cá cho chủ tịch UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 14. Trách nhiệm các Sở, ngành có liên quan
Trong phạm vị chức năng nhiệm vụ quy định, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý các kiến nghị của Ban Quản lý các cảng cá trong việc quản lý, sử dụng cảng cá trên các lĩnh vực: quản lý chất lượng công trình; quản lý sử dụng đất, mặt nước; quản lý, sử dụng, tài sản và các kiến nghị khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng cảng cá trên địa bàn tỉnh.
Điều 15. UBND các huyện nơi có cảng cá
1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với các cảng cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
2. Chỉ đạo các phòng chuyên môn có liên quan, UBND các xã nơi có cảng cá hỗ trợ Ban Quản lý cảng cá thực hiện tốt Quy chế này.
Điều 16. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý cảng cá thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng cảng cá và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan vi phạm Quy chế này, tùy theo mức độ và tính chất vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, không phù hợp cần bổ sung, sửa đổi, Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá tổng hợp báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất