Quyết định 32/2020/QĐ-UBND Tây Ninh bổ sung ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 32/2020/QĐ-UBND

Quyết định 32/2020/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc quy định bổ sung ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Tây NinhSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:32/2020/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Văn Chiến
Ngày ban hành:25/08/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH TÂY NINH

------------

Số: 32/2020/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Tây Ninh, ngày 25 tháng 8 năm 2020

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Quy định bổ sung ngư cụ cấm sử dụng khai thác

thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

--------------

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thuỷ sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông tn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2937/TTr-SNN ngày 07 tháng 8 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định bổ sung ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2020.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH TÂY NINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

QUY ĐỊNH

Bổ sung ngư cụ cấm sử dụng khai thác

thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

(kèm theo Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND  ngày 25 tháng 8  năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)

 

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này nhằm bổ sung ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

2. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh có hoạt động liên quan đến khai thác nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Lồng xếp là ngư cụ khai thác thủy sản bao gồm nhiều khung lồng, được tạo thành từ các khung sắt xếp song song và liên kết với nhau bằng áo lưới, dọc theo thân lồng có nhiều cửa hom để thủy sản đi vào nhưng không có cửa ra. Nguyên lý hoạt động của lồng xếp là đặt sát đáy các vùng ven bờ có độ sâu thấp để bẫy, ngăn cản đường di chuyển tự nhiên của các loài thuỷ sản. Ngư cụ này có tính chọn lọc rất thấp.

2. Dớn là loại ngư cụ khai thác thủy sản cố định, thường được sử dụng ở các vùng nước nông, dòng chảy nhỏ để chặn bắt cá di chuyển, có cấu tạo gồm bốn (04) bộ phận chính:

a) Lưới dẫn là một dải lưới được thả thành bức tường để chặn đường cá di chuyển, cá sẽ dựa vào lưới dẫn và đi về phía cửa dớn.

b) Lưới cánh lắp ở hai bên cửa dớn, góc xiên của lưới cánh phải thích hợp để hướng cá đi vào cửa dớn.

c) Cửa hom có tác dụng dẫn cá vào trong dớn đồng thời hạn chế cá quay trở ra.

d) Lưới chuồng là nơi nhốt cá khi đã vào trong dớn.

3. Te, xiệp là ngư cụ đánh bắt chủ động dùng để khai thác thủy sản ở những nơi có độ sâu nhỏ. Cấu tạo gồm một (01) tấm lưới có hình dạng giống như cái túi, miệng lưới được căng bằng hai sào tre (có thể bằng vật liệu khác như: ống kim loại, thân gỗ…) vắt chéo nhau, miệng te thường rộng từ 1,5 - 2,5 m; đầu sào gắn guốc để dễ trượt trên nền đáy. Hoạt động bằng cách đẩy về phía trước và được nhấc lên đều đặn để thu gom tôm cá nên người dân thường gọi là “ghe nhũi” hoặc “ủi dồn”.

4. Lưới kéo là ngư cụ khai thác chủ động, đánh bắt theo nguyên lý lọc nước bắt cá, cá bị lùa vào lưới dưới sức kéo đi tới của tàu và lưới. Lưới kéo có thể làm việc ở mạn hoặc đuôi tàu, được kéo bởi 1 hoặc 2 tàu (cào đôi). Lưới kéo có dạng hình túi hay hình ống, một đầu được mở rộng, tiếp đó hẹp dần và cuối cùng bị bịt kín ở túi lưới. Đối tượng đánh bắt gồm các loài thủy sản tầng đáy. Lưới kéo thường được sử dụng trên các thuyền thủ công hoặc trên các tàu lắp máy công suất nhỏ. Cấu tạo lưới kéo gồm ba (03) thành phần chủ yếu: cánh lưới, thân lưới và túi lưới.

a) Cánh lưới là phần đầu tiên ở phía trước của miệng lưới kéo. Cánh lưới có tác dụng lùa cá vào thân và đụt lưới. Chiều dài cánh lưới thường chiếm 1/5 chiều dài toàn bộ vàng lưới kéo.

b) Thân lưới kéo có tác dụng là tiếp tục giữ và lùa cá vào đụt. Chiều dài thân lưới thường chiếm 3/5 chiều dài toàn bộ vàng lưới kéo.

c) Đụt lưới là phần quan trọng nhất của vàng lưới. Đụt lưới có tác dụng giữ cá và bắt cá. Chiều dài đụt lưới thường chiếm 1/5 chiều dài toàn bộ vàng lưới kéo.

5. Ngư cụ kết hợp ánh sáng là các loại ngư cụ sử dụng ánh sáng để dẫn dụ, thu hút cá.

Điều 3. Nguyên tắc hành nghề và sử dụng ngư cụ trong khai thác thủy sản

1. Tuân thủ các quy định của Luật Thủy sản và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Khai thác nguồn lợi thủy sản phải căn cứ vào trữ lượng nguồn lợi thủy sản, gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

3. Không sử dụng hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt đkhai thác nguồn lợi thủy sản được nêu cụ thể tại Điều 4, Điều 5, Chương II của Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Chương II. BỔ SUNG NGƯ CỤ CẤM SỬ DỤNG KHAI THÁC THỦY SẢN

 

Điều 4. Ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tên thường gọi khác tại địa phương

1. Lồng xếp: các loại ngư cụ có tên thường gọi tại địa phương là “lợp xếp”,  “lợp bát quái, “lờ dây” hay “18 cửa ngục”.

2. Dớn: loại ngư cụ có tên thường gọi tại địa phương là “dến” hay “lú”.

3. Te, xiệp là loại ngư cụ có tên thường gọi tại địa phương “ghe nhũi” hoặc “ủi dồn”.

Điều 5. Bổ sung ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

1. Lưới kéo: loại ngư cụ có tên thường gọi tại địa phương là “ghe cào” hoặc “giã cào”.

2. Ngư cụ kết hợp ánh sáng.

Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 6. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành tỉnh

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung, biện pháp quản lý nhà nước và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Hướng dẫn danh mục nghề, ngư cụ cấm, các hành vi bị nghiêm cấm trong khai thác thủy sản trong việc triển khai thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

c)  Trước ngày 20 tháng 11 hằng năm, chủ trì, tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Tài chính

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách, đảm bảo kinh phí thực hiện công tác quản lý nhà nước về thủy sản.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng bằng các hình thức đa dạng các quy định của pháp luật về khai thác thủy sản để các đối tượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh nắm bắt và chấp hành.

4. Công an tỉnh

a) Phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai các biện pháp quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

b) Xử lý các hành vi vi phạm hành chính, vi phạm pháp luật hình sự liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định pháp luật.

5. Cục Quản lý thị trường

Chủ trì tổ chức thanh, kiểm tra việc kinh doanh, buôn bán các loại ngư cụ cấm sử dụng tại các cửa hàng kinh doanh, buôn bán ngư cụ trên địa bàn tỉnh; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Tổ chức Chính trị -Xã hội và các tổ chức xã hội nghề nghiệp

Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến quy định này và các quy định khác về khai thác thủy sản đến các đoàn viên, hội viên; vận động các đoàn viên, hội viên thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về khai thác thủy sản.

Điều 7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về khai thác thủy sản; tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, biện pháp quản lý nhà nước và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn quản lý.

2. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn quản lý.

3. Định kỳ trước ngày 10 tháng cuối quý, trước ngày 05 tháng 11 hằng năm, chỉ đạo phòng chuyên môn báo cáo kết quả thực hiện quy định này; báo cáo về công tác quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc đột xuất theo yêu cầu báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh đến người dân và các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn; tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, biện pháp quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn quản lý; vận động người dân khai thác thủy sản trên địa bàn ký cam kết không sử dụng các loại nghề, ngư cụ cấm trong khai thác thủy sản; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về khai thác thủy sản.

Điều 8. Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Tây Ninh

1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh  đến các đối tượng khai thác thủy sản trong hồ Dầu Tiếng, hồ Tha La và trong hệ thống công trình thủy lợi.

2. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thanh, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định trong hồ Dầu Tiếng, hồ Tha La và trong hệ thống công trình thủy lợi.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Tổ chức, cá nhân tham gia khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm chấp hành nghiêm quy định này, không sử dụng các loại ngư cụ cấm để tham gia khai thác thủy sản. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định này, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để có chỉ đạo, giải quyết kịp thời./.

 

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 21/2020/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao bằng bãi bỏ Quyết định 1208/2006/QĐ-UBND ngày 29/6/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai và Quyết định 05/2017/QĐ-UBND ngày 07/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Quy định hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Quyết định 21/2020/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao bằng bãi bỏ Quyết định 1208/2006/QĐ-UBND ngày 29/6/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai và Quyết định 05/2017/QĐ-UBND ngày 07/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Quy định hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi