Quyết định 2020/QĐ-UBND Sơn La 2023 Phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện Tà Cọ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2020/QĐ-UBND

Quyết định 2020/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phê duyệt Phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện Tà Cọ thuộc xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn LaSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2020/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thành Công
Ngày ban hành:09/10/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

tải Quyết định 2020/QĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 2020/QĐ-UBND DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 2020/QĐ-UBND PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH SƠN LA

___________

Số: 2020/QĐ-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Sơn La, ngày 09 tháng 10 năm 2023

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện Tà Cọ thuộc xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

____________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;

Căn cứ Luật thủy lợi ngày 19/6/2017;

Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT- BCT ngày 08/7/2019 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện;

Theo đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 111/TTr-SCT ngày 16/8/2023 về việc đề nghị phê duyệt Phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện Tà Cọ thuộc xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện Tà Cọ thuộc xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La (Có Phương án kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Công Thương

a) Chịu trách nhiệm toàn diện về số liệu, quy trình thẩm định, trình phê duyệt Phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện tại Quyết định này; chịu trách nhiệm toàn diện về các kết luận của các cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan pháp luật của Nhà nước; đồng thời chủ động chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, nếu phát hiện có sai phạm thì kịp thời báo cáo UBND tỉnh để xem xét quyết định.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, UBND huyện Sốp Cộp kiểm tra, đôn đốc Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh trong quá trình triển khai thực hiện Phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện Tà Cọ được phê duyệt tại Quyết định này.

2. Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh- Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện Tà Cọ:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tuân thủ Phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện Tà Cọ được phê duyệt tại Quyết định này.

b) Công bố nội dung Phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện Tà Cọ đã được phê duyệt tới UBND xã Sốp Cộp và các đơn vị có liên quan. Hoàn thành xong trong vòng 15 ngày kể từ khi Phương án được phê duyệt.

3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế quyết định số 3133/QĐ-UBND ngày 07/12/2017 của UBND tỉnh Sơn La.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài Nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND huyện Sốp Cộp, Chủ tịch UBND xã Sốp Cộp, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh, Thủ trưởng các ngành, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);

- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;

- Như điều 3;

- Cổng thông tin điện tử tỉnh;

- Chánh Văn phòng UBND tỉnh;

- Lưu: VT, Biên KT. 15 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

Nguyễn Thành Công

 



 

PHƯƠNG ÁN
Bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện Tà Cọ thuộc xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

(Kèm theo Quyết định số 2020 /QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)

___________

1. Khái quát về chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện và tổ chức khai thác đập, hồ chứa thủy điện:

a) Về chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện:

- Tên chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh.

- Địa chỉ, số điện thoại, số fax, email, website:

+ Địa chỉ: Số 20, Trần Nguyên Hãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Địa chỉ văn phòng đại diện: Số 3, An Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội

+ Số điện thoại: 0243.776.4615

+ Số Fax: 0243.776.4616

+ Email: [email protected]

+ Website: www.sbm.com.vn

b) Về tổ chức khai thác đập, hồ chứa:

- Tên tổ chức khai thác đập, hồ chứa: Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh.

- Địa chỉ, số điện thoại, số fax, email, website:

+ Địa chỉ: Số 20, Trần Nguyên Hãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Địa chỉ văn phòng đại diện: Số 3, An Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội

+ Số điện thoại: 0243.776.4615

+ Số Fax: 0243.776.4616

+ Email: [email protected]

+ Website: www.sbm.com.vn

2. Khái quát về đập, hồ chứa:

a) Tên đập, hồ chứa:

- Tên đập, hồ chứa: Đập, hồ chứa thủy điện Tà Cọ.

b) Cấp công trình thiết kế được duyệt:

Đập thủy điện Tà Cọ là công trình cấp II.

c) Phân loại đập, hồ chứa của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP:

Theo Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ thì đập, hồ chứa nước của thủy điện Tà Cọ được phân loại là đập, hồ chứa nước lớn.

d) Nhiệm vụ của công trình:

Nhiệm vụ chủ yếu của công trình là phát điện hoà vào lưới điện quốc gia với công suất lắp máy Nlm=30MW. Sản lượng điện trung bình năm của nhà máy là 131.89 triệu kWh sẽ được đưa lên lưới điện Quốc gia.

Công trình đi vào vận hành có phục vụ cho nhu cầu điện sản xuất và sinh hoạt trực tiếp cho huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã.

đ) Địa điểm xây dựng (xã, huyện, tỉnh):

Xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.

e) Thời điểm khởi công, thời điểm đưa đập, hồ chứa vào khai thác, sử dụng:

- Thời điểm khởi công: Năm 2009.

- Thời điểm đưa đập, hồ chứa vào khai thác, sử dụng: Năm 2012.

3. Khái quát tình hình dân cư và an ninh trật tự nơi xây dựng đập, hồ chứa:

Đập và hồ chứa thủy điện Tà Cọ được xây dựng ở khu vực ít có dân cư sinh sống, do có số lượng người sinh sống xung quanh đập và hồ chứa ít nên tình hình an ninh trật tự được đánh giá khá tốt.

4. Sơ đồ phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa và bố trí lực lượng bảo vệ:

- Sơ đồ phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa: Theo bản vẽ đính kèm phương án.

- Bố trí lực lượng bảo vệ đập: Lực lượng bảo vệ đập được bố trí trực tại nhà van của cửa nhận nước (nằm bên phía vai phải của đập theo hướng nhìn từ thượng lưu).

5. Nội dung bảo vệ đập, hồ chứa:

a) Đặc điểm địa hình, thông số thiết kế, sơ đồ mặt bằng bố trí công trình và chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước:

- Đặc điểm địa hình:

Công trình thủy điện Tà Cọ nằm trên suối Nậm Công, là nhánh suối cấp 1 của sông Mã thuộc địa phận bản Tà Cọ, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Vị trí tuyến công trình cách thị trấn sông Mã khoảng 20km về phía Tây Bắc. Địa hình núi cao, phân cắt mạnh, thực phủ chủ yếu là nứa xen lẫn với cây gỗ có trữ lượng lớn thuộc rừng đặc dụng của Quốc gia. Lòng suối hẹp, độ dốc lớn tạo nhiều thác ghềnh, nước chảy xiết, thành bờ vách dựng đứng

Suối Nậm Công có diện tích lưu vực là 980km2, chiều dài dòng chính 57km, mật độ lưới sông là 0,69km/km2. Dòng chính sông Nậm Công bắt nguồn từ sườn Bắc dãy núi biên giới Việt Lào có đỉnh cao 1.600m, chảy theo hướng chính là Tây Nam Đông Bắc, đổ vào sông Mã ở dưới thị trấn Sông Mã khoảng 3km.

Lưu vực sông Nậm Công có dạng nan quạt. Những phụ lưu đáng kể nhất của Nậm Công đến tuyến công trình Tà Cọ có suối Nậm Ban, Nậm Lạnh và Nậm Ca. Ba nhánh này hợp lưu nhau gần như tại một điểm ở Sốp Cộp. Phần lớn khu vực lòng hồ thủy điện Tà Cọ có địa hình rất dốc, cây cối rậm rạp bao gồm tre nứa xen lẫn rừng đặc dụng hạn chế tầm ngắm và đi lại. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác đo đạc.

Tuyến đập có vị trí thuộc xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.

Hệ thống giao thông tương đối thuận tiện, hiện có đường Tỉnh lộ 105 đi xuyên suốt từ tuyến đập đến tuyến nhà máy.

- Thông số thiết kế:

 

TT

Tên thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Giá trị

1

Các đặc trưng lưu vực

   
 

Diện tích lưu vực

FlV

km2

680

 

Lượng mưa trung bình nhiều năm

 

mm

1350

 

Dòng chảy trung bình năm

Qo

m3/s

12,7

 

Lưu lượng lũ kiểm tra P=0.2%

 

m3/s

3098

 

Lưu lượng lũ thiết kế P=1%

 

m3/s

1901

2

Hồ chứa

   
 

Mực nước dâng bình thường

MNDBT

m

685,5

 

Mực nước chết

MNC

m

683,5

 

Mực nước lũ kiểm tra tần suất 0.2%

MNLKT

m

693,85

 

Mực nước lũ thiết kế tần suất 1%

MNLTK

m

691,6

 

Dung tích toàn bộ

Wtb

106m3

1,73

 

Dung tích hữu ích

Whi

106m3

0,38

 

Dung tích chết

Wc

106m3

1,35

 

Diện tích mặt hồ với MNDBT

Fmh

km2

0,21

3

Đập dâng

   
 

Loại

  

Bê tông CVC

 

Cao trình đỉnh đập

 

m

695

 

Chiều cao đập lớn nhất

 

m

37

 

Chiều dài theo đỉnh đập

 

m

106

 

Chiều rộng theo mặt đập

 

m

5

 

Độ dốc mái thượng lưu

  

1 : 00

 

 

 

 

 

TT

Tên thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Giá trị

 

Độ dốc mái hạ lưu

  

01 : 0,78

4

Đập tràn

   
 

Tràn xả mặt không cửa van

  

Thực dụng

 

Cao độ ngưỡng tràn

 

m

685,5

 

Bề rộng tràn

 

m

60

 

Cao độ mũi phun

 

m

675

 

Khả năng xả tràn ứng với MNLKT

 

m3/s

3095

 

Khả năng xả tràn ứng với MNLTK

 

m3/s

1898

5

Cống xả cát

   
 

Số khoang

  

1

 

Kích thước mặt cắt cửa vào

 

BxH

2x2,5m

 

Chiều dài

 

m

16,5

 

Cao trình ngưỡng cửa vào

 

m

673

 

Cao trình cửa ra

 

m

672,5

 

Cao trình đỉnh cửa vào

 

m

675,5

 

Lưu lượng lớn nhất ở MNDBT

 

m3/s

50,78

6

Cửa lấy nước

   
 

Kiểu

  

Tháp tựa bờ

 

Số lượng khoang

  

1

 

Cao độ ngưỡng cửa lấy nước

 

m

677

 

Kích thước lưới chắn rác (BxH)

 

m

5,4x5,4

 

Kiểu van

  

Phẳng

 

Kích thước van sửa chữa (BxH)

 

m

3,8x3,4

 

Kích thước van vận hành (BxH)

 

m

3,8x3,4

 

 

- Sơ đồ mặt bằng bố trí công trình và chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước:

+ Sơ đồ mặt bằng bố trí công trình: Theo bản vẽ đính kèm phương án.

+ Tháng 12 năm 2017, đơn vị đã thực hiện việc cắm mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập cho NMTĐ Tà Cọ. Ngày 14/7/2017, đơn vị đã được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt “Phương án cắm mốc hành lang bảo vệ hồ chứa công trình thủy điện Tà Cọ” theo Quyết định số 1935/QĐ-UBND; đến tháng 11/2017 đơn vị đã thực hiện xong việc cắm mốc hành lang bảo vệ hồ chứa công trình thủy điện Tà Cọ. Do đó căn cứ vào khoản 2, Điều 33 của Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ có nội dung “Đối với đập, hồ chứa nước đã được cắm mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập, chỉ giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được giữ nguyên và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập, hồ chứa nước quản lý” thì Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh đã hoàn thành việc cắm mốc đối với đập, hồ chứa nước cho NMTĐ Tà Cọ.

+ Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh đã thực hiện việc bàn giao các “mốc chỉ giới, xác định hành lang bảo vệ hồ chứa và phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập thủy điện Tà Cọ” cho UBND xã Sốp Cộp để cùng phối hợp quản lý.

+ Phạm vi bảo vệ đập là toàn bộ các hạng mục công trình thuộc cụm đầu mối như: Đập dâng, đập tràn, hệ thống đóng mở của nhận nước, cống xả cát, tuyến đường hầm dẫn nước, hồ chứa, hệ thống giao thông, hệ thống chiếu sáng, quan trắc và nguồn cấp điện.

b) Tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước:

- Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh quản lý, khai thác bảo vệ đập, hồ chứa nước của NMTĐ Tà Cọ theo đúng quy định của Pháp luật và theo quy trình vận hành hồ chứa đã được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt.

c) Chế độ báo cáo, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất:

Nhà máy xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất, định kỳ hàng tuần, tháng đều kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị cơ khí, các thiết bị điện đảm bảo các thiết bị đạt tiêu chuẩn vận hành và xử lý kịp thời các hiện tượng bất thường xảy ra.

c.1) Đối với chế độ bảo vệ thường xuyên:

- Nhà máy bố trí 01 bảo vệ đập ở 24/24h tại nhà van đầu đập và bố trí 01 công nhân vận hành của từng ca tham gia bảo vệ thường xuyên và quan sát mực nước và thông báo thường xuyên các tình hình của mực nước, tình trạng đập đối với Giám đốc nhà máy và trưởng ca đương phiên của nhà máy.

- Nhà máy lắp đặt sẵn một hệ thống cảm biến để giám sát mực nước hồ để truyền thông số mực nước hồ về phòng điều khiển trung tâm và qua Website, giúp cho các trưởng ca đương phiên giám sát mực nước hồ và các bất thường xảy ra 24/24h.

- Tạo các mối quan hệ tốt đẹp với trưởng bản và nhân dân các bản xung quanh đập để tạo thành các lực lượng hỗ trợ cần thiết khi có phá hoại hay sự cố xảy ra.

c.2) Đối với chế độ bảo vệ định kỳ:

- Định kỳ hàng tuần: Đối với nhà máy vào thứ 2 hàng tuần đều tổ chức kiểm tra tình trạng đập bằng quan sát mắt thông thường, lấy kết quả quan trắc để theo dõi tình trạng thấm, nứt của đập.

- Định kỳ tháng:

+ Đối với công ty cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh đều tiến hành kiểm tra tình trạng đập 02 tháng/lần (phòng kỹ thuật công ty sẽ tổ chức kiểm tra, báo cáo bằng văn bản đối với giám đốc công ty). Đặc biệt kiểm tra tình trạng đập, tình trạng vận hành các thiết bị nâng hạ của cửa xả cát, cửa nhận nước trước mùa mưa (quy định ngày 05/4 đến ngày 12/4 hàng năm);

+ Đối với phía nhà máy hàng tháng tổ chức kiểm tra các thiết bị vận hành của cửa xả cát, cửa nhận nước và tình trạng của đập báo cáo bằng văn bản đối với phòng kỹ thuật Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh.

c.3) Đối với chế độ kiểm tra đột xuất:

- Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh lên kế hoạch cụ thể và có thể kiểm tra đột xuất (được thực hiện bởi phòng kỹ thuật của công ty) ít nhất 1 năm 04 lần để theo dõi và có chỉ đạo kịp thời đến nhà máy.

d) Quy định về giới hạn hoặc cấm các loại phương tiện giao thông có tải trọng lớn lưu thông trong phạm vi bảo vệ công trình; quy định về phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ an toàn lưu trữ tài liệu, kho tàng cất giữ vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại:

- Quy định về giới hạn hoặc cấm các loại phương tiện giao thông có tải trọng lớn lưu thông trong phạm vi bảo vệ công trình:

+ Do đập của NMTĐ Tà Cọ không có cầu lưu thông qua đập do đó việc cấm các phương tiện giao thông có tải trọng lớn không được di chuyển vào phạm vi đường giao thông riêng đi từ quốc lộ 4G xuống vai trái của đập với khoảng cách là 15m.

- Quy định về phòng cháy, chữa cháy:

+ Tuân thủ quy tắc an toàn về phòng cháy, chữa cháy cho các thiết bị vận hành tại nhà van cửa nhận nước nằm trên vai trái của đập;

+ Nghiêm cấm các hành vi đốt, tàng trữ các vật phẩm gây cháy tại nhà van của đập hoặc phạm vi cách nhà van của đập tối thiểu là 15m.

- Quy định về bảo vệ an toàn lưu trữ tài liệu, kho tàng cất giữ vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại:

+ Tuân thủ nguyên tắc nghiêm cấm tàng trữ các vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại tại phạm vi bảo vệ đập.

đ) Tổ chức lực lượng và phân công trách nhiệm bảo vệ đập, hồ chứa nước; trang thiết bị hỗ trợ công tác bảo vệ:

- Tổ chức lực lượng và phân công trách nhiệm bảo vệ đập:

Có lực lượng bảo vệ thường xuyên 24/24 giờ. Nhà máy biên chế 01 tổ quản lý vận hành đập đầu mối gồm 04 nhân viên vận hành trực chia làm 03 ca, mỗi ca 02 người (trong đó có 01 bảo vệ thường xuyên và 01 công nhân vận hành trong mỗi ca trực luân phiên thay đổi) đảm bảo trực vận hành liên tục 24/24h. Vận hành theo quy trình vận hành hồ chứa đã được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt.

Nhiệm vụ của tổ quản lý vận hành thiết bị đập và đảm bảo an toàn đập, chống lũ và đảm bảo phát điện đạt hiệu quả cao nhất.

- Trang thiết bị hỗ trợ công tác bảo vệ:

Theo Phụ lục 2 đính kèm phương án này.

e) Tổ chức kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện ra, vào công trình:

Do đập của NMTĐ Tà Cọ nằm cạnh đường QL 4G, con đường duy nhất để người và các phương tiện ra vào công trình đập là đi qua nhà van của cửa nhận nước đặt tại vai trái của đập.

Hiện tại NMTĐ Tà Cọ biên chế 1 to bảo vệ trực 24/24h tại nhà van của cửa nhận nước. Tổ bảo vệ có trách nhiệm kiểm soát người, phương tiện ra, vào công trình đập.

g) Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá hoại công trình và vùng phụ cận của đập, hồ chứa nước:

Phương án phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá hoại công trình và vùng phụ cận của đập, hồ chứa nước với các tình huống cụ thể được trình bày dưới đây:

g.1) Hành vi tụ tập bơi, lội, đánh bắt cá, nổ mìn đánh bắt cá gần tuyến đập gây mất an toàn đập và các thiết bị lắp đặt trên đập, cản trở việc vận hành điều tiết trên đập:

- Khi phát hiện có người tụ tập bơi, lội đánh bắt cá gần khu vực đập:

+ Tổ bảo vệ của nhà máy và tổ trực vận hành đập đầu mối sẽ nhắc nhở để người hoặc nhóm người giải tán ngay khỏi khu vực cấm.

+ Khi người hoặc nhóm người vi phạm không thực hiện theo yêu cầu. Tổ bảo vệ sẽ lập biên bản tạm giữ người hoặc nhóm người, phương tiện, dụng cụ vi phạm đồng thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc công an huyện Sốp Cộp để xử lý theo pháp luật.

- Khi phát hiện có người nổ mìn đánh bắt cá gây nguy hại đến an toàn công trình đập, phá hoại các thiết bị trên đập:

+ Tổ bảo vệ nhà máy có quyền tạm phương tiện, dụng cụ và lập biên bản vi phạm.

+ Thông báo cho chính quyền địa phương hoặc công an huyện xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Triển khai kiểm tra mức độ hư hỏng của công trình để tiến hành khắc phục kịp thời.

+ Đồng thời công nhân trực đập thông báo cho Giám đốc nhà máy, và trưởng ca trực. Giám đốc nhà máy điều động trực tiếp đội kỹ thuật nhà máy phụ trách sửa chữa cơ điện nhà máy lên đập để kiểm tra và khắc phục các hư hỏng xảy ra.

g.2) Hành vi phá hoại đập bằng thuốc nổ:

- Khi phát hiện một hoặc một nhóm người xâm nhập có biểu hiện nghi vấn đặt thuốc nổ nhằm phá vỡ đập:

+ Tổ bảo vệ hoặc tổ công nhân trực đập của nhà máy nhanh chóng tạm giữ phương tiện, dụng cụ đồng thời thông báo ngay cho chính quyền địa phương các cấp hoặc công an huyện Sốp Cộp để xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Tổ bảo vệ hoặc tổ công nhân trực đập của nhà máy nhanh chóng thông báo cho Giám đốc nhà máy, và trưởng ca trực. Giám đốc nhà máy liên hệ với Ban chỉ huy quân sự huyện Sốp Cộp giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ.

g.3) Hành vi điều khiển xe cơ giới có trọng tải quá khổ, quá tải lưu thông qua đập hoặc tới gần phạm vi bảo vệ của cửa nhận nước:

- Khi phát hiện có người điều khiển xe cơ giới có trọng tải quá khổ, quá tải lưu thông qua công trình hoặc tới gần phạm vi bảo vệ của cửa nhận nước. Tổ bảo vệ nhà máy bằng lời nói để thông báo, giải thích cho người điều khiển xe cơ giới biết việc không cho xe qua công trình.

- Trường hợp không thể giải thích. Tổ bảo vệ của Nhà máy kiên quyết không cho xe qua đồng thời ghi nhận lại thông tin của người muốn điều khiển xe qua công trình ( Như tên người, giấy CMND, loại xe, tải trọng xe....) và thông báo cho chính quyền địa phương biết.

- Thông báo lại bằng văn bản đến các xã liên quan để chính quyền địa phương thông báo, tuyên truyền cho người dân biết việc không cho phép qua công trình đang vận hành.

g.4) Hành vi tháo dỡ trộm các thiết bị, công cụ dụng cụ trên đập:

- Khi phát hiện người hoặc nhóm người có hành vi nghi vấn tháo trộm các thiết bị, công cụ dụng cụ trên đầu mối:

+ Tổ bảo vệ hoặc tổ công nhân trực đập của nhà máy nhanh chóng thông báo ngay cho chính quyền địa phương các cấp hoặc công an xã Sốp Cộp để xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Tổ bảo vệ hoặc tổ công nhân trực đập của nhà máy nhanh chóng thông báo cho Giám đốc nhà máy, và trưởng ca trực.

h. Bảo vệ, xử lý khi đập, hồ chứa nước xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố:

Do đập của NMTĐ Tà Cọ là đập tràn tự do bê tông trọng lực do đó các sự cố xảy ra với đập và hồ chứa chỉ có thể do 02 nguyên nhân chính sau:

- Kẻ gian cố tình phá hoại;

- Tình trạng lũ về quá lớn vượt quá khả năng xả tràn của đập dẫn tới mực nước lũ lên cao vượt quá mực nước lũ thiết kế dẫn tới hư hỏng đập.

Bởi vậy phương án bảo vệ, xử lý bảo vệ đập, hồ chứa đối với 02 trường hợp nêu trên được trình bày dưới đây:

h.1) Hư hỏng đập trong trường hợp kẻ gian phá hoại:

- Công trình đập của nhà máy thủy điện Tà Cọ đã được nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Công ty cổ phần đầu tư phát triển Bắc Minh đã chỉ đạo Giám đốc nhà máy thủy điện Tà Cọ bố trí 01 bảo vệ trực 24/24 cùng với 01 nhân viên vận hành của từng ca, việc quan hệ giữa nhà máy với nhân dân quanh vùng là rất tốt. Chính vì vậy mà việc xảy ra tình trạng phá hoại là rất hãn hữu, tuy nhiên trong trường hợp xảy ra phá hoại vượt ngoài khả năng giải quyết của người bảo vệ, Nhà máy thủy điện Tà Cọ đã lên các phương án sau:

+ Nhờ sự giúp đỡ của nhân dân và chính quyền địa phương các bản, xã xung quanh (bằng cách liên lạc trực tiếp để nhờ giúp đỡ);

+ Gọi điện cho công an xã Sốp Cộp đề nghị giúp đỡ (công an huyện Sốp Cộp cách đập 12 km).

Các phương án cụ thể được trình bày trong phần G (phương án phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá hoại công trình và vùng phụ cận của đập, hồ chứa).

h.2) Hư hỏng đập trong trường hợp lũ về lớn và vượt mực nước lũ thiết kế:

h.2.1) Tình huống 1: Lũ vượt tần suất thiết kế P = 1%

h.2.1.1) Xác định tình huống

Tình huống này được xác định (nhận diện) thông qua 1 trong các yếu tố sau:

- Mức nước hồ tăng cao đến cao trình mực nước lũ thiết kế (MBLTK) 691,6m mà dự báo tiếp tục tăng lên;

- Lưu lượng nước về Q > 1901 m3/s.

h.2.1.2) Xác định phạm vi, đối tượng và mức độ bị ảnh hưởng

- Phạm vi ảnh hưởng

Khi lũ về với Q > 1901 m3/s, phạm vi ảnh hưởng được tính toán và minh họa bằng Bản đồ ngập lụt hạ du đập thủy điện Tà Cọ, do UBND tỉnh Sơn La xây dựng và phê duyệt và chuyển giao cho Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Bắc Minh.

* Đối tượng và mức độ bị ảnh hưởng

- Hạ du đập thủy điện Tà Cọ chủ yếu là vách núi, không có người dân sinh sống, không có hoa màu canh tác.

* Đối tượng bị ảnh hưởng có thể là người dân đi lại vớt củi hoặc đánh bắt cá dẫn đến nước cuốn, đuối nước.

h.2.1.3) Kế hoạch ứng phó

NMTĐ Tà Cọ tiến hành duy trì công suất phát tối đa 2 tổ máy để giảm mực nước hồ, đồng thời thông báo bằng cách nhanh nhất tới cơ quan quản lý nhà nước và nhân dân vùng bị ảnh hưởng để sơ tán khẩn cấp.

h.2.2) Tình huống 2: Vỡ đập

h.2.2.1) Xác định tình huống

Giả sử lưu lượng lũ về hồ rất lớn với tần suất P = 0,2%. Hồ Tà Cọ đang vận hành điều tiết lũ bằng tràn tự do. Mực nước hồ cao nhất bằng với cao trình mực nước lũ kiểm tra 693,85m; lưu lượng xả xuống hạ lưu lớn nhất là Qxả=3.098m3/s. Tại thời điểm đó, mạch sủi xuất hiện lộ ra ở phần tiếp giáp giữa đập dâng với vai đập tràn, màu nước đục lẫn với bùn cát. Sau một thời gian, kết cấu đập bị suy yếu dẫn tới vỡ đập tại vị trí đỉnh đập tiếp giáp với đập tràn.

Mức độ đập bị vỡ: Chiều dài đoạn vỡ L = 30m; Chiều cao đoạn vỡ tính từ cao trình đỉnh đập xuống H = 5,35m; Lưu lượng nước chảy qua đoạn đập bị vỡ là 633,09 m3/s.

Lưu lượng nước chảy xuống hạ lưu lớn nhất:

Qhạ lưu max = Qvỡ đập + Qxả lũ max = 633,09 + 3.098 = 3.731,09 (m3/s).

Như vậy, đối với tính huống vỡ đập, lưu lượng nước chảy xuống hạ lưu lớn nhất là Qhạ lưu max = 3.731,09 m3/s. Mực nước hạ lưu lớn nhất tại khu vực cách đập 100m về phía hạ lưu 675,3m; tại khu vực bản Cang Cói xã Huổi Một là 501,80m.

h.2.2.2) Xác định phạm vi, đối tượng và mức độ bị ảnh hưởng

* Phạm vi ảnh hưởng

Sau khi vỡ đập lưu lượng nước lớn kéo về hạ du gây sạt lở đất đá, ảnh hưởng đến khu vực nhà máy Tà Cọ, đập và nhà máy thủy điện Nậm Công 3, đập và nhà máy thủy điện Nậm Công 3A, đập và nhà máy thủy điện Nậm Công 4, đập và nhà máy thủy điện Nậm Công 5, đập và kênh dẫn trạm thủy lợi; hành lang thoát lũ dọc 2 bên bờ suối Nậm Công. Căn cứ tính toán trên bản đồ mặt bằng tổng thể công trình, qua điều tra thực địa dọc 2 bên bờ suối Nậm Công khu vực hành lang thoát lũ không có diện tích đất canh tác của người dân, không có nhà, lán trại của nhân dân.

* Đối tượng và mức độ bị ảnh hưởng

Khu vực phải sơ tán người và tài sản là: Nhà máy thủy điện Nậm Công 3; Nậm Công 3A; Nậm Công 4; Nậm Công 5; Trạm thủy lợi.

h.2.2.3) Kế hoạch ứng phó

NMTĐ Tà Cọ tiến hành duy trì công suất phát tối đa 2 tổ máy để giảm mực nước hồ, đồng thời thông báo bằng cách nhanh nhất tới cơ quan quản lý nhà nước và nhân dân vùng bị ảnh hưởng để sơ tán khẩn cấp.

i) Nguồn lực tổ chức thực hiện phương án:

- Tổ chức chỉ huy:

Nhà máy Thủy Điện Tà Cọ đã ban hành Quyết định về việc thành lập Ban chỉ huy phòng chống thiên tai & TKCN của NMTĐ Tà Cọ, và thành lập đội thanh niên xung kích tại Nhà máy theo danh sách xem ở phụ lục 01 đính kèm.

- Thông tin liên lạc:

Công ty có điện thoại cố định đặt tại phòng điều khiển trung tâm.

Số điện thoại của vị trí trực phòng chống thiên tai và TKCN và xả lũ đập tràn nhà máy Thủy Điện Tà Cọ như ở phụ lục 04 kèm theo.

Hệ thống thông tin tại nhà máy Thủy Điện Tà Cọ gồm: thông tin bằng điện thoại cố định, di động.

Hệ thống loa phóng thanh, còi thông báo xả lũ.

Về ánh sáng: chuẩn bị chiếu sáng khi phải xử lý vào ban đêm.

Vật tư, vật liệu ở Phụ lục 02 kèm theo.

- Vật tư, thiết bị, phương tiện, nhân lực, lương thực dự phòng:

Công tác chuẩn bị các loại vật tư, vật liệu dự phòng, dụng cụ, thiết bị xe máy (chi tiết tại phụ lục 02);

Đã chuẩn bị đầy đủ lương thực, thuốc men phục vụ cho 25 người trong 03 ngày (chi tiết ở phụ lục 03).

k) Trách nhiệm của chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước, chính các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan:

k.1) Trách nhiệm của chủ đập trong công tác bảo vệ an toàn đập và công trình:

- Thường xuyên kiểm tra, tuần tra công tác bảo vệ an toàn đập, xây dựng phương án dự phòng ứng phó các tình huống có khả năng mất an toàn đập.

- Thực hiện vận hành hồ chứa theo đúng quy trình đã được phê duyệt.

- Thực hiện công tác phòng chống thiên tai và TKCN, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du theo “Phương án ứng phó khẩn cấp đối với đập, hồ chứa thủy điện và vùng hạ du đập thủy điện Tà Cọ thuộc xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La” do UBND tỉnh Sơn La phê duyệt.

- Thường xuyên liên hệ với UBND huyện Sông Mã hoặc huyện Sốp Cộp, UBND xã Huổi Một, UBND xã Sốp Cộp để tăng cường lực lượng và phối hợp trong công tác bảo vệ an toàn đập khi có sự cố bất ngờ; bão, lụt ... xảy ra.

- Trường hợp khẩn cấp, khi phát hiện các hành vi xâm hại gây mất an toàn đập, nhà máy liên lạc ngay với UBND xã Huổi Một và UBND xã Sốp Cộp để xử lý kịp thời. Đồng thời phải báo cáo kịp thời với các cơ quan có thẩm quyền để xin chỉ đạo xử lý vụ việc.

- Ngoài ra Nhà máy Thủy điện Tà Cọ có trách nhiệm thực hiện công tác phối hợp với chính quyền xã Sốp Cộp để tiến hành kiểm tra các mốc giới, xác định hành lang bảo vệ hồ chứa và đập nhằm thực hiện đúng như nội dung Điều 25 Pháp lệnh khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi và nội dung Điều 23 của Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

k.2) Trách nhiệm của chính quyền địa phương:

Khi nhận được thông báo của nhà máy, Chính quyền địa phương hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp khi Nhà máy có nhu cầu trong công tác bảo vệ an toàn đập và công trình, cần phải thông báo tuyên truyền vận động trên phương tiện loa phóng thanh của xã tới toàn thể nhân dân và các đơn vị đang đóng quân trên địa bàn xã không thực hiện các hành vi xâm hại an toàn đập và công trình như không được lưu thông qua tuyến đập, phá hoại các thiết bị lắp đặt trên đập... Đồng thời kết hợp chặt chẽ với nhà máy để cùng xử lý kịp thời các vụ việc các tình huống xâm hại an toàn đập và công trình. Đáp ứng kịp thời các yêu cầu của nhà máy về nhân lực, vật lực theo khả năng của địa phương nhằm phòng ngừa và xử lý sự cố tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.

k.3) Trách nhiệm của các công ty/nhà máy thủy điện khác trên cùng lưu vực/bậc thang:

Nhà máy Thủy điện Tà Cọ là thủy điện bậc thang đầu tiên trên suối Nậm Công (là nhánh cấp 1 của Sông Mã), phía dưới nhà máy thủy điện Tà Cọ có các nhà máy thủy điện Nậm Công 3, Nậm Công 4, Nậm Công 3A, Nậm Công 4A, Nậm Công 5 đã và đang đi vào hoạt động.

+ Đối với nhà máy thủy điện Tà Cọ: Nhà máy thủy điện Tà Cọ khi tiến hành xả lũ phải thông báo cho nhà máy thủy điện Nậm Công 3 và các nhà máy thủy điện bậc thang phía dưới để đảm bảo công tác vận hành, công tác phối hợp trong phòng chống thiên tai và TKCN và đảm bảo an toàn đập cho các thủy điện bậc thang phía dưới.

+ Đối với nhà máy thuỷ điện Nậm Công 3, Nậm Công 3A, Nậm Công 4, Nậm Công 4A, Nậm Công 5: Phải chủ động theo dõi thời tiết, phối hợp chặt chẽ với thủy điện Tà Cọ trong công tác xả lũ và đảm bảo an toàn đập khi có thông báo tiến hành xả lũ của nhà máy thủy điện Tà Cọ.

3. Tài liệu sử dụng để lập phương án:

- Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 về quản lý an toàn đập;

- Thông tư 09/2019/TT-BCT ngày 08/7/2019 quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

- Quy trình vận hành hồ chứa NMTĐ Tà Cọ được phê duyệt theo Quyết định số 1098/QĐ-UBND ngày 20/6/2023 của UBND tỉnh Sơn La;

- Phương án ứng phó khẩn cấp đối với đập, hồ chứa thủy điện và vùng hạ du đập thủy điện Tà Cọ trên địa bàn xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La do UBND tỉnh Sơn La phê duyệt theo Quyết định số 1385/QĐ-UBND ngày 14/6/2019.

 

CÁC PHỤ LỤC

 

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH BAN CHỈ HUY PCTT&TKCN

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TÀ CỌ

 

TT

Họ và tên

Chức vụ

Điện thoại

Nhiệm vụ

1

Công ty CPĐT phát triển Bắc Minh

ĐT: 0243.776.4615; Fax: 0243.776.4616

2

Ông: Vũ Minh Tú Giám đốc Công ty

Trưởng Ban

0903.421.421

Phụ trách chung

3

Ông: Lò Văn Thìn Giám đốc NMTĐ Tà Cọ

Phó ban Thường trực

0989.868.310

Trực tiếp chỉ đạo công   tác

pcTt&tkcn

4

Ông: Lê Đắc Dần Phó Giám đốc Công ty

Phó trưởng ban

0972.702.888

Phụ trách huy động lực lượng địa phương

5

Ông: Phạm Văn Hảo Phó Phòng Kỹ thuật

Ủy viên

0981.399.921

Phụ trách kỹ thuật

6

Ông: Vũ Văn Năm Trưởng Phòng Kế hoạch

Ủy viên

0948.482.789

Phụ trách vật tư, vật liệu

7

Ông: Phạm Anh Tuấn Trưởng ca vận hành

Uỷ viên

0969.223.989

 

8

Ông: Nguyễn Duy Thành Trưởng ca vận hành

Ủy viên

0979.016.128

 

9

Ông: Vũ Đức Hiển Trưởng ca vận hành

Ủy viên

0982.966.862

 

10

Ông: Đoàn Đình Quang Trưởng ca vận hành

Ủy viên

0972.607.703

 

11

Bùi Văn Sơn

Thư ký

0962.075.866

 
 

 

DANH SÁCH ĐỘI XUNG KÍCH THAM GIA PCTT&TKCN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TÀ CỌ

 

TT

Họ và tên

Chức vụ

Điện thoại

Nhiệm vụ

1

Ông: Quàng Văn Thư

Đội trưởng

0212.3539.424

0212.6551.526

 

2

Ông: Bùi Văn Sơn

Đội phó

  

3

Ông: Trịnh Văn Hòa

Đội viên

  

4

Ông: Hoàng Thanh Long

Đội viên

  

5

Ông: Tòng Văn Hoàng

Đội viên

  

6

Ông: Lò Văn Kích

Đội viên

  

7

Ông: Lê Việt Thắng

Đội viên

  

8

Ông: Lò Văn Chung

Đội viên

  

9

Ông: Trần Văn Hiệp

Đội viên

  

10

Ông: Hoàng Đại Cương

Đội viên

  

11

Bà: Chu Thị Thọ

Đội viên

  
 

 

PHỤ LỤC 2: CÁC LOẠI VẬT TƯ, VẬT LIỆU DỰ PHÒNG, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ, XE MÁY PHỤC VỤ CÔNG TÁC PCTT & TKCN

 

PHƯƠNG TIỆN BÁO ĐỘNG

 

STT

Tên phương tiện

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

1

Còi điện

Cái

01

 

2

Loa cầm tay

Cái

02

 

4

Loa Truyền Thanh

Cái

01

Nhờ UBND xã Huổi Một, xã Sốp Cộp

 

 

THIẾT BỊ MÁY MÓC

 

STT

Tên thiết bị

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

1

Ô tô con loại bán tải

Chiếc

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố (thuê ngoài)

2

Ô tô tải kiêm cẩu tự hành

Cái

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố (thuê ngoài)

3

Máy xúc lật hơi dung tích 2,5 m3

Cái

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố (thuê ngoài)

4

Máy xúc lật dung tích 1,65 m3

Cái

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố (thuê ngoài)

5

Ô tô tải trọng 10 tấn

Cái

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố (thuê ngoài)

6

Cẩu tự hành 25 tấn

Cái

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố (thuê ngoài)

7

Xe máy

Chiếc

10

Huy động theo thực tế

8

Pa lăng xích 05 tấn

Chiếc

02

Đã có

9

Máy hàn, que hàn

Cái

01

Đã có

10

Xẻng

Chiếc

10

Đã có

11

Cuốc

Chiếc

10

Đã có

12

Xà beng

Chiếc

02

Đã có

 

 

THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG CÁ NHÂN

 

STT

Tên phương tiện

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

1

Đèn Pin chiếu sáng tự nạp

Cái

10

Đã có

2

Đèn bão

Cái

10

Đã có

 

 

VẬT TƯ - CÔNG CỤ

 

STT

Loại vật tư

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

1

Xẻng

Cái

10

Đã có

2

Cuốc

Cái

10

Đã có

3

Cuốc chim

Cái

10

Đã có

4

Rọ thép (1-:-2m3)

Cái

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố

5

Đá hộc

m3

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố

6

Bao tải

Cái

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố

7

Dây thừng (Φ2,5cm)

M

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố

8

Phao sắt (6x18m)

Cái

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố

9

Phao bơi

Cái

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố

10

Áo phao

Bộ

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố

 



 

PHỤ LỤC 3: LƯƠNG THỰC, THUỐC - DƯỢC PHẨM LƯƠNG THỰC

 

STT

Tên hàng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

1

Mỳ tôm

Thùng

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố

2

Sữa ông thọ

Hộp

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố

3

Sữa tươi

Thùng

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố

4

Nước uống đóng chai

Thùng

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố

5

Bánh mỳ

Thùng

Huy động theo thực tế

Nếu xảy ra sự cố

 

 

THUỐC - DƯỢC PHẨM

 

STT

Tên Dược phẩm

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

1

Băng dính Urgo

Cuộn

02

 

2

Băng gạc 5x200cm

Cuộn

02

 

3

Băng gạc 10x200cm

Cuộn

02

 

4

Băng gạc 15x200cm

Cuộn

02

 

5

Băng tam giác

Cái

04

 

6

Băng chun

Cái

04

 

7

Gạc thấm nước 10 miếng/gói

Gói

01

 

8

Bông hút nước gói 10g

Gói

05

 

9

Garo cao su cỡ 4x100 cm

Gói

02

 

10

Garo cao su cỡ 6x100 cm

Cái

02

 

11

Kéo cắt băng

Cái

01

 

12

Panh không mấu thẳng 16 -18

cm

Cái

02

 

13

Panh không mấu cong 16 -18 cm

Cái

02

 

14

Găng tay khám bệnh

Đôi

05

 

15

Mặt nạ phòng độc thích hợp

Đôi

01

 

16

Nước muối sinh lý 9%0 500ml

Lọ

01

 

17

Dung dịch sát trùng:

   
 

- Cồn 700

Lọ

01

 
 

- Dung dịch betadine

Lọ

01

 

18

Kim băng an toàn (các cỡ)

Cái

10

 

19

Tấm lót nilon không thấm nước

Tấm

02

 
 

 

 

 

 

 

STT

Tên Dược phẩm

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

20

Phác đồ sơ cứu

Cái

01

 

21

Kính bảo vệ mắt

Cái

01

 

22

Phiếu ghi danh mục

Phiếu

01

 

23

Túi đựng các vật tư trên

Túi

01

 

24

Nẹp cổ

Cái

01

 

25

Nẹp cánh tay

Bộ

01

 

26

Nẹp cẳng tay

Bộ

01

 

27

Nẹp đùi

Bộ

01

 

28

Nẹp cẳng chân

Bộ

01

 

29

Panthenol

Ống

01

 

30

Salonpas

Miếng

12

 

31

Dầu gió

Lọ

01

 

32

Nhiệt kế thủy ngân

Cái

01

 

33

Efferalgan 500 mg

Viên

10

 

34

Tiffy

Vỉ

05

 

35

Oresol loại 200ml

Gói

10

 

36

Berberin/ Mộc hoa trắng

Vỉ

10

 
 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

DANH SÁCH SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN
QUAN ĐẾN CÔNG TÁC BẢO VỆ ĐẬP, HỒ CHỨA NHÀ MÁY THỦY
ĐIỆN TÀ CỌ

 

TT

Họ và tên

Chức danh

Số điện thoại/ Email

Tỉnh Sơn La

1

Ông: Nguyễn Thành Công

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ huy pCtT&TKcN tỉnh Sơn La

0977.799.469

2

Ông: Hà Như Huệ

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La - Phó trưởng ban phụ trách công tác phòng, chống thiên tai.

0982.768.235

3

Ông: Cao Viết Thịnh

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La - Chánh Văn Phòng thường        trực      BCHPCTT&TKCN tỉnh Sơn La.

0913.252.231

Huyện Sông Mã

1

Ông Lò Văn Sinh

Chủ tịch UBND huyện - Trưởng

Ban Chỉ huy pCtT&TKcN huyện Sông Mã

0918.331.194

2

Ông Nguyễn Tiến Hải

Phó chủ tịch UBND huyện - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện

0987.546.969

3

Văn phòng Trung tâm Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN huyện Sông Mã

02123.836.231

Huyện Sốp Cộp

1

Ông Đào Đình Thi

Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Sốp Cộp

0915369117

2

Ông Vũ Văn Quân

Phó chủ tịch UBND huyện - Phó Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Sốp Cộp

0914.864.424

3

Văn phòng Trung tâm Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Sốp Cộp

 

Xã Huổi Một, huyện Sông Mã

1

Ông: Phạm Quang Đức

Chủ tịch UBND xã - Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã

0916.947.389

2

Ông: Lầu A Của

Phó chủ tịch UBND xã - Phó Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã

0977.455.469

Xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp

1

Ông: Tòng Văn Thủy

Chủ tịch UBND xã - Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã

0914.368.127

2

Ông: Đinh Công Hoan

Phó chủ tịch UBND xã - Phó Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã

0985.101.409

 

 

 

 

 

 

TT

Họ và tên

Chức danh

Số điện thoại/ Email

Nhà máy thủy điện Nậm Công 3

1

Ông: Nguyễn Đình Mỹ

Phó Giám đốc nhà máy -Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKcN NMTĐ Nậm Công 3

0353.311.272

2

Phòng vận hành nhà máy

 

02126. 577.117 nmtdnamcong3 @g mail.com

Nhà máy thủy điện Nậm Công 4

1

Ông Đào Kim Cương

Giám đốc nhà máy - Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ huy PCTT&TkCn Nậm Công 4

0369.764.911 namcongpvh@dient aybac.com.vn

2

Phòng vận hành nhà máy

 

VP:0226.540.945

Fax: 0226.265.097

Nhà máy thủy điện Nậm Công 5

1

Trần Văn Chuẩn

Giám đốc nhà máy - Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ huy PCTT&TkCn NMTĐ Nậm

Công 5

0968.034.312

2

Phòng vận hành nhà máy

 

0212.222.2226 namcongsonla@gm ail.com

Nhà máy thủy điện Nậm Công 3A

1

Nguyễn Minh Ngọc

Giám đốc nhà máy - Trưởng Ban Chỉ huy  PCTT&TKCN Nậm Công 3A

0983.166.034

Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác công trình thủy lợi Sơn La

1

Nguyễn Văn Huynh

Trưởng trạm

0974.064.179







Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi