Quyết định 2002/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định Một số nội dung chi và mức hỗ trợ đối với khuyến nông trên địa bàn Thành phố Hà Nội

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 2002/QĐ-UBND

Quyết định 2002/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định "Một số nội dung chi và mức hỗ trợ đối với khuyến nông trên địa bàn Thành phố Hà Nội"
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân TP. Hà NộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2002/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Xuân Việt
Ngày ban hành:05/03/2013Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------------------

Số: 2002/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2013

 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH "MỘT SỐ NỘI DUNG CHI VÀ MỨC HỖ TRỢ

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI"

--------------------------------------

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

 

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Nghị đinh số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy đnh chi tiết và hướng dn thi hành Luật ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định s 02/2010/NĐ-CP ngày 8/01/20l0 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sdụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;

Xét đnghị của liên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính Hà Nội tại Tờ trình số 206/TTrLS-TC-NN&PTNT ngày 22/10/2012; các văn bản giải trình 2403/SNN-TCKT ngày 18/12/2012; số 103/SNN-KN ngày 17/01/2013 của Sở Nông nghiệp và PTNT,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định "Một số nội dung chi và mức hỗ trợ đi với hoạt động khuyến nông trên địa bàn thành phố Hà Nội".

Điu 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn Hà Nội có trách nhiệm phi hợp với Sở Tài chính hướng dn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng y ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các S: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội; Thủ trưởng các Sở, ban. ngành có liên quan; Chủ tịch y ban nhân dân các quận. huyện, thị xã; Giám đốc Trung tâm khuyến nông Hà Nội và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Xuân Việt

 

 

QUY ĐỊNH

MỘT SỐ NỘI DUNG CHI VÀ MỨC HỖ TRỢ

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định
số: 2002/QĐ-UBND ngày 05/3/2013 của y ban nhân dân

 

 

 

 

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điu 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định một số nội dung chi và mức htrợ từ nguồn vn sự nghiệp kinh tế của ngân sách Thành phố cho các hoạt động khuyến nông, bao gm các chương tình, dự án, mô hình khuyến nông thuộc các lĩnh vực:

1. Ngành nghsản xut, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành ngh nông thôn;

2. Dịch vụ nông nghiệp nông thôn bao gồm giống, bảo vệ thực vật, thú y, vật tư nông nghiệp, thiết bị, máy cơ khí, công cụ nông nghiệp, thủy nông, nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người sản xuất: Nông dân tham gia sản xuất; chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã; công nhân trong các nông, lâm trường; doanh nghiệp vừa và nhỏ;

2. Người hoạt động khuyến nông tham gia thực hiện các hoạt động htrợ nông dân đ phát triển sản xut kinh doanh thuộc các lĩnh vực quy định tại Điu 1 Quy định này.

3. Các tchức khuyến nông thực hiện các hoạt động htrợ nông dân đ phát trin sản xut kinh doanh thuộc các lĩnh vực quy định tại Điu 1 Quy định này.

4. Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước v khuyến nông.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chương trình khuyến nông Thành phố là tập hợp các mô hình. dự án khuyến nông liên quan đến các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điu 1 của Quy định này phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thành ph.

2. Nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên là nhiệm vụ khuyến nông cụ ththực hiện thường xuyên hàng năm.

3. Mô hình khuyến nông là việc thực hiện các biện pháp khoa học kỹ thuật, quản lý mới ở các khâu sản xut, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm trong các lĩnh vực quy định tại Điều 1 Quy định này trên địa bàn thành ph, nhm áp dựng các tiến bộ khoa học công nghệ, tiến bộ v qun lý có quy mô phù hợp đ làm mu nhân ra diện rộng.

4. Đim trình din là cụ th hóa cùa mô hình khuyến nông ở một địa điểm tập trung với quy mô nht định.

5. Dự án khuyến nông là dự án thực hiện chương trình, đề án khuyến nông được phê duyệt với các mục tiêu rõ ràng được thực hiện theo quy mô vùng và thực hiện trong một thời gian xác định.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động, lựa chọn mô hình, sử dụng kinh phí khuyến nông

1. Việc b tkinh phí khuyến nông phải xuất phát từ nhu cu của nông dân và được sử dụng cho những hoạt động khuyến nông phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát trin nông nghiệp của Thành ph theo chương trình, đề án, dự án khuyến nông được y ban nhân dân Thành phhoặc y ban nhân dân cp huyện phê duyệt;

2. Phát huy vai trò chđộng, tham gia tích cc, tự nguyện của nông dân vào hoạt động khuyến nông. Xã hội hóa hoạt động khuyến nông. đa dạng hóa dịch vụ. huy động ngun lực các tchức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động khuyến nông;

3. Việc xây dựng mô hình, dự án khuyến nông phải có mục tiêu rõ ràng, mang lại hiệu quả v mt kinh tế - xã hội, không gây tác động xu đến môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phm tăng thu nhập cho người sản xut và có khả năng nhân ra điện rộng;

4. Nội dung, phương pháp triển khai phải phù hợp với từng địa bàn, nhóm đi tượng và cộng đng dân tộc khác nhau;

Các tchức, đơn vị được giao kinh phí thực hiện hoạt động khuyến nông thực hiện theo khoản 3 Điu 4 Thông tư liên tịch s 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên bộ Bộ Tài chính- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cp đi với hoạt động khuyến nông;

5. Các tchức, cá nhân sdụng kinh phí khuyến nông thực hiện theo khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch s 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 1 5/11/2010 của liên bộ Bộ Tài chính- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cp đi với hoạt động khuyến nông;

6. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch có sự giám sát của cộng đng trong hoạt động khuyến nông.

Điu 5. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động khuyến nông

1. Nguồn kinh phí ngân sách Thành ph, ngân sách các quận. huyện, thị xã thực hiện theo quy định phân cấp của thành ph và quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

2. Thu từ thực hiện các hợp đng tư vn và dịch vụ khuyến nông;

3. Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tchức, cá nhân trong nước và ngoài nước;

4. Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Chương II

NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI CỤ THỂ

Điều 6. Nội dung chi, mức chi hoạt đng khuyến nông

1. Chi tchức các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo:

1.1. Đối tượng:

a) Đối tượng tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo gồm các đối tượng được quy định tại khoản 1, Điều 2 Quy định này nhưng chưa tham gia chương trình đào tạo nghề do Nhà nước hỗ trợ;

b) Người hoạt động khuyến nông theo quy định tại khoản 2, Điều 2 Quy định này.

1.2. Nội dung chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo, gồm:

a) Chi biên soạn, in ấn tài liệu, giáo trình trực tiếp phục vụ lớp học; xây dựng băng đĩa hình kỹ thuật; văn phòng phẩm; nước uống; thuê phương tiện, hội trường, trang thiết bị phục vụ lớp học; vật tư thực hành lớp học (nếu có).

b) Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi, hội đồng xét kết quả, in, cấp chứng chỉ.

c) Chi bồi dưỡng cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật (nếu có), chi tiền đi lại, tiền ở, phiên dịch (nếu có);

d) Chi cho học viên: Hỗ trợ tiền ăn, đi lại; tiền ở (nếu có);

đ) Chi tổ chức cho học viên đi khảo sát thực tế (nếu có);

e) Chi khác: Khai giảng, bế giảng, tiền y tế cho lớp học, khen thưởng.

1.3. Nội dung, hình thức, quy mô và thời gian tập hun, đào tạo:

a) Nội dung: Đối với người sản xuất để hiểu biết vchính sách pháp luật, truyền ngh cho nông dân; vkỹ năng, quy trình sản xut; tchức, quản lý sản xuất kinh doanh. Đối với người hoạt động khuyến nông đnâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

b) Hình thức, quy mô và thời gian:

Bồi dưng, tập huấn, đào tạo thông qua mô hình khuyến nông cho người sn xuất tham gia mô hình và nhng người ngoài mô hình; hình thức tchức tại chỗ hoặc tập trung, có thể thuê cơ sở đào tạo nghề có chức năng đào tạo ngành nghề phù hợp với mô hình khuyến nông triển khai hoặc thông qua đào tạo từ xa trên kênh truyền hình.

Qua trang thông tin điện tử khuyến nông trên internet;

Tổ chức khảo sát học tập trong nước và ngoài nước;

Tổ chức các lớp học phải gắn lý thuyết với thực hành;

Lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo cho người sản xuất và người hoạt động khuyến nông thời gian không quá 01 tháng và không quá 30 người/lớp.

Giảng viên nòng cốt là các chuyên gia, cán bộ khuyến nông có trình độ Đại học trở lên, các nông dân sản xuất giỏi, các cá nhân điển hình tiên tiến, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và đã qua đào tạo về kỹ năng khuyến nông.

1.4. Mức hỗ trợ:

a) Đối với người sản xuất:

(1) Người nông dân sản xuất được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 70.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo tổ chức tại Thành phố; không quá 50.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại quận, huyện, thị xã; không quá 25.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo tổ chức tại xã, phường, thị trấn. Htrợ tiền đi lại theo giá giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đi với người học xa nơi cư trú từ 15 km trở lên; đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng thanh toán theo mức khoán tối đa không quá 150.000 đồng/người/khóa học.

Đối với chỗ ở cho người học: Đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ (chi phí điện, nước, chi phí khác nếu có); Trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì đơn vị tổ chức được hỗ trợ 100% chi phí. Mức hỗ trợ theo thực tế nhưng tối đa không vượt mức theo quy định hiện hành của Uỷ ban nhân dân thành phố về chế độ công tác phí, chế độ tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Thành phố.

(2) Đối với người nông dân sản xuất hàng hóa, chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã; công nhân trong các nông, lâm trường được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại tối đa không quá 50% theo mức quy định tại tiết (1), điểm a, mục 1 .4, khoản 1, Điều 6 Quy định này.

Đối với chỗ ở cho người học: Nếu đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ (chi phí điện, nước, chi phí khác nếu có); Trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì đơn vị tổ chức được hỗ trợ 50% chi phí. Mức hỗ trợ theo thực tế nhưng tối đa không vượt mức theo quy định hiện hành của UBND thành phố về chế độ công tác phi, chế độ tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố.

(3) Doanh nghiệp vừa và nhỏ trực tiếp hoạt động trong các lĩnh vực khuyến nông được hỗ trợ 50% chi phí tài liệu học khi tham dự bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo.

b) Đối với người hoạt động khuyến nông:

(1) Người hoạt động khuyến nông hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học;

Đối với cho ở cho người học: Đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho các học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ: Chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 100% chi phí. Mức hỗ trợ theo quy định hiện hành của thành phố về chế độ công tác phí, chế độ tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố.

(2) Người hoạt động khuyến nông không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, chỗ ở cho người học theo mức quy định tại tiết (1), điểm a, mục 1.4, Điều 6 quy định này.

c) Chi bi dưỡng giảng viên, trợ giảng (hướng dn viên thực hành thao tác kỹ thuật); Phụ cấp tiền ăn, tiền đi lại, tiền thuê phòng nghỉ cho giảng viên thực hiện theo Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và Thông tư số 97/2010/TT- BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tchức các cuộc hội nghị đi với các cơ quan nhà nước và đơn vị snghiệp công lập; Quyết định s1956/QĐ-TTg ngày 07/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đ án "Đào tạo nghcho lao động nông thôn đến năm 2020" như sau: Người dạy ngh(cán bộ kthuật, kỹ sư, người lao động có tay nghcao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các Trung tâm khuyến nông, nông dân sản xut giỏi tham gia dạy nghcho lao động nông thôn) được ưu tiên công giảng dạy với mức ti thiu 25.000 đng/giờ; người dạy nghlà các thạc sĩ, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cp tỉnh trở lên được trả tin công giảng dạy với mức ti thiu 300.000 đng/buổi. Mức cụ thdo cơ sở dạy ngh quyết định nhưng ti đa không quá quy định hiện hành của Trung ương và Thành ph.

2. Chi thông tin tuyên truyn:

Nhà nước htrợ kinh phí thông tin tuyên truyn về hoạt động khuyến nông cho các tchức, cá nhân có chương trình, đán, dự án thông tin tuyên truyền được cp có thm quyn phê duyệt đ ph biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước v công tác khuyến nông; ph biến tiến bộ khoa học và công nghệ, kết quả mô hình, điển hình tiên tiến; thông qua:

Phương tiện thông tin đại chúng: Xây dựng kênh, chương trình, chuyên mục trang tin khuyến nông trên đài truyền hình, đài phát thanh, các báo Trung ương và địa phương; trang web, hộp thư điện tử khuyến nông; xuất bản các ấn phẩm khuyến nông.

2.3. Diễn đàn, hội thảo khuyến nông, hội nghị sơ, tổng kết: Chi thuê hội trường; tài liệu; tiền nước uống, báo cáo viên; hỗ trợ ăn, ở, đi lại cho đại biểu tham gia diễn đàn, hội thảo, hội nghị.

Mức hỗ trợ đại biểu tham gia diễn đàn, hội thảo, hội nghị theo quy định tại mục 1.4 khoản 1 Điều 6 của Quy định này.

2.4. Chi tham gia hội chợ, triển lãm hàng nông nghiệp:

Chi thông tin tuyên truyền hội chợ; chi hoạt động của Ban tổ chức.

Người sản xuất tham gia hội chợ, triển lãm hàng nông nghiệp được hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng theo quy định của Ban tổ chức hội chợ, triển lãm;

2.5. Chi hội thi về các hoạt động khuyến nông cấp thành phố, tham gia Hội thi cấp vùng, cấp quôc gia: Chi thông tin, tuyên truyền, thuê hội trường, trang thiết bị; văn phòng phẩm; chi ban giám khảo chấm thi; chi hội đồng tư vn khoa học, soạn câu hỏi và đáp án; chi khai mạc, bế mạc; chi thức ăn, hóa chất vật tư, dụng cụ phục vụ cuộc thi (nếu có); chi đạo din và biên tập chương trình thi; chi hỗ trợ đưa đón thi sinh dự thi; chi khen thưởng và chi khác;

2.6. Xây dựng và quản lý dữ liệu hệ thống thông tin khuyến nông: Chi thuê đường truyền, mua phần mềm, cập nhật số liệu, bảo trì, bảo mật. và các khoản chi khác (nếu có).

3. Chi xây dựng các mô hình khuyến nông:

3.1. Nội dung:

a) Xây dng mô hình thử nghiệm tiến bộ kỹ thuật mới: Từ kết quả mô hình thnghiệm tiến bộ kthuật mới đxây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ;

b) Xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, quy trình sản xut nông nghiệp tiên tiến phù hợp với Thành ph.

c) Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp: Tiêu chun mô hình ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn, Ủy ban nhân dân Thành phphù hợp với quy định của Luật Công nghệ cao;

d) Xây dựng các loại mô hình khuyến nông đa dạng, tổng hợp.

đ) Xây dựng mô hình cơ giới hóa, bảo quản chế biến, ngành nghề nông thôn.

e) Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững.

3.2. Mức hỗ trợ:

a. Chi hỗ trợ xây dựng các mô hình.

(1) Mô hình sản xuất nông nghiệp (gồm: Mô hình thử nghiệm tiến bộ kỹ thuật mới; mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, quy trình sản xuất nông nghiệp tiên tiến; các loại mô hình khuyến nông đa dạng, tổng hợp): Ở địa bàn khó khăn, xã nghèo được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm: các loại phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, gia cầm, thức ăn thủy sản); ở địa bàn còn lại được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 30% chi phí mua vật tư thiết yếu.

(2) Mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến, ngành nghề nông thôn được hỗ trợ chi phí mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị ở địa bàn khó khăn, xã nghèo được hỗ trợ 100% chi phí, nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/mô hình; ở địa bàn còn lại hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 75 triệu đồng/mô hình.

(3) Mô hình ứng dụng công nghệ cao hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí mô hình nhưng không quá 200 triệu đồng/mô hình.

(4) Mô hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững: Hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình.

b. Chi thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình tính bng mức lương ti thiu/22 ngày nhân (x) sngày thực tế thuê.

c. Chi triển khai mô hình:

(1) Tập huấn cho người tham gia mô hình và chi khác (nếu có). Mức chi hỗ trợ theo quy định tại điểm c mục 3.2 khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN.

(2) Hội nghị đầu bờ, tổng kết mô hình. Mức chi hỗ trợ theo quy định hiện hành của Trung ương và Thành phố về chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

d. Định mức, quy mô, điểm thực hiện mô hình khuyến nông:

- Mô hình khuyến nông được thực hiện tại thôn, bản hoặc hợp tác xã, hoặc xã, hoặc quận, huyện, vùng tùy theo tính chất và tác động nhân rộng của từng loại mô hình. Một mô hình thực hiện tối đa 5 điểm. Mỗi điểm thực hiện tối đa 02 lần đối với chu kỳ mô hình 6 tháng trở xuống, 01 lần đối với chu kỳ mô hình trên 6 tháng.

- Đối với dự án, mô hình khuyến nông thời gian thực hiện tối đa là 3 năm.

- Quy mô, định mức kinh tế kỹ thuật đối với mô hình khuyến nông, thực hiện theo quy định hiện hành của Trưng ương và Thành ph.

4. Chi nhân rộng hình, đin hình sn xut tiên tiến ra diện rộng: hỗ trợ kinh phí thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, hội nghị đu bờ. Mức chi 15 triệu đng /1 mô hình đin hình sn xut tiên tiến; trong đó mức htrợ cho người tham gia triển khai mô hình, giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật áp dụng quy định tại điểm c, mục 1.4 khoản 1 Điu 6 của Quy định này.

5. Chi mua bản quyền tác giả, mua công nghệ mới gần với chương trình, mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

6. Biên soạn và in giáo trình, tài liệu mẫu để hướng dẫn, đào tạo, tư vấn nông dân áp dụng theo quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đng, trung cp chuyên nghiệp.

7. Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước phục vụ hoạt động khuyến nông; thuê chuyên gia đánh giá hoạt động khuyến nông

a. Căn cứ mức độ cn thiết và khả năng kinh phí, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì thực hiện chương trình, mô hình khuyến nông quyết định lựa chọn thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài; hình thức thuê (theo thời gian hoặc theo sản phm) cho phù hợp. Mức chi theo hợp đng thực tế thỏa thuận với chuyên gia bảo đảm phù hợp giữa yêu cu của công việc và trình độ của chuyên gia (đối với mức thuê chuyên gia từ 1.000 USD/người/tháng trở lên phải được Chủ tịch y ban nhân dân Thành phphê duyệt).

b. Trường hợp phải thuê chuyên gia có kinh nghiệm trong nước và nước ngoài đđánh giá hoạt động khuyến nông, căn cứ mức độ cn thiết và khả năng kinh phí, Chủ tịch y ban nhân dân Thành phố quyết định thuê chuyên gia, hình thức thuê (theo thời gian hoặc theo sản phẩm) cho phù hợp; mức chi theo hợp đồng thực tế thỏa thuận với chuyên gia bảo đảm phù hợp giữa yêu cầu công việc và trình độ của chuyên gia.

8. Chi tham quan, học tập trong nước, nước ngoài:

Mức chi thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chúc nhà nước đi công tác trong nước và công tác ngăn hạn ở nước ngoài do ngân sách đảm bảo kinh phí;

Việc tchức đoàn tham quan học tập ở nước ngoài phải được Uỷ ban nhân dân Thành ph quyết định và dự toán chi được Sở Tài chính thm định.

9. Mua sm trang thiết bị phục vtrực tiếp cho các hoạt động khuyến nông được cơ quan có thm quyn phê duyệt. Việc mua sm trang thiết bị thực hiện theo quy định hiện hành.

10. Chi quản lý chương trình, dự án, mô hình khuyến nông:

a. Cơ quan quản lý kinh phí khuyến nông được sử dụng ti đa không quá 2% kinh phí khuyến nông do cp có thm quyn giao hàng năm đ htrợ xây dựng các chương trình, dự án, kim tra. giám sát đánh giá theo quy định.

b. Đi với đơn vị thực hiện chương trình, dự án, mô hình khuyến nông được chi không quá 3% dự toán của chương trình, dụ án, mô hình khuyến nông đ chi công tác quản lý, chỉ đạo, kim tra, giám sát, xăng du. thuê phương tiện, công tác phí, văn phòng phm, thuê dịch vụ, nghiệm thu chương trình, đ án, dự án, mô hình và các khoản chi khác liên quan thực hiện hoạt động khuyến nông (nếu có).

Điều 7. Điu kin đthực hiện và tham gia các mô hình khuyến nông

1. Điều kiện người sản xuất được htrợ xây dựng mô hình khuyến nông;

a) Có đơn xin tham gia và cam kết có khả năng đầu tư, đối ứng vốn cho mô hình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của chương trình, đề án, dự án, mô hình.

Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ theo tiến độ và tương ứng với tlệ đu tư, đi ứng, thực tế của chủ mô hình.

b) Có địa điểm thuận lợi đthực hiện có hiệu quả mô hình và phù hợp với nội dung, quy trình kỹ thuật của mô hình.

c) Chưa nhận hỗ trợ từ bt kỳ ngun kinh phí nào của ngân sách Thành phtrong một nội dung của mô hình, dự án.

2. Điều kiện đơn vị tham gia thực hiện trin khai chương trình, đán, dự án, mô hình khuyến nông:

a) Có chức năng, nhiệm vụ phù hợp vi lĩnh vực thuộc chương trình, đ án, dự án, mô hình khuyến nông;

b) Đủ năng lực đthực hiện các chương trình, đán, dự án, mô hình khuyến nông: cơ sở vật cht, đội ngũ cán bộ và nhân viên kỹ thuật, thực tiễn sản xut kinh doanh.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Lập, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông

Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đi với hoạt động khuyến nông thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và theo Điều 8 Thông tư liên tịch s183/2010/TTLT-BTC-BNN của liên Bộ Tài chính, và Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn hướng dân chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đi với hoạt động khuyến nông và các quy định hiện hành của Trung ương và Thành ph. Cụ thnhư sau:

1. Lập dự toán: Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dn xây dựng dự toán ngân sách, chế độ, định mức kinh tế kỹ thuật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với ngân sách cấp thành phố (phòng Kinh tế - đối với ngân sách cấp huyện) lập dự toán kinh phí khuyến nông, gửi Sở Tài chính (phòng Tài chính kế hoạch) đ tng hợp vào dự toán ngân sách của địa phương báo cáo y ban nhân dân cùng cấp trình Hội đồng nhân dân theo quy định.

2. Phân bvà giao dự toán:

Căn cứ dự toán được cp có thm quyn giao, Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn lập phương án phân b kinh phí khuyến nông cho các đơn vị dự toán trực thuộc được giao nhiệm vụ thực hiện, gửi S Tài chính đ thm tra. Phòng Kinh tế cấp huyện lập phương án phân bổ kinh phí khuyến nông gửi phòng Tài chính kế hoạch cp huyện đ thm tra phân b.

Phương án phân b kinh phí khuyến nông chi tiết theo từng chương trình, đán, dự án khuyến nông gửi Sở Tài chính (phòng Tài chính kế hoạch – đi với ngân sách cấp huyện) thẩm tra, phân bổ theo quy định.

Đối với ngân sách cấp Thành phố: Sau khi có văn bản của STài chính về phương án phân bdự toán, Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn ra quyết định phân bdự toán kinh phí khuyến nông cho Trung tâm khuyến nông; đng gửi Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cp, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mtài khoản giao dịch để phối hợp thực hiện.

Đối với ngân sách cấp huyện: Sau khi có ý kiến thẩm định của phòng Tài chính kế hoạch v phương án phân bdự toán, báo cáo Uỷ ban nhân dân cp huyện quyết định, phòng Kinh tế hoặc đơn vị được giao tổ chức thực hiện dự toán theo quy định.

3. Chp hành dự toán

a. Căn cvào dự toán chi ngân sách nhà nước của đơn vị được cp có thm quyn giao, các cơ quan, đơn vị thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.

Kho bạc Nhà nước thực hiện kim soát chi kinh phí khuyến nông theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước theo các định mức, chế độ chi tiêu hiện hành và các quy định tại Quy định này.

b. Sau khi kết thúc niên độ năm tài chính, đơn vị được giao kinh phí thực hiện chương trình, đề án, dự án, mô hình khuyến nông phải nghiệm thu, đánh giá tiến độ, kết quả, hiệu quả kinh tế-xã hội; khả năng nhân rộng của dự án, mô hình cũng như sự tác động các chương trình, đề án, dự án, mô hình đối với việc phát trin sản xut nông nghiệp trên địa bàn Thành phô. Báo cáo nghiệm thu gửi vSở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn đnhận xét và đánh giá két quả thục hiện chương trình, đán, dự án, mô hình khuyến nông. Việc đánh giá theo mức độ xut sc, khá, đạt yêu cu và không đạt yêu cu. Trường hợp không đạt yêu cu cn phải xác định rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan và trách nhiệm ca tập thể, cá nhân trong việc tchức thực hiện.

4. Quyết toán kinh phí khuyến nông

a. Báo cáo quyết toán: Các cơ quan, đơn vị được giao dự toán kinh phí khuyến nông lập báo cáo quyết toán theo đúng mu biu, thời hạn nộp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dn hiện hành.

Báo cáo quyết toán kèm theo danh mục các chương trình, đán, dự án, mô hình đã được giao trong năm thực hiện quyết toán chi tiết theo nội dung chi của Quy định này.

b. Xét duyệt và thm định báo cáo quyết toán: Việc xét duyệt và thm định quyết toán kinh phí khuyến nông hàng năm thực hiện theo Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính hướng dn xét duyệt, thm định và thông báo quyết toán năm đi với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tchức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cp, và theo các quy định hiện hành.

Đi với các dự án khuyến nông trình tự lập, thm định, phê duyệt và quyết toán thực hiện theo quy định hiện hành của Trung ương và Thành ph.

c. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khuyến nông theo quy định tại Quvết định này được phản ánh và quyết toán vào Loại 010 khoản 014 "Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp"; theo chương tương ứng và chi tiết theo Mục lục Ngân sách nhà nước.

Điu 9. Trách nhiệm của các sở, ngành, y ban nhân dân các quận, huyn, th xã.

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

a) Xây dựng dự toán kinh phí khuyến nông hàng năm, gửi Sở Tài chính tổng hợp trình y ban nhân dân Thành phố phê duyệt để tổ chức thực hiện.

b) Phê duyệt kế hoạch và phân bdự toán kinh phí khuyến nông cho Trung tâm Khuyến nông và các đơn vị thực hiện.

c) Rà soát điu chnh, bsung định mức kinh tế-kỹ thuật trình y ban nhân dân Thành phban hành theo thm quyền.

d) Hướng dn các đơn vị trực thuộc y ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trong việc tchức triển khai thực hiện.

đ) SNông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Kinh tế) phối hợp với Sở Tài chính (phòng Tài chính Kế hoạch) kim tra định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện chương trình, đán, dự án, mô hình khuyến nông thuộc ngân sách cấp mình, bo đảm việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí khuyến nông đúng mục đích, đúng chế độ và có hiệu quả.

e) Theo dõi, kim tra, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện chương trình, đán, dự án, mô hình khuyến nông, định kỳ 6 tháng báo cáo UBND Thành ph vhoạt động khuyến nông trên địa bàn Thành ph.

2. Sở Tài chính:

a) Tng hợp dự toán kinh phí khuyến nông hàng năm báo cáo y ban nhân dân Thành ph, trình Hội đng nhân dân Thành phố thông qua.

b) Phi hợp Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn kim tra đnh kỳ hoặc đột xut việc sử dụng kinh phí khuyến nông.

c) Thẩm tra phân bổ, thanh quyết toán kinh phí khuyến nông theo quy định.

3. y ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:

a) Đảm bảo kinh phí cho hoạt động khuyến nông của cp huyện.

b) Chỉ đạo các phòng Kinh tế, Tài chính kế hoạch; y ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các phòng, ban, đơn vị liên quan thực hiện tốt các nội dung v khuyến nông theo quy định tại Quyết định này;

c) Theo dõi, kim tra, đánh giá định kỳ 6 tháng báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT vhoạt động khuyến nông tại địa phương;

Điều 10. Điều khoản thi hành.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mc, đnghị các đơn vị phản ánh v SNông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính đnghiên cứu, tng hợp báo cáo trình UBND Thành phsửa đi, bsung cho phù hợp./.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi