Quyết định 1292/QĐ-UBND TP Hồ Chí Minh về Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 1292/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1292/QĐ-UBND |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Lê Thanh Liêm |
Ngày ban hành: | 15/04/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Quyết định 1292/QĐ-UBND
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 1292/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Bộ tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Thành phố Hồ Chí Minh
___________
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;
Căn cứ Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 634/TTr-SNN ngày 24 tháng 3 năm 2020 về việc Ban hành Bộ tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại thành phố Hồ Chí Minh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành quy định Bộ tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Đính kèm quy định và các phụ lục có liên quan.)
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở - ngành, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 05 huyện và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như điều 3; - TTUB: CT, các PCT; - VPUB: các PVP; - Phòng KT; - Lưu: VT, (KT/H.A). | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Thanh Liêm |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY ĐỊNH Bộ tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố)
_________
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định Bộ tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là sản phẩm Chương trình OCOP).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Sản phẩm:
Các sản phẩm nông nghiệp và ngành nghề nông thôn đã được Ủy ban nhân dân thành phố xác định tại Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
2. Chủ thể thực hiện:
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), hợp tác xã, tổ hợp tác, các cơ sở sản xuất có đăng ký kinh doanh; các hộ dân tham gia sản xuất kinh doanh đối với các sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình, trong đó chú trọng các Hợp tác xã tham gia chương trình.
Điều 3. Nhóm sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng
1. Ngành thực phẩm:
1.1. Nhóm: Thực phẩm tươi sống:
- Rau, củ, quả tươi: rau an toàn các loại, xoài Long Hòa.
- Thịt, trứng, sữa tươi và thủy sản tươi: thịt heo, sữa tươi, tôm tươi, cá tươi.
1.2. Nhóm: Thực phẩm chế biến:
- Chế biến từ gạo, ngũ cốc: bánh tráng.
- Chế biến từ rau, củ, quả: sản phẩm rau, củ, quả chế biến, trái cây sấy.
- Chế biến từ sữa: sữa chua.
- Chế biến từ thủy sản: khô cá sặc, khô cá dứa.
2. Ngành Đồ uống:
Nhóm: Đồ uống không cồn.
- Đồ uống không cồn: nước yến, yến chưng sẵn.
Chương II. BỘ TIÊU CHÍ VỀ ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG SẢN PHẨM
Điều 4. Mục đích ban hành Bộ Tiêu chí
1. Cung cấp thông tin tiêu chuẩn chất lượng cần đạt cho các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh để so sánh với hiện trạng sản phẩm, từ đó triển khai tổ chức sản xuất có hiệu quả hơn, nâng cấp, phát triển các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của Chương trình mỗi xã một sản phẩm.
2. Làm cơ sở cho cán bộ cấp huyện, cấp thành phố sử dụng để tư vấn và hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất trong xây dựng, củng cố bộ máy tổ chức sản xuất, kinh doanh, phát triển sản xuất và sản phẩm theo tiêu chuẩn; định hướng các tổ chức kinh tế trên địa bàn phát triển theo hướng cộng đồng.
3. Làm căn cứ để các đơn vị có thẩm quyền đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm ở cấp thành phố.
Điều 5. Nội dung Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP
Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP gồm 03 phần:
1. Phần A: Các tiêu chí đánh giá sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (35 điểm), gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng.
2. Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm), gồm: Tiếp thị; câu chuyện về sản phẩm.
3. Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (40 điểm), gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.
(Chi tiết Bộ Tiêu chí xem tại Phụ lục 01 đính kèm)
Điều 6. Phân hạng sản phẩm OCOP
Phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ Tiêu chí. Tổng điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 điểm và được phân thành 05 hạng:
- Hạng 05 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm, là sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu.
- Hạng 04 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến 89 điểm, là sản phẩm cấp thành phố, có thể nâng cấp lên hạng 5 sao.
- Hạng 03 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến 69 điểm, là sản phẩm cấp thành phố, đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao.
- Hạng 02 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến 49 điểm, sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao.
- Hạng 01 sao: Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm khởi điểm tham gia Chương trình OCOP, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.
Chương III. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG SẢN PHẨM
Điều 7. Trình tự đánh giá, phân hạng
1. Công tác đánh giá tại cấp huyện:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng (thành phần hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện theo quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ).
- Hội đồng cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển hồ sơ các sản phẩm có số điểm đạt từ 50 điểm đến 100 điểm (từ 3 đến 5 sao) lên Ủy ban nhân dân thành phố để đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố.
2. Công tác đánh giá tại cấp thành phố:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố, Tổ thư ký Hội đồng, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng (thành phần hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp thành phố theo quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ).
- Hội đồng cấp thành phố tổ chức đánh giá, xếp hạng các sản phẩm do cấp huyện đề xuất;
- Ủy ban nhân dân cấp thành phố ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt từ ba (03) đến bốn (04) sao, tổ chức công bố kết quả;
- Ủy ban nhân dân cấp thành phố chuyển hồ sơ các sản phẩm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm lên cấp Trung ương (thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
Điều 8. Hồ sơ đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm
1. Hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện
Hồ sơ sản phẩm: do các chủ thể OCOP (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất...) chuẩn bị. Ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn, kiểm tra. Bao gồm:
1.1 Hồ sơ bắt buộc
TT | Nội dung | Yêu cầu |
1 | Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm | Có theo mẫu đính kèm (Phụ lục 2, 3) |
2 | Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm | Có theo mẫu đính kèm (Phụ lục 4) |
3 | Giới thiệu bộ máy tổ chức | Có theo mẫu đính kèm (Phụ lục 5) |
4 | Giấy đăng ký kinh doanh | Bản sao có công chứng, chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp (đối với các đơn vị/cá nhân có đăng ký kinh doanh) |
5 | Sản phẩm mẫu | 05 đơn vị sản phẩm (trừ sản phẩm dịch vụ) |
1.2 Yêu cầu tài liệu minh chứng bổ sung
TT | Nội dung | Yêu cầu |
1 | Giấy đủ điều kiện sản xuất | Bản sao có công chứng (đối với sản phẩm cần phải có giấy chứng nhận theo quy định hiện hành) |
2 | Công bố chất lượng sản phẩm | Bản sao tài liệu, chứng minh chất lượng sản phẩm được công bố |
3 | Tiêu chuẩn sản phẩm | Bản sao tài liệu, chứng minh tiêu chuẩn sản phẩm được công bố |
4 | Phiếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn công bố | Bản sao tài liệu, chứng minh đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm |
5 | Mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, chứng nhận sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm... | Bản sao tài liệu, chứng minh mã, tem, sở hữu thương hiệu... |
6 | Nguồn gốc nguyên liệu, liên kết chuỗi | Bản sao tài liệu: Giấy xác nhận, hợp đồng, hóa đơn... chứng minh việc mua bán nguyên vật liệu, hợp đồng, thỏa thuận liên kết |
7 | Bảo vệ môi trường | Bản sao tài liệu: Giấy xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường, chứng minh cam kết, đánh giá tác động môi trường |
8 | Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, kiểm soát chất lượng | Bản sao tài liệu: chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, chứng minh hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn |
9 | Kế toán | Bản sao tài liệu, minh chứng hoạt động kế toán của cơ sở |
10 | Phát triển thị trường, hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại | Bản sao tài liệu: Hợp đồng, cam kết, xác nhận về phân phối sản phẩm, xuất khẩu sản phẩm, hoạt động xúc tiến thương mại... |
11 | Câu chuyện về sản phẩm | Bản sao tờ rơi, hình ảnh, phim, ghi âm... minh chứng về câu chuyện của sản phẩm |
12 | Kế hoạch kiểm soát chất lượng, ghi hồ sơ lô sản xuất... | Bản sao tài liệu, minh chứng về hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm theo từng lô sản xuất |
13 | Giải thưởng của sản phẩm, bình chọn của các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế... | Bản sao tài liệu, minh chứng về các thành tích, giải thưởng, bình chọn... |
2. Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm cấp thành phố
Do Ủy ban nhân dân cấp huyện chuẩn bị. Bao gồm:
- Công văn gửi Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
- Biên bản đánh giá của Hội đồng cấp huyện;
- Hồ sơ sản phẩm.
Điều 9. Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
1. Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp huyện
Ủy ban nhân dân huyện tổ chức đánh giá, xếp hạng sơ bộ sản phẩm theo quy trình ở hình 1.
Hình 1: Sơ đồ quy trình đánh giá sản phẩm OCOP tại cấp huyện
Các bước đánh giá và xếp hạng bao gồm:
(1) Tiếp nhận hồ sơ sản phẩm/dịch vụ:
- Ủy ban nhân dân huyện tiếp nhận hồ sơ sản phẩm/dịch vụ từ các cá nhân/tổ chức đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
- Ủy ban nhân dân huyện kiểm tra thể thức, nội dung, thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
- Ủy ban nhân dân huyện Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện.
(2) Đánh giá:
- Đối tượng đánh giá: Mẫu sản phẩm (trừ sản phẩm dịch vụ) và hồ sơ sản phẩm.
Đối với các sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng: Các thành viên cần kiểm tra thực tế và có đánh giá trước tại thực địa (tại cơ sở, địa điểm cung cấp dịch vụ, bán hàng).
- Chuẩn bị số lượng hồ sơ: 01 hồ sơ gốc và bản sao (đảm bảo mỗi thành viên Hội đồng có 01 bản sao). Hồ sơ sản phẩm và mẫu sản phẩm cần được chuyển cho các thành viên Hội đồng trước ngày họp đánh giá ít nhất 01 ngày làm việc.
- Tiến hành đánh giá:
+ Các thành viên hội đồng đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá. Chủ thể sản phẩm OCOP có thể tham gia trình bày, diễn giải trước Hội đồng.
+ Hội đồng thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần).
+ Hội đồng tổng hợp kết quả đánh giá, tính trung bình điểm của các thành viên, thống nhất, thông qua kết quả đánh giá, đề xuất các sản phẩm được tham gia đánh cấp thành phố, báo cáo kết quả gửi Ủy ban nhân dân huyện.
(3) Phân hạng và chuyển hồ sơ đề nghị cấp thành phố đánh giá, phân hạng:
- Căn cứ kết quả điểm số đánh giá của Hội đồng, các sản phẩm được xếp hạng theo khung từ 01 đến 05 sao;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo kết quả cho các chủ thể OCOP, đề nghị hoàn thiện/bổ sung hồ sơ (nếu cần);
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển hồ sơ và sản phẩm mẫu của các sản phẩm đạt từ 50 đến 100 điểm đề nghị cấp thành phố đánh giá, phân hạng.
2. Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm tại cấp thành phố
Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố theo quy trình ở hình 2.
Các bước đánh giá và xếp hạng bao gồm:
(1) Tiếp nhận hồ sơ sản phẩm:
- Ủy ban nhân dân thành phố tiếp nhận hồ sơ đề xuất đánh giá, phân hạng sản phẩm từ cấp huyện.
- Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra thể thức, thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (nếu cần).
- Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP cấp thành phố và kế hoạch đánh giá.
Hình 2: Sơ đồ quy trình đánh giá sản phẩm OCOP tại cấp thành phố
(2) Tổ chức đánh giá lần thứ nhất (Lần 1):
- Đối tượng: Mẫu sản phẩm (trừ sản phẩm dịch vụ) và hồ sơ sản phẩm.
Đối với các sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng: cần có đánh giá trước tại thực địa (tại cơ sở, địa điểm cung cấp dịch vụ, bán hàng). Các thành viên tiến hành kiểm tra thực tế chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch theo các tiêu chí.
- Chuẩn bị số lượng hồ sơ: 01 hồ sơ gốc và bản sao (đảm bảo mỗi thành viên Hội đồng có 01 bản sao). Hồ sơ sản phẩm và mẫu sản phẩm cần được chuyển cho các thành viên Hội đồng trước ngày họp đánh giá ít nhất 02 ngày làm việc.
- Tiến hành đánh giá:
+ Các thành viên hội đồng đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá. Chủ thể sản phẩm OCOP có thể tham gia trình bày, diễn giải trước Hội đồng.
+ Hội đồng thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần).
+ Hội đồng tổng hợp kết quả đánh giá, tính trung bình điểm của các thành viên. Điểm của các thành viên không được chênh lệch quá 10 điểm. Trong trường hợp chênh lệch lớn hơn 10 điểm, Hội đồng đánh giá sẽ thảo luận để thống nhất chấm điểm lại.
+ Hội đồng thống nhất, thông qua kết quả đánh giá lần thứ nhất, đề xuất các sản phẩm được tham gia đánh giá lần thứ hai (có tiềm năng đạt 03 sao trở lên, cần bổ sung các kết quả kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng...).
(3) Tổ chức đánh giá lần thứ hai (lần 2):
- Đối tượng: Các sản phẩm tiềm năng đạt 03 sao trở lên theo kết quả đánh giá lần 1.
- Hội đồng gửi mẫu kiểm tra các thông tin, chỉ tiêu cần kiểm định tại các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, điểm cung ứng dịch vụ du lịch, bán hàng.
- Chuẩn bị số lượng hồ sơ: 01 hồ sơ gốc và bản sao (đảm bảo mỗi thành viên Hội đồng có 01 bản sao). Hồ sơ sản phẩm, các tài liệu xác minh kiểm nghiệm, kiểm tra và mẫu sản phẩm cần được chuyển cho các thành viên Hội đồng trước ngày họp đánh giá ít nhất 02 ngày làm việc.
- Tiến hành đánh giá:
+ Các thành viên hội đồng đánh giá sản phẩm theo phiếu đánh giá. Chủ thể sản phẩm OCOP có thể tham gia trình bày, diễn giải trước Hội đồng.
+ Hội đồng thảo luận, thống nhất quan điểm đánh giá một số chỉ tiêu chưa cụ thể, định tính (nếu cần).
+ Hội đồng tổng hợp kết quả đánh giá, tính trung bình điểm của các thành viên. Điểm của các thành viên không được chênh lệch quá 10 điểm. Trong trường hợp chênh lệch lớn hơn 10 điểm, Hội đồng đánh giá sẽ thảo luận để thống nhất chấm điểm lại.
+ Hội đồng thống nhất, thông qua kết quả đánh giá lần thứ hai, đề xuất các sản phẩm có thể tham gia đánh giá cấp trung ương (đạt từ 90 điểm trở lên), báo cáo kết quả tới Ủy ban nhân dân thành phố và đề xuất về phân hạng sản phẩm.
(4) Phân hạng và chuyển hồ sơ đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp quốc gia:
- Căn cứ kết quả điểm số đánh giá lần thứ hai của Hội đồng, các sản phẩm được xếp hạng theo khung từ 01 đến 05 sao.
- Ủy ban nhân dân thành phố thông báo kết quả cho các chủ thể OCOP, đề nghị hoàn thiện/bổ sung hồ sơ (nếu cần).
- Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định công nhận kết quả đánh giá, cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt ba (03) và bốn (04) sao; tổ chức công bố kết quả.
- Ủy ban nhân dân thành phố chuyển hồ sơ và sản phẩm mẫu của các sản phẩm có tiềm năng đạt năm (05) sao (từ 90 đến 100 điểm) đề nghị cấp trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia.
- Trường hợp Hội đồng cấp trung ương đánh giá có kết quả không đạt yêu cầu (đạt 05 sao), Ủy ban nhân dân cấp thành phố ban hành Giấy chứng nhận phân hạng theo kết quả đánh giá của Hội đồng cấp trung ương.
Điều 10. Thời hạn hiệu lực phân hạng sản phẩm OCOP
- Các chủ thể thực hiện sản phẩm OCOP có thể đăng ký sản phẩm để được đánh giá, phân hạng, nâng hạng sản phẩm thường xuyên, liên tục.
- Giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao có giá trị trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành. Cơ quan điều hành Chương trình OCOP cấp huyện và xã thông báo, hướng dẫn các chủ thể đăng ký đánh giá, phân hạng lại sản phẩm theo kế hoạch và chu trình OCOP.
Điều 11. Kinh phí thực hiện
Kinh phí tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân hạng cấp thành phố, cấp huyện; kinh phí cấp Giấy công nhận được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chương IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định này; tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định thành lập và quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp thành phố; tiếp nhận hồ sơ của cơ quan phụ trách Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp huyện và tham mưu Hội đồng cấp thành phố tổ chức xét, đánh giá sản phẩm theo quy định.
2. Các Sở - ban, ngành liên quan: theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm cử cán bộ tham gia thành viên Hội đồng cấp thành phố để tổ chức xét, đánh giá các sản phẩm theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP.
3. Ủy ban nhân dân các huyện
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan cấp huyện, Ủy ban nhân dân các xã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các nội dung tại Quy định này.
- Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ từ chủ thể sản xuất; đánh giá sản phẩm và tổng hợp danh sách, hồ sơ các sản phẩm đạt theo quy định gửi Ủy ban nhân dân thành phố để xem xét, đánh giá cấp thành phố.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết theo quy định./.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Phụ lục 1
DANH MỤC PHÂN LOẠI SẢN PHẨM THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM - OCOP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Kèm theo Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
____________
STT | PHÂN LOẠI SẢN PHẨM | SẢN PHẨM |
I | NGÀNH THỰC PHẨM | |
1 | Nhóm: Thực phẩm tươi sống | |
1.1 | Phân nhóm: Rau, củ, quả tươi | Rau an toàn các loại, xoài Long Hòa |
1.2 | Phân nhóm: Thịt, trứng, sữa tươi, thủy sản tươi | Thịt heo, sữa tươi, tôm tươi, cá tươi |
2 | Nhóm: Thực phẩm chế biến | |
2.1 | Phân nhóm: Đồ ăn nhanh | |
2.2 | Phân nhóm: Chế biến từ gạo, ngũ cốc | Bánh tráng |
2.3 | Phân nhóm: Chế biến từ rau, củ, quả | Sản phẩm rau, củ, quả chế biến, trái cây sấy |
2.4 | Phân nhóm: Chế biến từ sữa | Sữa chua |
2.5 | Phân nhóm: Chế biến từ thủy, hải sản | Khô cá sặc, khô cá dứa |
II | NGÀNH ĐỒ UỐNG | |
2 | Nhóm: Đồ uống không cồn | |
2.1 | Phân nhóm: Đồ uống không cồn | Nước yến, yến chưng sẵn |
1. Phân nhóm: Rau, củ, quả tươi
(Ngành: Thực phẩm. Nhóm: Thực phẩm tươi sống)
______________
Tên sản phẩm:....................................................................................................................
Mã số sản phẩm: (T).-.(H).-.(STT).-20...
T: Mã tỉnh-H: Mã huyện- STT: Số Thứ tự sản phẩm do huyện lập thống kê - Năm đánh giá. Mã đơn vị hành chính theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004
Tên chủ thể sản xuất: ........................................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................................
Bị loại khi: Giả mạo hồ sơ hoặc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) hoặc tương đương hoặc không có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP hoặc không đáp ứng quy định hồ sơ dự thi (theo quy định cụ thể tại mỗi cuộc thi)
Phần A: SẢN PHẨM VÀ SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG (35 Điểm)
1. TỒ CHỨC SẢN XUẤT
1.1. Nguồn nguyên liệu 3 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh dưới 50% 1 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 50% đến dưới 75% 2 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 75% đến 100% 3 Điểm
Ghi chú: Bị loại nếu sử dụng toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu hoặc không rõ nguồn gốc
1.2. Gia tăng giá trị 3 Điểm
󠅒 Phân loại 0 Điểm
󠅒 Sơ chế (rửa, làm sạch,...) 1 Điểm
󠅒 Ứng dụng công nghệ cao trong trồng, sơ chế. 2 Điểm
󠅒 Ứng dụng công nghệ cao trong trồng, sơ chế, bảo quản (nâng cao chất lượng sản phẩm/giữ chất lượng ổn định trong quá trình bảo quản...) 3 Điểm
1.3. Năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu phân phối 4 Điểm
(Khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu về số lượng/quy mô của thị trường)
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất mức độ nhỏ 1 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất trung bình 2 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất lớn 3 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất lớn, có thể đáp ứng thị trường xuất khẩu 4 Điểm
1.4. Liên kết sản xuất 2 Điểm
󠅒 Không có liên kết hoặc có nhưng không rõ ràng 0 Điểm
󠅒 Có liên kết, chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh) 1 Điểm
󠅒 Liên kết chuỗi chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh), quy mô lớn hoặc có hộ nghèo (trong tỉnh) tham gia liên kết. 2 Điểm
1.5. Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất 5 Điểm
󠅒 Có quan tâm đến các tác động môi trường trong quá trình sản xuất 1 Điểm
󠅒 Có hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định nhưng chưa đầy đủ 2 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định 3 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định; có công trình, biện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định; có minh chứng triển khai/áp dụng 4 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định; có công trình, biện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định; không có phản ánh, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo, không vi phạm các C|uy định về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất; có minh chứng triển khai/áp dụng 5 Điểm
Ghi chú: bị loại khi không quan tâm đến yếu tố môi trường
1.6. Sử dụng năng lượng, công nghệ thân thiện bền vững trong SX
󠅒 Không sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường 0 Điểm
󠅒 Có sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường 1 Điểm
2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
2.1. Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm 3 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, chỉ thay đổi nhãn hiệu 0 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, có cải tiến về chất lượng, bao bì. 1 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên ý tưởng của mình, sản phẩm chưa có trên thị trường 2 Điểm
󠅒 Phát triển ý tưởng của miình gắn với bảo tồn sản phẩm truyền thống/đặc sản/thế mạnh của địa phương 3 Điểm
2.2. Tính hoàn thiện của bao bì 3 Điểm
󠅒 Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn chưa đầy đủ 0 Điểm
󠅒 Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn đầy đủ 1 Điểm
󠅒 Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc 2 Điểm
󠅒 Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp 3 Điểm
2.3. Phong cách, hình thức của bao bì 2 Điểm
󠅒 Không thuận tiện, không đẹp 0 Điểm
󠅒 Thuận tiện hoặc đẹp 1 Điểm
󠅒 Thuận tiện, đẹp, sang trọng 2 Điểm
3. SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG
3.1. Loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh 3 Điểm
󠅒 Hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác (có giấy đăng ký kinh doanh của tổ trưởng), Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) 1 Điểm
󠅒 Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương <51% 2 Điểm
󠅒 HTX tổ chức, hoạt động theo Luật HTX 2012 hoặc công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương ≥51% 3 Điểm
3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, điều hành 2 Điểm
Lựa chọn một trong hai trường hợp sau:
a. Trường hợp 1: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, HTX, Tổ hợp tác
󠅒 Có < 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, Hội đồng quản trị - HĐQT, Hội đồng thành viên - HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc tổ hợp tác có số thành viên là người trong tỉnh < 50% số thành viên tổ hợp tác 1 Điểm
󠅒 Có ≥ 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc < 50% số thành viên quản trị cao cao cấp là người trong tỉnh nhưng có thành viên là phụ nữ địa phương 2 Điểm
b. Trường hợp 2: Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình
󠅒 Giám đốc/Chủ hộ không phải là người trong tỉnh 0 Điểm
󠅒 Giám đốc/Chủ hộ là người trong tỉnh 1 Điểm
3.3. Sử dụng lao động địa phương 1 Điểm
󠅒 Có sử dụng < 50% lao động là người địa phương 0 Điểm
󠅒 Có sử dụng ≥ 50% lao động là người địa phương hoặc có thu nhập bình quân/lao động ≥ mức thu nhập bình quân/người đạt chuẩn nông thôn mới của địa phương tại thời điểm đánh giá. 1 Điểm
3.4. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh 1 Điểm
󠅒 Tăng trưởng < 10% về doanh thu so với năm trước liền kề 0 Điểm
󠅒 Tăng trưởng ≥ 10% về doanh thu so với năm trước liền kề 1 Điểm
3.5. Kế toán 2 Điểm
󠅒 Không có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu, thời vụ 0 Điểm
󠅒 Có kế toán, công tác kế toán được thực hiện thường xuyên 1 Điểm
󠅒 Có Tổ chức hệ thống kế toán 2 Điểm
Tổng Điểm phần A:............................................................... Điểm
Phần B:
KHẢ NĂNG TIẾP THỊ (25 Điểm)
4. TIẾP THỊ
4.1. Khu vực phân phối chính 5 Điểm
󠅒 Thị trường trong huyện 1 Điểm
󠅒 Thị trường ngoài huyện, có dưới 5 đại diện/đại lý phân phối 2 Điểm
󠅒 Thị trường ngoài huyện, có ≥ 5 đại diện/đại lý phân phối 3 Điểm
󠅒 Thị trường quốc tế 5 Điểm
4.2. Tổ chức phân phối 5 Điểm
(Gồm: Tổ chức kinh doanh, phân phối sản phẩm)
󠅒 Không có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối 0 Điểm
󠅒 Có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối 1 Điểm
󠅒 Có bộ phận/phòng quản lý phân phối 3 Điểm
󠅒 Có bộ phận/phòng quản lý phân phối, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 5 Điểm
4.3. Quảng bá sản phẩm 5 Điểm
󠅒 Không có hoạt động quảng bá 0 Điểm
󠅒 Có một số hoạt động quảng bá 1 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại trong tỉnh 2 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh 3 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh và quốc tế 5 Điểm
5. CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM
5.1. Câu chuyện về sản phẩm 5 Điểm
󠅒 Không có câu chuyện, hoặc có nhưng không được tư liệu hóa 0 Điểm
󠅒 Có tài liệu giới thiệu về sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa (có cốt chuyện, nội dung cụ thể) 2 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, trình bày trên nhãn/tờ rơi 3 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, trình bày trên nhãn/tờ rơi và website 4 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, trình bày trên nhãn/tờ rơi, website (dưới dạng hình ảnh, clip,...) 5 Điểm
5.2. Trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện, đánh giá nội dung câu chuyện:
󠅒 Giống với câu chuyện sản phẩm ở nơi khác 0 Điểm
󠅒 Tương đối giống câu chuyện sản phẩm ở nơi khác, có thay đổi một số yếu tố 1 Điểm
󠅒 Có câu chuyện riêng 2 Điểm
󠅒 Có câu chuyện riêng, thể hiện trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
5.3. Cấu trúc câu chuyện 2 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện
󠅒 Đơn giản 1 Điểm
󠅒 Có đầy đủ các yếu tố của câu chuyện sản phẩm 2 Điểm
Tổng Điểm phần B:............................................................. Điểm
Phần C:
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (40 Điểm)
6. CHỈ TIÊU CẢM QUAN
6.1. Kích thước, hình dạng bề ngoài 2 Điểm
󠅒 Không đồng đều 0 Điểm
󠅒 Không đồng đều, chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Đồng đều 2 Điểm
6.2. Màu sắc, độ chín 8 điểm
󠅒 Không phù hợp 0 Điểm
󠅒 Chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Tương đối phù hợp 3 Điểm
󠅒 Phù hợp 5 Điểm
󠅒 Rất phù hợp 8 Điểm
6.3. Mùi/vị 3 Điểm
󠅒 Kém 0 Điểm
󠅒 Trung bình 1 Điểm
󠅒 Tương đối tốt 2 Điểm
󠅒 Tốt 3 Điểm
6.4. Tính đầy đủ, sạch 3 Điểm
󠅒 Tương đối chấp nhận được 0 Điểm
󠅒 Chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Tốt 2 Điểm
󠅒 Rất tốt 3 Điểm
6.5. Kết cấu/cách sắp đặt 2 Điểm
󠅒 Nghèo nàn 0 Điểm
󠅒 Trung bình 1 Điểm
󠅒 Tốt 2 Điểm
7. DINH DƯỠNG 2 Điểm
Chỉ ra hàm lượng của các chỉ tiêu dinh dưỡng như: Protit, Lipid, Vitamin,... (theo phiếu kiểm nghiệm do cơ quan có thẩm quyền cấp)
󠅒 Không có 0 Điểm
󠅒 Có 1 -2 chỉ tiêu 1 Điểm
󠅒 Có trên 2 chỉ tiêu 2 Điểm
8. TÍNH ĐỘC ĐÁO 5 Điểm
(Chất lượng: Có nét riêng, khác biệt, không lẫn với sản phẩm khác, tiềm năng thành thương hiệu của địa phương)
󠅒 Trung bình 0 Điểm
󠅒 Tương đối độc đáo 1 Điểm
󠅒 Độc đáo 3 Điểm
󠅒 Rất độc đáo 5 Điểm
9. CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
9.1. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm của cơ sở sản xuất 2 điểm
(Khuyển khích cơ sở xây dựng, công bố Tiêu chuẩn sản phẩm)
󠅒 Không có Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm/chất lượng 0 Điểm
󠅒 Có Tiêu chuẩn sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Có Tiêu chuẩn sản phẩm, có Bản công bố tiêu chuẩn/chất lượng 2 Điểm
Ghi chú: Bản Tiêu chuẩn sản phẩm cần có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP
9.2. Kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu ATTP 3 Điểm
(Phiếu kiểm nghiệm định kỳ các chỉ tiêu ATTP)
󠅒 Không có 0 Điểm
󠅒 Có, nhưng không đạt 1 Điểm
󠅒 Có, đạt nhưng không đủ 2 Điểm
󠅒 Có, đạt đầy đủ (vi sinh, kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV, phụ gia, hóa chất không mong muốn,...) theo quy định. 3 Điểm
10. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 5 Điểm
󠅒 Không có hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm 0 Điểm
󠅒 Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Có ghi hồ sơ lô sản xuất 2 Điểm
󠅒 Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, có ghi hồ sơ lô sản xuất 3 Điểm
󠅒 Có Chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP/GlobalGAP/hữu cơ/..) 4 Điểm
󠅒 Có chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho xuất khẩu và các thủ tục pháp lý khác theo yêu cầu của thị trường đích 5 Điểm
Ghi chú: Không đánh giá các bước tiếp theo nếu Chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) không phù hợp theo quy định
11. CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU 5 Điểm
󠅒 Có thể xuất khẩu đến thị trường khu vực 1 Điểm
󠅒 Có thể xuất khẩu các thị trường ngoài khu vực 3 Điểm
󠅒 Có thể xuất khẩu đến các thị trường có tiêu chuẩn cao (Mỹ, Nhật, EU...) 5 Điểm
Tổng Điểm phần C: .............................................. Điểm
Kết quả
Tổng Điểm (Phần A + B + C): ....................................................... Điểm
Xếp hạng: ...................... sao
Ý kiến của người đánh giá:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......., ngày ... tháng ... năm 20...
Người đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
Giới hạn các chỉ tiêu kiểm nghiệm tới mục 9.2 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng. Trong trường hợp không có thì áp dụng theo:
- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
- QCVN 8-1:2011 /BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 12 năm 2007, về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
2. Phân nhóm: Thịt, trứng, sữa tươi và thủy sản tươi
(Ngành: Thực phẩm. Nhóm: Thực phẩm tươi sống)
___________________
Tên sản phẩm: ............................................................................................................
Mã số sản phẩm.(T).- (H).-.(STT) -20
T: Mã tỉnh-H: Mã huyện- STT: Số Thứ tự sản phẩm do huyện lập thống kê - Năm đánh giá. Mã đơn vị hành chính theo Quyết định số 124/2004/OĐ-TTg ngày 8/7/2004
Tên chủ thể sản xuất: ..................................................................................................
Địa chỉ: ..........................................................................................................................
Bị loại khi: Giả mạo hồ sơ hoặc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) hoặc không có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP hoặc không đáp ứng quy định hồ sơ dự thi (theo quy định cụ thể tại mỗi cuộc thi)
Phần A:
SẢN PHẨM VÀ SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG (35 Điểm)
1. TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1.1. Nguồn nguyên liệu 3 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh dưới 50% 1 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 50% đến dưới 75% 2 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 75% đến 100% 3 Điểm
Ghi chú: Bị loại nếu sử dụng toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu hoặc không rõ nguồn gốc
1.2. Gia tăng giá trị 3 Điểm
󠅒 Phân loại 0 Điểm
󠅒 Sơ chế (kiểm tra, phân loại; làm sạch, đóng gói;...) 1 Điểm
󠅒 Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất (chăn nuôi, giết mổ/sơ chế,...) 2 Điểm
󠅒 Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, giết mô/sơ chê, bảo quản (nhăm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao) 3 Điểm
1.3. Năng lực sản xuất để phân phối 4 Điểm
(Khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu về số lượng/quy mô của thị trường)
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất mức độ nhỏ 1 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất trung bình 2 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất lớn 3 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất lớn, có thể đáp ứng thị trường xuất khẩu 4 Điểm
1.4. Liên kết chuỗi trong sản xuất 2 Điểm
󠅒 Không có liên kết hoặc có nhưng không rõ ràng 0 Điểm
󠅒 Có liên kết, chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh) 1 Điểm
󠅒Liên kết chuỗi chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh), quy mô lớn hoặc có hộ nghèo (trong tỉnh) tham gia liên kết. 2 Điểm
1.5. Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất 5 Điểm
󠅒 Có quan tâm đến các tác động môi trường trong quá trình sản xuất 1 Điểm
󠅒 Có hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định nhưng chưa đầy đủ 2 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định 3 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định; có công trình, biện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định; có minh chứng triển khai/áp dụng 4 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định; có công trình, biện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định; không có phản ánh, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo, không vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất; có minh chứng triển khai/áp dụng 5 Điểm
Ghi chú: bị loại khi không quan tâm đến yếu tố môi trường
1.6. Sử dụng năng lượng, công nghệ thân thiện bền vững trong SX 1 Điểm
󠅒 Không sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường 0 Điểm
󠅒 Có sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường 1 Điểm
2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
2.1. Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm 3 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, chỉ thay đổi nhãn hiệu 0 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, có cải tiến về chất lượng, bao bì. 1 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên ý tưởng của mình, sản phẩm chưa có trên thị trường 2 Điểm
󠅒 Phát triển ý tưởng của mình gắn với bảo tồn sản phẩm truyền thống/đặc sản/thế mạnh của địa phương 3 Điểm
Ghi chú: Bị loại nếu phát hiện giống hệt sản phẩm của nhà sản xuất khác, chỉ thay đổi tên sản phẩm, nhà sản xuất
2.2. Tính hoàn thiện của bao bì 3 Điểm
󠅒 Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn chưa đầy đủ 0 Điểm
󠅒 Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn đầy đủ 1 Điểm
󠅒 Bao bi phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc 2 Điểm
󠅒 Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp 3 Điểm
2.3. Phong cách của bao bì 2 Điểm
(Gồm: Nội dung, hình ảnh, kiểu dáng, màu sắc...)
󠅒 Không thuận tiện, không đẹp 0 Điểm
󠅒 Thuận tiện hoặc đẹp 1 Điểm
󠅒 Thuận tiện, đẹp, sang trọng 2 Điểm
3. SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG
3.1. Loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh 3 Điểm
󠅒 Hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác (có giấy đăng ký kinh doanh của tổ trưởng), Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) 1 Điểm
󠅒 Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương dưới 51% 2 Điểm
󠅒 HTX tổ chức, hoạt động theo Luật HTX 2012 hoặc công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương ≥51% 3 Điểm
3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, điều hành 2 Điểm
Lựa chọn 1 trong hai trường hợp sau:
a. Trường hợp 1: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, HTX, Tổ hợp tác
󠅒 Có < 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc tổ hợp tác có số thành viên là người trong tỉnh < 50% số thành viên tổ hợp tác 1 Điểm
󠅒 Có ≥ 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc < 50% số thành viên quản trị cao cao cấp là người trong tỉnh nhưng có thành viên là phụ nữ địa phương 2 Điểm
b. Trường hợp 2: Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình
󠅒 Giám đốc/Chủ hộ không phải là người trong tỉnh 0 Điểm
󠅒 Giám đốc/Chủ hộ là người trong tỉnh 1 Điểm
3.3. Sử dụng lao động địa phương 1 Điểm
󠅒 Có sử dụng < 50% lao động là người địa phương 0 Điểm
□ Có sử dụng ≥ 50% lao động là người địa phương hoặc có thu nhập bình quân/lao động ≥ mức thu nhập bình quân/người đạt chuẩn nông thôn mới của địa phương tại thời điểm đánh giá. 1 Điểm
3.4. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh 1 Điểm
󠅒 Tăng trưởng < 10% về doanh thu so với năm trước liền kề 0 Điểm
󠅒 Tăng trưởng ≥ 10% về doanh thu so với năm trước liền kề 1 Điểm
3.5. Kế toán 2 Điểm
󠅒 Không có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu, thời vụ 0 Điểm
󠅒 Có kế toán, công tác kế toán được thực hiện thường xuyên 1 Điểm
󠅒 Có Tổ chức hệ thống kế toán 2 Điểm
Tổng Điểm phần A:......................................................................... Điểm
Phần B:
KHẢ NĂNG TIẾP THỊ (25 Điểm)
4. TIẾP THỊ
4.1. Khu vực phân phối chính 5 Điểm
󠅒 Thị trường trong huyện 1 Điểm
󠅒 Thị trường ngoài huyện, có dưới 5 đại diện/đại lý phân phối 2 Điểm
󠅒 Thị trường ngoài huyện, có ≥5 đại diện/đại lý phân phối 3 Điểm
󠅒 Thị trường quốc tế 5 Điểm
4.2. Tổ chức phân phối 5 Điểm
(Gồm: Tổ chức kinh doanh, phân phối sản phẩm)
󠅒 Không có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối 0 Điểm
󠅒 Có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối 1 Điểm
󠅒 Có bộ phận/phòng quản lý phân phối 3 Điểm
󠅒 Có bộ phận/phòng quản lý phân phối, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 5 Điểm
4.3. Quảng bá sản phẩm 5 Điểm
󠅒 Không có hoạt động quảng bá 0 Điểm
󠅒 Có một số hoạt động quảng bá 1 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại trong tỉnh 2 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh 3 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh và quốc tế 5 Điểm
5. CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM
5.1. Câu chuyện về sản phẩm 5 Điểm
󠅒 Không có câu chuyện (hoặc có nhưng không được tư liệu hóa) 0 Điểm
󠅒 Có tài liệu giới thiệu về sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa (có cốt chuyện, nội dung cụ thể) 2 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi 3 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi và website 4 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng cả trên nhãn/tờ rơi và sinh động trên website (dưới dạng hình ảnh, clip,...) 5 Điểm
5.2. Trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện, đánh giá nội dung câu chuyện:
󠅒 Giống với câu chuyện sản phẩm ở nơi khác 0 Điểm
󠅒 Tương đối giống câu chuyện sản phẩm ở nơi khác, có thay đổi một số yếu tố 1 Điểm
󠅒 Có câu chuyện riêng 2 Điểm
󠅒 Có câu chuyện riêng, thể hiện trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
5.3. Cấu trúc câu chuyện 2 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện
󠅒 Đơn giản 1 Điểm
󠅒 Có đầy đủ các yếu tố của câu chuyện sản phẩm 2 Điểm
Tổng Điểm phần B:.................................................................... Điểm
Phần C:
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (40 Điểm)
6. CHỈ TIÊU CẢM QUAN
6.1. Tạp chất 5 Điểm
󠅒 Có tạp chất, chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Có rất ít tạp chất, chấp nhận được 3 Điểm
󠅒 Không phát hiện tạp chất 5 Điểm
Chú ý: Nếu có các tạp chất không chấp nhận được (có nguy cơ gây mất ATTP) như: Lông, côn trùng, mẫu gỗ, cát, nhựa ...sẽ không đánh giá các bước tiếp theo
6.2. Kích thước, hình dạng bề ngoài 3 Điểm
󠅒 Không đồng đều 0 Điểm
󠅒 Không đồng đều, chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Tương đối đồng đều 2 Điểm
󠅒 Đồng đều 3 Điểm
6.3. Màu sắc 7 điểm
󠅒 Chấp nhận được 0 Điểm
󠅒 Tương đối phù hợp với đặc tính sản phẩm 2 Điểm
󠅒 Tốt, phù hợp với đặc tính sản phẩm 5 Điểm
󠅒 Rất tốt, phù hợp với đặc tính sản phẩm 7 Điểm
6.4. Mùi 3 Điểm
󠅒 Có mùi lạ, chấp nhận được 0 Điểm
󠅒 Mùi không rõ, chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Có mùi rõ, phù hợp với sản phẩm 2 Điểm
󠅒 Có mùi rõ, rất phù hợp với sản phẩm 3 Điểm
6.5. Kết cấu/cách sắp đặt 2 Điểm
󠅒 Nghèo nàn 0 Điểm
󠅒 Trung bình 1 Điểm
󠅒 Tốt 2 Điểm
7. TÍNH ĐỘC ĐÁO 5 Điểm
(Chất lượng: Có nét riêng, khác biệt, không lẫn với sản phẩm khác, tiềm năng thành thương hiệu của địa phương)
󠅒 Trung bình 0 Điểm
󠅒 Tương đối độc đáo 2 Điểm
󠅒 Độc đáo 3 Điểm
󠅒 Rất độc đáo 5 Điểm
9. CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
9.1. Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm 2 Điểm
(Khuyến khích cơ sở xây dựng, công bố tiêu chuẩn sản phẩm)
󠅒 Không có Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm/chất lượng 0 Điểm
󠅒 Có Tiêu chuẩn sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Có Tiêu chuẩn sản phẩm, có Bản công bố tiêu chuẩn/chất lượng 2 Điểm
Ghi chú: Bản tiêu chuẩn sản phẩm cần có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP
9.2. Kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu ATTP 3 Điểm
(Phiếu kiểm nghiệm định kỳ các chỉ tiêu ATTP)
󠅒 Không có 0 Điểm
󠅒 Có, nhưng không đạt 1 Điểm
󠅒 Có, đạt nhưng không đủ 2 Điểm
󠅒 Có, đạt đầy đủ (vi sinh, kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV, phụ gia, hóa chất không mong muốn,...) theo quy định 3 Điểm
10. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 5 Điểm
󠅒 Không có hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm 0 Điểm
󠅒 Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Có ghi hồ sơ lô sản xuất 2 Điểm
󠅒 Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, có ghi hồ sơ lô sản xuất 3 Điểm
󠅒 Có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiên (VietGAP/hữu cơ/ISO/...) 4 Điểm
󠅒 Có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho xuất khẩu và các thủ tục pháp lý khác theo yêu cầu của thị trường đích 5 Điểm
Ghi chú: Không đánh giá các bước tiếp theo nếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) không phù hợp theo quy định
11. CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU 5 Điểm
󠅒 Có thể xuất khẩu đến thị trường khu vực 1 Điểm
󠅒 Có thể xuất khẩu các thị trường ngoài khu vực 3 Điểm
󠅒 Có thể xuất khẩu đến các thị trường có tiêu chuẩn cao (Mỹ, Nhật, EU...) 5 Điểm
Tổng Điểm phần C:................................................................. Điểm
Kết quả
Tổng Điểm (Phần A + B + C): ................................................. Điểm
Xếp hạng: ................................ sao
Ý kiến của người đánh giá:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
....., ngày ... tháng ... năm 20...
Người đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
Giới hạn các chỉ tiêu kiểm nghiệm tại mục 9.2 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng. Trong trường hợp không có thì áp dụng theo:
- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm:
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm:
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 12 năm 2007, về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
- Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex).
3. Phân nhóm: Chế biến từ gạo, ngũ cốc (Ngành: Thực phẩm. Nhóm: Thực phẩm chế biến)
Tên sản phẩm: .................................................................................
Mã số sản phẩm.(T).-.(H).-.(STT).-20....
(T: Mã tỉnh-H: Mã huyện- STT: Số Thứ tự sản phẩm do huyện lập thống kê - Năm đánh giá. Mã đơn vị hành chính theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004)
Tên chủ thể sản xuất: ........................................................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................
Bị loại khi: Giả mạo hồ sơ hoặc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) hoặc không có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP hoặc không đáp ứng quy định hồ sơ dự thi (theo quy định cụ thể tại mỗi cuộc thi)
Phần A:
SẢN PHẨM VÀ SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG (35 Điểm)
1. TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1.1. Nguồn nguyên liệu 3 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh dưới 50% 1 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 50% đến dưới 75% 2 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 75% đến 100% 3 Điểm
Ghi chú: Bị loại nếu sử dụng toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu hoặc không rõ nguồn gốc
1.2. Gia tăng giá trị 3 Điểm
󠅒 Chế biến đơn giản 1 Điểm
󠅒 Chế biến 2 Điểm
󠅒 Chế biến sâu (tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn) 3 Điểm
1.3. Năng lực sản xuất để phân phối 4 Điểm
(Khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu về số lượng/quy mô của thị trường)
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất mức độ nhỏ 1 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất trung bình 2 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất lớn 3 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuấ lớn, có thể đáp ứng thị trường xuất khẩu 4 Điểm
1.4. Liên kết chuỗi trong sản xuất 2 Điểm
󠅒 Không có liên kết hoặc có nhưng không rõ ràng 0 Điểm
󠅒 Có liên kết, chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh) 1 Điểm
󠅒 Liên kết chuỗi chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh), quy mô lớn hoặc có hộ nghèo (trong tỉnh) tham gia liên kết. 2 Điểm
1.5. Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất 5 Điểm
󠅒 Có quan tâm đến các tác động môi trường trong quá trình sản xuất 1 Điểm
󠅒 Có hộ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định nhưng chưa đầy đủ 2 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định 3 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định; có công trình, biện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định; có minh chứng triển khai/áp dụng 4 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định; có công trình, biện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định; không có phản ánh, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo, không vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất; có minh chứng triển khai/áp dụng 5 Điểm
Ghi chú: bị loại khi không quan tâm đến yếu tố môi trường
1.6. Sử dụng năng lượng, công nghệ thân thiện bền vững trong SX 1 Điểm
󠅒 Không sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường 0 Điểm
󠅒 Có sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường 1 Điểm
2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
2.1. Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm 3 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, chỉ thay đổi nhãn hiệu 0 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, có cài tiến về chất lượng, bao bì. 1 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên ý tưởng của mình, sản phẩm chưa có trên thị trường 2 Điểm
󠅒 Phát triển ý tưởng của mình gắn với bảo tồn sản phẩm truyền thống/đặc sản/thế mạnh của địa phương 3 Điểm
2.2. Tính hoàn thiện của bao bì 3 Điểm
󠅒 Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn chưa đầy đủ 0 Điểm
󠅒 Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn đầy đủ 1 Điểm
󠅒 Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc 2 Điểm
󠅒 Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đẩy đủ, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp 3 Điểm
2.3. Phong cách của bao bì 2 Điểm
󠅒 Không thuận tiện, không đẹp 0 Điểm
󠅒 Thuận tiện hoặc đẹp 1 Điểm
󠅒 Thuận tiện, đẹp, sang trọng 2 Điểm
3. SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG
3.1. Loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh 3 Điểm
󠅒 Hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác (có giấy đăng ký kinh doanh của tổ trưởng), Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) 1 Điểm
󠅒 Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương dưới 51% 2 Điểm
󠅒 HTX tổ chức, hoạt động theo Luật HTX 2012 hoặc công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương ≥51% 3 Điểm
3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, điều hành 2 Điểm
Lựa chọn một trong hai trường hợp sau:
a. Trường hợp 1: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cô phân, HTX, Tổ hợp tác
󠅒 Có < 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc tổ hợp tác có số thành viên là người trong tỉnh < 50% số thành viên tổ hợp tác 1 Điểm
󠅒 Có ≥ 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc < 50% số thành viên quản trị cao cấp là người trong tỉnh nhưng có thành viên là phụ nữ địa phương 2 Điểm
b. Trường hợp 2: Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình
󠅒 Giám đốc/Chủ hộ không phải là người trong tỉnh 0 Điểm
󠅒 Giám đốc/Chủ hộ là người trong tỉnh 1 Điểm
3.3. Sử dụng lao động địa phương 1 Điểm
󠅒 Có sử dụng < 50% lao động là người địa phương 0 Điểm
󠅒 Có sử dụng ≥ 50% lao động là người địa phương hoặc có thu nhập bình quân/lao động ≥ mức thu nhập bình quân/người đạt chuẩn nông thôn mới của địa phương tại thời điểm đánh giá. 1 Điểm
3.4. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh 1 Điểm
󠅒 Tăng trưởng < 10% về doanh thu so với năm trước liền kề 0 Điểm
󠅒 Tăng trưởng ≥ 10% về doanh thu so với năm trước liền kề 1 Điểm
3.5. Kế toán 2 Điểm
󠅒 Không có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu, thời vụ 0 Điểm
󠅒 Có kế toán, công tác kế toán được thực hiện thường xuyên 1 Điểm
󠅒 Có Tổ chức hệ thống kế toán 2 Điểm
Tổng Điểm phần A: .......................................... Điểm
Phần B:
KHẢ NĂNG TIẾP THỊ (25 Điểm)
4. TIẾP THỊ
4.1. Khu vực phân phối chính 5 Điểm
󠅒 Thị trường trong huyện 1 Điểm
󠅒 Thị trường ngoài huyện, có dưới 5 đại diện/đại lý phân phối 2 Điểm
󠅒 Thị trường ngoài huyện, có ≥ 5 đại diện/đại lý phân phối 3 Điểm
󠅒 Thị trường quốc tế 5 Điểm
4.2. Tổ chức phân phối 5 Điểm
(Gồm: Tổ chức kinh doanh, phân phối sản phẩm)
󠅒 Không có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối 0 Điểm
󠅒 Có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối 1 Điểm
󠅒 Có bộ phận/phòng quản lý phân phối 3 Điểm
󠅒 Có bộ phận/phòng quản lý phân phối, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 5 Điểm
4.3. Quảng bá sản phẩm 5 Điểm
󠅒 Không có hoạt động quảng bá 0 Điểm
󠅒 Có một số hoạt động quảng bá 1 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại trong tỉnh 2 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh 3 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh và quốc tế 5 Điểm
5. CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM
5.1. Câu chuyện về sản phẩm 5 Điểm
󠅒 Không có câu chuyện (hoặc có nhưng không được tư liệu hóa) 0 Điểm
󠅒 Có tài liệu giới thiệu về sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa (có cốt chuyện, nội dung cụ thể) 2 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi 3 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi và website 4 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng cả trên nhãn/tờ rơi và sinh động trên website (dưới dạng hình ảnh, clip,...) 5 Điểm
5.2. Trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện, đánh giá nội dung câu chuyện:
󠅒 Giống với câu chuyện sản phẩm ở nơi khác 0 Điểm
󠅒 Tương đối giống câu chuyện sản phẩm ở nơi khác, có thay đổi một số yếu tố 1 Điểm
󠅒 Có câu chuyện riêng 2 Điểm
󠅒 Có câu chuyện riêng, thể hiện trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
5.3. Cấu trúc câu chuyện 2 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện
󠅒 Đơn giản 1 Điểm
󠅒 Có đầy đủ các yếu tố của câu chuyện sản phẩm 2 Điểm
Tổng Điểm phần B: Điểm
Phần C:
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (40 Điểm)
6. CHỈ TIÊU CẢM QUAN 20 Điểm
6.1. Tạp chất lạ 3 Điểm
󠅒 Có tạp chất, không nhận được 0 Điểm
󠅒 Có rất ít tạp chất, chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Không phát hiện tạp chất 3 Điểm
Ghi chú: Không xem xét các chỉ tiêu khác nếu sản phẩm có các tạp chất có nguy cơ cao ảnh hưởng đến vệ sinh ATTP như ruồi bọ, lông, len, cát sỏi....
6.2. Ngoại hình 3 Điểm
󠅒 Không đồng đều 0 Điểm
󠅒 Không đồng đều, chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Tương đối đồng đều 3 Điểm
󠅒 Đồng đều 3 Điểm
6.3. Màu sắc 3 Điểm
󠅒 Chấp nhận được 0 Điểm
󠅒 Tương đối phù hợp với đặc tính sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Tốt, phù hợp với đặc tính sản phẩm 2 Điểm
󠅒 Rất tốt, phù hợp với đặc tính sản phẩm 3 Điểm
6.4. Mùi 3 Điểm
󠅒 Có mùi lạ, chấp nhận được 0 Điểm
󠅒 Mùi không rõ, chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Có mùi rõ, phù hợp với sản phẩm 2 Điểm
󠅒 Có mùi rõ, rất phù hợp với sản phẩm 3 Điểm
6.5. Vị 5 Điểm
󠅒 Vị khác thường 0 Điểm
󠅒 Chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Phù hợp với sản phẩm 3 Điểm
󠅒 Phù hợp, hấp dẫn 5 Điểm
6.6. Kết cấu/cách sắp đặt 3 Điểm
󠅒 Nghèo nàn 0 Điểm
󠅒 Chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Tốt 2 Điểm
󠅒 Rất tốt 3 Điểm
7. TÍNH ĐỘC ĐÁO 5 Điểm
(Chất lượng: Có nét riêng, khác biệt, không lẫn với sản phẩm khác, tiềm năng thành thương hiệu của địa phương)
󠅒 Trung bình 0 Điểm
󠅒 Tương đối độc đáo 2 Điểm
󠅒 Độc đáo 3 Điểm
󠅒 Rất độc đáo 5 Điểm
8. CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
8.1. Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm 3 điểm
󠅒 Không có bản tự công bố (hoặc có nhưng không đúng) 0 Điểm
󠅒 Có bản tự công bố nhưng thiếu 1 Điểm
󠅒 Có bản tiêu chuẩn sản phẩm 2 Điểm
󠅒 Có bản tự công bố (hoặc tương đương), có tiêu chuẩn sản phẩm 3 Điểm
Ghi chú: Bản tiêu chuẩn sản phẩm cần có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP
8.2. Kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu ATTP 2 Điểm
(Phiếu kiểm nghiệm định kỳ các chỉ tiêu ATTP)
󠅒 Có, nhưng không đạt 0 Điểm
󠅒 Có, đạt nhưng không đủ 1 Điểm
󠅒 Có, đạt đầy đủ (vi sinh, kim loại nặng, phụ gia, hóa chất không mong muốn,...) theo quy định 2 Điểm
9. ĐẢM BẢO CHẤT SẢN PHẨM 5 Điểm
󠅒 Không có hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm 0 Điểm
󠅒 Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Có ghi hồ sơ lô sản xuất 2 Điểm
󠅒 Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, có ghi hồ sơ lô sản xuất 3 Điểm
󠅒 Có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến (ISO/GMP/HACCP/...) 4 Điểm
󠅒 Có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho xuất khẩu và các thủ tục pháp lý khác theo yêu cầu của thị trường đích 5 Điểm
Ghi chú: Không đánh giá các bước tiếp theo nếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) không phù hợp theo quy định
10. CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU 5 Điểm
󠅒 Có thể xuất khẩu đến thị trường khu vực 1 Điểm
󠅒 Có thể xuất khẩu các thị trường ngoài khu vực 3 Điểm
󠅒 Có thể xuất khẩu đến các thị trường có tiêu chuẩn cao (Mỹ, Nhật, EU...) 5 Điểm
Tổng Điểm phần C:......................................... Điểm
Kết quả
Tổng Điểm (Phần A + B + C): ..................................... Điểm
Xếp hạng: ...................... sao
Ý kiến của người đánh giá:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
.........., ngày ... tháng ... năm 20...
Người đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
Giới hạn các chỉ tiêu kiểm nghiệm tại mục 8.2 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng. Trong trường hợp không có thì áp dụng theo:
- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;
- QCVN 8-2:2011 /BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 12 năm 2007, về việc ban hành "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm ";
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
- Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex).
4. Phân nhóm: Chế biến từ rau, củ, quả, hạt
(Ngành: Thực phẩm. Nhóm: Nông sản chế biến)
___________________
Tên sản phẩm: .............................................................................
Mã số sản phẩm.(T).-.(H).-.(STT).-20....
(T: Mã tỉnh-H: Mã huyện- STT: Số Thứ tự sản phẩm do huyện lập thống kê - Năm đánh giá. Mã đơn vị hành chính theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004)
Tên chủ thể sản xuất: ............................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................
Bị loại khi: Giả mạo hồ sơ hoặc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) hoặc không có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP hoặc không đáp ứng quy định hồ sơ dự thi (theo quy định cụ thể tại mỗi cuộc thi)
Phần A:
SẢN PHẨM VÀ SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG (35 Điểm)
1. TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1.1. Nguồn nguyên liệu 3 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh dưới 50% 1 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 50% đến dưới 75% 2 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 75% đến 100% 3 Điểm
Ghi chú: Bị loại nếu sử dụng toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu hoặc không rõ nguồn gốc
1.2. Gia tăng giá trị 3 Điểm
󠅒 Chế biến đơn giản 1 Điểm
󠅒 Chế biến 2 Điểm
󠅒 Chế biến sâu (tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn) 3 Điểm
1.3. Năng lực sản xuất để phân phối 4 Điểm
(Khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu về số lượng/quy mô của thị trường)
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất mức độ nhỏ 1 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất trung bình 2 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất lớn 3 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất lớn, có thể đáp ứng thị trường xuất khẩu 4 Điểm
1.4. Liên kết chuỗi trong sản xuất 2 Điểm
󠅒 Không có liên kết hoặc có nhưng không rõ ràng 0 Điểm
󠅒 Có liên kết, chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh) 1 Điểm
󠅒 Liên kết chuỗi chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh), quy mô lớn hoặc có hộ nghèo (trong tỉnh) tham gia liên kết. 2 Điểm
1.5. Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất 5 Điểm
󠅒 Có quan tâm đến các tác động môi trường trong quá trình sản xuất 1 Điểm
󠅒 Có hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định nhưng chưa đầy đủ 2 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định 3 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định; có công trình, biện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định; có minh chứng triển khai/áp dụng 4 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định; có công trình, biện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định; không có phản ánh, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo, không vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất; có minh chứng triển khai/áp dụng 5 Điểm
Ghi chú: bị loại khi không quan tâm đến yếu tố môi trường
1.6. Sử dụng năng lượng, công nghệ thân thiện bền vững trong SX 1 Điểm
□ Không sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường 0 Điểm
󠅒Có sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường 1 Điểm
2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
2.1. Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm 3 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, chỉ thay đổi nhãn hiệu 0 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, có cải tiến về chất lượng, bao bì 1 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên ý tưởng của mình, sản phẩm chưa có trên thị trường 2 Điểm
󠅒 Phát triển ý tưởng của mình gắn với bảo tồn sản phẩm truyền thống/đặc sản/thế mạnh của địa phương 3 Điểm
2.2. Tính hoàn thiện của bao bì 3 Điểm
󠅒 Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn chưa đầy đủ 0 Điểm
󠅒 Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn đầy đủ 1 Điểm
󠅒 Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc 2 Điểm
󠅒 Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp 3 Điểm
2.3. Phong cách của bao bì 2 Điểm
󠅒 Không thuận tiện, không đẹp 0 Điểm
󠅒 Thuận tiện hoặc đẹp 1 Điểm
󠅒 Thuận tiện, đẹp, sang trọng 2 Điểm
3. SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG
3.1. Loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh 3 Điểm
󠅒 Hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác (có giấy đăng ký kinh doanh của tổ 1 Điểm trường), Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
󠅒 Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phân có vốn góp của cộng đồng địa 2 Điểm phương <51%
3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, điều hành 2 Điểm
Lựa chọn một trong hai trường hợp sau:
a. Trường hợp 1: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cô phân, HTX, Tổ hợp tác
󠅒 Có < 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc tổ hợp tác có số thành viên là người trong tỉnh < 50% số thành viên tổ hợp tác 1 Điểm
󠅒 Có ≥ 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc < 50% số thành viên quản trị cao cấp là người trong tỉnh nhưng có thành viên là phụ nữ địa phương 2 Điểm
b. Trường hợp 2: Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình
󠅒 Giám đốc/Chủ hộ không phải là người trong tỉnh 0 Điểm
󠅒 Giám đốc/Chủ hộ là người trong tỉnh 1 Điểm
3.3. Sử dụng lao động địa phương 1 Điểm
󠅒 Có sử dụng < 50% lao động là người địa phương 0 Điểm
󠅒 Có sử dụng ≥ 50% lao động là người địa phương hoặc có thu nhập bình quân/lao động ≥ mức thu nhập bình quân/người đạt chuẩn nông thôn mới của địa phương tại thời điểm đánh giá. 1 Điểm
3.4. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh 1 Điểm
󠅒 Tăng trường < 10% về doanh thu so với năm trước liền kề 0 Điểm
󠅒 Tăng trưởng ≥ 10% về doanh thu so với năm trước liền kề 1 Điểm
3.5. Kế toán 2 Điểm
󠅒 Không có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu, thời vụ 0 Điểm
󠅒 Có kế toán, công tác kế toán được thực hiện thường xuyên 1 Điểm
󠅒 Có Tổ chức hệ thống kế toán 2 Điểm
Tổng Điểm phần A: ........................................ Điểm
Phần B:
KHẢ NĂNG TIẾP THỊ (25 Điểm)
4. TIẾP THỊ
4.1. Khu vực phân phối chính 5 Điểm
󠅒 Thị trường trong huyện 1 Điểm
󠅒 Thị trường ngoài huyện, có dưới 5 đại diện/đại lý phân phối 2 Điểm
󠅒 Thị trường ngoài huyện, có ≥ 5 đại diện/đại lý phân phối 3 Điểm
󠅒 Thị trường quốc tế 5 Điểm
4.2. Tổ chức phân phối 5 Điểm
(Gồm: Tổ chức kinh doanh, phân phối sản phẩm)
󠅒 Không có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối 0 Điểm
󠅒 Có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối 1 Điểm
󠅒 Có bộ phận/phòng quản lý phân phối 3 Điểm
󠅒 Có bộ phận/phòng quản lý phân phối, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 5 Điểm
4.3. Quảng bá sản phẩm 5 Điểm
󠅒 Không có hoạt động quảng bá 0 Điểm
󠅒 Có một số hoạt động quảng bá 1 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại trong tỉnh 2 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh 3 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh và quốc tế 5 Điểm
5. CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM
5.1. Câu chuyện về sản phẩm 5 Điểm
󠅒 Không có câu chuyện (hoặc có nhưng không được tư liệu hóa) 0 Điểm
󠅒 Có tài liệu giới thiệu về sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa (có cốt chuyện, nội dung cụ thể) 2 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi 3 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi và website 4 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng cả trên nhãn/tờ rơi và sinh động trên website (dưới dạng hình ảnh, clip,...) 5 Điểm
5.2. Trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện, đánh giá nội dung câu chuyện:
󠅒 Giống với câu chuyện sản phẩm ở nơi khác 0 Điểm
󠅒 Tương đối giống câu chuyện sản phẩm ở nơi khác, có thay đổi một số yếu tố 1 Điểm
󠅒 Có câu chuyện riêng 2 Điểm
󠅒 Có câu chuyện riêng, thể hiện trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
5.3. Cấu trúc câu chuyện 2 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện
󠅒 Đơn giản 1 Điểm
󠅒 Có đầy đủ các yếu tố của câu chuyện sản phẩm 2 Điểm
Tổng Điểm phần B: Điểm
Phần C:
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (40 Điểm)
6. CHỈ TIÊU CẢM QUAN
6.1. Tạp chất lạ 3 Điểm
󠅒 Có các tạp chất không chấp nhận được như ruồi bọ, lông, len, cát sỏi,... 0 Điểm
󠅒 Có các tạp chất, chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Có rất ít tạp chất, chấp nhận được 2 Điểm
󠅒 Sạch, không phát hiện tạp chất 3 Điểm
Ghi chú: Nếu bị 0 Điểm, sẽ không đánh giá các bước tiếp theo
6.2. Hình dạng, thể chất 2 điểm
󠅒 Kích thước/hình dạng không đồng đều 0 Điểm
󠅒 Kích thước/hình dạng khá đồng đều (> 60%) 1 Điểm
󠅒 Kích thước/hình dạng đồng đều (> 90%) 2 Điểm
6.3. Màu sắc 3 điểm
󠅒 Không đều (hoặc đồng đều nhưng không phù hợp với đặc tính sản phẩm) 0 Điểm
󠅒 Không đều, chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Tương đối đồng đều, phù hợp với tính chất sản phẩm 2 Điểm
󠅒 Đồng đều, phù hợp với tính chất sản phẩm 3 Điểm
6.4 Mùi 5 Điểm
󠅒 Không mong muốn 0 Điểm
󠅒 Không phải là mùi của thành phần tạo nên (mùi của hương liệu) 1 Điểm
󠅒 Tự nhiên của thành phần 3 Điểm
󠅒 Tự nhiên của thành phần, phù hợp, hấp dẫn 5 Điểm
6.5. Vị 5 Điểm
󠅒 Vị khác thường 0 Điểm
󠅒 Vị chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Phù hợp với sản phẩm 3 Điểm
󠅒 Phù hợp, hấp dẫn 5 Điểm
6.6. Kết cấu/cách sắp đặt 2 điểm
󠅒 Nghèo nàn 0 Điểm
󠅒 Trung bình 1 Điểm
󠅒 Tốt 2 Điểm
7. TÍNH ĐỘC ĐÁO 5 Điểm
(Chất lượng: có nét riêng, khác biệt không lẫn với sản phẩm khác, tiềm năng thành thương hiệu của địa phương)
󠅒 Trung bình 0 Điểm
󠅒 Tương đối độc đáo 1 Điểm
󠅒 Độc đáo 3 Điểm
󠅒 Rất độc đáo 5 Điểm
8. CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, KlỂM TRA ĐỊNH KỲ
8.1. Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm 3 Điểm
󠅒 Không có bản tự công bố (hoặc có nhưng không đúng) 0 Điểm
󠅒 Có bản tự công bố nhưng thiếu 1 Điểm
󠅒 Có bản tiêu chuẩn sản phẩm 2 Điểm
󠅒 Có bản tự công bố (hoặc tương đương), có tiêu chuẩn sản phẩm 3 Điểm
Ghi chú: Bản tiêu chuẩn sản phẩm cần có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP
8.2. Kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu ATTP (Phiếu kiểm nghiệm định kỳ các chỉ tiêu ATTP) 󠅒 Có, nhưng không đạt 󠅒 Có, đạt nhưng không đủ 󠅒 Có, đạt đầy đủ (vi sinh, kim loại nặng, phụ gia, hóa chất không mong muốn,...) theo quy định 9. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 󠅒 Không có hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm 󠅒 Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm 󠅒 Có ghi hồ sơ lô sản xuất 󠅒 Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, có ghi hồ sơ lô sản xuất 󠅒 Có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến (ISO/GMP/HACCP/...) 󠅒 Có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho xuất khẩu và các thủ tục pháp lý khác theo yêu cầu của thị trường đích | 2 Điểm 0 Điểm 1 Điểm 2 Điểm 5 Điểm 0 Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 Điểm |
Ghi chú: Không đánh giá các bước tiếp theo nếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) không phù hợp theo quy định
10. CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU 󠅒 Có thể xuất khẩu đến thị trường khu vực 󠅒 Có thể xuất khẩu các thị trường ngoài khu vực 󠅒 Có thể xuất khẩu đến các thị trường có tiêu chuẩn cao (Mỹ, Nhật, EU ...) | 5 Điểm 1 Điểm 3 Điểm 5 Điểm |
Tổng Điểm phần C:......................................... Điểm
Kết quả
Tổng Điểm (Phần A + B + C):..................................... Điểm
Xếp hạng: sao
Ý kiến của người đánh giá:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
......, ngày ... tháng ... năm 20...
Người đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
Giới hạn các chỉ tiêu kiểm nghiệm tại mục 8.2 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng. Trong trường hợp không có thì áp dụng theo:
- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;
- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 12 năm 2007, về việc ban hành "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm ";
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
- Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex).
5. Phân nhóm: Chế biến từ thịt, trứng, sữa
(Ngành: Thực phẩm. Nhóm: Thực phẩm chế biến)
____________________
Tên sản phẩm: ..........................................................................................................
Mã số sản phẩm.(T).-.(H).-.(STT).-20....
(T: Mã tỉnh-H: Mã huyện- STT: Số Thứ tự sản phẩm do huyện lập thống kê - Năm đánh giá. Mã đơn vị hành chính theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004)
Tên chủ thể sản xuất: ........................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Bị loại khi: Giả mạo hồ sơ hoặc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) hoặc không có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP hoặc không đáp ứng quy định hồ sơ dự thi (theo quy định cụ thể tại mỗi cuộc thi)
Phần A:
SẢN PHẨM VÀ SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG (35 Điểm)
1.TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1.1. Nguồn nguyên liệu 3 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh dưới 50% 1 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 50% đến dưới 75% 2 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 75% đến 100% 3 Điểm
Ghi chú: Bị loại nếu sử dụng toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu hoặc không rõ nguồn gốc
1.2. Gia tăng giá trị 3 Điểm
󠅒 Chế biến đơn giản 1 Điểm
󠅒 Chế biến 2 Điểm
󠅒 Chế biến sâu (tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn) 3 Điểm
1.3. Năng lực sản xuất để phân phối 4 Điểm
(Khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu về số lượng/quy mô của thị trường)
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất mức độ nhỏ 1 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất trung bình 2 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất lớn 3 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất lớn, có thể đáp ứng thị trường xuất khẩu 4 Điểm
1.4. Liên kết chuỗi trong sản xuất 2 Điểm
󠅒 Không có liên kết hoặc có nhưng không rõ ràng 0 Điểm
󠅒 Có liên kết, chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh) 1 Điểm
󠅒 Liên kết chuỗi chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh), quy mô lớn hoặc có hộ nghèo (trong tỉnh) tham gia liên kết. 2 Điểm
1.5. Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất 5 Điểm
󠅒 Có quan tâm đến các tác động môi trường trong quá trình sản xuất 1 Điểm
󠅒 Có hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định nhưng chưa đầy đủ 2 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định 3 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định; có công trình, biện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định; có minh chứng triển khai/áp dụng 4 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định; có công trình, biện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định; không có phản ánh, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo, không vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất; có minh chứng triển khai/áp dụng 5 Điểm
Ghi chú: bị loại khi không quan tâm đến yếu tổ môi trường
1.6. Sử dụng năng lượng, công nghệ thân thiện bền vững trong SX 1 Điểm
󠅒 Không sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường 0 Điểm
󠅒 Có sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường 1 Điểm
2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
2.1. Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm 3 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, chi thay đổi nhãn hiệu 0 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, có cải tiến về chất lượng, bao bì. 1 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên ý tưởng của mình, sản phẩm chưa có trên thị trường 2 Điểm
󠅒 Phát triển ý tưởng của mình gắn với bảo tốn sản phẩm truyền thống/đặc sản/thế mạnh của địa phương 3 Điểm
2.2. Tính hoàn thiện của bao bì 3 Điểm
󠅒 Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn chưa đầy đủ 0 Điểm
󠅒 Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn đầy đủ 1 Điểm
󠅒 Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc 2 Điểm
󠅒 Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp 3 Điểm
2.3. Phong cách của bao bì 2 Điểm
󠅒 Không thuận tiện, không đẹp 0 Điểm
󠅒 Thuận tiện hoặc đẹp 1 Điểm
󠅒 Thuận tiện, đẹp, sang trọng 2 Điểm
3. SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG
3.1. Loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh 3 Điểm
󠅒 Hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác (có giấy đăng ký kinh doanh của tổ trưởng), Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) 1 Điểm
󠅒 Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa 2 Điểm phương <51% 2 Điểm
󠅒 HTX tổ chức, hoạt động theo Luật HTX 2012 hoặc công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương ≥51% 3 Điểm
3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, điều hành 2 Điểm
Lựa chọn một trong hai trường hợp sau:
a. Trường hợp 1: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, HTX, Tổ hợp
tác
󠅒 Có < 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc tổ hợp tác có số thành viên là người trong tỉnh < 50% số thành viên tổ hợp tác 1 Điểm
󠅒 Có ≥ 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quan lý là người trong tỉnh hoặc < 50% số thành viên quản trị cao cấp là người trong tỉnh nhưng có thành viên là phụ nữ địa phương 2 Điểm
b. Trường hợp 2: Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình
󠅒 Giám đốc/Chủ hộ không phải là người trong tỉnh 0 Điểm
󠅒 Giám đốc/Chủ hộ là người trong tỉnh 1 Điểm
3.3. Sử dụng lao động địa phương 1 Điểm
󠅒 Có sử dụng < 50% lao động là người địa phương 0 Điểm
󠅒 Có sử dụng ≥ 50% lao động là người địa phương hoặc có thu nhập bình quân/lao động ≥ mức thu nhập bình quân/người đạt chuẩn nông thôn mới của địa phương tại thời điểm đánh giá. 1 Điểm
3.4. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh 1 Điểm
󠅒 Tăng trưởng < 10% về doanh thu so với năm trước liền kề 0 Điểm
󠅒 Tăng trưởng ≥ 10% về doanh thu so với năm trước liền kề 1 Điểm
3.5. Kế toán 2 Điểm
󠅒 Không có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu, thời vụ 0 Điểm
󠅒 Có kê toán, công tác kế toán được thực hiện thường xuyên 1 Điểm
󠅒 Có Tổ chức hệ thống kế toán 2 Điểm
Tổng Điểm phần A: Điểm
Phần B:
KHẢ NĂNG TIẾP THỊ (25 Điểm)
4. TIẾP THỊ
4.1. Khu vực phân phối chính 5 Điểm
󠅒 Thị trường trong huyện 1 Điểm
󠅒 Thị trường ngoài huyện, có dưới 5 đại diện/đại lý phân phối 2 Điểm
󠅒 Thị trường ngoài huyện, có ≥ 5 đại diện/đại lý phân phối 3 Điểm
󠅒 Thị trường quốc tế 5 Điểm
4.2. Tổ chức phân phối 5 Điểm
(Gồm: Tổ chức kinh doanh, phân phối sản phẩm)
󠅒 Không có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối 0 Điểm
󠅒 Có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối 1 Điểm
󠅒 Có bộ phận/phòng quản lý phân phối 3 Điểm
󠅒 Có bộ phận/phòng quản lý phân phối, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 5 Điểm
4.3. Quảng bá sản phẩm 5 Điểm
󠅒 Không có hoạt động quảng bá 0 Điểm
󠅒 Có một số hoạt động quảng bá 1 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại trong tỉnh 2 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh 3 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh và quốc tế 5 Điểm
5. CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM
5.1. Câu chuyện về sản phẩm 5 Điểm
󠅒 Không có câu chuyện (hoặc có nhưng không được tư liệu hóa) 0 Điểm
󠅒 Có tài liệu giới thiệu về sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa (có cốt chuyện, nội dung cụ thể) 2 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi 3 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi và website 4 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng cả trên nhãn/tờ rơi và sinh động trên 5 Điểm
website (dưới dạng hình ảnh, clip,...)
5.2. Trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
Chỉ áp dụng khi cổ câu chuyện, đánh giá nội dung câu chuyện:
󠅒 Giống với câu chuyện sản phẩm ở nơi khác 0 Điểm
󠅒 Tương đối giống câu chuyện sản phẩm ở nơi khác, có thay đổi một số yếu tố 1 Điểm
󠅒 Có câu chuyện riêng 2 Điểm
󠅒 Có câu chuyện riêng, thể hiện trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
5.3. Cấu trúc câu chuyện 2 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện
󠅒 Đơn giản 1 Điểm
󠅒 Có đầy đủ các yếu tố của câu chuyện sản phẩm 2 Điểm
Phần C:
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (40 Điểm)
6. CHỈ TIÊU CẢM QUAN
6.1. Tạp chất lạ 3 Điểm
󠅒 Có tạp chất, chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Có rất ít tạp chất, chấp nhận được 2 Điểm
󠅒 Không phát hiện tạp chất 3 Điểm
Chú ý: Nếu có các tạp chất không chấp nhận được (các tạp chất có nguy cơ không đạt ATTP) như: Lông, côn trùng, mẫu gỗ, cát, nhựa ...sẽ không đánh giá các bước tiếp theo
6.2. Hình dạng, thể chất 3 Điểm
󠅒 Không đồng đều 0 Điểm
󠅒 Không đồng đều, chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Tương đối đồng đều, phù hợp 2 Điểm
󠅒 Đồng đều, phù hợp 3 Điểm
6.3. Màu sắc 3 Điểm
󠅒 Chấp nhận được 0 Điểm
󠅒 Tương đối phù hợp với đặc tính sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Tốt, phù hợp với đặc tính sản phẩm 2 Điểm
󠅒 Rất tốt, phù hợp với đặc tính sản phẩm 3 Điểm
6.4. Mùi 5 Điểm
󠅒 Có mùi lạ, chấp nhận được 0 Điểm
󠅒 Mùi không rõ, chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Có mùi rõ, phù hợp với sản phẩm 2 Điểm
󠅒 Có mùi rõ, phù hợp với sản phẩm, hấp dẫn 5 Điểm
6.5. VỊ 3 Điểm
󠅒 Vị khác thường 0 Điểm
󠅒 Chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Phù hợp với sản phẩm 2 Điểm
󠅒 Phù hợp, hấp dẫn 3 Điểm
6.6. Kết cấu/cách sắp đặt 3 Điểm
󠅒 Nghèo nàn 0 Điểm
󠅒 Chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Tốt 2 Điểm
󠅒 Rất tốt 3 Điểm
7. TÍNH ĐỘC ĐÁO 5 Điểm
(Chất lượng: Có nét riêng, khác biệt, không lẫn với sản phẩm khác, tiềm năng thành thương hiệu của địa phương)
󠅒 Trung bình 0 Điểm
󠅒 Tương đối độc đáo 1 Điểm
󠅒 Độc đáo 3 Điểm
󠅒 Rất độc đáo 5 Điểm
8. CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
8.1. Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm 3 điểm
󠅒 Không có bản tự công bố (hoặc có nhưng không đúng) 0 Điểm
󠅒 Có bản tự công bố nhưng thiếu 1 Điểm
󠅒 Có bản tiêu chuẩn sản phẩm 2 Điểm
󠅒 Có bản tự công bố (hoặc tương đương), có tiêu chuẩn sản phẩm 3 Điểm
Ghi chú: Bản tiêu chuẩn sản phẩm cần có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP
8.2. Kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu ATTP 2 Điểm
(Phiếu kiểm nghiệm định kỳ các chỉ tiêu ATTP)
󠅒 Có, nhưng không đạt 0 Điểm
󠅒 Có, đạt nhưng không đủ 1 Điểm
󠅒 Có, đạt đầy đủ (vi sinh, kim loại nặng, phụ gia, hóa chất không mong muốn,...) theo quy định 2 Điểm
9. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 5 Điểm
󠅒 Không có hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm 0 Điểm
󠅒 Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Có ghi hồ sơ lô sản xuất 2 Điểm
󠅒 Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, có ghi hồ sơ lô sản xuất 3 Điểm
󠅒 Có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến (ISO/GMP/HACCP...) 4 Điểm
󠅒 Có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho xuất khẩu và các thủ tục pháp lý khác theo yêu cầu của thị trường đích 5 Điểm
Ghi chú: Không đánh giá các bước tiếp theo nếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) không phù hợp theo quy định
10. CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU 5 Điểm
󠅒 Có thể xuất khẩu đến thị trường khu vực 1 Điểm
󠅒 Có thể xuất khẩu các thị trường ngoài khu vực 3 Điểm
󠅒 Có thể xuất khẩu đến các thị trường có tiêu chuẩn cao (Mỹ, Nhật, EU...) 5 Điểm
Tổng Điểm phần C:......................................... Điểm
Kết quả
Tổng Điểm (Phần A + B + C): .............................. Điểm
Xếp hạng: .................... sao
Ý kiến của người đánh giá:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
......., ngày ... tháng ... năm 20...
Người đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
Giới hạn các chỉ tiêu kiểm nghiệm tại mục 8.2 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng. Trong trường hợp không có thì áp dụng theo:
- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;
- QCVN 8-2:2011 /BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 12 năm 2007, về việc ban hành "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
- Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex).
6. Phân nhóm: Chế biến từ thủy, hải sản
(Ngành: Thực phẩm. Nhóm: Thực phẩm chế biến)
_____________________
Tên sản phẩm: ..................................................................................................................
Mã số sản phẩm.(T).-.(H).-.(STT).-20...
(T: Mã tỉnh-H: Mã huyện- STT: Số Thứ tự sản phẩm do huyện lập thống kê - Năm đánh giá. Mã đơn vị hành chính theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004)
Tên chủ thể sản xuất: ....................................................................................
Địa chỉ: ............................................................................................................
Bị loại khi: Giả mạo hồ sơ hoặc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) hoặc không có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP hoặc không đáp ứng quy định hồ sơ dự thi (theo quy định cụ thể tại mỗi cuộc thi)
Phần A:
SẢN PHẨM VÀ SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG (35 Điểm)
1. TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1.1. Nguồn nguyên liệu 3 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh dưới 50% 1 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 50% đến dưới 75% 2 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 75% đến 100% 3 Điểm
Ghi chú: Bị loại nếu sử dụng toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu hoặc không rõ nguồn gốc
1.2. Gia tăng giá trị 3 Điểm
󠅒 Chế biến đơn giản 1 Điểm
󠅒 Chế biến 2 Điểm
󠅒 Chế biến sâu (tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn) 3 Điểm
1.3. Năng lực sản xuất để phân phối 4 Điểm
(Khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu về số lượng/quy mô của thị trường)
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất mức độ nhỏ 1 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất trung bình 2 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất lớn 3 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất lớn, có thể đáp ứng thị trường xuất khẩu 4 Điểm
1.4. Liên kết chuỗi trong sản xuất 2 Điểm
󠅒 Không có liên kết hoặc có nhưng không rõ ràng 0 Điểm
󠅒 Có liên kết, chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh) 1 Điểm
󠅒 Liên kết chuỗi chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh), quy mô lớn hoặc có hộ nghèo (trong tỉnh) tham gia liên kết. 2 Điểm
1.5. Bảo vệ môi trươiìg trong quá trình sản xuấT 5 Điểm
󠅒 Có quan tâm đến các tác động môi trường trong quá trình sản xuất 1 Điểm
󠅒 Có hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định nhưng chưa đầy đủ 2 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định 3 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định; có công trình, biện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định; có minh chứng triển khai/áp dụng 4 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định; có công trình, biện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định; không có phản ánh, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo, không vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất; có minh chứng triển khai/áp dụng 5 Điểm
Ghi chú: bị loại khi không quan tâm đến yếu tổ môi trường
1.6. Sử dụng năng lượng, công nghệ thân thiện bền vững trong SX 1 Điểm
󠅒 Không sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường 0 Điểm
󠅒 Có sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường 1 Điểm
2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
2.1. Nguồn gốc ỷ tưởng sản phẩm 3 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, chỉ thay đổi nhãn hiệu 0 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, có cải tiến về chất lượng, bao bì. 1 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên ý tưởng của mình, sản phẩm chưa có trên thị trường 2 Điểm
󠅒 Phát triển ý tưởng của mình gắn với bảo tồn sản phẩm truyền thống/đặc sản/thế mạnh của địa phương 3 Điểm
2.2. Tính hoàn thiện của bao bì 3 Điểm
󠅒 Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn chưa đầy đủ 0 Điểm
󠅒 Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn đầy đủ 1 Điểm
󠅒 Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc 2 Điểm
󠅒 Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp 3 Điểm
2.3. Phong cách của bao bì 2 Điểm
󠅒 Không thuận tiện, không đẹp 0 Điểm
󠅒 Thuận tiện hoặc đẹp 1 Điểm
󠅒 Thuận tiện, đẹp, sang trọng 2 Điểm
3. SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG
3.1. Loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh 3 Điểm
󠅒 Hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác (có giấy đăng ký kinh doanh của tổ trưởng), Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) 1 Điểm
󠅒 Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương <51% 2 Điểm
󠅒 HTX tổ chức, hoạt động theo Luật HTX 2012 hoặc công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương ≥51% 3 Điểm
3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, điều hành 2 Điểm
Lựa chọn một trong hai trường hợp sau:
a. Trường hợp 1: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cô phân, HTX, Tổ hợp tác
󠅒 Có < 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc tổ hợp tác có số thành viên là người trong tỉnh < 50% số thành viên tổ hợp tác 1 Điểm
󠅒 Có ≥ 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc < 50% số thành viên quản trị cao cấp là người trong tỉnh nhưng có thành viên là phụ nữ địa phương 2 Điểm
b. Trường hợp 2: Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình
󠅒 Giám đốc/Chủ hộ không phải là người trong tỉnh 0 Điểm
󠅒 Giám đốc/Chủ hộ là người trong tỉnh 1 Điểm
3.3. Sử dụng lao động địa phương 1 Điểm
󠅒 Có sử dụng < 50% lao động là người địa phương 0 Điểm
󠅒 Có sử dụng ≥ 50% lao động là người địa phương hoặc có thu nhập bình quân/lao động ≥ mức thu nhập bình quân/người đạt chuẩn nông thôn mới của địa phương tại thời điểm đánh giá. 1 Điểm
3.4. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh 1 Điểm
󠅒 Tăng trưởng < 10% về doanh thu so với năm trước liền kề 0 Điểm
󠅒 Tăng trưởng ≥ 10% về doanh thu so với năm trước liền kề 1 Điểm
3.5. Kế toán 2 Điểm
󠅒 Không có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu, thời vụ 0 Điểm
󠅒 Có kế toán, công tác kế toán được thực hiện thường xuyên 1 Điểm
󠅒 Có Tổ chức hệ thống kế toán 2 Điểm
Tổng Điểm phần A: ................................... Điểm
Phần B:
KHẢ NĂNG TIẾP THỊ (25 Điểm)
4. TIẾP THỊ
4.1. Khu vực phân phối chính 5 Điểm
󠅒 Thị trường trong huyện 1 Điểm
󠅒 Thị trường ngoài huyện, có dưới 5 đại diện/đại lý phân phối 2 Điểm
󠅒 Thị trường ngoài huyện, có ≥ 5 đại diện/đại lý phân phối 3 Điểm
󠅒 Thị trường quốc tế 5 Điểm
4.2. Tổ chức phân phối 5 Điểm
(Gồm: Tổ chức kinh doanh, phân phối sản phẩm)
󠅒 Không có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối 0 Điểm
󠅒 Có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối 1 Điểm
󠅒 Có bộ phận/phòng quản lý phân phối 3 Điểm
󠅒 Có bộ phận/phòng quản lý phân phối, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 5 Điểm
4.3. Quảng bá sản phẩm 5 Điểm
󠅒 Không có hoạt động quảng bá 0 Điểm
󠅒 Có một số hoạt động quảng bá 1 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại trong tỉnh 2 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh 3 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh và quốc tế 5 Điểm
5. CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM
5.1. Câu chuyện về sản phẩm 5 Điểm
󠅒 Không có câu chuyện (hoặc có nhưng không được tư liệu hóa) 0 Điểm
󠅒 Có tài liệu giới thiệu về sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa (có cốt chuyện, nội dung cụ thể) 2 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi 3 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi và website 4 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng cả trên nhãn/tờ rơi và sinh động trên website (dưới dạng hình ảnh, clip,...) 5 Điểm
5.2. Trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện, đánh giá nội dung câu chuyện:
󠅒 Giống với câu chuyện sản phẩm ở nơi khác 0 Điểm
󠅒 Tương đối giống câu chuyện sản phẩm ở nơi khác, có thay đổi một số yếu tố 1 Điểm
󠅒 Có câu chuyện riêng 2 Điểm
󠅒 Có câu chuyện riêng, thể hiện trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
5.3. Cấu trúc câu chuyện 2 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện
󠅒 Đơn giản 1 Điểm
󠅒 Có đầy đủ các yếu tố của câu chuyện sản phẩm 2 Điểm
Tổng Điểm phần B: Điểm
Phần C:
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (40 Điểm)
6. CHỈ TIÊU CẢM QUAN 20 Điểm
6.1. Tạp chất lạ 2 Điểm
󠅒 Có tạp chất, không nhận được 0 Điểm
󠅒 Có rất ít tạp chất, chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Không phát hiện tạp chất 2 Điểm
Ghi chú: Không xem xét các chỉ tiêu khác nếu sản phẩm có các tạp chất có nguy cơ cao ảnh hưởng đến vệ sinh ATTP như ruồi bọ, lông, len, cát sỏi....
6.2. Hình dạng, kích thước 3 Điểm
󠅒 Không đồng đều 0 Điểm
󠅒 Không đồng đều, chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Tương đối đồng đều, phù hợp 2 Điểm
󠅒 Đồng đều, phù hợp 3 Điểm
6.3. Màu sắc 3 Điểm
󠅒 Chấp nhận được 0 Điểm
󠅒 Tương đối phù hợp với đặc tính sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Tốt, phù hợp với đặc tính sản phẩm 2 Điểm
󠅒 Rất tốt, phù hợp với đặc tính sản phẩm 3 Điểm
6.4. Mùi 5 Điểm
󠅒 Có mùi lạ, chấp nhận được 0 Điểm
󠅒 Mùi thơn nhưng không rõ, chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Có mùi rõ, phù hợp với sản phẩm 3 Điểm
󠅒 Có mùi rõ, rất phù hợp với sản phẩm 5 Điểm
6.5. Vị 4 Điểm
󠅒 VỊ khác thường 0 Điểm
󠅒 Chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Phù hợp với sản phẩm 3 Điểm
󠅒 Phù hợp, hấp dẫn 4 Điểm
6.6. Kết cấu/cách sắp đặt 3 Điểm
󠅒 Nghèo nàn 0 Điểm
󠅒 Chấp nhận được 1 Diểm
󠅒 Tốt 2 Điểm
󠅒 Rất tốt 3 Điểm
7. TÍNH ĐỘC ĐÁO 5 Điểm
(Chất lượng: Có nét riêng, khác biệt, không lẫn với sản phẩm khác, tiềm năng thành thương hiệu của địa phương)
󠅒 Trung bình 0 Điểm
󠅒 Tương đối độc đáo 2 Đièm
󠅒 Độc đáo 3 Điểm
󠅒 Rất độc đáo 5 Điểm
8. CÔNG BỐ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
8.1. Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm 3 điểm
󠅒 Không có bản tự công bố (hoặc có nhưng không đúng) 0 Điểm
󠅒 Có bản tự công bố nhưng thiếu 1 Điểm
󠅒 Có bản tiêu chuẩn sản phẩm 2 Điểm
󠅒 Có bản tự công bố (hoặc tương đương), có tiêu chuẩn sản phẩm 3 Điểm
Ghi chú: Bản tiêu chuẩn sản phẩm cần có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP
8.2. Kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu ATTP 2 Điểm
(Phiếu kiểm nghiệm định kỳ các chỉ tiêu ATTP)
󠅒 Có, nhưng không đạt 0 Điểm
󠅒 Có, đạt nhưng không đủ 1 Điểm
󠅒 Có, đạt đầy đủ (vi sinh, kim loại nặng, phụ gia, hóa chất không mong muốn,...) theo quy định 2 Điểm
9. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 5 Điểm
󠅒 Không có hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm 0 Điểm
󠅒 Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Có ghi hồ sơ lô sản xuất 2 Điểm
󠅒 Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, có ghi hồ sơ lô sản xuất 3 Điểm
󠅒 Có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến (ISO/GMP/HACCP/...) 4 Điểm
󠅒 Có giấy chứng nhận đu điều kiện ATTP cho xuất khẩu và các thủ tục pháp lý khác theo yêu cầu của thị trường đích 5 Điểm
Ghi chú: Không đánh giá các bước tiếp theo nếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) không phù hợp theo quy định
10. CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU 5 Điểm
󠅒 Có thể xuất khẩu đến thị trường khu vực 1 Điểm
󠅒 Có thể xuất khẩu các thị trường ngoài khu vực 3 Điểm
󠅒 Có thể xuất khẩu đến các thị trường có tiêu chuẩn cao (Mỹ, Nhật, EU...) 5 Điểm
Tổng Điểm phần C:......................................... Điểm
Kết quả
Tổng Điểm (Phần A + B + C): ............................ Điểm
Xếp hạng:............................. sao
Ý kiến của người đánh giá:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
........, ngày ... tháng ... năm 20...
Người đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
Giới hạn các chỉ tiêu kiểm nghiệm tại mục 8.2 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng. Trong trường hợp không có thì áp dụng theo:
- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm;
- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 12 năm 2007, về việc ban hành "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
- Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex).
7. Phân nhóm: Đồ uống không cồn khác
(Ngành: Đồ uống. Nhóm: Đồ uổng không cồn)
___________________
Tên sản phẩm: ..............................................................................................................
Mã số sản phẩm.(T).-.(H).-.(STT).-20.
(T: Mã tỉnh-H: Mã huyện- STT: Số Thứ tự sản phẩm do huyện lập thống kê - Năm đánh giá. Mã đơn vị hành chính theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004)
Tên chủ thể sản xuất:............................................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Bị loại khi: Giả mạo hồ sơ hoặc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) hoặc không có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP hoặc không đáp ứng quy định hồ sơ dự thi (theo quy định cụ thể tại mỗi cuộc thi)
Phẩn A:
SẢN PHẨM VÀ SỨC MẠNH CỦA CỘNG ĐỒNG (35 Điểm)
1. TỔ CHỨC SẢN XUẤT
1.1. Nguồn nguyên liệu 3 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh dưới 50% 1 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 50% đến dưới 75% 2 Điểm
󠅒 Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc trong tỉnh từ 75% đến 100% 3 Điểm
Ghi chú: Bị loại nếu sử dụng toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu hoặc không rõ nguồn gốc
1.2. Gia tăng giá trị 3 Điểm
󠅒 Chế biến đơn giản 1 Điểm
󠅒 Chế biến 2 Điểm
󠅒 Chế biến sâu (tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn) 3 Điểm
1.3. Năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu phân phối 4 Điểm
(Khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu về so lượng/quy mô của thị trường)
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất mức độ nhỏ 1 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất trung bình 2 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất lớn 3 Điểm
󠅒 Có năng lực, quy mô sản xuất lớn, có thể đáp ứng thị trường xuất khẩu 4 Điểm
1.4. Liên kết sản xuất 2 Điểm
󠅒 Không có liên kết hoặc có nhưng không rõ ràng 0 Điểm
󠅒 Có liên kết, chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh) 1 Điểm
󠅒 Liên kết chuỗi chặt chẽ (phạm vi trong tỉnh), quy mô lớn hoặc có hộ nghèo (trong tỉnh) tham gia liên kết. 2 Điểm
1.5. Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất 5 Điểm
󠅒 Có quan tâm đến các tác động môi trường trong quá trình sản xuất 1 Điểm
󠅒 Có hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định nhưng chưa đầy đủ 2 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định 3 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định; có công trình, biện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định; có minh chứng triển khai/áp dụng 4 Điểm
󠅒 Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường theo quy định; có công trình, biện pháp, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường theo quy định; không có phản ánh, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo, không vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất; có minh chứng triển khai/áp dụng 5 Điểm
Ghi chú: bị loại khi không quan tâm đến yếu tố môi trường
1.6. Sử dụng năng lượng, công nghệ thân thiện bền vững trong SX 1 Điểm
󠅒 Không sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo, ...)/công nghệ thân thiện môi trường 0 Điểm
󠅒 Có sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường 1 Điểm
2. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
2.1. Nguồn gốc ý tưởng sản phẩm 3 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, chỉ thay đổi nhãn hiệu 0 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên sản phẩm của nhà sản xuất khác, có cải tiến về chất lượng, bao bì. 1 Điểm
󠅒 Phát triển dựa trên ỷ tưởng của mình, sản phẩm chưa có trên thị trường 2 Điểm
󠅒 Phát triển ý tường của mình gắn với bảo tồn sản phẩm truyền thống/đặc sản/thế mạnh của địa phương 3 Điểm
2.2. Tính hoàn thiện của bao bì 3 Điểm
󠅒 Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn chưa đầy đủ 0 Điểm
󠅒 Bao bì đơn giản, thông tin ghi nhãn đầy đủ 1 Điểm
󠅒 Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc 2 Điểm
󠅒 Bao bì phù hợp, thông tin ghi nhãn đầy đủ, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu/kiểu dáng công nghiệp 3 Điểm
2.3. Phong cách, hình thức của bao bì 2 Điểm
󠅒 Không thuận tiện, không đẹp 0 Điểm
󠅒 Thuận tiện hoặc đẹp 1 Điểm
󠅒 Thuận tiện, đẹp, sang trọng 2 Điểm
3. SỨC MẠNH CỘNG ĐỒNG
3.1. Loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh 3 Điểm
󠅒 Hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, tổ hợp tác (có giấy đăng ký kinh doanh của tổ trưởng), Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân (DNTN) 1 Điểm
󠅒 Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương <51% 2 Điểm
󠅒 HTX tổ chức, hoạt động theo Luật HTX 2012 hoặc công ty cổ phần có vốn góp của cộng đồng địa phương ≥51% 3 Điểm
3.2. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, điều hành 2 Điểm
Lựa chọn một trong hai trường hợp sau:
a. Trường hợp 1: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, HTX, Tổ hợp tác
󠅒 Có < 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HĐTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc tổ hợp tác có số thành viên là người trong tỉnh < 50% số thành viên tổ hợp tác 1 Điểm
󠅒 Có ≥ 50% số thành viên quản trị cao cấp (Ban giám đốc, HĐQT, HDTV) tham gia quản lý là người trong tỉnh hoặc < 50% số thành viên quản trị cao cấp là người trong tỉnh nhưng có thành viên là phụ nữ địa phương 2 Điểm
b. Trường hợp 2: Công ty TNHH 1 thành viên, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình
󠅒 Giám đốc/Chủ hộ không phải là người trong tỉnh 0 Điểm
󠅒 Giám đốc/Chủ hộ là người trong tỉnh 1 Điểm
3.3. Sử dụng lao động địa phương 1 Điểm
󠅒 Có sử dụng < 50% lao động là người địa phương 0 Điểm
󠅒 Có sử dụng ≥ 50% lao động là người địa phương hoặc có thu nhập bình quân/lao
động ≥ mức thu nhập bình quân/người đạt chuẩn nông thôn mới của địa phương tại thời điểm đánh giá. 1 Điểm
3.4. Tăng trưởng sản xuất kinh doanh 1 Điểm
󠅒 Tăng trường < 10% về doanh thu so với năm trước liền kề 0 Điểm
󠅒 Tăng trường ≥ 10% về doanh thu so với năm trước liền kề 1 Điểm
3.5. Kế toán 2 Điểm
󠅒 Không có kế toán hoặc chỉ thuê kế toán khi có yêu cầu, thời vụ 0 Điểm
󠅒 Có kế toán, công tác kế toán được thực hiện thường xuyên 1 Điểm
󠅒 Có Tổ chức hệ thống kế toán 2 Điểm
Tổng Điểm phần A: Điểm
Phần B:
KHẢ NĂNG TIẾP THỊ (25 Điểm)
4. TIẾP THỊ
4.1. Khu vực phân phối chính 5 Điểm
󠅒 Thị trường trong huyện 1 Điểm
󠅒 Thị trường ngoài huyện, có dưới 5 đại diện/đại lý phân phối 2 Điểm
󠅒 Thị trường ngoài huyện, có ≥ 5 đại diện/đại lý phân phối 3 Điểm
󠅒 Thị trường quốc tế 5 Điểm
4.2. Tổ chức phân phối 5 Điểm
(Gồm: Tổ chức kinh doanh, phân phối sản phẩm)
󠅒 Không có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối 0 Điểm
󠅒 Có người chịu trách nhiệm quản lý phân phối 1 Điểm
󠅒 Có bộ phận/phòng quản lý phân phối 3 Điểm
󠅒 Có bộ phận/phòng quản lý phân phối, có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 5 Điểm
4.3. Quảng bá sản phẩm 5 Điểm
󠅒 Không có hoạt động quảng bá 0 Điểm
󠅒 Có một số hoạt động quảng bá 1 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại trong tỉnh 2 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh 3 Điểm
󠅒 Có nhiều hoạt động quảng bá, có website của cơ sở, có tham gia hoạt động xúc tiến thương mại ngoài tỉnh và quốc tế 5 Điểm
5. CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM
5.1. Câu chuyện về sản phẩm 5 Điểm
󠅒 Không có câu chuyện (hoặc có nhưng không được tư liệu hóa) 0 Điểm
󠅒 Có tài liệu giới thiệu về sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa (có cốt chuyện, nội dung cụ thể) 2 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi 3 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng trên nhãn/tờ rơi và website 4 Điểm
󠅒 Có câu chuyện được tư liệu hóa, được sử dụng cả trên nhãn/tờ rơi và sinh động trên website (dưới dạng hình ảnh, clip,...) 5 Điểm
5.2. Trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện, đánh giá nội dung câu chuyện:
󠅒 Giống với câu chuyện sản phẩm ở nơi khác 0 Điểm
󠅒 Tương đối giống câu chuyện sản phẩm ở nơi khác, có thay đổi một số yếu tố 1 Điểm
󠅒 Có câu chuyện riêng 2 Điểm
󠅒 Có câu chuyện riêng, thể hiện trí tuệ/bản sắc địa phương 3 Điểm
5.3. Cấu trúc câu chuyện 2 Điểm
Chỉ áp dụng khi có câu chuyện
󠅒 Đơn giản 1 Điểm
󠅒 Có đầy đủ các yếu tố của câu chuyện sản phẩm 2 Điểm
Tổng Điểm phần B:........................................... Điểm
Phần C:
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (40 Điểm)
6. CHỈ TIÊU CẢM QUAN
6.1. Tạp chất lạ 5 Điểm
󠅒 Có các tạp chất, chấp nhận được 0 Điểm
󠅒 Có rất ít tạp chất, chấp nhận được 3 Điểm
󠅒 Sạch, không có tạp chất 5 Điểm
Ghi chú: Nếu có tạp chất lạ có nguy cơ không đạt quy định ATTP như đất, côn trùng, lông, len ... sẽ không đánh giá các bước tiếp theo.
6.2. Màu sắc 3 Điểm
󠅒 Màu không phù hợp 0 Điểm
󠅒 Màu chấp nhận được 1 Điểm
󠅒 Màu phù hợp với tính chất sản phẩm 3 Điểm
6.3. Mùi 6 Điểm
󠅒 Có mùi lạ hoặc không rõ mùi 0 Điểm
󠅒 Mùi nhẹ, phù hợp (với đặc trưng của sản phẩm) 2 Điểm
󠅒 Mùi mạnh, phù hợp 4 Điểm
󠅒 Mùi mạnh, phù hợp, hấp dẫn 6 Điểm
6.4. Vị 6 Điểm
󠅒 Vị khác thường 0 Điểm
󠅒 Chấp nhận được 2 Điểm
󠅒 Phù hợp với sản phẩm 4 Điểm
󠅒 Phù hợp, hấp dẫn 6 Điểm
7. TÍNH ĐỘC ĐÁO 5 Điểm
(Chất lượng: Có nét riêng, khác biệt, không lẫn với sản phẩm khác)
󠅒 Trung bình 0 Điểm
󠅒 Tương đối độc đáo 1 Điểm
󠅒 Độc đáo 3 Điểm
󠅒 Rất độc đáo 5 Điểm
8. CÔNG BỚ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, KIỂM TRA ĐỊNH KỲ 5 Điểm
8.1. Hồ sơ công bố chất lưựng sản phẩm 3 điểm
󠅒 Không có bản tự công bố (hoặc có nhưng không đúng) 0 Điểm
󠅒 Có bản tự công bố nhưng thiếu 1 Điểm
󠅒 Có bản tiêu chuẩn sản phẩm 2 Điểm
󠅒 Có bản tự công bố (hoặc tương đương), có tiêu chuẩn sản phẩm 3 Điểm
Ghi chú: Bản tiêu chuẩn sản phẩm cần có phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP
8.2. Kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu ATTP 2 Điểm
(Phiếu kiểm nghiệm định kỳ các chỉ tiêu ATTP)
󠅒 Có, nhưng không đạt 0 Điểm
󠅒 Có, đạt nhưng không đủ 1 Điểm
󠅒 Có, đạt đầy đủ (vi sinh, kim loại nặng, dư lượng thuốc BVTV, phụ gia, hóa chất 2 Điểm
không mong muốn,...) theo quy định
9. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 5 Điểm
󠅒 Không có hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm 0 Điểm
󠅒 Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm 1 Điểm
󠅒 Có ghi hồ sơ lô sản xuất 2 Điểm
󠅒 Có kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm, có ghi hồ sơ lô sản xuất 3 Điểm
󠅒 Có chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến (ISO/GMP/HACCP/...) 4 Điểm
󠅒 Có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho xuất khẩu và các thủ tục pháp lý khác theo yêu cầu của thị trường đích 5 Điểm
Ghi chú: Không đánh giá các bước tiếp theo nếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (hoặc tương đương) không phù hợp theo quy định
10. CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU
󠅒 Có thể xuất khẩu đến thị trường khu vực
󠅒 Có thể xuất khẩu các thị trường ngoài khu vực
󠅒 Có thể xuất khẩu đến các thị trường có tiêu chuẩn cao (Mỹ, Nhật, EU...)
Tổng Điểm phần C: Điểm
Kết quả
Tổng điểm (Phần A + B + C): .......................................... Điểm
Xếp hạng: ....................... sao
Ý kiến của người đánh giá:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
............., ngày ... tháng ... năm 20...
Người đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
Giới hạn các chỉ tiêu kiểm nghiệm tại mục 8.2 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng. Trong trường hợp không có thì áp dụng theo:
- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm;
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm;
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 12 năm 2007, về việc ban hành "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
- Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuán của Ủy ban tiêu chuãn thực phẩm quốc tế (Codex).
Phụ lục 2:
PHIẾU ĐĂNG KÝ Ý TƯỞNG SẢN PHẨM
(Kèm theo Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
Tên sản phẩm (Đăng ký 01 sản phẩm/phiếu): ...........................................................................
Tên chủ thể (Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất): ............................................
Địa chỉ: ......................................................................................................................................
Điện thoại: ........................... Email:.................................... Website: ........................................
PHẦN A
DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH OCOP CẤP HUYỆN
Phiếu số:....... - /PĐK- (Mã thành phố) - (Mã huyện) - (Năm)
Ngày nhận: ....................................................................................................
Người tiếp nhận:........................ Chữ ký: ......................................
DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH OCOP CẤP THÀNH PHỐ
Phiếu số:....... - /PĐK- (Mã thành phố) - (Mã huyện) - (Năm)
Ngày nhận: ....................................................................................................
Người tiếp nhận: ......................................... Chữ ký: ....................................
PHẦN B
THÔNG TIN Ý TƯỞNG SẢN PHẨM MỚI
1. Tên sản phẩm, ý tưởng sản phẩm:..............................................................................
2. Mô tả sản phẩm
a) Giá trị mục tiêu của sản phẩm/phần cốt lõi (lý do khiến khách hàng muốn mua sản phẩm):
b) Quy cách đóng gói cho một đơn vị sản phẩm/dịch vụ (mô tả cụ thể, ví dụ: Đóng túi,... chai, lọ,...):..............................................................................................
c) Tên nhãn hiệu sản phẩm/dịch vụ dự kiến là: .........................................................................
d) Mục tiêu chất lượng của sản phẩm (đánh dấu √ vào các vị trí thích hợp):
- Cho thị trường quốc tế □
- Cho thị trường Việt Nam □
- Cho thị trường trong tỉnh □
- Cho thị trường trong huyện □
đ) Mục tiêu thị trường tiêu thụ (đánh dấu √ vào các vị trí thích hợp):
- Phạm vi tiêu thụ: Trong tỉnh □, Ngoài tỉnh □
- Đối tượng khách hàng ở: Thành thị □, Nông thôn □
- Đối tượng khách hàng có thu nhập: Khá giả □, Bình dân □
e) Đối thủ cạnh tranh (điền vào chỗ trống dưới đây):
- Liệt kê tên (các) sản phẩm tương tự đã có trên thị trường:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
- Điểm mới, điểm khác biệt của sản phẩm của mình:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
g) Quy mô thị trường dự kiến:
- Lượng sản phẩm hoặc khách hàng dự kiến là................................... (số đơn vị sản phẩm, số khách hàng trong 1 năm)
h) Giá bán dự kiến đến tay người tiêu dùng:........................... đồng/sản phẩm.
i) Câu chuyện về sản phẩm (tóm tắt lịch sử hoặc câu chuyện về sản phẩm ở các phân thích hợp dưới đây, kể cả câu chuyện mới):
- Nguồn gốc/lịch sử:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
- Yếu tố văn hóa:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
- Yếu tố địa danh:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
- Yếu tố khác (nếu có):
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
3. Tính mới của sản phẩm (đánh dấu √ vào 1 vị trí thích hợp):
Là sản phẩm mới hoàn toàn □,
Cải tiến từ sản phẩm đã có □,
Dựa trên sản phẩm truyền thống đã có ở gia đình, làng xã □
4. Tình trạng phát triển sản phẩm (đánh dấu √ vào 1 vị trí thích hợp):
Mới là ý tưởng □, Đang được nghiên cứu, hoàn thiện □, Đã có sản phẩm mẫu □
- Tư liệu sản xuất hiện có để phục vụ sản xuất, cung cấp dịch vụ:
+ Nhà xưởng: .............................................................................................................................
+ Vật tư, trang thiết bị: ...............................................................................................................
+ Khác: ........................................................................................................................................
- Vùng nguyên liệu (hiện có/dự kiến, quy mô,...): .......................................................................
5. Các nguyên liệu và nguồn gốc nguyên liệu:
TT | Tên nguyên liệu chính | Nguồn gốc (Cụ thể ở đâu, tỷ lệ trong mỗi đơn vị sản phẩm) |
1 | ||
2 | ||
... |
6. Mô hình tổ chức (hoặc dự kiến) (đánh dấu √ vào vị trí thích hợp)
- Doanh nghiệp: Tư nhân □, TNHH □, Cổ phần □ Hợp danh □
- Hợp tác xã □ - Loại hình khác (ghi rõ):
7. Quy trình sản xuất, quy mô sản xuất (điền vào chỗ trống)
- Quy mô sản xuất:....................................................................................... sản phẩm/năm
- Sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất (vẽ sơ đồ vào phần để trống dưới đây; có thể trình bày riêng dạng phụ lục đính kèm phiếu này):
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh:
- Hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất: .............................................................................
- Chất thải trong quá trình sản xuất (mô tả cụ thể):
+ Dạng rắn (bã thải, túi nylon, bụi...): ..........................................................................................
+ Dạng lỏng: ..............................................................................................................................
+ Dạng khí (khói, khí thải): .........................................................................................................
- Giải pháp bảo vệ môi trường (xử lý chất thải như thế nào?):
.....................................................................................................................................................
8. Nhân lực tham gia: Tổng nhân lực (hoặc dự kiến): người, trong đó (điền vào chỗ trống thích hợp):
- Lao động phổ thông:............ người. Trong đó, có...................... người trong huyện
- Lao động qua trung cấp:...... người. Trong đó, có...................... người trong huyện
- Lao động qua đại học:......... người. Trong đó, có...................... người trong huyện
9. Dự kiến thời gian và kinh phí cần để phát triển sản phẩm mới (ghi mục này nếu chưa có mẫu sản phẩm)
- Thời gian cần thiết để có mẫu sản phẩm mới hoàn thiện:....................................... tháng
- Kinh phí cần thiết để có mẫu sản phẩm mới hoàn thiện:.......................................... đồng
10. Dự kiến vốn tổ chức sản xuất và lợi nhuận (điền vào chỗ trống dưới đây)
- Dự kiến tổng vốn cần có để tổ chức sản xuất:........................................................ đồng
- Dự kiến lợi nhuận khi triển khai:.......................................................... đồng/năm
11. Dự kiến nhu cầu hỗ trợ
Trình bày ngắn gọn trong bảng dưới đây về lĩnh vực và yêu cầu các cơ quan thực hiện:
TT | Lĩnh vực đề xuất hỗ trợ | Nội dung hỗ trợ | Cơ quan/tổ chức đáp ứng nhu cầu hỗ trợ (nếu biết) |
1 | Kỹ thuật | Đào tạo về quản trị kinh doanh, công nghệ chế biến, đóng gói, kiểm soát chất lượng (nêu cụ thể): | |
2 | Tiếp thị, XTTM | Triển lãm, xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm,... (nêu cụ thể): | |
3 | Cở sở vật chất, thiết bị | Nhà xưởng, máy móc, thiết bị (nêu rõ hạng mục, chủng loại, số lượng, dự kiến kinh phí): | |
4 | Hạng mục khác |
PHẦN H
Dành cho tổ chức/cá nhân đề xuất:
Tên tổ chức/cá nhân: ...........................................................................................................
Xin gửi Phiếu đăng ký này đến OCOP huyện /thành phố: ...................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Điện thoại: ..........................................................................................................................
ĐẠI DIỆN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Dành cho cơ quan quản lý:
Ý kiến của OCOP cấp huyện: .....................................................................................................
ĐẠI DIỆN
(Ký, đóng dẩu, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 3:
PHIẾU ĐĂNG KÝ SẢN PHẨM
(Kèm theo Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
Tên sản phẩm (Đăng kí 1 sản phẩm/phiếu): ......................................................................
Tên chủ thể (Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh):
.............................................................................................................................
Địa chỉ: ....................................................................................................................
Điện thoại: ................................... Email:.............................. Website:... ..........................
PHẦN A
DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH OCOP CẤP HUYỆN
(PHÒNG KINH TẾ HUYỆN)
Phiếu số:................. - PĐK - (Mã thành phố) - (Mã huyện) - (Năm)
Ngày nhận:......................................................................................................................
Người tiếp nhận:..............................................................................................................
Chữ ký: ..........................................................................................................................
DÀNH CHO VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NTM THÀNH PHỐ
Phiếu số:.............. - PĐK - (Mã thành phố) - (Mã huyện) - (Năm)
Ngày nhận:......................................................................................................................
Người tiếp nhận:..............................................................................................................
Chữ ký: ..........................................................................................................................
CÁC YẾU TỐ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA OCOP
Nhóm OCOP (DN/HTX/THT) là:
1. Sử dụng nguyên liệu và tài nguyên sẵn có ở địa phương
2. Có gia tăng giá trị
3. Có tiềm năng thị trường
4. Có tiềm năng thành thương hiệu của huyện
5. Có phương án kinh doanh
6. Tự lực cánh sinh và bền vững
7. Có mức độ sở hữu rộng của cộng đồng
8. Trao quyền cho cộng đồng
9. Có ban lãnh đạo tốt
PHẦN B
THÔNG TIN Ý TƯỞNG SẢN PHẨM MỚI
1. Tên sản phẩm, ý tưởng sản phẩm:.........................................................................
2. Mô tả sản phẩm
a) Giá trị mục tiêu của sản phẩm/phần cốt lõi (lý do khiến khách hàng muốn mua sản phẩm): .....................................................................
b) Quy cách đóng gói cho một đơn vị sản phẩm/dịch vụ (mô tả cụ thể, ví dụ: Đóng túi,... chai, lọ,...): ......................................................................
c) Tên nhãn hiệu sản phẩm/dịch vụ dự kiến là: .............................................................
d) Mục tiêu chất lượng của sản phẩm (đánh dấu √ vào các vị trí thích hợp):
- Cho thị trường quốc tế □
- Cho thị trường Việt Nam □
- Cho thị trường trong tỉnh □
- Cho thị trường trong huyện □
đ) Mục tiêu thị trường tiêu thụ (đánh dấu √ vào các vị trí thích hợp):
- Phạm vi tiêu thụ: Trong tỉnh □, Ngoài tỉnh □
- Đối tượng khách hàng ở: Thành thị □, Nông thôn □
- Đối tượng khách hàng có thu nhập: Khá giả □, Bình dân □
e) Đối thủ cạnh tranh (điền vào chỗ trống dưới đây):
- Liệt kê tên (các) sản phẩm tương tự đã có trên thị trường: ............................................
- Điểm mới, điểm khác biệt của sản phẩm của mình: .......................................................
g) Quy mô thị trường dự kiến:
- Lượng sản phẩm hoặc khách hàng dự kiến là............................ (số đơn vị sản phẩm, số khách hàng trong 1 năm)
h) Giá bán dự kiến đến tay người tiêu dùng:........................... đồng/sản phẩm.
i) Câu chuyện về sản phẩm (tóm tắt lịch sử hoặc câu chuyện về sản phẩm ở các phần thích hợp dưới đây, kể cả câu chuyện mới):
- Nguồn gốc/lịch sử:..........................................................................................................
- Yếu tố văn hóa:..............................................................................................................
- Yếu tố địa danh:..............................................................................................................
- Yếu tố khác (nếu có):......................................................................................................
3. Tính mới của sản phẩm (đánh dấu √ vào 1 vị trí thích hợp):
Là sản phẩm mới hoàn toàn □,
Cải tiến từ sản phẩm đã có □,
Dựa trên sản phẩm truyền thống đã có ở gia đình, làng xã □
4. Tình trạng phát triển sản phẩm (đánh dấu √ vào 1 vị trí thích hợp):
Mới là ý tưởng □, Đang được nghiên cứu, hoàn thiện □, Đã có sản phẩm mẫu □
- Tư liệu sản xuất hiện có để phục vụ sản xuất, cung cấp dịch vụ:
+ Nhà xưởng:...................................................................................................................
+ Vật tư, trang thiết bị:.......................................................................................................
+ Khác:............................................................................................................................ - Vùng nguyên liệu (hiện có/dự kiến, quy mô,...):
5. Các nguyên liệu và nguồn gốc nguyên liệu:
TT | Tên nguyên liệu chính | Nguồn gốc (Cụ thể ở đâu, tỷ lệ trong mỗi đơn vị sản phẩm) |
1 | ||
2 | ||
... |
6. Mô hình tổ chức (hoặc dự kiến) (đánh dấu √ vào vị trí thích hợp)
- Doanh nghiệp: Tư nhân □, TNHH □, Cổ phần □ Hợp danh □
- Hợp tác xã □ - Loại hình khác (ghi rõ):
7. Quy trình sản xuất, quy mô sản xuất (điền vào chỗ trống)
- Quy mô sản xuất: ..................................................................................... sản phẩm/năm
- Sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất (vẽ sơ đồ vào phần để trống dưới đây; có thể trình bày riêng dạng phụ lục đính kèm phiếu này):
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh:
- Hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất:...................................................................
- Chất thải trong quá trình sản xuất (mô tả cụ thể):
+ Dạng rắn (bã thải, túi nylon, bụi...):..............................................................................
+ Dạng lỏng:.....................................................................................................................
+ Dạng khí (khói, khí thải):..............................................................................................
- Giải pháp bảo vệ môi trường (xử lý chất thải như thế nào?): .............................................
8. Nhân lực tham gia: Tổng nhân lực (hoặc dự kiến): ............................... người, trong đó (điền vào chỗ trống thích hợp):
- Lao động phổ thông:.................. người. Trong đó, có ...................... người trong huyện
- Lao động qua trung cấp:........ người. Trong đó, có..................... người trong huyện
- Lao động qua đại học:....... người. Trong đó, có......................... người trong huyện
9. Dự kiến thời gian và kinh phí cần để phát triển sản phẩm mới (ghi mục này nếu chưa có mẫu sản phẩm)
- Thời gian cần thiết để có mẫu sản phẩm mới hoàn thiện:..................................... tháng
- Kinh phí cần thiết để có mẫu sản phẩm mới hoàn thiện:....................................... đồng
10. Dự kiến vốn tổ chức sản xuất và lợi nhuận (điền vào chỗ trống dưới đây)
- Dự kiến tổng vốn cần có để tổ chức sản xuất:..................................................... đồng
- Dự kiến lợi nhuận khi triển khai:............................................................... đồng/năm
11. Dự kiến nhu cầu hỗ trợ
Trình bày ngắn gọn trong bảng dưới đây về lĩnh vực và yêu cầu các cơ quan thực hiện:
TT | Lĩnh vực đề xuất hỗ trợ | Nội dung hỗ trợ | Cơ quan/tổ chức đáp ứng nhu cầu hỗ trợ (nếu biết) |
1 | Kỹ thuật | Đào tạo về quản trị kinh doanh, công nghệ chế biến, đóng gói, kiểm soát chất lượng (nêu cụ thể): | |
2 | Tiếp thị, XTTM | Triển lãm, xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm,... (nêu cụ thể): | |
3 | Cở sở vật chất, thiết bị | Nhà xưởng, máy móc, thiết bị (nêu rõ hạng mục, chủng loại, số lượng, dự kiến kinh phí): | |
4 | Hạng mục khác |
PHẦN H
Dành cho tổ chức/cá nhân đề xuất:
Tên tổ chức/cá nhân:......................................................................................................
Xin gửi Phiếu đăng ký này đến OCOP huyện /thành phố: .........................................
Địa chỉ: ......................................................................................................
Điện thoại:.....................................................................................................................
ĐẠI DIỆN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Dành cho cơ quan quản lý:
Ý kiến của cán bộ phụ trách OCOP cấp huyện:................................................................
............................................................................................................................
ĐẠI DIỆN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 4
PHƯƠNG ÁN, KẾ HOẠCH KINH DOANH SẢN PHẨM
(Kèm theo Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
(Áp dụng cho 01 sản phẩm cụ thể)
PHẦN I. GIỚI THIỆU
I. GIỚI THIỆU TỔNG THỂ
1. Tên chủ thể (Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ):.................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:......................................................................................................
3. Vốn điều lệ:..................................................................................................................
4. Số lượng thành viên:.....................................................................................................
5. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh: ...............................................................................
II. TỔ CHỨC NHÂN SỰ
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Chức năng nhiệm vụ các bộ trong sơ đồ tổ chức
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP/HỢP TÁC XÃ/TỔ HỢP TÁC/HỘ KINH DOANH
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG
(Tổng quan nhu cầu và xu thế của thị trường về sản phẩm/nhóm sản phẩm)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
II. ĐÁNH GIÁ KHẢ NÀNG THAM GIA THỊ TRƯỜNG
(Đánh giá sơ bộ khả năng tiêu thụ sản phẩm, thế mạnh khi tham gia)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
III. CĂN CỨ PHÁP LÝ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
Các giấy phép, chứng nhận... hiện hành (về thành lập, điều kiện sản xuất, kinh doanh,...)....
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
PHẦN III. PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH (3 năm)
I. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
1. Điểm mạnh (yếu tố bên trong)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Điểm yếu (yếu tố bên trong)
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
3. Cơ hội (yếu tố bên ngoài)
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
4. Thách thức (yếu tố bên ngoài)
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
II. PHÂN TÍCH CẠNH TRANH
(Các đối thủ cạnh tranh với các nội dung: sản phẩm, thị trường, mức độ,...)
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
III. MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
(Cần nêu rõ mục tiêu: trung hạn, dài hạn; chiến lược: nhà cung ứng, trồng trọt, sản xuất, kinh doanh, nhân lực,...)
IV. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH
1. Hoạt động sản xuất
a) Nguyên liệu (Trồng, chăn nuôi, chế biến, khác,...)
- Tiêu chuẩn áp dụng:.........................................................................................................
- Phương thức: Khu trung tâm.......... , hợp đồng liên kết..................... (đơn vị m2, tấn...)
- Quy mô:
TT | Tên nguyên liệu | Quy mô | Thời gian thực hiện |
b) Thu hái tự nhiên (nếu có)
- Tiêu chuẩn áp dụng:.........................................................................................................
- Phương thức: Khu trung tâm......... , hợp đồng liên kết.................. (đơn vị m2, tấn...)
- Quy mô:
TT | Tên nguyên liệu | Quy mô | Thời gian thực hiện |
c) Sơ chế (nếu có)
- Tiêu chuẩn, công nghệ áp dụng:.......................................................................................
- Quy mô:
TT | Tên sản phẩm | Quy mô | Thời gian thực hiện |
d) Chế biến
- Tiêu chuẩn, công nghệ áp dụng:.......................................................................................
- Quy mô:
TT | Tên sản phẩm | Quy mô | Thời gian thực hiện |
2. Phân phối/bán hàng
a) Bán hàng tại chỗ
- Gian hàng giới thiệu sản phẩm tại doanh nghiệp/HTX/tổ hợp tác/hộ: diện tích... m2
- Sản phẩm giới thiệu và bán:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
- Nhân lực thực hiện:........................................................................................................
b) Liên kết các đại lý phân phối (ghi rõ tên tỉnh và số lượng đã có hoặc dự kiến)
- Các đại lý trong tỉnh:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
- Các đại lý ngoài tỉnh:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
c) Bán hàng qua mạng
- Xây dựng Website:........................................................................................................
- Quản lý Website:...........................................................................................................
- Nhân lực:......................................................................................................................
d) Chính sách giá (giá bán tính trên đơn vị sản phẩm, dịch vụ)
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
V. KẾ HOẠCH MARKETING - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
1. Kế hoạch xúc tiến thương mại
- Kế hoạch tiếp thị được thực hiện tại các thị trường:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
- Kế hoạch triển khai:
TT | Nội dung | Địa điểm | Người thực hiện | Thời gian |
1 | Hội thảo | |||
2 | Hội chợ, triển lãm | |||
3 | Tờ rơi | |||
4 | Khuyến mại | |||
5 | Đăng báo | |||
6 | Truyền thanh | |||
7 | Truyền hình | |||
.... |
2. Kế hoạch Marketing
- Tiếp tục nghiên cứu thị trường: Được thực hiện lồng ghép với hoạt động kinh doanh, phân phối nhắm xác định nhu cầu thị trường
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
- Phân khúc thị trường: Xác định phân khúc khách hàng doanh nghiệp/hợp tác xã có thể tiếp cận hoặc có thể mạnh.
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
- Định vị thị trường: Xác định thị trường chủ lực, chiên lược thị trường
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
- Kế hoạch thực hiện:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
- Kiểm soát quá trình thực hiện:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
VI. PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, BỐ TRÍ NHÂN LỰC VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC
1. Cơ sở hạ tầng (điều chỉnh cho phù hợp điều kiện thực tế)
TT | Tên công trình | Đơn vị tính | Khối lượng (m2) | Đơn giá | Tổng mức xây dựng |
1 | Văn phòng làm việc | ||||
Ban giám đốc | |||||
Phòng kế toán, hành chính | |||||
2 | Nhà xưởng | ||||
2.1 | Xưởng sơ chế | ||||
2.2 | Làm khô | ||||
Phòng sấy | |||||
Sân phơi | |||||
2.3 | Xưởng chế biến | ||||
2.4 | Khác | ||||
Hệ thống điện | |||||
Hệ thống cấp nước | |||||
Hệ thống xử lý chất thải |
2. Máy móc, trang thiết bị
TT | Tên máy móc, thiết bị | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
3. Nhân lực (điều chỉnh cho phù hợp điều kiện thực tế)
TT | Chức danh | Mô tả công việc | Số lượng |
A | Gián tiếp | ||
1 | Ban giám đốc | ||
Giám đốc | |||
Phó giám đốc | |||
2 | Bộ phận văn phòng | ||
Kế toán trưởng | |||
Hành chính - nhân sự | |||
B | Trực tiếp | ||
3 | Bộ phận kinh doanh | ||
Nhân viên kinh doanh | |||
Nhân viên dịch vụ | |||
4 | Sản xuất | ||
Phụ trách vùng trồng | |||
Giám sát vùng | |||
Thủ kho | |||
Công nhân | |||
Tổng cộng |
4. Các điều kiện khác
a) Đất đai
- Mặt bằng khu trung tâm (nhà xưởng, kho bãi):..................................................................
- Khu đồng ruộng;..............................................................................................................
- Khu thu hái tự nhiên:........................................................................................................
b) Khoa học công nghệ
- Hợp tác với đối tác chuyển giao quy trình công nghệ (đã hợp tác hoặc dự kiến):
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
- Hợp tác với đối tác tư vấn phát triển doanh nghiệp (đã hợp tác hoặc dự kiến):
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
c) Liên kết (đối tác cung cấp nguyên liệu hoặc hợp tác sản xuất, kinh doanh)
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
PHẦN IV. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH
I. PHƯƠNG ÁN HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN
1. Tổng nhu cầu vốn
Tổng nhu cầu vốn của doanh nghiệp/hợp tác xã/tổ hợp tác/hộ:............................. đồng
TT | Nội dung | Đơn vị | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền |
A | Tài sản cố định | ||||
1 | Xây dựng hạ tầng | ||||
2 | Máy móc, trang thiết bị | ||||
3 | Khác | ||||
Thủ tục pháp lý: Đủ điều kiện sản xuất, công bố chất lượng sản phẩm | |||||
Quy trình công nhệ | |||||
B | Vốn lưu động cho 1 chu kỳ sản xuất, kinh doanh |
2. Phương án huy động
a) Góp vốn từ các thành viên doanh nghiệp/hợp tác xã/tổ hợp tác/hộ Tổng góp vốn từ các thành viên: đồng
TT | Họ và tên | Địa chỉ | Số tiền (triệu đồng) |
1 | |||
2 | |||
.... | |||
.... |
b) Vay vốn
Tổng vay vốn:................................ đồng
TT | Đối tượng vay | Phương thức vay | Số tiền (triệu đồng) |
Ngân hàng | |||
Vay cá nhân | |||
Vay khác |
c) Nguồn ngân sách nhà nước
TT | Họ và tên | Phương thức | Số tiền (triệu đồng) |
1 | Dự án ứng dụng khoa học công nghệ | ||
2 | Khuyến công, khuyến nông... | ||
3 | Dự án hỗ trợ trong nông nghiệp khác |
II. PHƯƠNG ÁN DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN TRONG 03 NĂM ĐẦU
1. Tổng doanh thu
Tổng doanh thu trong 3 năm đầu: ......................... đồng, tổng hợp chi tiết qua bảng sau:
TT | Sản phẩm, dịch vụ | Đơn vị | Số lượng | Giá (đồng/đvt) | Thành tiền (đồng) |
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
.... |
2. Tổng chi phí
Tổng chi phí trong 3 năm đầu:......... đồng, tổng hợp chi tiết qua bảng sau:
TT | Nội dung | Đơn vị | Số lượng | Giá (đồng/đvt) | Thành tiền (đồng) |
A | Tài sản cố định | ||||
B | Chi phí sản xuất kinh doanh (3 năm) | ||||
1 | Chi phí sản xuất | ||||
Nguyên liệu | |||||
Phụ liệu | |||||
Bao bì nhãn | |||||
Năng lượng | |||||
Nhân công | |||||
Quản lý | |||||
2 | Chi phí bán hàng | ||||
Vận chuyển | |||||
Chiết khấu | |||||
Bao bì phụ | |||||
Nhân công | |||||
Quản lý |
3. Lợi nhuận
TT | Nội dung | Thành tiền (đồng) |
1 | Tổng doanh thu | |
2 | Tổng chi phí | |
3 | Lợi nhuận trước thuế | |
4 | Lợi nhuận sau thuế |
III. PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH KHÁC
1. Các quỹ tín dụng (Hội nông dân, phụ nữ, liên minh hợp tác xã,... ghi rõ tên tổ chức và số tiền dự kiến)
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
- Vay vốn từ các quỹ đầu tư (ví dụ: quỹ đầu tư phát triển tỉnh,...., ghi rõ tên tổ chức và số tiền dự kiến)
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
2. Thuê tài chính
- Thuê nhà xưởng:............................................................................................................
- Liên kết sản xuất:...........................................................................................................
Các giấy tờ gửi kèm: - ........................................ - ........................................ | ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA |
Phụ lục 5
GIỚI THIỆU BỘ MÁY TỔ CHỨC HOẶC HỘ CÁ THỂ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP
(Kèm theo Quyết định số 1292/QĐ-UBND ngày 15 thán 4 năm 2020 nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
TÊN TỔ CHỨC HOẶC HỘ CÁ THỂ
1. Địa chỉ, điện thoại, fax, email, website (nếu có)
2. Cơ cấu tổ chức, loại hình doanh nghiệp (Cần thể hiện rõ sơ đồ tổ chức, mô tả chức năng nhiệm vụ của các bộ phận)
3. Sự tham gia của cộng đồng (tổng số lao động, số lao động địa phương, mức độ tham gia của cộng đồng trong cơ cấu ban lãnh đạo, cơ cấu vốn góp của cộng đồng)
4. Hoạt động kế toán của cơ sở (Mô tả số lượng nhân viên làm nghiệp vụ kế toán, trình độ nhân viên, tính liên tục của hoạt động kế toán)
5. Tình hình tiếp thị sản phẩm
- Mô tả khách hàng chính (thị trường địa phương, trong nước, quốc tế - hợp đồng/hóa đơn bán hàng);
- Tổ chức phân phối: bán tại nơi sản xuất (mô tả khu vực bán hàng, hình ảnh minh họa...), đại lý (tên, địa chỉ), hệ thống phân phối (sơ đồ, địa chỉ các bộ phận - khu vực);
- Quảng bá sản phẩm: Kế hoạch (quảng bá theo tháng, năm), các hoạt động (hồ sơ, tài liệu minh chứng đã thực hiện)
6. Phương án bảo vệ môi trường (Cam kết bảo vệ môi trường/đánh giá tác động bảo vệ môi trường hoặc kế hoạch thu gom rác thải, hệ thống xử lý chất thải).
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, (Ký tên, đóng dấu) | ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, HỘ CÁ THỂ (Ký tên, đóng dấu) |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây