Quyết định 1062/QĐ-UBND 2016 về phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020

thuộc tính Quyết định 1062/QĐ-UBND

Quyết định 1062/QĐ-UBND của Ủy ban nhân nhân tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt quy hoạch phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1062/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Đoàn Văn Việt
Ngày ban hành:20/05/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
LÂM ĐỒNG
-------
Số: 1062/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Lâm Đồng, ngày 20 tháng 05 năm 2016
 
 
------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1462/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến 2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 1134/QĐ-BNN-TCLN ngày 05/4/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Quy hoạch phát triển cây Mắc ca vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đến năm 2020, tiềm năng phát triển đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được nghiên cứu trong mối quan hệ gắn kết với vùng Tây Nguyên và các địa phương lân cận; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng, quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có liên quan của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên về đất đai gắn với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
1. Mục tiêu chung: Phát triển cây Mắc ca tỉnh Lâm Đồng với hiệu quả cao và bền vững; phát triển công nghiệp chế biến Mắc ca với cơ cấu sản phẩm đa dạng, chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tập trung đầu tư phát triển hệ thống canh tác trồng xen Mắc ca với cà phê, chè và các loại cây trồng phù hợp khác, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai, đồng thời tăng diện tích cà phê, chè được trồng cây che bóng.
2. Mc tiêu cthể:
a) Đến năm 2020: diện tích cây Mắc ca trồng xen đạt 3.500-4.000 ha; diện tích thu hoạch khoảng 950 ha; năng suất bình quân 1,8 tấn/ha; sản lượng đạt khoảng 1.700 tấn hạt/năm;
b) Đến năm 2030: diện tích cây Mắc ca trồng xen đạt 12.000-15.000 ha; diện tích thu hoạch đạt 4.000 ha; năng suất bình quân 2,0 tấn/ha; sản lượng đạt 8.000 tấn hạt/năm.
c) Tổ chức mạng lưới thu mua, sơ chế, bảo quản tại các địa phương trọng điểm phát triển Mắc ca; xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm Mắc ca nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
1. Quy hoạch diện tích trồng, vùng trồng Mắc ca:
a) Giai đoạn 2016-2020: Tổng diện tích cây Mắc ca trồng xen đạt 3.500-4.000 ha tại 07 địa phương: huyện Lâm Hà 1.200-1.300 ha; huyện Di Linh 1.000-1.300 ha; huyện Bảo Lâm: 1.000-1.100 ha; huyện Đức Trọng 160 ha; huyện Đam Rông: 84 ha và thành phố Bảo Lộc 56 ha; đối với huyện Đơn Dương duy trì diện tích cây Mắc ca hiện có, xem xét trồng thử nghiệm xen cây Mắc ca trong vườn cà phê tại những diện tích đất dốc để phát huy hiệu quả sử dụng đất.
b) Giai đoạn 2021-2030: Tiếp tục mở rộng diện tích cây Mắc ca trồng xen tại những khu vực có điều kiện phát triển Mắc ca một cách bền vững và có giá trị kinh tế vượt trội so với cây trồng khác; đến năm 2030, tổng diện tích trồng Mắc ca đạt 12.000-15.000 ha, tại các địa phương: huyện Lâm Hà 4.000- 4.700 ha; huyện Di Linh 4.000- 4.700 ha; huyện Bảo Lâm 3.500-4.300 ha; huyện Đức Trọng 700-900 ha; huyện Đam Rông 80-100 ha, huyện Đơn Dương khoảng 50- 100 ha và thành phố Bảo Lộc 200-300ha.
c) Ưu tiên phát triển cây Mắc ca trồng xen với cà phê ở 05 xã đã thực hiện thành công mô hình thí điểm: xã Tân Hà, huyện Lâm Hà; xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm; xã Đam Bri, thành phố Bảo Lộc; xã Tân Lâm và Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh; từng bước mở rộng diện tích trồng cây Mắc ca sang các xã có điều kiện sinh thái tương tự và tiếp giáp với các xã nêu trên để hình thành vùng trồng Mắc ca.
2. Quy hoạch hệ thống cơ sở sản xuất giống và chủng loại giống:
a) Thu hút các doanh nghiệp có kinh nghiệm về sản xuất giống Mắc ca kết hợp với thu mua và chế biến sản phẩm Mắc ca để đầu tư các cơ sản xuất cây giống Mắc ca tại các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng và thành phố Bảo Lộc; đảm bảo cung ứng được khoảng 600.000 cây giống Mắc ca ghép trong giai đoạn 2016-2020 và 02 triệu cây giống Mắc ca ghép trong giai đoạn 2021-2030.
b) Chủng loại giống: chỉ sử dụng cây giống Mắc ca ghép, không sử dụng cây giống thực sinh.
- Giống dùng làm gốc ghép: giống H2 và giống 695;
- Giống dùng làm chồi ghép: Do cây Mắc ca là cây thụ phấn chéo nên không trồng thuần 01 giống để đảm bảo khả năng thụ phấn và năng suất; ưu tiên sử dụng 05 bộ giống sau:
+ Bộ 1, gồm các giống: Daddow; 788; A16;
+ Bộ 2, gồm các giống: Daddow; 344; 842;
+ Bộ 3, gồm các giống: 842; 741, 816;
+ Bộ 4, gồm các giống: 741; 508; H2;
+ Bộ 5, gồm các giống: 695; 842; 816.
3. Quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm Mắc ca:
a) Đến năm 2020:
- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng 01-02 cơ sở sơ chế (sấy) hạt Mắc ca và kho bảo quản chuyên dụng, với tổng công suất thiết kế khoảng 2.000-3.000 tấn hạt nguyên liệu/năm; lựa chọn thu hút đầu tư tại 01 hoặc 02 địa điểm trong các địa phương Lâm Hà, Di Linh và Bảo Lộc.
- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng ít nhất 01 nhà máy chế biến sản phẩm từ hạt và nhân Mắc ca (thực hiện từ khâu thu mua nguyên liệu thô, sơ chế để chế biến hạt Mắc ca nguyên vỏ hoặc cưa ½ vỏ cứng ăn liền tiêu thụ ở thị trường nội địa, nhân thô Mắc ca xuất khẩu và một số sản phẩm chế biến khác), với công suất thiết kế khoảng 1.000-2.000 tấn hạt nguyên liệu/năm; lựa chọn thu hút đầu tư tại 01 hoặc 02 địa điểm trong các địa phương Đơn Dương, Đức Trọng.
b) Đến năm 2030:
- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng thêm 01-02 cơ sở sơ chế (sấy) hạt Mắc ca và kho bảo quản chuyên dụng để nâng tổng công suất thiết kế của các cơ sở sơ chế đạt 8.000 tấn hạt nguyên liệu/năm, lựa chọn thu hút đầu tư tại 01 hoặc 02 địa điểm trong các địa phương Lâm Hà, Di Linh và Bảo Lộc.
- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư thêm 01-02 nhà máy chế biến sản phẩm từ hạt và nhân Mắc ca và nhà máy chế biến sâu (với các sản phẩm như dầu Mắc ca, các loại mỹ phẩm sử dụng dung môi là dầu Mắc ca, nhân Mắc ca chế biến, rang tẩm nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao), để nâng tổng công suất thiết kế các nhà máy đạt từ 8.000-10.000 tấn hạt nguyên liệu/năm, lựa chọn thu hút đầu tư tại 01 hoặc 02 địa điểm trong các địa phương Lâm Hà, Di Linh và thành phố Bảo Lộc; khuyến khích các doanh nghiệp mua thêm hạt Mắc ca nguyên liệu từ các địa phương lân cận để chế biến và xuất khẩu, khai thác có hiệu quả trang thiết bị và nguồn vốn đã đầu tư.
Ưu tiên cho các cơ sở sơ chế, nhà máy chế biến đặt tại các khu, cụm công nghiệp tại các địa phương nêu trên.
4. Khái toán vốn đầu tư: Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 2.138 tỷ đồng, trong đó:
a) Phân bổ theo nguồn vốn:
- Vốn ngân sách nhà nước: 30 tỷ đồng, chiếm 1,4%;
- Vốn tín dụng: 1.470 tỷ đồng, chiếm 68,8%;
- Vốn doanh nghiệp và của hộ dân trồng Mắc ca: 638 tỷ đồng, chiếm 29,8%.
b) Phân kỳ đầu tư:
- Giai đoạn 2016-2020: 544 tỷ đồng, chiếm 25,5%.
- Giai đoạn 2021-2030: 1.594 tỷ đồng, chiếm 74,5%.
1. Khoa học công nghệ:
a) Về giống:
- Xây dựng bộ giống cây Mắc ca tối ưu, phù hợp với từng tiểu vùng (về khí hậu, thổ nhưỡng) và từng bộ giống đảm bảo có năng suất và chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu tốt cho công nghiệp chế biến.
- Thực hiện bình tuyển, xây dựng vườn cây đầu dòng đạt chất lượng để cung cấp chồi ghép cho các cơ sở sản xuất giống.
- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư cơ sở sản xuất giống với quy mô đảm bảo cung cấp về số lượng, chất lượng cây giống cho người dân, đồng thời ký hợp đồng cam kết thu mua hạt Mắc ca; khuyến khích các cơ sở sản xuất giống có năng lực, kinh nghiệm xây dựng vườn ươm sản xuất cây giống Mắc ca ghép đạt chuẩn; tuyên truyền, vận động các hộ dân không tự ý ươm cây giống Mắc ca thực sinh và không trồng Mắc ca thực sinh.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống Mắc ca để đảm bảo quản lý chặt chẽ chất lượng, số lượng cây giống Mắc ca xuất vườn.
b) Về kỹ thuật canh tác:
- Xây dựng và ban hành quy trình trồng, chăm sóc cây Mắc ca phù hợp với từng tiểu vùng khí hậu và từng bộ giống.
- Hướng dẫn nông dân ứng dụng phương pháp tạo tán cây Mắc ca phù hợp với hệ thống canh tác trồng xen với cà phê, chè và các loại cây trồng phù hợp khác.
- Áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp để phát triển Mắc ca bền vững nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả như: Trồng, chăm sóc, thu hoạch Mắc ca đúng quy trình kỹ thuật; lựa chọn bộ giống Mắc ca cho từng tiểu vùng sinh thái,...
c) Công nghệ sau thu hoạch:
- Hướng dẫn, hỗ trợ người dân trồng cây Mắc ca về kỹ thuật thu hái, bảo quản Mắc ca nguyên liệu, đảm bảo chất lượng nguyên liệu theo tiêu chuẩn của các nhà máy chế biến.
- Khuyến khích các doanh nghiệp nhập, chế tạo các dây chuyền, thiết bị tiên tiến, hiện đại để sơ chế, chế biến sản phẩm Mắc ca có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
2. Đào tạo nguồn nhân lực:
- Thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó ưu tiên đào tạo các nghề thuộc lĩnh vực trồng trọt, sơ chế, bảo quản Mắc ca.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ thuộc hệ thống khuyến nông, đặc biệt tại cấp cơ sở theo Đề án phát triển mạng lưới khuyến nông viên cơ sở đến năm 2020.
- Đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp về kỹ thuật canh tác, công nghệ chăm sóc và quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh.
3. Thu hút vốn đầu tư:
- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm Mắc ca; đồng thời, huy động nguồn vốn trong dân để phát triển sản xuất.
- Phối hợp chặt chẽ với hệ thống Ngân hàng Liên Việt Post Bank và các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác thực hiện chương trình hỗ trợ tín dụng cho nhân dân phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
- Bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư thông qua các chương trình, dự án, tranh thủ nguồn vốn ODA để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; đặc biệt là đầu tư giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và nội vùng, thủy lợi, điện, khu, cụm công nghiệp.
- Kêu gọi doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, thị trường tiêu thụ đầu tư vào sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm Mắc ca.
4. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, hợp tác quốc tế:
- Phát triển loại hình kinh tế hợp tác (hợp tác xã, tổ hợp tác) trong sản xuất cây Mắc ca có chất lượng đạt hiệu quả kinh tế cao làm đầu mối thực hiện hợp đồng liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm Mắc ca.
- Xây dựng thương hiệu và hợp tác với Hiệp hội Mắc ca trong nước và quốc tế, các tổ chức quốc tế khác để hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm Mắc ca Lâm Đồng.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm, quảng bá thương hiệu tại thị trường trong và ngoài nước thông qua các hoạt động tham gia hội chợ triển lãm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,...
- Tăng cường mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế nhằm trao đổi, cập nhật hệ thống các thông tin, dữ liệu về ngành hàng (thị trường, khoa học công nghệ, biến đổi khí hậu,...), tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ mới về giống, thâm canh, thu hoạch, bảo quản và chế biến Mắc ca.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì triển khai và tổ chức thực hiện quy hoạch, có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch hàng năm, hướng dẫn các địa phương thực hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp của quy hoạch.
b) Tham mưu, đề xuất cụ thể hóa các cơ chế chính sách và huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
c) Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các đơn vị có liên quan trong việc huy động các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả việc phát triển cây Mắc ca trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
d) Thường xuyên kiểm tra và giám sát, định kỳ 6 tháng và trước ngày 15/12 hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình, kết quả thực hiện quy hoạch này và kế hoạch hàng năm.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu cân đối, bố trí ngân ngân sách và lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án liên quan, đảm bảo kinh phí thực hiện quy hoạch, kế hoạch theo mục tiêu đề ra.
3. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nội dung, giải pháp của quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
4. UBND các huyện: Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đức Trọng, Đam Rông, Đơn Dương và thành phố Bảo Lộc quản lý quy hoạch, chỉ đạo các phòng, cơ quan chuyên môn lập kế hoạch, lộ trình thực hiện trình thẩm định, phê duyệt theo các nội dung, giải pháp để đạt được mục tiêu của quy hoạch tại địa phương.
 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- TT Công báo tỉnh;
- LĐVP, TKCT;
- Lưu: VT, NN.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt
 
 
 

Số TT
Địa phương
Hiện trạng năm 2015
Định hướng đến năm 2020
Định hướng đến năm 2030
Diện tích canh tác (ha)
Diện tích thu hoạch (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích canh tác (ha)
Diện tích thu hoạch (ha)
Sản lượng (tấn)
 
Toàn vùng
628
4.000
954
1.717
15.000
4.000
8.000
I
Huyện Lâm Hà
156
1.300
265
477
4.700
1.300
2.600
II
Huyện Di Linh
110
1.300
252
453
4.710
1.300
2.600
III
Huyện Bảo Lâm
184
1.100
284
507
4.300
1.100
2.200
IV
Huyện Đức Trọng
75
160
104
187
900
160
320
V
Tp Bảo Lộc
19
56
25
44
306
56
112
VI
Đam Rông
84
84
24
44
84
84
168
VII
Đơn Dương
Duy trì diện tích hiện trạng
Phát triển diện tích từ 50-100ha
 
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
(Kèm theo Quyết định 1062/QĐ-UBND ngày 20/5/2016 của UBND tỉnh)
 
1. Dự án Định giá hiệu quả các mô hình trồng thâm canh cây Mắc ca tại tỉnh Lâm Đồng
2. Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành hàng Mắc ca tỉnh Lâm Đồng và các vấn đề có liên quan đến ngành hàng.
3. Dự án Hợp tác-liên kết sản xuất cây giống Mắc ca ghép đạt chuẩn giữa 12 hộ được công nhận cây Mắc ca đầu dòng với doanh nghiệp thu mua.
4. Dự án Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ sản xuất cây giống Mắc ca ghép đạt chuẩn (vườn cây Mắc ca đầu dòng, vườn ươm ,...) cho 02 cơ sở tại vùng quy hoạch phát triển Mắc ca.
5. Dự án Đầu tư trạm thu mua, hệ thống sấy và kho chuyên dùng bảo quản hạt Mắc ca (2 trạm tại huyện Lâm Hà và huyện Di Linh).
6. Dự án xây dựng vườn Mắc ca mẫu và đào tạo nhân lực phục vụ phát triển Mắc ca bền vững (khoảng 10-15 vườn mẫu, 01 ha/vườn).
7. Dự án đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm từ hạt Mắc ca sản xuất tại Lâm Đồng.
8. Dự án phát triển Mắc ca liên kết giữa nông hộ với doanh nghiệp trên địa bàn các huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 42/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định Phân cấp quản lý công trình thủy lợi và Quy mô thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ban hành kèm theo Quyết định 03/2023/QĐ-UBND ngày 12/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi và quy mô thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất

Quyết định 6527/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao 24.158,7m2 đất (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng cho Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đấu giá quyền sử dụng đất ở khu Đồng Sậy giai đoạn 4, 5, 6 xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội

Đất đai-Nhà ở, Xây dựng