Quyết định 09/2019/QĐ-UBND Hòa Bình về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

thuộc tính Quyết định 09/2019/QĐ-UBND

Quyết định 09/2019/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:09/2019/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Văn Quang
Ngày ban hành:25/03/2019
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

Số: 09/2019/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hòa Bình, ngày 25 tháng 3 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

----------

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

              Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều;

Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập hồ chứa nước;

Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 165/TTr-SNN ngày 18 tháng 3 năm 2019.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 4 năm 2019.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thườn
g trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học-Công báo;
- Lưu: VT, NNTN (BD60).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Quang

QUY ĐỊNH

VỀ PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2019/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về phạm vi bảo vệ đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có các hoạt động liên quan đến công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Chương II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

1. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận. Trong phạm vi bảo vệ công trình, các hoạt động phải bảo đảm không gây cản trở cho việc vận hành và an toàn công trình; phải có đường quản lý, mặt bằng để bảo trì và xử lý khi công trình xảy ra sự cố.

2. Vùng phụ cận công trình thủy lợi là vùng không gian theo phương ngang và phương thẳng đứng bao quanh công trình thủy lợi, phục vụ cho công tác quản lý khai thác công trình nhằm bảo đảm an toàn công trình, thuận lợi cho việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Vùng phụ cận còn được gọi là hành lang bảo vệ công trình.

Điều 4. Phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi

1. Vùng phụ cận của đập có phạm vi được tính từ chân đập và hai bên vai đập trở ra:

a) Đập cấp I: Tối thiểu là 200m, phạm vi không được xâm phạm là 50m sát chân đập và hai vai đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;

b) Đập cấp II: Tối thiểu là 100m, phạm vi không được xâm phạm là 40m sát chân đập và hai vai đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;

c) Đập cấp III: Tối thiểu là 50m, phạm vi không được xâm phạm là 20m sát chân đập và hai vai đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;

d) Đập cấp IV: Tối thiểu là 20m, phạm vi không được xâm phạm là 05m sát chân đập và hai vai đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập; lớn hơn 5m từ đỉnh đập trở lên hoặc 10m tính theo mặt bằng đối với hai đầu đập.

2. Đối với hồ chứa nước có những đồi thấp (có cao trình đỉnh đồi cao hơn cao trình đỉnh đập đất với độ chênh cao nhỏ hơn 10m) tham gia như một phần của đập đất và có mặt cắt ngang tương tự mặt cắt ngang đập chính; Trường hợp này đồi được coi là đập và phạm vi vùng phụ cận được tính từ chân đồi trở ra.

3. Vùng phụ cận của lòng hồ chứa nước có phạm vi được tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập hoặc đỉnh tường chắn sóng (đối với đập có tường chắn sóng) trở xuống phía lòng hồ.

4. Đối với kênh đất: Phạm vi bảo vệ được tính từ chân mái ngoài của kênh trở ra đối với kênh đắp nổi và tính từ mép mái đào trở ra đối với kênh đào trong đất nguyên thổ:

a) Kênh có lưu lượng thiết kế nhỏ hơn 0,5 m3/s phạm vi bảo vệ 1,0 m;

b) Kênh có lưu lượng thiết kế từ 0,5 m3/s đến dưới 1,0 m3/s phạm vi bảo vệ 1,5 m;

c) Kênh có lưu lượng thiết kế từ 1,0 m3/s đến dưới 2,0 m3/s phạm vi bảo vệ 1,8 m;

5. Đối với kênh kiên cố: Phạm vi bảo vệ được tính từ phần xây đúc ngoài cùng của thành kênh trở ra:

a) Kênh có lưu lượng thiết kế nhỏ hơn 0,5 m3/s phạm vi bảo vệ 0,3 m;

b) Kênh có lưu lượng thiết kế từ 0,5 m3/s đến dưới 1,0 m3/s phạm vi bảo vệ 0,5 m;

c) Kênh có lưu lượng thiết kế từ 1,0 m3/s đến dưới 2,0 m3/s phạm vi bảo vệ 0,8 m;

6. Phạm vi bảo vệ hạng mục chôn chìm (đường ống, xi phông ...), cầu máng: Tính từ đường bao của hạng mục công trình ra các phía là 3,0m.

7. Đối với trạm bơm, trạm thủy luân

a) Công trình đầu mối (nhà trạm, bể hút, bể xả): Phạm vi vùng phụ cận theo hàng rào được xây dựng, được tính từ chân hàng rào trở ra, tối thiểu là 03m;

b) Phạm vi vùng phụ cận bảo vệ cng, đập điều tiết nước của trạm bơm, trạm thủy luân được tính từ phần xây đúc ngoài cùng của cống, đập trở ra tối thiểu là 01m;

c) Khu vực trạm bơm chưa có hàng rào bảo vệ: Phạm vi công trình trạm bơm được tính là toàn bộ diện tích đất được Nhà nước giao khi xây dựng công trình đưa vào sử dụng, đơn vị trực tiếp quản lý khai thác trạm bơm phải xây dựng hàng rào bảo vệ theo ranh giới được giao đất. Phạm vi vùng phụ cận tính như quy định tại điểm a Khoản 9, Điều này.

8. Đối với kè bảo vệ bờ sông, bờ suối

Vùng phụ cận đi qua khu đô thị, khu đông dân cư được tính từ phần xây đúc cuối cùng của kè trở ra mỗi phía tối thiểu là 05m; vùng phụ cận của kè đối với các vị trí khác được tính từ phần xây đúc cuối cùng của kè trở ra mỗi phía tối thiểu là 10m;

9. Đối với tràn xả lũ

- Trường hợp Tràn xả lũ nằm trong phạm vi thân đập: Phạm vi vùng phụ cận thuộc vùng phụ cận của đập được quy định tại Khoản 1, Điều này.

- Trường hợp Tràn xả lũ nằm ngoài phạm vi thân đập: Phạm vi vùng phụ cận được tính từ phần xây đúc ngoài cùng trở ra mỗi phía tối thiểu là 20m.

10. Công trình thủy lợi khi điều chỉnh quy mô, mục đích sử dụng, phải điều chỉnh vùng phụ cận phù hợp với quy định tại Điều này; cơ quan phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình.

Điều 5. Cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

1. Đối với các công trình thủy lợi xây dựng mới: Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình (đã thực hiện công tác giải phóng mặt bằng) và bàn giao lại cho tổ chức, cá nhân quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi khi bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Kinh phí cắm mốc được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.

2. Đối với các công trình đã đưa vào khai thác trước khi có Quy định này và chưa cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ do tổ chức, cá nhân quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện. Kinh phí cắm mốc được lấy từ nguồn tài chính trong quản lý, khai thác và nguồn hợp pháp khác.

3. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện theo quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số Điều của Luật Thủy lợi và các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan.

Điều 6. Các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải có giấy phép

1. Trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, các hoạt động chỉ được tiến hành khi có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền:

a) Xây dựng công trình mới;

b) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;

c) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;

d) Xả nước thải vào công trình thủy lợi, trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ;

đ) Trồng cây lâu năm;

e) Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;

g) Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;

h) Nuôi trồng thủy sản;

i) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác;

k) Xây dựng công trình ngầm.

2. Cấp phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo chương IV Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan tham mưu và thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép, cấp gia hạn giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

4. Các tổ chức, cá nhân được giao quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm rà soát, kiểm tra các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Nếu chưa có giấy phép phải tiến hành cho đăng ký bổ sung, đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn đối với từng loại.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

Các hành vi nghiêm cấm được quy định như sau:

1. Đổ chất thải, rác thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; xả nước thải trái quy định của pháp luật vào công trình thủy lợi; các hành vi khác làm ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi.

2. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình thủy lợi.

3. Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép làm ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi.

4. Sử dụng xe cơ giới vượt tải trọng cho phép đi trên công trình thủy lợi; sử dụng xe cơ giới, phương tiện thủy nội địa lưu thông trong công trình thủy lợi khi có biển cấm, trừ các loại xe, phương tiện ưu tiên theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.

5. Cản trở việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thủy lợi.

6. Khai thác nước trái phép từ công trình thủy lợi.

7. Tự ý vận hành công trình thủy lợi; vận hành công trình thủy lợi trái quy trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

8. Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ứng phó khẩn cấp khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố.

9. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

10. Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi chưa có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung của giấy phép được cấp cho các hoạt động quy định tại Điều 44 của Luật Thủy lợi.

Điều 8. Việc xử phạt vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

Khi phát hiện các hành vi vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi báo cáo ngay chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xử lý vi phạm. Các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải được ngăn chặn xử lý kịp thời, đảm bảo đúng theo quy định của Nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của các Sở, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện Quy định này;

b) Đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý công trình thủy lợi tại địa phương lập phương án bảo vệ công trình; thẩm định, trình phê duyệt và theo dõi việc tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác công trình thủy lợi rà soát hiện trạng sử dụng đất trong hành lang bảo vệ công trình;

b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có liên quan thực hiện việc quản lý và sử dụng đất theo quy định;

c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định.

3. Sở Giao thông vận tải

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình trong việc xác định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có kết hợp giao thông, chỉ đạo cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ công trình theo quy định.

4. Sở Tài chính

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí phục vụ công tác cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, công tác hỗ trợ, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định.

5. Các Sở, ngành khác có liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện quy định này.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thực hiện quy định này;

b) Tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định này trên địa bàn; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi, các đơn vị có liên quan trên địa bàn thực hiện quy định này;

c) Thực hiện bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương theo quy định của pháp luật. Chủ trì phối hợp xử lý các hành vi vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về tình hình vi phạm và công tác xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn trước ngày 25 hàng tháng;

d) Tổ chức thực hiện việc thu hồi đất, giao đất theo thẩm quyền.

7. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

a) Tuyên truyền, phổ biến quy định này tại địa phương.

b) Thực hiện bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương theo quy định của pháp luật. Phối hợp với tổ chức khai thác công trình thủy lợi cắm mốc và quản lý mốc giới bảo vệ công trình khi được bàn giao;

c) Phối hợp kịp thời với các tổ chức khai thác công trình thủy lợi, các đơn vị có liên quan rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định;

d) Kịp thời xử lý những hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ công trình trên địa bàn theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền xử lý thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý.

8. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi

a) Lập, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo phân cấp phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ công trình thủy lợi nhỏ do tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi nhỏ quyết định phương án bảo vệ công trình thủy lợi;

b) Tổ chức cắm mốc và quản lý các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình theo quy định hiện hành;

c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình rà soát hiện trạng sử dụng đất trong hành lang bảo vệ công trình, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành;

d) Lập và bàn giao hồ sơ quản lý phạm vi bảo vệ công trình cho Ủy ban nhân dân cấp xã để phối hợp quản lý;

đ) Chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, quản lý hành lang, mốc giới bảo vệ công trình. Trường hợp hành lang bảo vệ công trình bị lấn chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành lang bị vi phạm để xử lý;

e) Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết;

f) Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm; phối hợp các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức tuyên truyền việc thực hiện quy định này trên địa bàn.

Điều 10. Xử lý chuyển tiếp

1. Đối với công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi không ảnh hưởng đến an toàn, năng lực phục vụ của công trình thủy lợi trước ngày Quy định này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng nhưng không được mở rộng quy mô hoặc thay đổi kết cấu. Nếu công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ảnh hưởng đến an toàn, năng lực phục vụ của công trình thủy lợi phải thực hiện các giải pháp khắc phục; trường hợp không thể khắc phục phải dỡ bỏ hoặc di dời.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi xây dựng kế hoạch và thực hiện dỡ bỏ hoặc di dời công trình quy định tại Điều 48 Luật Thủy lợi.

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh các đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất