Quy chuẩn QCVN 03-01:2018/BNNPTNT Keo dán gỗ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 03-01:2018/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 03-01:2018/BNNPTNT Keo dán gỗ
Số hiệu:QCVN 03-01:2018/BNNPTNTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLĩnh vực: Công nghiệp, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:27/12/2018Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 03-01:2018/BNNPTNT

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QCVN 03-01:2018/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KEO DÁN GỖ

National Technical Regulation on wood adhesives

Lời nói đầu

QCVN 03-01:2018/BNNPTNT do Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Thông tư số 40 /2018/TT-BNNPTNT ngày 27  tháng  12 năm 2018

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA V KEO DÁN G

National technical regulation on wood adhesives

PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chất lượng phải tuân thủ đối với các sản phẩm, hàng hóa keo dán gỗ được sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trưng Việt Nam.

Quy chuẩn này không áp dụng cho các sản phẩm, hàng hóa keo dán gỗ nhập khẩu dưới dạng mẫu thử; hàng mẫu; hàng triển lãm hội chợ; hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng hóa quá cảnh.

1.2  Đối tượng áp dụng

1.2.1  Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phi, lưu thông, lưu trữ và sử dụng sản phẩm hàng hóa keo dán gỗ.

1.2.2  Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa có liên quan.

1.2.3  Các tổ chức được chỉ định đánh giá sự phù hợp các sn phẩm, hàng hóa kéo dán gỗ.

1.3  Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1

Lô sản phẩm

Tập hợp một loại sản phẩm, hàng hóa keo dán gỗ có cùng thông số kỹ thuật và được sản xuất cùng một đợt trên cùng một dây chuyền công nghệ.

1.3.2

Lô hàng hóa

Tập hợp một loại sản phẩm, hàng hóa keo dán gỗ được xác định về số lượng, có cùng nội dung ghi nhãn, do một tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tại cùng một địa điểm được phân phối, lưu thông và tiêu thụ trên thị trường.

1.3.3

Mu điển hình

Mu đại diện cho một kiểu, loại cụ thể của sản phẩm, hàng hóa keo dán gỗ được sản xuất theo cùng một dạng thiết kế, trong cùng một điều kiện và sử dụng cùng loại keo dán gỗ.

1.3.4

Mu đại diện

Mẫu, trong phạm vi độ chụm của các phương pháp thử được sử dụng, thỏa mãn tất cả các đặc tính của vật liệu được lấy mẫu.

1.4  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng quy chuẩn này. Khi các tiêu chuẩn này được soát xét, sửa đổi thì áp dụng phiên bản mới nhất.

TCVN 11568: 2016, Keo dán gỗ- Thuật ngữ và định nghĩa

TCVN 11569:2016, Keo dán gỗ- Xác định hàm lượng formaldehyde tự do

TCVN 2090: 2015 (ISO 15528 : 2013), Sơn, vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni - Lấy mẫu.

TCVN 4851: 1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

PHẦN 2: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1  Các sản phẩm keo dán gỗ phải được kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật và phải thỏa mãn mức yêu cầu kỹ thuật quy định trong bảng 2.1

2.2  Phương pháp thử áp dụng khi kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của các sản phẩm keo dán gỗ được quy định trong bảng 2.1

Bảng 2.1 - Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm keo gắn gỗ dùng trong chế biến gỗ

Chỉ tiêu kỹ thuật

Tên sản phẩm

Mức yêu cầu

Phương pháp thử

Quy cách mẫu

Hàm lượng formadehyde tự do, không lớn hơn,%

Các loại keo có chứa formaldehyde theo TCVN 11568: 2016

1,4

TCVN 11569:2016

Các lô sản phẩm, hàng hóa keo dán gỗ được lấy mẫu theo TCVN 2090:2015 (ISO 15528:2013) để kiểm tra hàm lượng formadehyde tự do

GHI CHÚ: (1)- Các chỉ tiêu được xác định cho dạng dung dịch keo dán gỗ;

- Đối với keo dán gỗ dạng bột phải được chuyển thành dạng dung dịch với đầy đủ các thành phần kèm theo của nhà sản xuất trước khi xác định các chỉ tiêu.

- Với keo nhiều thành phần phải pha chế đầy đủ các thành phần theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất trước khi xác định các chỉ tiêu.

PHẦN 3: QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1  Quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy

3.1.1  Các sản phẩm, hàng hóa keo dán gỗ phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật nêu trong Bảng 2.1 Phần 2 dựa trên kết quả Chứng nhận hợp quy của Tổ chức đánh giá sự phù hợp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận.

3.1.2  Phương thức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn

3.1.2.1  Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa keo dán gỗ được lựa chọn Phương thức đánh giá 5 hoặc Phương thức đánh giá 7 theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012.

3.1.2.2  Công tác chứng nhận hợp quy thực hiện theo Phương thức 5:

- Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.

- Hiệu lực của giấy Chứng nhận hợp quy: 01 năm đối với sản phẩm nhập khẩu; 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.

3.1.2.3  Công tác chứng nhận hợp quy thực hiện theo Phương thức 7:

- Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm theo hình thức hậu kiểm.

- Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm.

3.1.3  Phương pháp lấy mẫu, quy cách và khối lượng mẫu điển hình

3.1.3.1  Phương pháp lấy mẫu điển hình tuân theo các quy định nêu trong tiêu chuẩn quốc gia hiện hành về phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử đối với sản phẩm tương ứng.

3.1.3.2  Quy cách và khối lượng mẫu điển hình cho mỗi lô sản phẩm tuân theo quy định trong các Bảng nêu tại Phần 2.

3.1.4  Trình tự, thủ tục chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và dấu hợp quy được thực hiện theo quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và các quy định hiện hành của pháp luật khác có liên quan.

3.2  Quy định về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

3.2.1  Phải ghi nhãn và công bố đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cho tất cả các bao gói sản phẩm. Việc ghi nhãn sản phẩm thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa.

3.2.2  Quy định về bao gói (với sản phẩm đóng bao, kiện, thùng), vận chuyển và bảo quản được nêu trong tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm đó.

3.3  Đánh giá giám sát

Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, mỗi sản phẩm công bố hợp quy phải được lấy mẫu để đánh giá giám sát với tần suất không được vượt quá 12 tháng/1 lần và thnghiệm tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này với tần suất ít nhất 03 năm/lần/chỉ tiêu.

PHẦN 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

4.1  Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

4.1.1  Tổ chức, cá nhân sản xuất trong nước phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và ghi nhãn phù hợp với các yêu cầu quy định tại phần 2 và phần 3 của Quy chuẩn này.

4.1.2  Phương thức đánh giá hợp quy thực hiện theo quy định tại mục 3.1 của Quy chuẩn này.

4.1.3  Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, phân phối, bán lẻ chỉ được kinh doanh sản phẩm keo dán gỗ phải đảm bảo chất lượng, có dấu hợp quy và nhãn phù hợp với các quy định tại quy chuẩn này và các quy định hiện hành có liên quan.

4.2  Tổ chức thực hiện

4.2.1  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức thực hiện Quy chuẩn này, quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp.

4.2.2  Các cơ quan có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa keo dán gỗ trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Quy chuẩn này và các quy định hiện hành của pháp luật.

4.2.3  Trong quá trình thực hiện Quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về cơ quan quản lý chuyên ngành và Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn và xử lý.

4.2.4  Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới./.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi