Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-148:2013/BNNPTNT Khảo nghiệm, kiểm định lợn giống

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-148:2013/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-148:2013/BNNPTNT Khảo nghiệm, kiểm định lợn giống
Số hiệu:QCVN 01-148:2013/BNNPTNTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:12/06/2013Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-148:2013/BNNPTNT

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QCVN 01-148 : 2013/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH LỢN GIỐNG

National technical regulation on experiment, testing breeding pigs

Lời nói đầu

QCVN 01 - 148: 2013/BNNPTNT do Cục Chăn nuôi biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 31/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 06 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH LỢN GIỐNG

National technical regulation on experiment, testing breeding pigs

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về khảo nghiệm, kiểm định lợn giống.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm, kiểm định lợn giống trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ trong Quy chuẩn này được hiểu như sau:

1.3.1. Khảo nghiệm lợn giống là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi trong điều kiện và thời gian nhất định lợn giống mới được nhập khẩu lần đầu hoặc lợn giống mới được tạo ra trong nước nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng của lợn giống đó.

1.3.2. Kiểm định lợn giống là việc kiểm tra, đánh giá lại năng suất, chất lượng của lợn giống sau khi đưa ra sản xuất.

1.3.3. Lợn giống: bao gồm lợn đực giống, lợn cái giống và lợn thương phẩm.

1.3.4. Giống lợn: bao gồm giống hoặc dòng.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Số lượng lợn giống cần khảo nghiệm, kiểm định

2.1.1. Đối với lợn đực giống

2.1.1.1. Lợn đực hậu bị

a) Khảo nghiệm:

Số lượng lợn đực hậu bị đưa vào khảo nghiệm được chọn ngẫu nhiên không ít hơn 4 con mỗi giống.

b) Kiểm định:

- Đàn giống có số lượng nhỏ hơn 10 con mỗi giống thì kiểm định không ít hơn 4 con.

- Đàn giống có số lượng từ 10 con đến 30 con mỗi giống thì kiểm định không ít hơn 8 con.

- Đàn giống có số lượng lớn hơn 30 con mỗi giống thì kiểm định không ít hơn 12 con.

2.1.1.2. Lợn đực làm việc: sử dụng chung cho khảo nghiệm, kiểm định

a) Đối với lợn đực giống khai thác tinh

- Số lượng lợn đực giống khai thác tinh không ít hơn 4 con mỗi giống.

- Số lượng mẫu tinh nguyên để kiểm tra chất lượng tinh dịch theo các chỉ tiêu: lượng xuất tinh (V), hoạt lực tinh trùng (A), Nồng độ tinh trùng (C), tỷ lệ kỳ hình (K) không ít hơn 05 mẫu đối với mỗi lợn đực giống.

- Số lượng lợn cái dùng để phối giống bằng truyền tinh nhân tạo không ít hơn 10 con đối với mỗi lợn đực giống.

b) Đối với lợn đực giống phối giống trực tiếp

- Số lượng lợn đực giống phối giống trực tiếp không ít hơn 4 con mỗi giống.

- Số lượng lợn cái sử dụng để phối giống trực tiếp không ít hơn 10 con đối với mỗi lợn đực giống.

2.1.2. Đối với lợn cái giống

2.1.2.1. Khảo nghiệm:

Số lượng lợn cái đưa vào khảo nghiệm không ít hơn 10 con mỗi giống.

2.1.2.2. Kiểm định:

Số lượng lợn cái đưa vào kiểm định không ít hơn 10 con mỗi giống.

2.1.3. Đối với lợn thương phẩm

Số lượng lợn đưa vào khảo nghiệm, kiểm định không ít hơn 30 con (tỷ lệ đực/cái là 1:1)

2.2. Khối lượng, thời gian khảo nghiệm, kiểm định

2.2.1. Đối với lợn đực giống

2.2.1.1. Lợn đực hậu bị

- Lợn ngoại: bắt đầu từ lúc 25 kg và kết thúc lúc 100 kg.

- Lợn nội: bắt đầu từ lúc 15 kg và kết thúc lúc 50 kg.

2.2.1.2. Lợn đực khai thác tinh

- Lợn đực khai thác tinh đưa vào khảo nghiệm, kiểm định tính từ khi kết thúc khảo nghiệm giai đoạn hậu bị.

- Thời gian khảo nghiệm tính từ khi bắt đầu đưa vào khảo nghiệm đến khi kết thúc theo dõi tất cả các chỉ tiêu.

- Thời gian kiểm định tính từ khi bắt đầu đưa vào kiểm định đến khi kết thúc theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu kiểm định.

2.2.1.3. Lợn đực giống phối trực tiếp

- Lợn đực sử dụng phối giống trực tiếp đưa vào khảo nghiệm, kiểm định tính từ khi kết thúc khảo nghiệm giai đoạn hậu bị.

- Thời gian khảo nghiệm tính từ khi bắt đầu đưa vào khảo nghiệm đến khi kết thúc theo dõi tất cả các chỉ tiêu.

- Thời gian kiểm định tính từ khi bắt đầu đưa vào kiểm định đến khi kết thúc theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu kiểm định.

2.2.2. Đối với lợn cái giống

- Lợn cái đưa vào khảo nghiệm tính từ khi kết thúc kiểm tra cá thể chuẩn bị đưa lên phối giống.

- Thời gian khảo nghiệm từ lúc phối giống tới khi cai sữa lứa 2.

- Thời gian kiểm định từ sau khi phối giống tới khi kết thúc theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu kiểm định tính đến hết lứa 2.

2.2.3. Đối với lợn thương phẩm

- Lợn ngoại: bắt đầu từ 25 kg và kết thúc 100 kg để theo dõi các chỉ cần khảo nghiệm, kiểm định.

- Lợn lai (ngoại x nội): bắt đầu từ 20 kg và kết thúc 80 kg để theo dõi các chỉ tiêu cần khảo nghiệm, kiểm định.

2.3. Địa điểm khảo nghiệm, kiểm định

Tại cơ sở đã đăng ký hoạt động khảo nghiệm, kiểm định lợn giống đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

2.4. Chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác

Thực hiện theo đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác của cơ sở cung cấp lợn giống đã công bố.

2.5. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khảo nghiệm, kiểm định lợn giống

- Đối với khảo nghiệm: theo dõi và xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nêu tại mục 2.5.1; 2.5.2; 2.5.3.

- Đối với kiểm định: thực hiện kiểm tra, theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu.

2.5.1. Lợn đực giống

2.5.1.1. Lợn đực hậu bị

TT

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

Đơn vị tính

1

Tăng khối lượng

g/ngày

2

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

kg

3

Độ dầy mỡ lưng (đo ở vị trí P2)

mm

2.5.1.2. Lợn đực làm việc

a) Lợn đực giống phối trực tiếp

TT

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

Đơn vị tính

1

Tỷ lệ thụ thai

%

2

Số con sơ sinh sống/ổ

con

3

Khối lượng sơ sinh

kg

b) Lợn đực giống khai thác tinh để phối giống bằng truyền tinh nhân tạo

TT

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

Đơn vị tính

1

Lượng tinh xuất (V)

ml

2

Hoạt lực tinh trùng (A)

%

3

Nồng độ tinh trùng (C)

triệu/ml

4

Tỷ lệ kỳ hình

%

5

VAC (tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh)

tỷ

6

Tỷ lệ thụ thai

%

7

Số con sơ sinh sống/ổ

con

8

Khối lượng sơ sinh

kg

2.5.2. Lợn cái giống

TT

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

Đơn vị tính

1

Số con sơ sinh sống/ổ

con

2

Số con cai sữa/ổ

Con

3

Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh

Kg

4

Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa

Kg

5

Tuổi đẻ lứa đầu

ngày

6

Số lứa đẻ/nái/năm

lứa

2.5.3. Lợn thương phẩm

TT

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

Đơn vị tính

1

Số ngày tuổi đạt 100 kg đối với lợn ngoại và 80 kg đối với lợn lai (ngoại x nội)

Ngày

2

Tăng khối lượng/ngày

g/ngày

3

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

Kg

4

Độ dày mỡ lưng (vị trí P2)

Mm

2.6. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật

2.6.1. Lợn đực giống

2.6.1.1. Lợn đực hậu bị

Lợn đực hậu bị khảo nghiệm, kiểm định được cân khi bắt đầu đưa vào khảo nghiệm, kiểm định và lúc kết thúc khảo nghiệm, kiểm định. Cân lợn vào đầu giờ sáng, cân riêng từng con bằng cân điện tử hoặc cân bàn có độ chính xác đến ±0,1 kg.

a) Tăng khối lượng/ngày (g/ngày):

- Khối lượng đưa vào khảo nghiệm, kiểm định (kg)

- Khối lượng kết thúc khảo nghiệm, kiểm định (kg)

- Thời gian nuôi khảo nghiệm, kiểm định (ngày)

- Tăng khối lượng trong thời gian khảo nghiệm, kiểm định (g/ngày) được tính theo công thức:

Tăng khối lượng/ngày =

Khối lượng kết thúc khảo nghiệm, kiểm định - Khối lượng đưa vào khảo nghiệm, kiểm định (kg)

x 1000

Thời gian nuôi khảo nghiệm, kiểm định (ngày)

b) Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg)

- Thức ăn lợn tiêu thụ là lượng thức ăn lợn đã ăn vào.

- Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) được tính theo công thức:

Tiêu tốn thức ăn =

Tổng lượng thức ăn tiêu thụ (kg TA)

Khối lượng lợn lúc kết thúc khảo nghiệm, kiểm định (kg)- Khối lượng lợn đưa vào khảo nghiệm kiểm định (kg)

c) Độ dày mỡ lưng tại vị trí P2 (mm)

- Đo bằng thiết bị thích hợp theo quy định hiện hành hoặc có thể dùng thiết bị Lean Meater.

- Đối với lợn có khối lượng lớn hơn 100 kg, vị trí đo cách điểm gốc của xương sườn cuối 6,5 cm về hai bên vuông góc với đường sống lưng.

- Đối với lợn có khối lượng lớn hơn 85 kg và nhỏ hơn hoặc bằng 100 kg, vị trí đo cách điểm gốc của xương sườn cuối 6 cm về hai bên vuông góc với đường sống lưng.

- Đối với lợn có khối lượng nhỏ hơn 85 kg, vị trí đo cách điểm gốc của xương sườn cuối 5,5 cm về hai bên vuông góc với đường sống lưng.

2.6.1.2. Lợn đực làm việc

a) Lợn đực giống phối trực tiếp

- Tỷ lệ thụ thai (%) được tính bằng công thức:

Tỷ lệ thụ thai (%) =

Tổng số lợn nái phối có chửa lần 1

X 100

Tổng số lợn nái được phối

- Số con sơ sinh sống/ổ: là tổng số lợn con đẻ ra còn sống đến 24 h của các lợn nái của một lợn đực phối giống chia cho tổng số lợn nái đẻ.

Số con sơ sinh sống/ổ =

Tổng số lợn con đẻ ra còn sống đến 24 h của các lợn nái

Tổng số lợn nái đẻ

- Khối lượng sơ sinh: là khối lượng bình quân của tất cả lợn con đẻ ra còn sống của các lợn nái được phối với một lợn đực giống, được tính bằng kilogam trong khoảng thời gian từ 12 hđến 18 h sau khi đẻ ra.

b) Lợn đực giống khai thác tinh để phối giống bằng truyền tinh nhân tạo

- Lượng xuất tinh (V) (ml) là thể tích tinh dịch trong một lần xuất tinh của lợn đực giống sau khi đã lọc bỏ chất keo phèn.

- Hoạt lực tinh trùng (A) (%) là tỷ lệ phần trăm số tinh trùng có hoạt động tiến thẳng trong vi trường.

- Nồng độ tinh trùng (C) (triệu/ml) là số lượng tinh trùng trong 1 ml tinh dịch.

- Tỷ lệ kỳ hình (K) (%) là tỷ lệ phần trăm giữa tinh trùng khác thường có trong tổng số 300 đến 500 tinh trùng nhuộm mầu đã đếm được.

- VAC (tỷ) là tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần xuất tinh được tính bằng cách nhân lượng xuất tinh (V) với hoạt lực tinh trùng (A) và nồng độ tinh trùng (C).

- Các chỉ tiêu kỹ thuật trên được thực hiện theo các tiêu chuẩn kỹ thuất quốc gia và các phương pháp đánh giá hiện hành về tinh dịch lợn.

2.6.2. Lợn cái giống

2.6.2.1. Số con sơ sinh sống/ổ (con)

- Là số lợn con đẻ ra còn sống đến 24 h kể từ khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng của lứa đẻ đó

- Xác định thông qua việc đếm số lượng thực tế

2.6.2.2. Số con cai sữa/ổ (con)

- Là số lợn con còn sống tính đến thời điểm cai sữa

- Xác định thông qua việc kiểm đếm thực tế

2.6.2.3. Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh (kg)

- Là tổng khối lượng của tất cả lợn con sinh ra còn sống, tính bằng kilogam trong khoảng thời gian 12 h đến 18 h sau khi đẻ ra.

- Xác định khối lượng lợn con bằng cân bàn hoặc cân điện tử, độ chính xác đến ± 0,1 kg.

2.6.2.4. Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa (kg)

- Là tổng khối lượng của tất cả lợn con còn sống đến thời điểm cai sữa của một lứa đẻ.

- Xác định khối lượng lợn cai sữa bằng cân bàn hoặc cân điện tử, độ chính xác đến ± 0,1 kg.

2.6.2.5. Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)

- Là số ngày tuổi tính từ khi sinh ra đến khi đẻ lứa đầu tiên.

- Xác định thông qua số liệu ghi chép trên sổ sách theo dõi của cơ sở.

2.6.2.6. Số lứa đẻ/nái/năm (lứa)

- Là số lứa đẻ của lợn nái trong một năm.

- Xác định thông qua khoảng cách giữa hai lứa đẻ.

- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (ngày): là thời gian tính từ khi đẻ lứa này tới khi đẻ lứa kế tiếp của tất cả lợn nái đã theo dõi.

2.6.3. Lợn giống nuôi thịt

- Số ngày tuổi đạt khối lượng 100 kg đối với lợn ngoại và đạt khối lượng 80 kg đối với lợn lai (ngoại x nội) xác định thông qua sổ sách ghi chép tại cơ sở.

- Phương pháp xác định các chỉ tiêu: tăng khối lượng (g/ngày), tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, độ dày mỡ lưng tại vị trí P2 theo mục 2.6.1.1.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy

3.1.1. Giống lợn của các cơ sở sản xuất kinh doanh phải được chứng nhận hợp quy về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thật theo các quy định tại Quy chuẩn này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.2. Công bố hợp quy

3.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lợn giống phải thực hiện công bố hợp quy và đăng ký hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.2.2. Lợn giống của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lưu thông trên thị trường phải có dấu chứng nhận hợp quy đóng trên giấy chứng nhận chất lượng con giống.

3.2.3. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy quy định tại Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3. Giám sát, xử lý vi phạm

3.3.1. Cục Chăn nuôi, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

3.4. Tổ chức thực hiện

3.4.1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nêu tại mục 1.2 phải áp dụng quy chuẩn này.

3.4.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Cục Chăn nuôi phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

3.4.3. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

3.4.4. Trong trường hợp Việt Nam ký kết hiệp định song phương hoặc đa phương mà có những điều khoản khác với quy định trong Quy chuẩn này thì thực hiện theo điều khoản của hiệp định song phương hoặc đa phương đó./.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi