Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-140:2013/BNNPTNT Quy trình điều tra, thu thập, xử lý và bảo quản mẫu bệnh virus hại lúa
- Thuộc tính
- Nội dung
- Quy chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-140:2013/BNNPTNT
Số hiệu: | QCVN 01-140:2013/BNNPTNT | Loại văn bản: | Quy chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày ban hành: | 14/06/2013 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-140:2013/BNNPTNT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QCVN 01 - 140 : 2013/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ QUY TRÌNH ĐIỀU TRA, THU THẬP, XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN MẪU BỆNH VIRUS HẠI LÚA
National technical regulation on procedure for surveying, collecting and preserving rice virus diseases
Lời nói đầu
QCVN 01 - 140 : 2013/BNNPTNT do Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 32/2013/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 6 năm 2013.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ QUY TRÌNH ĐIỀU TRA, THU THẬP, XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN MẪU BỆNH VI RÚT HẠI LÚA
National technical regulation on procedure for surveying, collecting and preserving rice virus diseases
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định phương pháp điều tra, thu thập, xử lý và bảo quản mẫu bệnh vi rút hại lúa và vector truyền bệnh trong công tác bảo vệ thực vật được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan tới việc điều tra, thu thập, xử lý và bảo quản mẫu bệnh vi rút hại lúa trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Điều tra
Là thực hiện một quy trình chuẩn trong một thời gian cụ thể để xác định đặc điểm của quần thể dịch hại hoặc sự có mặt của loài dịch hại tại một vùng
1.3.2. Điều tra định kỳ
Là hoạt động điều tra thường xuyên của cán bộ bảo vệ thực vật trong khoảng thời gian định trước trên tuyến điều tra thuộc khu vực điều tra nhằm nắm được diễn biến của dịch hại cây trồng.
1.3.3. Điều tra bổ sung
Là mở rộng tuyến điều tra hoặc tăng số lần điều tra vào các thời kỳ xung yếu của cây trồng và dịch hại đặc thù của vùng sinh thái hoặc trong vùng dịch, vùng đệm, vùng bị dịch uy hiếp, nhằm xác định chính xác thời gian phát sinh, diện phân bố và mức độ gây hại của dịch hại chủ yếu trên các cây trồng chính ở địa phương, cũng như sự lây lan hoặc tái phát dịch.
1.3.4. Điểm điều tra
Là điểm được bố trí ngẫu nhiên nằm trong khu vực điều tra.
1.3.5. Mẫu điều tra
Là số lượng cây, hoặc bộ phận của cây trồng hoặc cá thể dịch hại trên đơn vị điểm điều tra.
1.3.6. Mẫu thu thập
Là số lượng cây, hoặc bộ phận của cây trồng bị bệnh hoặc cá thể dịch hại thu thập được tại điểm điều tra.
1.3.7. Vector truyền bệnh vi rút
Là vật trung gian giúp cho vi rút có thể từ một cây bệnh xâm nhập vào cây khỏe để thực hiện quá trình xâm nhiễm gây bệnh
1.3.8. Triệu chứng
Là sự biến đổi của mô cây bị bệnh biểu hiện ra bên ngoài mà ta có thể quan sát, nhận biết được.
1.3.9. Loại hình triệu chứng
Là một trong số các loại triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài mà ta có thể quan sát nhận biết được.
1.3.10. Phương thức lây lan
Là cách mà dịch hại mở rộng phạm vi phân bố địa lý trong một vùng
1.3.11. Xử lý mẫu
Là quá trình ghi chép thông tin vào sổ nhận mẫu, chọn lọc, phân loại mẫu, chụp ảnh và làm mẫu lưu
1.3.12. Silicagen tự chỉ thị
Là chất hút ẩm dùng để làm khô nhanh mẫu cây lúa bị bệnh và có khả năng tự chuyển màu khi đã hút đủ nước.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu kỹ thuật
2.1.1 Yêu cầu chung
- Điều tra đầy đủ, chính xác diễn biến của bệnh vi rút hại lúa và các yếu tố ngoại cảnh tác động đến chúng.
- Đánh giá tình hình và nhận định khả năng phát sinh, phát triển, gây hại của bệnh, vector truyền bệnh vi rút hại lúa trong thời gian tới, so sánh với kỳ điều tra liền kề trước và cùng kỳ năm trước.
- Thống kê diện tích nhiễm bệnh (nhẹ, trung bình, nặng), diện tích mất trắng và diện tích đã được xử lý bằng các biện pháp.
2.1.2. Thiết bị và dụng cụ điều tra
- Khay, khung điều tra.
- Bẫy đèn Compact 40 W, đèn Neon 60 cm.
- Thước dây, thước gỗ điều tra, túi nilon các cỡ, băng giấy dính, băng dính, ống hút rầy, thùng đá.
- Dao, kéo, panh, bút lông dụng cụ đào đất.
- Tuýp nhựa loại 25 và 50 ml có chứa sẵn silicagen tự chỉ thị, Cồn 700 .
- Hộp nhựa nuôi côn trùng được đục thủng nắp hoặc châm kim xung quanh.
- Máy ảnh, sổ ghi chép, bút chì, bút mực, giấy ghi nhãn.
- Tài liệu tham khảo về bệnh vi rút hại lúa (nếu có)
- Mũ, ủng, áo mưa, găng tay, khẩu trang.
2.1.3. Yêu cầu khác
2.1.3.1. Yêu cầu về cán bộ điều tra
- Cán bộ điều tra phải có kiến thức cơ bản về bệnh do vi rút gây ra như các loại hình triệu chứng cơ bản của bệnh vi rút, đặc biệt là triệu chứng của những bệnh vi rút hại lúa đã được phát hiện và công bố.
- Đối với những bệnh mới được phát hiện, cán bộ điều tra phải được đào tạo, tập huấn về cách nhận biết các loại hình triệu chứng.
- Cán bộ điều tra phải nắm được phương thức lan truyền của bệnh, đặc điểm hình thái, tập tính của vector truyền bệnh.
2.1.3.2. Yêu cầu về các thông tin điều tra lấy mẫu
- Tên giống cây ký chủ hoặc vector
- Địa điểm điều tra: (ghi rõ cả địa chỉ thôn nếu một xã điều tra nhiều điểm)
- Ngày điều tra thu mẫu
- Người điều tra thu mẫu
- Giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ký chủ
- Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh trên đồng ruộng
- Mô tả triệu chứng
- Diện tích nhiễm
- Mật độ vector (sự xuất hiện của vector truyền bệnh)
2.1.3.3. Phiếu gửi mẫu
Các thông tin trong phiếu gửi mẫu, nhãn đính kèm theo mẫu được quy định tại phụ lục số 1 của quy chuẩn này
2.1.4. Yêu cầu về chất lượng mẫu
2.1.4.1. Cây lúa bị bệnh
- Mẫu phải đảm bảo còn tươi, không héo úa, dập nát.
- Phải đảm bảo đầy đủ các thông tin theo quy định tại mục 2.1.3.2.
2.1.4.2. Vector truyền bệnh vi rút
- Mẫu rầy sống.
- Mẫu rầy chết phải đảm bảo từng cá thể còn nguyên vẹn không dập nát, thối rữa.
- Phải đảm bảo đầy đủ các thông tin theo quy định tại mục 2.1.3.2.
2.2. Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra theo phương pháp điều tra bệnh vi rút hại lúa của QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT “phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng”.
2.3. Phương pháp thu thập mẫu
2.3.1. Đối với cây ký chủ (bệnh vi rút hại lúa)
- Chọn lựa cây lúa có triệu chứng điển hình với từng loại bệnh vi rút hại lúa, thu thập toàn bộ số cây lúa (cả phần rễ) bị bệnh/1 điểm lấy mẫu.
- Mẫu được rửa sạch phần đất ở rễ, chụp ảnh, cho vào túi nilon giữ ẩm (không buộc kín miếng túi) và ghi ký hiệu mẫu.
- Túi mẫu được bảo quản trong thùng đá để đảm bảo mẫu còn tươi trong quá trình vận chuyển mẫu về phòng phân tích, giám định.
- Trường hợp mẫu bệnh không được chuyển đến phòng phân tích, giám định ngay; mẫu được rửa sạch, dùng giấy ẩm quấn phần rễ, bảo quản mẫu trong túi giữ ẩm và được giữ ở nơi thoáng mát (hoặc ngăn mát tủ lạnh ở 40C). Hoặc mẫu có thể giữ lại phần đất ở rễ để đảm bảo mẫu bệnh được tươi
2.3.2. Đối với vector truyền bệnh (mẫu rầy)
Thu thập từ ruộng lúa hay từ các bẫy đèn (trong thời gian sinh trưởng của cây lúa và cao điểm rầy hàng tháng) thu thập khoảng 20 – 100 con/bẫy hoặc địa điểm lấy mẫu, phân loại riêng biệt từng loài ghi ký hiệu mẫu.
- Đối với rầy thu thập từ bẫy đèn: rầy được cho ống tuýp nhựa chuyên dùng cho thu mẫu côn trùng khô, nếu chưa gửi về phòng phân tích ngay thì phải bảo quản mẫu trong cồn 700 và để nơi thoáng mát điều kiện mát ở 40C.
- Đối với rầy thu thập từ ngoài đồng: cho rầy vào một hộp nhựa nuôi côn trùng trong hộp đặt một ít cây lúa (hoặc mạ) tươi để rầy bám, rồi chuyển mẫu rầy về phòng phân tích. Trường hợp mẫu rầy chưa được phân tích ngay, có thể bảo quản mẫu rầy trong cồn 700 và để nơi thoáng mát ở 40C trong thời gian không quá 1 tuần sau khi thu thập mẫu ngoài đồng.
- Lưu ý: Một số điều cần tránh đối với việc bảo quản mẫu rầy sau khi thu thập: không giữ mẫu ở nhiệt độ phòng, không để mẫu bị ẩm mốc sẽ làm hỏng mẫu rầy.
2.4. Vận chuyển mẫu
- Mẫu được ghi ký hiệu, đóng gói trong thùng carton và có phiếu gửi mẫu kèm theo cho từng địa điểm. Mẫu được vận chuyển đến cơ quan giám định theo sự phân công của Cục Bảo vệ thực vật.
- Nếu thời gian vận chuyển mẫu trên 2 ngày, mẫu phải được bảo quản trong thùng đá khô, đảm bảo khi đến nơi mẫu phải còn tươi.
2.5. Phương pháp xử lý và bảo quản
2.5.1. Đối với mẫu cây ký chủ
2.5.1.1. Kiểm tra mẫu
- Khi cơ quan giám định nhận được mẫu cây kỳ chủ bị bệnh, tiến hành kiểm tra tình trạng mẫu, loại bỏ những mẫu vàng úa không đảm bảo chất lượng. Vào sổ lưu mẫu và mô tả triệu chứng của từng mẫu, ghi ngày tháng nhận mẫu, ngày điều tra thu mẫu, người thu mẫu, địa điểm thu mẫu, diện tích bị nhiễm, giống bị nhiễm, yêu cầu giám định, chụp ảnh mẫu trước khi phân tích giám định tác nhân gây bệnh.
- Mẫu được chia thành hai phần, một phần dùng để giám định tác nhân gây bệnh, một phần lưu mẫu.
2.5.1.2. Lưu mẫu
- Sau khi kiểm tra sơ bộ và ghi chép thông tin, mẫu được rửa sạch, chọn những mẫu có triệu chứng điển hình và các bộ phận của cây có nồng độ vi rút cao cắt thành từng đoạn có chiều dài 2- 3 cm sau đó làm khô nhanh trong các ống tuýp loại 25 hoặc 50 ml có chứa silicagen tự chỉ thị.
- Mẫu sau khi xử lý được bảo quản ở trong tủ lạnh sâu -200C hoặc ở 40C trong tủ lạnh.
2.5.2. Đối với vector truyền bệnh vi rút
2.5.2.1. Kiểm tra mẫu
- Khi cơ quan giám định nhận được các mẫu rầy, tiến hành kiểm tra tình trạng mẫu, phân loại rầy, vào sổ lưu mẫu, ghi ngày tháng nhận mẫu, ngày điều tra thu mẫu, người thu mẫu, địa điểm thu mẫu, diện tích bị nhiễm, giống bị nhiễm, yêu cầu giám định tác nhân gây bệnh.
- Mẫu được chia thành hai phần, một phần dùng để giám định tác nhân gây bệnh, một phần dùng để lưu mẫu.
2.5.2.2. Lưu mẫu
- Nếu các mẫu rầy còn sống, xử lý làm chết bằng cách đặt trong tủ lạnh sâu -20oC hoặc ngăn làm đá của tủ lạnh thường hoặc nếu các mẫu rầy đã chết, kiểm tra loại bỏ những cá thể dập nát, rửa sạch bằng nước cất.
- Chia mẫu làm 2 phần, một phần để kiểm tra tác nhân mang bệnh vi rút và một phần ngâm trong cồn 700 làm mẫu lưu.
- Mẫu sau khi xử lý được bảo quản trong tủ lạnh sâu -200C hoặc ở 40C trong tủ lạnh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với Hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra, thu thập, xử lý và bảo quản mẫu bệnh vi rút tại Việt Nam.
PHỤ LỤC 1.
PHIẾU GỬI MẪU GIÁM ĐỊNH SINH VẬT HẠI
(Quy định)
Đơn vị gửi mẫu ....................................... ........., ngày ... tháng ..... năm ..................
Kính gửi: (Tên cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm giám định) .........................................
Ngày lấy mẫu | Địa điểm lấy mẫu | Tên hoặc ký hiệu mẫu | Giai đoạn sinh trưởng, phát triển | Số lượng mẫu gửi | Yêu cầu giám định | Ghi chú (Triệu chứng, Triệu chứng xuất hiện chủ yếu, diện tích, tỷ lệ nhiễm) | |||||
VL | LXL | LSĐ | VLTT | RTV | TNGB | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: VL (Bệnh vàng lùn); LXL (bệnh lùn xoắn lá); LSĐ (bệnh lùn sọc đen); VLTT (bệnh vàng lá tạm thời); RTV (Rice tungro virus); TNGB (Tác nhân gây bệnh)
Vào số sổ của cơ quan, tổ chức nhân mẫu ........, ngày....tháng...... năm ......
Người gửi mẫu Thủ trưởng cơ quan gửi mẫu Người nhận mẫu
PHỤ LỤC 2.
TRIỆU CHỨNG ĐIỂN HÌNH CỦA MỘT SỐ BỆNH VIRUS HẠI LÚA ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ Ở VIỆT NAM
(Tham khảo)
TT | Tên bệnh | Triệu chứng điển hình | Bộ phận có nồng độ vi rút cao |
1 | Bệnh vàng lùn (Rice grassy stunt vi rút) | - Cây lùn phát búi, biến vàng - Lá có nhiều đốm nâu nhỏ | Bẹ lá |
2 | Bệnh lùn xoắn lá (Rice ragged stunt vi rút) | - Cây lùn - Lá xanh đậm, cứng - Xoắn lá - Tỷ lệ lá bị rách 1 bên mép cao - Xuất hiện sọc trắng dọc gân lá, bẹ lá | Bẹ lá, đặc biệt là những vị trí có xuất hiện sọc trắng |
3 | Bệnh lùn sọc đen phương nam (Southern rice black streaked dwarf vi rút) | - Cây lùn - Lá xanh đậm, cứng - Tỷ lệ lá bị rách môt bên mép thấp - Xuất hiện sọc trắng dọc gân lá, bẹ lá - Xuất hiện u sáp ban đầu màu trắng sau đó chuyển màu đen tạo thành các đường sọc màu đen trên lóng thân | Bẹ lá, lóng thân, đặc biệt là vị trí có sọc trắng hoặc các nốt phồng |
4 | Bệnh tungro (Rice tungro baliciform vi rút) | - Cây lùn - Lá biến vàng hoặc vàng da cam và trên lá có thể xuất hiện những vết màu như gỉ sắt - Số nhánh giảm - Bông ngắn, hạt lép hoàn toàn hoặc lép lửng | Bẹ lá |
5 | Bệnh vàng lá tạm thời (Rice transitory yellowing disease) | -Bộ lá biến vàng, cây lùn, đẻ nhánh giảm - Trỗ kém hoặc không trỗ |
|
PHỤ LỤC 3.
CÁC LOẠI HÌNH TRIỆU CHỨNG CỦA MỘT SỐ BỆNH VIRUS HẠI LÚA ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
(Tham khảo)
I. Bệnh vi rút đã được công bố ở Việt Nam
1.1. Triệu chứng của bệnh vàng lùn
Cây lúa nhiễm vi rút vàng lùn sẽ sinh trưởng kém, thân còi cọc, đẻ nhiều nhánh thấp và lá thường dựng đứng (trông giống như 1 bụi cỏ). Phiến lá hẹp và có mầu xanh nhợt đến nàng nhợt hoặc khảm vàng. Trên phiến lá bệnh xuất hiện nhiều đốm mầu gỉ sắt, lá ngọn trỗ không thoát. Cây lúa nhiễm bệnh thường không trỗ hoặc trỗ yếu với tỷ lệ hạt lép cao.
1.2. Triệu chứng của bệnh lùn xoắn lá
Cây lúa nhiễm vi rút lùn xoắn lá thường thấp lùn, thân còi cọc. Lá cứng, ngắn và có mầu xanh đậm hơn bình thường. Mép lá bị rách hình chữ V có mầu vàng hoặc trắng vàng. Những lá trên ngọn thường xoắn lại, không thoát hoặc không hình thành. Cây nhiễm bệnh sau một thời gian sẽ xuất hiện những sọc trắng trên gân chính ở mặt sau của phiến lá và ở bẹ lá. Những sọc trắng này sau có thể chuyển mầu nâu đen. Cây lúa nhiễm bệnh thường không trỗ hoặc trỗ muộn với tỷ lệ hạt lép cao.
1.3. Triệu chứng của bệnh lùn sọc đen phương Nam
Cây lúa nhiễm vi rút có thể có một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:
Cây thấp, lùn, lá cứng, mọc xít nhau, xuất hiện sọc trắng chạy dọc theo gân chính và bẹ lá, toàn cây xanh đậm hơn bình thường, mép lá có nhiều vết nhăn ngang, xoắn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá và rách mép lá hình chữ V. Lóng thân xuất hiện những nốt phồng mầu trắng sau đó chuyển sang mầu nâu đến đen.
1.4. Triệu chứng của bệnh vàng lá tạm thời
Triệu chứng điển hình là bộ lá biến vàng, cây lùn, đẻ nhánh giảm. Hai đến ba tuần sau cấy, một cây bệnh điển hình có 1-2 lá phía dưới bị biến vàng, sau chuyển thành vàng sáng hoặc vàng cam tối, cuối cùng các lá vàng này trở nên nhăn héo. Lá biến vàng thường bắt đầu từ đỉnh lá và trên cây thì các lá phía dưới biến vàng trước sau đó mới lan lên các lá phía trên. Trên các lá biến vàng, có thể xuất hiện các chấm nhỏ màu nâu đỏ (màu gỉ sắt). Trên giống mẫn cảm, cây bị lùn, giảm mạnh khả năng đẻ nhánh, trỗ kém hoặc không trỗ. Cây nhiễm sớm có thể biểu hiện triệu chứng rõ rệt nhưng cây nhiễm muộn có thể không biểu hiện triệu chứng. Trường hợp nặng, cây có thể chết trước khi trỗ. Bệnh được gọi là “vàng tạm thời” vì cây bệnh, đặc biệt trong điều kiện nhà kính, sau khi biểu hiện triệu chứng vàng lá điển hình, có thể phục hồi, thậm chí không biểu hiện triệu chứng. Nhiều khi, các dảnh trông bình thường hình thành từ cây bệnh.
1.5. Triệu chứng của bệnh Tungro
Bệnh tungro do 2 loài vi rút gây ra: Một loài là Rice tungro spherical vi rút (RTSV), có lõi gen RNA; Một loài là Rice tungro bacilliform vi rút (RTBV), có lõi gen DNA. Rice tungro bacilliform vi rút thuộc họ Caulimoviridae và Rice tungro spherical vi rút (RTSV) thuộc họ Sequiviridae. Rice tungro bacilliform vi rút (RTBV) chủ yếu chỉ đóng vai trò trong việc biểu hiện triệu chứng của bệnh tungro và nó không tự lan truyền được, nó chỉ lan truyền được khi có sự trợ giúp của Rice tungro spherical vi rút (RTSV).
Khi cây lúa bị nhiễm cả 2 loài vi rút này biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh tungro. Cây lùn, lá biến vàng hoặc vàng da cam. Cây bị nhiễm bệnh, số nhánh giảm và trên lá có thể xuất hiện những vết màu như gỉ sắt. Cấp độ thấp lùn của cây, sự biến vàng của lá phụ thuộc vào giống lúa, chủng vi rút, tuổi cây khi bị xâm nhiễm và điều kiện ngoại cảnh. Một số giống có gen kháng bệnh, cây bị nhiễm, là không có sự biến màu hoặc biến màu nhẹ khi cây trưởng thành. Quá trình phân hóa hình thành bông của cây nhiễm bệnh chậm và thường không hoàn thiện. Bông ngắn, hạt lép hoàn toàn hoặc lép lửng. Cây chỉ bị nhiễm một Rice tungro bacilliform vi rút, biểu hiện triệu chứng tương tự nhưng nhẹ hơn so với cây bị nhiễm cả 2 vi rút
II. Bệnh vi rút hại lúa chưa xuất hiện ở Việt Nam
2.1. Triệu chứng của bệnh Rice dwarf vi rút (RDV)
Cây lúa bị nhiễm bệnh RDV biểu hiện triệu chứng lùn rất rõ, đẻ nhánh nhiều và lá ngắn, màu xanh đậm và có đốm nhỏ biến vàng, cây bị nhiễm bệnh thường tồn tại đến khi thu hoạch nhưng hiếm khi hình thành bông hoặc có hình thành được bông thì số bông ít và hạt lép. Các tế bào bị nhiễm bệnh có chứa thể vùi của vi rút hình oval hoặc hình tròn. Những đốm nhỏ biến vàng trên lá là các ổ tế bào chứa đầy thể vùi và các phân tử vi rút.
2.2. Triệu chứng của bệnh Rice gall dwarf vi rút (RGDV)
Những cây bị nhiễm (RGDV) còi cọc, thấp lùn, dọc theo mặt sau của phiến lá và mặt ngoài của bẹ lá có những nốt phồng nhỏ, màu hơi trắng, phần lớn có kích thước nhỏ hơn 2mm về chiều dài và chiều rộng là 0.4 – 0.5 mm. Cây bị nhiễm chuyển sang màu xanh đậm hơn bình thường và vẫn giữ màu xanh đến khi thành thục trong khi những cây bình thường đã chuyển sang màu vàng. Những cây lùn mạnh, chậm trỗ bông, bông trỗ không thoát và hạt bị lép dẫn đến thiệt hại năng suất.
2.3. Triệu chứng của bệnh Rice stripe vi rút (RSV)
Cây lúa non bị nhiễm RSV hình thành những lá màu hơi trắng không mở ra được sau đó kéo dài và cuối cùng xoắn chặt lại, gẫy gục xuống và tàn lụi. Thiệt hại nặng nhất khi cây lúa bị xâm nhiễm vào giai đoạn trước đẻ nhánh rộ. Cây bị bệnh ít khi hình thành bông hoặc nếu có cũng ít bông, chẽ bông bị biến dạng, có màu hơi trắng hoặc màu nâu. Bị nhiễm vào giai đoạn muộn, cây thấp hơn so với bình thường, yếu, trên lá có các sọc biện vàng. Cây bị nặng hình thành các đường sọc chết hoại màu xám và lá bị chết, triệu chứng này là đặc trưng của vi rút. Những triệu chứng như lá không mở ra được, có sọc biến vàng ít khi quan sát thấy trên đồng ruộng.
2.4. Triệu chứng của bệnh Rice hoja blanca vi rút (RHBV)
Triệu chứng của bệnh khác nhau tùy thuộc vào giống, tuổi của cây và thời gian xâm nhiễm. Các đốm sọc kéo dài (2-5mm) màu kem xuất hiện trên những lá non sau khi lây nhiễm từ 4 ngày trở lên. Những lá non sau đó biến vàng và có các vết đốm hoặc dạng khảm đốm. Các vết đốm có màu kem hoặc vàng, vàng hơi xanh và chuyển sang màu trắng khi lá già. Khi lá tiếp theo mọc ra, những mảng biến vàng lớn hơn và kết hợp lại tạo thành những đường sọc và lá tiếp theo nữa mọc ra thì toàn bộ lá bị biến vàng. Khi vi rút nhiễm hệ thống trong cây thì trên những lá mới mọc ra xuất hiện ngay các triệu chứng như đường sọc biến vàng hoặc biến vàng toàn bộ lá, bẹ lá và các chồi nhánh. Triệu chứng biểu hiện dữ dội hay không phụ thuộc vào giống và tuổi của cây ở thời gian bị xâm nhiễm. Sự xâm nhiễm vào giai đoạn cây già, không có triệu chứng. Bông của những nhánh bị nhiễm có thể bị lép hoàn toàn, hoa và hạt bị biến màu, biến dạng. Sự biến dạng điển hình là phần phụ của hoa biến thành dạng móc nhọn như mỏ con vẹt (Parrot beak). Cây bị nhiễm vào giai đoạn sau trỗ bông không biểu hiện triệu chứng điển hình hoặc chỉ có thể biểu hiện triệu chứng trên hạt. Số lượng và kích thước rễ giảm những rễ này chuyển sang màu nâu và chết. Những nhánh bị bệnh cũng thấp hơn so với những nhánh không bị bệnh trên cùng một cây.
Triệu chứng trên đồng ruộng của bệnh là những sọc trắng hoặc biến trên lá hoặc toàn bộ lá bị trắng, cây thấp lùn, hạt bị lép. Hoa bị biến dạng, biến màu, các triệu chứng khi bị nhiễm ở giai đoạn muộn có thể không phân biệt được, bị nhầm với những bông bị hỏng giống dạng bị nhiễm nấm và vi khuẩn.
2.5. Triệu chứng của bệnh Rice yellow mottle vi rút (RYMV)
Bệnh được phân biệt bởi sự biến màu của lá sang màu vàng hoặc màu cam, cây thấp lùn, không đẻ nhánh và bông bị lép. Trỗ hoa không đều, chết cây và hạt bị biến màu cũng được quan sát thấy trên đồng ruộng. Bệnh nhiễm hệ thống, ảnh hưởng đến toàn bộ cây. Những giống mẫn cảm có thể bị chết khi bị nhiễm nặng. Triệu chứng của bệnh bao gồm những dải khảm đốm biến vàng trên những lá mới mọc sau đó tạo thành những sọc màu xanh tái đến hơi vàng đứt đoạn hoặc liên tục có chiều dài lên đến 10 cm. Sự biểu hiện triệu chứng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cường độ ánh sáng, độ dài ngày, ẩm độ, nhiệt độ và giai đoạn sinh trưởng của cây. Cây ở giai đoạn 3-4 lá là giai đoạn mẫn cảm nhất. Khi cây bị nhiễm RYMV, tăng tỷ lệ bị các bệnh nấm như bệnh đốm nâu (Cochiliobolus miyabeanus), Thối bẹ (Sarocladium oryzae) và bệnh khô bẹ lá (Pyrenochaeta oryzae).