Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-123:2013/BNNPTNT Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống bông

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-123:2013/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-123:2013/BNNPTNT Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống bông
Số hiệu:QCVN 01-123:2013/BNNPTNTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:21/06/2013Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-123:2013/BNNPTNT

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QCVN 01-123:2013/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG BÔNG
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Cotton Varieties

Lời nói dầu

QCVN 01-123:2013/BNNPTNT được chuyển đổi từ 10TCN 746-2006, theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

QCVN 01-123:2013/BNNPTNT được xây dựng dựa trên cơ sở TG/88/6 (Guidelines for the Conduct of Tests for Distinctness, Uniformity and Stability in Cotton Varieties) ngày 05 tháng 4 năm 2001 của Hiệp hội bảo hộ giống cây trồng mới quốc tế (UPOV).

QCVN 01-123:2013/BNNPTNT do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia - Cục Trồng trọt biên soạn, Vụ Khoa học Công nghiệp và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 6 năm 2013.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG BÔNG

National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Cotton Varieties

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các tính trạng đặc trưng, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS) của các giống bông mới thuộc loài Gossypium hirsutum L.(bông Luồi); Gossypium barbadense L. (bông Hải đảo) và các giống lai giữa chúng.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm DUS giống bông mới.

1.3. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt

1.3.1. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1.1. Giống khảo nghiệm: Là giống mới được đăng ký khảo nghiệm;

1.3.1.2. Giống tương tự: Là các giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự với giống khảo nghiệm;

1.3.1.3. Giống điển hình: Là giống được sử dụng làm chuẩn đối với một trạng thái biểu hiện cụ thể của một tính trạng đặc trưng;

1.3.1.4. Mẫu chuẩn: Là mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận;

1.3.1.5. Tính trạng đặc trưng: Là những tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác;

1.3.1.6. Cây khác dạng: Là cây khác biệt rõ ràng với giống Khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS;

1.3.2. Các từ viết tắt

1.3.2.1. UPOV: International Union for the protection of new varieties of plants (Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới).

1.3.2.2. DUS: Distinctness, Uniformity, Stability (Tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định).

1.3.2.3. QL: Qualitative characteristic (Tính trạng chất lượng).

1.3.2.4. PQ: Pseudo-Qualitative characteristic (tính trạng giả chất lượng).

1.3.2.5. QN: Quantitative characteristic (Tính trạng số lượng).

1.3.2.6. MG: Single measurement of a group of plants or parts of plants (Đo đếm một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).

1.3.2.7. MS: Measurement of a number of individual plants or parts of plants (Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu).

1.3.2.8. VG: Visual assessment by a single observation of a group of plants or parts of plants (Quan sát một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).

1.3.2.9. VS: Visual assessment by observation of individual plants or parts of plants (Quan sát từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu).

1.3.2.10. COYD: Combined Over Years Distinctness (Tính khác biệt kết hợp qua các năm).

1.3.2.11. COYU: Combined Over Years Uniformity (Tính đồng nhất kết hợp qua các năm).

1.4. Tài liệu viện dẫn

1.4.1. QCVN 01-84:2012/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống bông.

1.4.2. TG/1/3 General Introduction to the Examination of Distinctness, Uniformity and Stability and the Development of Harmonized Descriptions of New Varieties of Plants (Hướng dẫn chung về đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và hài hòa hóa trong mô tả giống cây trồng mới)

1.4.3. TGP/8: Trail design and techiques used in the examination of Distinctness, Uniformity and Stability (Phương pháp bố trí thí nghiệm và các biện pháp kỹ thuật được sử dụng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định).

1.4.4. TGP/9: Examining Distinctness (Đánh giá tính khác biệt).

1.4.5. TGP/10: Examining Uniformity (Đánh giá tính đồng nhất).

1.4.6. TGP/11: Examining Stability (Đánh giá tính ổn định).

II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

Các tính trạng đặc trưng đề đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống bông được qui định tại Bảng 1. Trạng thái biểu hiện của tính trạng được mã hóa bằng điểm.

Bảng 1- Các tính trạng đặc trưng của giống bông

TT

Tính trạng

Mức độ biểu hiện

Giống điển hình

Mã số

1.

(*)

PQ

VG

Hoa: mầu cánh hoa

Flower: Color of petal

Trắng ngà - cream

Vàng - yellow

Tím đỏ - red purlple

1

2

3

2.

(+)

QN

VG

Hoa: mức độ đốm ở cánh hoa

Flower: intensity of spot on petal

Không có hoặc rất nhỏ - absent or very small

LRA5166

1

Nhỏ - small

1749(MSTĐ)

3

Trung bình - medium

21(MSTĐ)

5

To - large

HĐ (MSTĐ)

7

Rất to - very large

9

3.

(*)

PQ

VG

Hoa: mầu sắc phấn hoa

Flower: Color of pollen

Trắng ngà - cream

1

Màu vàng - yellow

2

Màu vàng đậm - dark yellow

3

4.

PQ

VG

Hoa: vị trí của đầu nhụy so với bao phấn

Flower: position of stigma relative to anthers

Thấp hơn - bellow

1

Ngang nhau - same level

2

Cao hơn - above

3

5.

QN

MS

Cành quả: chiều dài

Fruiting branch: lenglh

Rất ngắn - very short

1

Ngắn - short

3

Trung bình - medium

5

Dài - long

7

Rất dài - very long

9

6.

(*)(+)

QN

VG

Cây: kiểu hoa

Plant: type of flowering

Chùm - clustered

1

Đơn - non clustered

9

7.

QN

MS

Cành quả: số đốt

Fruiting branch: number of nodes

Rất ít - very few

1

Ít - few

3

Trung bình - medium

5

Nhiều - many

7

Rất nhiều - very many

9

8.

QN

MS

Cành quả: chiều dài trung bình của lóng

Fruiting branch: average intemode length

Ngắn - short

3

Trung bình - medium

5

Dài - long

7

9.

(+)

(a)

QN

MS

Cây: số đốt tới cành quả thấp nhất

Plant; number of nodes to the lowest fruiting branch

Rất ít - very low

1

Ít - low

3

Trung bình - medium

5

Nhiều - high

7

Rất nhiều - very high

9

10.

(+)

(a)

PQ

VG

Lá: mức độ màu

Leaf: intersity of colour

Xanh nhạt - light green

3

Xanh trung bình - medium green

5

Xanh đậm - dark green

7

Tím đỏ - red purlple

9

11.

(*)

(+)

PQ

VG

Lá: hình dạng

Leaf: shape

Xẻ thùy nông - palmate

1

Xẻ thùy trung bình - palmate to digitate

2

Xẻ thùy sâu - digitate

3

Không xẻ thùy - lanceolate

4

12.

QN

VG

Lá: kích cỡ

Leaf: size

Nhỏ - small

3

Trung bình - medium

5

To - large

7

13.

(*)

QN

VG

Lá: mật độ lông (mặt dưới)

Leaf: pubescence (lower side)

Không có hoặc rất ít - absent or very weak

1

Ít - weak

3

Trung bình - medium

5

Nhiều - strong

7

Rất nhiều - very strong

9

14.

(*)

QL

VG

Lá: tuyến mật

Leaf: nectaries

Không có - absent

1

Có - present

9

15.

QN

VG

Thân: mật độ lông ở phần trên

Stem: pubescence in upper part

Không có hoặc rất ít - absent or very weak

1

Ít - weak

3

Trung bình - medium

5

Nhiều - strong

7

Rất nhiều - very strong

9

16.

PQ

VG

Thân: mầu sắc

Stem: color

Xanh nhạt - ligh green

1

Xanh đậm - dark green

2

Xanh hơi đỏ - reddish green

3

Tím đỏ - red purlple

17.

(+)

(b)

QN

VG

Lá bắc: răng cưa

Bract: dentation

Nhỏ, nông - fine

3

Trung bình - medium

5

To, sâu - coarse

7

18.

(+)

(c)

QN

VG

Lá bắc: kích cỡ

Bract: size

Nhỏ - small

3

Trung bình - medium

5

To - large

7

19.

(+)

(c)

QN

VG

Quả: kích cỡ

Boll: size

Nhỏ - small

3

Trung bình - medium

5

To - large

7

20.

(*)

(+)

PQ

VG

Quả: hình dạng cắt dọc

Boll: shape in longitudinal section

Tròn - rounded

1

Elip - elliptical

2

Hình trứng - ovate

3

Hình nón - conical

4

21.

QN

VG

Quả: vết rỗ trên bề mặt

Boll: pitting of surface

Không có hoặc rất nhỏ - absent or very fine

1

Nhỏ - small

3

Trung bình - medium

5

To - large

7

22.

(*)

QN

VG/

MS

Quả: chiều dài cuống

Boll: length of peduncle

Ngắn - short

3

Trung bình - medium

5

Dài - long

7

23.

(+)

QN

VG

Quả: mức độ nhô lên của đỉnh

Boll: prominence of tip

Ít - weak

3

Trung bình - medium

5

Nhiều - strong

7

24.

(*),(+)

(d)

PQ

VG

Cây: dạng cây

Plant: shape

Hình trụ - cylindrical

1

Hình tháp - conical

2

Hình cầu - globose

3

25.

(+)

(d)

QN

VG

Cây: tán lá

Plant: density of foliage

Thoáng - sparse

3

Trung bình - medium

5

Rậm rạp - dense

7

26.

(*),(+)

(d)

QN

MS

Cây: chiều cao

Plant: heigth

Rất thấp - very short

1

Thấp - short

3

Trung bình - medium

5

Cao - tall

7

Rất cao - very tall

9

27.

(+)

(d)

QN

MG

Quả: thời gian quả mở

Boll: time of opening

Rất sớm - very early

1

Sớm - early

3

Trung bình - medium

5

Muộn - late

7

Rất muộn - very late

9

28.

QN

VG

Quả: độ mở

(ở giai đoạn quả nở hoàn toàn)

Boll: degree of opening (at full maturity)

Nhỏ - weak

3

Trung bình - medium

5

Rộng - strong

7

29.

(*)

QL

VG

Hạt: lông áo

Seed: presence of fuzz

Không có - absent

1

Có - present

9

30.

QN

VG

Hạt: mật độ lông áo

Seed: density of fuzz

Rất thưa - very sparse

1

Thưa - sparse

3

Trung bình - medium

5

Dầy - dense

7

Rất dầy - very dense

9

31.

PQ

VG

Hạt: mầu sắc lông áo

Seed: color of fuzz

Trắng - white

1

Xám - grey

2

Xanh nhạt - light green

3

Nâu nhạt - light brown

4

32.

QN

MG

Hạt: khối lượng 100 hạt

Seed: weight of 100 seeds

Thấp - low

3

Trung bình - medium

5

Cao - high

7

33.

(+)

(e)

QN

MG

Quả: tỷ lệ xơ

Boll: content of lint

Rất thấp - very low

1

Thấp - low

3

Trung bình - medium

5

Cao - high

7

Rất cao - very high

9

34.

(*)

QN

MG

Xơ: chiều dài

Fiber: length

Rất ngắn - very short

1

Ngắn - short

3

Trung bình - medium

5

Dài - long

7

Rất dài - very long

9

35.

QN

MG

Xơ: độ bền

Fiber: strength

Rất kém - very weak

1

Kém - weak

3

Trung bình - medium

5

Bền - strong

7

Rất bền - very strong

9

36.

QN

MG

Xơ: độ giãn

Fiber: elongation

Rất nhỏ - very small

1

Nhỏ - small

3

Trung bình - medium

5

Lớn - large

7

Rất lớn - very large

9

37.

QN

MG

Xơ: độ mịn

Fiber: fineness

(micronaire)

Mịn - fine

3

Trung bình - medium

5

Thô - coarse

7

38.

QN

MG

Xơ: đồng nhất về chiều dài

Fiber: Length uniformity

Rất thấp - very low

1

Thấp - low

3

Trung bình - medium

5

Cao - high

7

Rất cao - very high

9

39.

PQ

VG

Xơ: mầu sắc

Fiber: color

Trắng - white

1

Mầu khác - not white

2

CHÚ THÍCH:

(*) Được sử dụng cho tất cả các giống trong mỗi vụ khảo nghiệm và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước đó hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được.

(+) Được giải thích, minh họa và hướng dẫn tại Phụ lục A.

(a) Giai đoạn nở hoa

(b) Giai đoạn quả xanh

(c) Giai đoạn quả thành thục

(d) Giai đoạn 50% số cây có quả đầu tiên nở

(e) Quả nở hoàn toàn

III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM

3.1. Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm

3.1.1. Giống khảo nghiệm

3.1.1.1. Lượng giống tối thiểu gửi đến cơ sở khảo nghiệm là 3 kg hạt đã cán tách xơ/giống. Đối với giống lai nếu cần thiết cơ sở khảo nghiệm yêu cầu gửi thêm mỗi dòng/giống bố mẹ là 2 kg hạt đã cán tách xơ.

3.1.1.2. Mẫu hạt giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào. Trừ khi cơ sở khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu. Trường hợp có xử lý, phải cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình xử lý cho cơ sở khảo nghiệm.

3.1.1.3. Thời gian gửi giống: Theo quy định của cơ sở khảo nghiệm.

3.1.2. Giống tương tự

3.1.2.1. Trong Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm (Phụ lục B), tác giả đề xuất các giống tương tự và ghi rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ sở khảo nghiệm xem xét đề xuất của tác giả và quyết định các giống được chọn làm giống tương tự.

3.1.2.2. Giống tương tự được lấy từ bộ mẫu chuẩn của cơ sở khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết cơ sở khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống tương tự và tác giả phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống cung cấp. Số lượng và chất lượng cây giống tương tự như quy định ở Mục 3.1.1.

3.2. Phân nhóm giống khảo nghiệm

Các giống khảo nghiệm được phân nhóm theo loài phụ Gossypium hirsutum L. (bông Luồi); Gossypium barbadense L. (bông Hải đảo) và Gossypium arboreum L. (bông cỏ châu Á), các dòng bố mẹ và các giống lai; bao gồm các tính trạng sau:

(a) Hoa: Màu cánh hoa (Tính trạng 1)

(b) Lá: Hình dạng (Tính trạng 11)

(c) Lá: Tuyến mật (Tính trạng 14)

(d) Quả: Hình dạng cắt dọc (Tính trạng 20)

(e) Quả: Thời gian nở quả (Từ gieo đến 50% số cây có quả đầu tiên nở trên cành quả thứ nhất, tính trạng 27)

(f) Xơ: Chiều dài (Tính trạng 34)

3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm

3.3.1. Thời gian khảo nghiệm

Tối thiểu 2 vụ có điều kiện tương tự.

3.3.2. Điểm khảo nghiệm

Bố trí tại 1 điểm, nếu có tính trạng không thể đánh giá được thì có thể bố trí thêm 1 điểm bổ sung.

3.3.3. Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được bố trí 2 lần nhắc, mỗi lần nhắc lại trồng 100 cây thành 4 hàng, hàng cách hàng 1,2m, cây cách cây 0,5m.

Mỗi giống tương tự trồng tối thiểu 50 cây, mỗi lần nhắc lại trồng 2 hàng; khoảng cách và mật độ tương tự như với giống khảo nghiệm.

3.3.4. Các biện pháp kỹ thuật khác

Các biện pháp kỹ thuật khác áp dụng theo QCVN 01- 84:2012/BNNPTNT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống bông.

3.4. Phương pháp đánh giá

- Các đánh giá trên cây riêng biệt phải được tiến hành trên 20 cây ngẫu nhiên hoặc các bộ phận của 20 cây đó, các đánh giá khác được tiến hành trên tất cả các cây của ô thí nghiệm (đối với một lần nhắc).

- Phương pháp chi tiết đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định áp dụng theo hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS của UPOV (TG/1/3; TGP/8; TGP/9; TGP/10; TGP/11).

3.4.1. Đánh giá tính khác biệt

Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự.

- Giống lai ba, lai kép: Sự khác biệt giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng được đánh giá bằng phương pháp phân tích “Tính khác biệt kết hợp qua các năm” (COYD).

- Tính trạng đánh giá theo phương pháp VG: Giống khảo nghiệm và giống tương tự được coi là khác biệt, nếu ở tính trạng cụ thể chúng biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn, dựa vào giá trị khoảng cách tối thiểu quy định tại Bảng 1.

- Tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS: Sự khác biệt có ý nghĩa giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự dựa trên giá trị LSD ở mức tin cậy tối thiểu 95%.

- Tính trạng đánh giá theo phương pháp MG: Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ được xử lý như tính trạng đánh giá theo phương pháp VG hoặc tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS.

3.4.2. Đánh giá tính đồng nhất

- Phương pháp chủ yếu đánh giá tính đồng nhất của giống khảo nghiệm là căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng trên tổng số cây trên ô thí nghiệm.

- Giống thuần, dòng bố mẹ, giống lai đơn: Áp dụng quần thể chuẩn với tỷ lệ cây khác dạng tối đa là 1% ở mức tin cậy tối thiểu 95%, nếu tổng số cây được đánh giá là 200 thì số cây khác dạng tối đa cho phép là 4 cây.

- Giống lai ba, lai kép: Áp dụng phương pháp đánh giá tính đồng nhất kết hợp qua các năm (COYU).

3.5.3. Đánh giá tính ổn định

Tính ổn định được đánh giá thông qua tính đồng nhất, một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ đánh giá.

Trong trường hợp cần thiết, có thể tiếp hành khảo nghiệm tính ổn định bằng việc trồng thế hệ tiếp theo hoặc trồng cây mới, giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở chu kỳ sinh trưởng sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở chu kỳ sinh trưởng trước đó.

IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4.1. Khảo nghiệm DUS để bảo hộ quyền tác giả đối với giống bông mới được thực hiện theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

4.2. Khảo nghiệm DUS để công nhận giống bông được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Cục Trồng trọt hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý khảo nghiệm DUS giống bông, Cục Trồng trọt kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.

PHỤ LỤC A

GIẢI THÍCH, MINH HỌA VÀ HƯỚNG DẪN THEO DÕI MỘT SỐ TÍNH TRẠNG

1. Tính trạng 2 - Hoa: mức độ đốm ở cánh hoa

2. Tính trạng 6 - Cây: Kiểu mọc hoa

3. Tính trạng 9, và tính trạng 10

Quan sát ở giai đoạn hoa nở

4. Tính trạng 11 - Lá: Hình dạng

4. Tính trạng 17 - Lá bắc: răng cưa

Quan sát ở giai đoạn quả xanh

5. Tính trạng 18 và Tính trạng 19

Quan sát ở giai đoạn quả thành thục

6. Tính trạng 20 - Quả: hình dạng cắt dọc

7. Tính trạng 23 - Quả: Mức độ nhô lên của đỉnh

8. Tính trạng 24 - Cây: Dạng cây

Quan sát ở giai đoạn khi có 50% số cây trên ô thí nghiệm có quả đầu tiên nở

9. Tính trạng 24, tính trạng 26 và tính trạng 27:

Quan sát ở giai đoạn khi có 50% số cây trên ô thí nghiệm có quả đầu tiên nở.

10. Tính trạng 33 - Quả: tỷ lệ xơ

Quan sát ở giai đoạn quả nở hoàn toàn

PHỤ LỤC B

TỜ KHAI KỸ THUẬT KHẢO NGHIỆM DUS GIỐNG BÔNG

1. Loài              Gossypium hirsutum L.

Gossypium barbadense L.

Giống lai giữa 2 loài trên

2. Tên giống

3. Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm

Tên:

Địa chỉ:

Điện thoại / FAX / E.mail:

4. Họ và tên, địa chỉ tác giả giống

1.

2.

5. Nguồn gốc giống, phương pháp chọn tạo

5.1. Vật liệu

Tên giống bố mẹ:

Nguồn gốc vật liệu:

5.2. Phương pháp chọn tạo

Lai hữu tính (bố, mẹ):

Xử lí đột biến:

Phương pháp khác:

5.3. Thời gian và địa điểm chọn tạo

5.4. Phương pháp duy trì và nhân giống

6. Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài

Nước                                                    ngày     tháng     năm

Nước                                                    ngày     tháng     năm

7. Các tính trạng đặc trưng của giống

Bảng 2 - Một số tính trạng đặc trưng của giống

TT

Tính trạng

Trạng thái biểu hiện

Điểm

(*)

7.1

Hoa: Màu cánh hoa

tính trạng 1)

Trắng ngà (kem)

1

Vàng

2

Tím đỏ

3

7.2

Hoa: mầu sắc phấn hoa

(Tính trạng 3)

Trắng ngà

1

Vàng

2

Vàng đậm

3

7.3

Lá: hình dạng

(Tính trạng 11)

Xẻ thùy nông

1

Xẻ thùy trung bình

2

Xẻ thùy sâu

3

Không xẻ thùy

4

7.4

Lá: tuyến mật (Tính trạng 14)

Không có

1

2

7.5

Quả: hình dạng cắt dọc

(Tính trạng 20)

Tròn

1

Elip

2

Hình trứng

3

Hình nón

4

7.6

Quả: thời gian quả mở

(Từ gieo đến 50% số cây có quả đầu tiên nở trên cành quả thứ nhất)

(Tính trạng 27)

Rất sớm

1

Sớm

3

Trung bình

5

Muộn

7

Rất muộn

9

7.7

Xơ: Chiều dài

(Tính trạng 34)

Rất ngắn

1

Ngắn

3

Trung bình

5

Dài

7

Rất dài

9

Chú thích: (*): Đánh dấu (+) hoặc điền số liệu cụ thể vào ô trống tương ứng cho phù hợp với trạng thái biểu hiện

8. Các giống tương tự và sự khác biệt so với giống khảo nghiệm

Bảng 3 - Sự khác biệt giữa giống tương tự và giống khảo nghiệm

Tên giống tương tự

Những tính trạng khác biệt

Trạng thái biểu hiện

Giống tương tự

Giống khảo nghiệm

9. Các thông tin bổ sung giúp phân biệt giống

9.1. Khả năng chống chịu sâu bệnh

9.2. Điều kiện canh tác

9.3. Thông tin khác

Ngày      tháng      năm
(Ký tên, đóng dấu)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi