Quy chuẩn QCVN 01-85:2012/BNNPTNT Khảo nghiệm giá trị canh tác, sử dụng giống thuốc lá vàng sấy
Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-85:2012/BNNPTNT
Số hiệu: | QCVN 01-85:2012/BNNPTNT |
Loại văn bản: | Quy chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày ban hành: | 19/06/2012 |
Hiệu lực: | |
Người ký: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-85:2012/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
QCVN 01-85:2012/BNNPTNT
VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG THUỐC LÁ VÀNG SẤY
National Technical Regulation
on Testing for Value of Cultivation and Use of Flue – cured Tobacco Varieties
Lời nói đầu
QCVN 01-85:2012/BNNPTNT được chuyển đổi từ 10TCN 426:2000 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
QCVN 01-85:2012/BNNPTNT do Cục Trồng trọt phối hợp với Công ty TNHH 1TV Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được ban hành tại Thông tư số 24/2012/TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 6 năm 2012.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG THUỐC LÁ VÀNG SẤY
National Technical Regulation on
Testing for Value of Cultivation and Use of Flue – cured Tobacco Varieties
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (Khảo nghiệm VCU) đối với các giống thuốc lá vàng sấy mới thuộc loài Nicotiana tabacum L. được chọn tạo trong nước và nhập nội.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động khảo nghiệm VCU giống thuốc lá vàng sấy mới.
1.3. Giải thích từ ngữ và các chữ viết tắt
Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1.1. Giống khảo nghiệm: Là giống thuốc lá mới được đăng ký khảo nghiệm.
1.3.1.2. Giống đối chứng: Là giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm đã được công nhận là giống cây trồng mới hoặc là giống địa phương đang được gieo trồng phổ biến trong sản xuất.
1.3.2. Các từ viết tắt
VCU: Value of Cultivation and Use (giá trị canh tác và giá trị sử dụng).
C2: Lá thuốc lá sấy khô cấp 2, vị bộ C.
1.4. Tài liệu viện dẫn
- TCVN 7102:2002: Thuốc lá. Xác định đường khử bằng phương pháp phân tích dòng liên tục;
- TCVN 7103:2002: Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá. Xác định hàm lượng alkaloit;
- TCVN 7251:2003: Thuốc l á và sản phẩm thuốc lá. Xác định hàm lượng clorua hoà tan.
- TCVN 7252:2003: Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá. Xác định hàm lượng nitơ tổng số.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Để xác định giá trị canh tác và sử dụng của giống thuốc lá vàng sấy mới phải theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 - Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá
TT | Chỉ tiêu | Giai đoạn | Đơn vị tính | Phương pháp đánh giá |
1 | Thời gian 10% cây ra nụ | Bắt đầu ra nụ | ngày | Theo dõi trên toàn ô, khi 10% số cây/ô xuất hiện nụ |
2 | Thời gian 90% cây ra nụ | Ra nụ rộ | ngày | Theo dõi trên toàn ô, khi 90% số cây/ô xuất hiện nụ |
3 | Thời gian lá đầu chín | Lá gốc bắt đầu chín | ngày | Theo dõi trên toàn ô, khi 50% số cây/ô có lá thu hoạch đầu tiên chín kỹ thuật |
4 | Thời gian lá cuối chín | Lá ngọn cuối chín | ngày | Theo dõi trên toàn ô, khi 50% số cây/ô có lá thu hoạch cuối cùng chín kỹ thuật |
5 | Thành phần sâu bệnh hại | Sinh trưởng phát triển |
| Điều tra trên toàn ô các loại sâu bệnh xuất hiện, gây hại cho cây |
6 | Mật độ sâu hại | Sinh trưởng phát triển | con/cây | - Sâu xuất hiện và gây hại cho cây - Điều tra định kỳ 10 ngày/lần từ ngày thứ 15 sau trồng và điều tra bổ sung vào cao điểm của dịch hại - Điều tra ở 2 điểm/ô, mỗi điểm 10 cây |
7 | Tỷ lệ bệnh hại | Sinh trưởng phát triển | % | - Điều tra trên toàn ô các loại bệnh xuất hiện và gây hại trên thân, lá, rễ... - Điều tra định kỳ 10 ngày/lần từ ngày thứ 15 sau trồng và điều tra bổ sung vào cao điểm của dịch hại. Ghi nhận tỷ lệ cây, lá bị hại và nhận xét về mức độ hại. |
8 | Đường kính thân | Thu hoạch tầng lá ngọn | cm | Dùng thước kẹp đo ở vị trí cách gốc 20 cm trên các cây mẫu. |
9 | Tổng số lá | Cây ra nụ | Lá/cây | Đếm số lá phát triển đầy đủ của cây trên các cây mẫu. |
10 | Số lá thu hoạch | Thu hoạch | Lá/cây | Đếm số lá thu hoạch thực tế trên các cây mẫu. |
11 | Kích thước lá | Thu hoạch | cm | Chiều dài (từ cuống lá đến đuôi lá), chiều rộng (vị trí rộng nhất) của lá vị bộ trên, lá trung châu và lá vị bộ dưới lúc chín kỹ thuật trên các cây mẫu. |
12 | Khối lượng trung bình lá tươi | Thu hoạch | gam/lá | Cân các lá vừa đo kích thước lá của các cây mẫu. |
13 | Chiều cao cây | Thu hoạch tầng lá ngọn | cm | Đo chiều cao từ mặt đất đến vị trí nách lá thu hoạch trên cùng của các cây mẫu |
14 | Năng suất lá khô | Sau sấy | tạ/ha | Năng suất lá khô sau sấy |
15 | Cấp loại lá sấy | Sau sấy | % | - Được biểu hiện qua màu sắc, độ dài, độ tổn thương cơ học, màu tạp, độ dầu dẻo, độ mịn của lá thuốc… - Phân cấp theo Bảng phân cấp |
16 | Tỷ lệ tươi/khô | Trước và sau sấy |
| Tỷ lệ giữa khối lượng lá tươi trước khi sấy và khối lượng lá khô sau khi sấy |
17 | Tỷ lệ gân cuộng/lá sấy khô | Sau sấy | % | Xác định ở mẫu nguyên liệu cấp C2 |
18 | Hàm lượng một số chỉ tiêu sinh hóa | Sau sấy | % | Phân tích mẫu nguyên liệu cấp C2 về các chỉ tiêu: - Đường khử theo TCVN 7102:2002 - Nicotin theo TCVN 7103:2002 - Clo theo TCVN 7251:2003 - Nitơ tổng số theo TCVN 7252:2003 |
19 | Tính chất hút của nguyên liệu | Sau sấy | điểm | Đánh giá cảm quan mẫu nguyên liệu cấp C2 về các chỉ tiêu: Hương, vị, độ nặng, độ cháy, màu sắc, tổng điểm thông qua Hội đồng bình hút |
III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
3.1. Các bước khảo nghiệm
3.1.1. Khảo nghiệm cơ bản
Cần tiến hành ít nhất 2 vụ cùng tên
3.1.2. Khảo nghiệm sản xuất
- Cần tiến hành ít nhất 2 vụ. Đối với những giống đã qua khảo nghiệm cơ bản có nhiều đặc tính tốt, tiến hành khảo nghiệm sản xuất ít nhất 1 vụ.
- Thời gian khảo nghiệm sản xuất có thể tiến hành đồng thời với khảo nghiệm cơ bản.
3.2. Bố trí khảo nghiệm
3.2.1. Khảo nghiệm cơ bản
- Bố trí thí nghiệm
Bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, nhắc lại 3 lần, có diện tích bảo vệ xung quanh. Diện tích ô thí nghiệm từ 30 đến 50 m2, tối thiểu 2 hàng/ô, chiều dài hàng không quá 25 m.
- Khối lượng và chất lượng giống khảo nghiệm:
+ Khối lượng hạt giống tối thiểu gửi khảo nghiệm là 02 g/giống
+ Chất lượng hạt giống: tối thiểu phải tương đương cấp xác nhận (khối lượng 1.000 hạt >0,075g; tỷ lệ nảy mầm >80%).
+ Thời gian gửi giống: theo yêu cầu của cơ quan khảo nghiệm.
- Giống đối chứng: như quy định ở mục 1.3.1 và được công nhận là giống cây trồng mới hoặc là giống đang được gieo trồng phổ biến tại địa phương.
3.2.2. Khảo nghiệm sản xuất
- Địa điểm khảo nghiệm: giống dự kiến cho vùng nào thì phải chọn điểm khảo nghiệm đại diện cho vùng đó.
- Diện tích khảo nghiệm: tổng diện tích khảo nghiệm sản xuất qua các vụ tối thiểu 20 ha và tối đa 200 ha. tổng diện tích khảo nghiệm tại mỗi điểm tối thiểu là 5 ha.
- Khối lượng và chất lượng giống khảo nghiệm:
+ Khối lượng hạt giống gửi khảo nghiệm tương ứng với diện tích theo định mức 20 g/ha
+ Chất lượng hạt giống: tối thiểu phải tương đương với cấp xác nhận.
- Giống đối chứng: như quy định ở mục 1.3.1 và được công nhận là giống cây trồng mới hoặc là giống đang được gieo trồng phổ biến tại địa phương.
3.3. Quy trình kỹ thuật
3.3.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.3.1.1. Thời vụ
Thời gian gieo hạt và trồng cây thuốc lá theo khung thời vụ phổ biến của địa phương nơi khảo nghiệm.
3.3.1.2. Vườn ươm
Tùy địa điểm khảo nghiệm, áp dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp để gieo và chăm sóc cây con, đảm bảo đủ lượng cây có chất lượng tốt: khỏe, cứng cây, sạch sâu bệnh.
3.3.1.3. Yêu cầu về đất
- Đất khảo nghiệm phải đại diện cho vùng hoặc địa phương nơi khảo nghiệm
- Đất không luân canh với các cây họ cà, họ bầu bí
- Đất có tính chất đất đồng đều, sạch cỏ dại
3.3.1.4. Phân bón
Tùy địa điểm khảo nghiệm, đảm bảo mức bón trung bình tiên tiến và bón theo hướng dẫn kỹ thuật.
- Mức bón:
Các tỉnh phía Bắc bón từ 60 đến 80 kg N/ha theo tỷ lệ N:P2O5:K2O = 1:1,5:2 cho vùng núi và N:P2O5:K2O = 1:2:3 cho vùng trung du và đồng bằng.
Các tỉnh phía Nam bón từ 70 đến 80 kg theo tỷ lệ N:P2O5:K2O = 1:1,2:2,5
- Dạng phân:
+ Phân đơn: NH4NO3, Supe lân, K2SO4, DAP, KNO3,...
+ Phân hỗn hợp chuyên dùng cho cây thuốc lá
- Khi cần thiết, bổ sung một số trung lượng, vi lượng: Ca, Mg, Bo, Cu, Zn,...
3.3.1.5. Trồng và chăm sóc sau trồng
- Mật độ, khoảng cách trồng:
+ Tùy địa điểm khảo nghiệm, mật độ trồng từ 17.000 đến 20.000 cây/ha
+ Khoảng cách trồng: hàng cách hàng từ 1,0 đến 1,2m, cây cách cây từ 0,50 đến 0,55cm.
- Tiến hành trồng ra ruộng các cây đủ tiêu chuẩn trồng, tưới nước đủ ẩm.
- Khi phát hiện cây chết cần tiến hành trồng dặm ngay và kết thúc sau trồng 7 ngày.
- Áp dụng biện pháp tưới và tiêu nước kịp thời, đảm bảo độ ẩm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Xới xáo, làm cỏ, vun gốc kết hợp vun cao luống cần kết thúc ở giai đoạn từ 35 đến 40 ngày sau trồng
- Khi cây xuất hiện nụ, ngắt ngọn triệt để, không cho chồi nách phát triển.
- Phòng trừ sâu bệnh:
+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp.
3.3.1.6. Thu hoạch
- Chỉ thu hoạch khi lá đạt độ chín kỹ thuật.
- Thu hoạch lá vào buổi sáng hoặc lúc trời dâm mát, tạnh ráo. Lá thu hoạch xong tránh làm dập nát hoặc để thành đống ngoài trời nắng.
3.3.1.7. Sấy thuốc lá
Phân loại lá tươi theo độ chín và vị bộ, ghim lá vào sào, đưa vào lò sấy. Gác thuốc vào lò theo nguyên tắc: trên dày, dưới thưa, trên xanh, dưới vàng. Các sào ở tầng trên cách nhau từ 12 đến 15cm; các sào ở tầng giữa cách nhau từ 15 đến 18cm; các sào ở tầng dưới cùng cách nhau từ 20 đến 25cm. Đóng các cửa hút, cửa thoát và cửa ra vào.
Kỹ thuật sấy thuốc lá theo các giai đoạn:
Giai đoạn ủ vàng:
Tiến hành đốt lò để nâng dần nhiệt độ trong lò lên mức 35 đến 38 0C với mức tăng từ 1 đến 2 0C/giờ để thực hiện ủ vàng. Khi lá thuốc ở tầng trên cùng đã vàng khoảng từ 1/2 đến 2/3 diện tích lá và tầng dưới đã chuyển vàng chỉ còn phớt xanh quanh gân lá thì kết thúc quá trình ủ vàng. Tổng thời gian ủ vàng khoảng từ 24 đến 38 giờ.
Giai đoạn cố định màu sắc và sấy khô bản lá:
Nâng dần nhiệt độ lên 40 0C, rồi sau đó lên 43 - 45 0C trong khoảng từ 5 đến 6 giờ với mức nâng 1 0C/ giờ; mở dần cửa hút và cửa thoát để tăng cường thông gió. Giữ nhiệt độ trong khoảng từ 43 đến 45 0C cho đến khi màu xanh của lá chỉ còn lại ở gần cuống lá và dọc theo xương chính của lá.
Khi màu xanh của lá thuốc đã hoàn toàn biến mất và mặt lá thuốc tầng dưới cùng đã hơi khô thì nâng dần nhiệt độ lên khoảng từ 48 đến 50 0C và giữ cho đến khi thuốc khô hoàn toàn trừ phần cuống và xương chính của lá. Trong thời gian này cần phải mở rộng cửa thoát. Kiểm tra tầng trên cùng đầu mặt lá đã bắt đầu khô thì tiến hành nâng nhiệt độ lên mức từ 54 đến 55 0C. Mở toàn bộ cửa hút và cửa thoát để giải phóng ẩm. Tiến hành đốt đến khi độ ẩm trong lò giảm, mặt lá tầng trên cùng đã khô 2/3 thì khép 1/3 cửa hút và cửa thoát để tiết kiệm nhiên liệu.
Giai đoạn này kết thúc khi bề mặt lá thuốc tầng trên cùng khô hoàn toàn chỉ còn cuộng. Tổng thời gian của giai đoạn cố định màu sắc và sấy khô bản lá khoảng từ 48 đến 56 giờ
Giai đoạn sấy khô cuộng:
Nâng nhiệt độ không khí trong lò lên đến khoảng từ 60 đến 65 0C. Khép dần các cửa hút và các cửa thoát để giảm hao phí nhiên liệu. Khi cuộng khô được khoảng 2/3 thì tiếp tục tăng dần nhiệt độ lên mức từ 67 đến 68 0C, đóng tất cả các cửa để giữ nhiệt. Khi kiểm tra thấy các lá thuốc đã khô dòn thì kết thúc quá trình đốt. Tổng thời gian sấy khô cuộng khoảng từ 24 đến 30 giờ.
Để nhiệt độ trong lò nguội dần về 35 oC sau đó mở hết tất cả các cửa để thuốc hồi ẩm và tiến hành ra lò.
3.3.1.8. Phân cấp lá sấy
Lá thuốc sau khi sấy được phân cấp để đánh giá sơ bộ chất lượng căn cứ vào vị trí lá trên thân cây và các tiêu chí về màu sắc lá sấy, độ dầu dẻo, độ dài, độ tổn thương do sâu bệnh và do cơ học như Phụ lục A.
3.3.2. Khảo nghiệm sản xuất
Áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến của địa phương nơi khảo nghiệm hoặc như quy định tại mục 3.3.1.
3.4. Phương pháp đánh giá
3.4.1. Khảo nghiệm cơ bản
3.4.1.1. Các chỉ tiêu định tính được đánh giá bằng mắt, thực hiện quan sát toàn ô thí nghiệm, trên từng cây hoặc các bộ phận của cây và cho điểm, phân cấp hoặc tính tỷ lệ %.
3.4.1.2. Các chỉ tiêu định lượng được đo đếm trên cây mẫu. Mỗi lần nhắc lại xác định ở 10 cây/ô, được lấy ngẫu nhiên, trừ 3 cây đầu luống.
3.4.1.3. Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá theo quy định tại Bảng 1.
3.4.2. Khảo nghiệm sản xuất
3.4.2.1. Chọn điểm và chọn cây theo dõi
Lựa chọn ít nhất 3 điểm trên ruộng hoặc vùng khảo nghiệm để theo dõi các chỉ tiêu nông sinh học. Đối với các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng và sâu bệnh hại theo dõi ở ô khoảng 100 cây/điểm và chọn 30 cây mẫu tại mỗi điểm để theo dõi các chỉ tiêu sinh học khác. Phương pháp theo dõi, đánh giá thực hiện như khảo nghiệm cơ bản.
3.4.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi
- Thời gian 50% cây ra nụ (ngày)
- Thời gian từ trồng đến thu hoạch lần đầu, thu hoạch lần cuối (ngày)
- Thành phần sâu bệnh hại, mật độ sâu hại (con/cây), tỷ lệ bệnh hại (%)
- Kích thước lá (cm)
- Số lá thu hoạch (lá/cây)
- Chiều cao cây ngắt ngọn (cm)
- Đường kính thân (cm)
- Năng suất khô (tạ/ha)
- Cấp loại lá sấy %)
- Hàm lượng một số hợp chất hóa học chính (%)
- Tính chất hút của nguyên liệu (điểm)
- Ý kiến của người khảo nghiệm: có hoặc không chấp nhận giống mới.
IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
Khảo nghiệm VCU giống thuốc lá vàng sấy để công nhận giống cây trồng mới được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Trồng trọt có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý giống thuốc lá, Cục Trồng trọt có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.
Bảng A
Phân cấp thuốc lá vàng sấy
VỊ TRÍ LÁ | CẤP | Màu sắc | Chiều dài lá (cm) | Màu tạp (%) | Độ tổn thương (%) | GHI CHÚ | |
Cơ học | Sâu bệnh | ||||||
Lá gốc (P) 2 ¸ 3 lá | P3 P4 | Vàng nhạt, vàng chanh Tất cả các màu trừ màu xanh và nâu đen | ³ 30 ³ 25 | £ 15 £ 20 | £ 15 £ 20 | £ 15 £ 20 | Lá xốp, mỏng, dầu dẻo kém Lá xốp, mỏng, dầu dẻo kém |
Lá nách dưới (X) 3 ¸ 4 lá | X1 X2 X3 X4 | Vàng chanh, vàng cam Vàng chanh, vàng cam Vàng nhạt, vàng thẫm, vàng ánh xanh và các màu như X2 Tất cả các màu trừ màu xanh và nâu đen | ³ 40 ³ 35 ³ 35 ³ 30 | £ 5 £ 10 £ 15 £ 20 | £ 10 £ 10 £ 15 £ 20 | £ 10 £ 10 £ 15 £ 20 | Lá mịn, dầu dẻo khá. Lá mịn, dầu dẻo khá. Lá mịn trung bình, dầu dẻo trung bình. Lá xốp, dầu dẻo kém. |
Lá giữa (C) 4 ¸ 6 lá | C1 C2 C3 C4 | Vàng chanh, vàng cam Vàng chanh, vàng cam Vàng nhạt, vàng thẫm, vàng ánh xanh và các màu như C2 Tất cả các màu trừ màu xanh và nâu đen | ³ 40 ³ 35 ³ 35 ³ 30 | £ 5 £ 10 £ 15 £ 20 | £ 10 £ 10 £ 15 £ 20 | £ 10 £ 10 £ 15 £ 20 | Lá mịn, dầu dẻo cao. Lá mịn, dầu dẻo cao. Lá mịn trung bình, dầu dẻo trung bình. Lá có độ dầu dẻo kém. |
Lá nách trên (B) 3 ¸ 4 lá | B1 B2 B3 B4 | Vàng chanh, vàng cam Vàng chanh, vàng cam, vàng cam đỏ Vàng thẫm, vàng ánh xanh và các màu như B2 Tất cả các màu trừ màu xanh và nâu đen | ³ 40 ³ 35 ³ 35 ³ 30 | £ 5 £ 10 £ 15 £ 20 | £ 10 £ 10 £ 15 £ 20 | £ 10 £ 10 £ 15 £ 20 | Lá mịn, hơi dày, dầu dẻo khá Lá mịn, hơi dày, dầu dẻo khá Lá thô, dày, dầu dẻo trung bình. Lá thô, dày, có độ dầu dẻo kém. |
Lá ngọn (T) 2 ¸ 3 lá | T2 T3 T4 | Vàng cam, vàng cam đỏ Vàng thẫm, vàng ánh xanh và các màu như T2 Tất cả các màu trừ màu xanh và nâu đen | ³ 35 ³ 30 ³ 25 | £10 £15 £20 | £ 10 £ 15 £ 20 | £ 10 £ 15 £ 20 | Lá dầy, dầu dẻo khá. Lá thô ráp, dày, dầu dẻo trung bình. Lá thô ráp, dày, dầu dẻo trung bình. |
Lá mảnh (S) | S1
S2 | Vàng chanh, vàng cam
Vàng thẫm, vàng sậm đến nâu. | ³ 3x3
³ 3x3 | Không quy định Không quy định | Không quy định Không quy định | Không quy định Không quy định | Đảm bảo không vụn nát, thái thành sợi
Đảm bảo không vụn nát, thái thành sợi |
PHỤ LỤC B
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
---------------------------
............., ngày ....tháng ......năm...
GIẤY ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM VCU GIỐNG THUỐC LÁ
Kính gửi:..............................................
1 Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
2. Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: Email:
3. Tên giống thuốc lá đăng ký khảo nghiệm:
Nguồn gốc giống:
- Chọn tạo trong nước
- Nhập nội
4. Hình thức khảo nghiệm:
5. Vùng sinh thái cần khảo nghiệm:
6. Thời gian khảo nghiệm:
7. Địa điểm và quy mô đăng ký khảo nghiệm
8. Đặc điểm giống cây trồng đăng ký khảo nghiệm (tờ khai kỹ thuật kèm theo)
Đại diện tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm
(Ký tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC C
TỜ KHAI KỸ THUẬT GIỐNG THUỐC LÁ
1. Tên giống đăng ký khảo nghiệm
- Tên đăng ký chính thức:
- Tên gốc (Nếu là giống nhập nội):
- Tên gọi khác nếu có:
2. Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo
2.1. Chọn tạo trong nước
- Nguồn gốc (vật liệu tạo giống, bố mẹ nếu là giống lai …):
- Phương pháp chọn tạo:
2.2. Nhập nội
- Nêu rõ tên nước, ................. Thời gian nhập nội: Từ..........
3. Đặc điểm chính của giống
- Thời gian sinh trưởng (ngày)
- Năng suất trung bình (tạ/ha)
- Năng suất cao nhất (tạ/ha)
- Khả năng chống chịu điều kiện hạn, rét và sâu bệnh hại chính
- Dạng tán cây, hình dạng lá
- Chiều cao cây (cm)
- Số lá kinh tế (lá/cây)
- Tỷ lệ lá cấp 1+2 (%)
- Hàm lượng (%) : Nicotin ; đường khử
- Tính chất hút của nguyên liệu (Hương, vị, độ nặng, tổng điểm bình hút)
5. Yêu cầu kỹ thuật khác:
- Thời vụ
- Mật độ
- Phân bón
- Phòng trừ sâu bệnh hại
- Sơ chế
- Giống đối chứng
...
| .........., Ngày........tháng ........ năm....... TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM (Ký tên đóng dấu) |
PHỤ LỤC D
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN GIỐNG THUỐC LÁ
Vụ:...................................................................Năm:...............
1. Điểm khảo nghiệm:
2. Cơ quan thực hiện:
3. Cán bộ thực hiện:
4. Tên giống tham gia khảo nghiệm:
5. Ngày trồng:
- Ngày thu hoạch lần đầu:
- Ngày thu hoạch lần cuối:
- Diện tích thí nghiệm: (m2):
- Kích thước ô thí nghiệm: m x m
- Số lần nhắc lại:
6. Loại đất trồng: Cây trồng vụ trước:
7. Phân bón:
- Đạm: kg/ha Loại phân:
- Lân: kg/ha Loại phân:
- Kali: kg/ha Loại phân:
- Vôi: kg/ha Lượng bón:
- Bón thúc lần 1 Ngày bón:
- Bón thúc lần 2 Ngày bón:
8. Tưới nước:
- Lần 1 Ngày: Phương pháp tưới:
- Lần 2 Ngày: Phương pháp tưới:
- Lần 3 Ngày: Phương pháp tưới:
- Lần 4 Ngày: Phương pháp tưới:
- Lần 5 Ngày: Phương pháp tưới:
9. Xới vun:
- Lần 1 Ngày:
- Lần 2 Ngày
10. Phòng trừ sâu bệnh:
- Lần 1 Ngày: Loại thuốc: Nồng độ sử dụng:
- Lần 2 Ngày: Loại thuốc: Nồng độ sử dụng:
- Lần 3 Ngày: Loại thuốc: Nồng độ sử dụng:
11. Số liệu khí tượng vùng:
Tháng | Nhiệt độ cao nhất (oC) | Nhiệt độ thấp nhất (oC) | Nhiệt độ trung bình (oC) | Độ ẩm không khí (%) | Lượng mưa (mm) | Số giờ nắng (giờ) | Các yếu tố khí hậu đặc biệt khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12. Các chỉ tiêu theo dõi: Ghi vào các bảng 1,2,3,4,5,6,7
13. Nhận xét và đánh giá kết quả khảo nghiệm cơ bản của từng giống:
14. Kết luận và đề nghị:
CƠ QUAN KHẢO NGHIỆM | Ngày, tháng, năm ...... Cán bộ thực hiện |
Bảng 1. Thời gian sinh trưởng
Giống | Thời gian từ trồng đến | |||
10% cây ra nụ | 90% cây ra nụ | Lá đầu chín | Lá cuối chín | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 2. Một số chỉ tiêu nông sinh học
Giống Chỉ tiêu |
|
|
|
|
- Chiều cao cây (cm) - Tổng số lá (lá/cây) - Số lá kinh tế (lá/cây) - Kích thước trung bình lá (cm) DxR - Đường kính thân cách gốc 20 cm (cm) - Tỷ lệ gân cuộng/lá sấy khô (%) |
|
|
|
|
Bảng 3. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại
Giống | Tỷ lệ bệnh (% cây nhiễm) | Mật độ sâu (con/cây) | ||||||
Khảm lá | Xoăn lá | Héo rũ vi khuẩn | Đen thân | Bệnh khác | Sâu xanh | Sâu khoang | Sâu khác | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Giống | Lần nhắc | Số cây thu hoạch (lá/cây) | Số lá thu hoạch (lá/cây) | Khối lượng TB lá (g/lá) | Năng suất (tạ/ha) |
| 1 |
|
|
|
|
| 2 |
|
|
|
|
| 3 |
|
|
|
|
Bảng 5. Phân cấp lá thuốc lá nguyên liệu
Giống | Tỷ lệ cấp loại lá sấy theo vị bộ (%) | ||||
Cấp I | Cấp II | Cấp III | Cấp IV | Tận dụng | |
|
|
|
|
|
|
Bảng 6. Thành phần hóa học chính của lá thuốc nguyên liệu (%)
Giống | Nicotin | Đạm tổng số | Đường khử | Clo |
|
|
|
|
|
Bảng 7. Điểm bình hút cảm quan lá thuốc lá nguyên liệu (điểm)
Giống | Hương | Vị | Độ nặng | Độ cháy | Màu sắc | Tổng điểm |
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC E
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG THUỐC LÁ
Vụ:.............................................Năm:.........................................
1. Điểm khảo nghiệm:
2. Cơ quan chủ trì khảo nghiệm:
3. Tên người khảo nghiệm sản xuất:
4. Tên giống khảo nghiệm:
- Giống đối chứng:
5. Ngày trồng:
6. Diện tích khảo nghiệm: m2:
7. Đặc điểm đất đai:
-Vụ trước trồng cây gì?:
8. Mật độ trồng:
9. Phân bón:
10. Đánh giá chung:
- Thời gian sinh trưởng (50% cây ra nụ, thu hoạch lần đầu, thu hoạch lần cuối)
- Mức độ sâu bệnh hại
- Một số chỉ tiêu nông sinh học (Chiều cao cây, số lá thu hoạch, kích thước lá)
- Năng suất khô, cấp loại lá sấy (%)
- Thành phần hóa học chính và tính chất hút của nguyên liệu
- Ý kiến của người khảo nghiệm: Có hoặc không chấp nhận giống mới.
11. Kết luận và đề nghị:
Cán bộ chỉ đạo Ngày ....... tháng .......năm .....
Người sản xuất
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây