Quy chuẩn QCVN 01-79:2011/BNNPTNT Điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-79:2011/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-79:2011/BNNPTNT Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm-Quy trình kiểm tra, đánh giá điều kiện vệ sinh thú y
Số hiệu:QCVN 01-79:2011/BNNPTNT
Loại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:25/10/2011
Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-79:2011/BNNPTNT

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 01-79:2011/BNNPTNT

CƠ SỞ CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM - QUY TRÌNH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y

Cattle and poultry farm - Hygiene inspection and evaluation procedure.

Lời nói đầu:

QCVN 01 - 79: 2011/BNNPTNT do Cục Thú y biên soạn, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình duyệt, và được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

1. QUY ĐỊNH CHUNG

  1. Phạm vi áp dụng

Quy chuẩn này quy định trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá, chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở chăn nuôi bò, lợn, gia cầm (gà, cút) có đăng ký kinh doanh trên toàn quốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn .

  1. Đối tượng áp dụng
    1. Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan đánh giá vệ sinh thú y đối với các cơ sở chăn nuôi bò, lợn, gia cầm (gà, cút) theo quy mô trang trại.
    2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm trong và ngoài nước trên lãnh thổ Việt Nam.
  2. Tài liệu viện dẫn

Quyết định 121/2008/QĐ-BNN. Quy chế chứng nhận cơ sở thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt (Viet GAP).

 QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

 QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Điều kiện trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.

QCVN 24: 2009/BTNMT. Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp.

QCVN 01-39: 2011/ BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi.

  1. Giải thích từ ngữ

Các thuật ngữ trong quy chuẩn này được hiểu như sau:

  1. Điều kiện vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi

Điều kiện vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi bao gồm các điều kiện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi; thức ăn; quản lý con giống; quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng; vệ sinh tiêu độc, khử trùng; kiểm soát côn trùng và động vật gây hại; kiểm soát dịch bệnh; vệ sinh công nhân; quản lý chất thải chăn nuôi đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển của vật nuôi nhằm tạo ra sản phẩm an toàn, không gây hại cho sức khoẻ con người và không gây ô nhiễm môi trường.

  1. Kiểm tra đánh giá phân loại

Là hình thức kiểm tra có thông báo trước, nhằm kiểm tra đầy đủ các nội dung về điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở chăn nuôi. Được áp dụng đối với:

  1. Cơ sở được kiểm tra lần đầu;
  2. Cơ sở đã được công nhận nhưng sửa chữa, mở rộng sản xuất;
  3. Cơ sở không đạt yêu cầu nhưng sau đó đã khắc phục xong lỗi sai.
  4. Kiểm tra lần đầu

Hình thức kiểm tra lần đầu được áp dụng khi cơ sở chăn nuôi lần đầu tiên đăng ký kiểm tra.

  1. Kiểm tra định kỳ

Là hình thức kiểm tra không thông báo trước, được áp dụng đối với các cơ sở đã được phân loại đạt yêu cầu nhằm giám sát việc duy trì điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi.

  1. Kiểm tra đột xuất

Hình thức kiểm tra đột xuất được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau:

  1. Khi cơ sở có những vi phạm về điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi.
  2. Khi có khiếu nại về việc cơ sở chăn nuôi không tuân thủ điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi;
  3. Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước thanh tra, kiểm tra về điều kiện vệ sinh thú y.

II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

  1. Nội dung kiểm tra, đánh giá
    1. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị
    2. Chương trình quản lý vệ sinh thú y đang áp dụng tại cơ sở
      1. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi
      2. Quản lý thức ăn và sử dụng chất cấm trong cơ sở chăn nuôi
      3. Quản lý con giống
      4. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng
      5. Vệ sinh tiêu độc, khử trùng trong cơ sở chăn nuôi
      6. Kiểm soát côn trùng và động vật gây hại
      7. Kiểm soát dịch bệnh
      8. Vệ sinh công nhân
      9. Quản lý chất thải chăn nuôi.
      10. Quản lý nhân sự
    3. Lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y (trong trường hợp cần thiết)
      1. Lấy mẫu thức ăn.
      2. Lấy mẫu nước.
      3. Lấy mẫu không khí chuồng nuôi.
  2. Phương pháp kiểm tra và đánh giá
    1. Phần chung
      1. Định nghĩa các mức đánh giá: được quy định trong mục A.1 phụ lục A của quy chuẩn này
      2. Sử dụng biểu mẫu kiểm tra: được quy định  trong mục A.2 phụ lục A của quy chuẩn này
    2. Phần kiểm tra, đánh giá chi tiết: bao gồm bảng câu hỏi và hướng dẫn đánh giá từng chỉ tiêu.
      1. Kiểm tra, đánh giá cơ sở chăn nuôi lợn: được quy định tại mục A.3.1 và bảng A1 phụ lục A của quy chuẩn này.
      2. Kiểm tra, đánh giá cơ sở chăn nuôi gia cầm: được quy định tại mục A.3.2 và bảng A2 phụ lục A của quy chuẩn này.
      3. Kiểm tra, đánh giá cơ sở chăn nuôi bò: được quy định tại mục A.3.3 và bảng A3 phụ lục A của quy chuẩn này.
    3. Phương pháp kiểm tra gồm kiểm tra thực tế (nhà xưởng, trang thiết bị…..), kiểm tra hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn (nếu cần). Trường hợp có lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y, việc lấy mẫu được thực hiện theo các tiêu chuẩn hoặc các văn bản có liên quan.
  3. Các hình thức phân loại
    1. Áp dụng mức phân loại A (tốt), B (chấp nhận), C (không đạt), cụ thể như sau:
      1. Loại A (tốt): áp dụng đối với cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y, có thể có lỗi nhẹ nhưng không có lỗi nặng và lỗi nghiêm trọng;
      2. Loại B (đạt): áp dụng đối với các cơ sở đáp ứng các yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y, không có lỗi nghiêm trọng, còn sai lỗi nhẹ và lỗi nặng có thể khắc phục, sửa chữa trong thời gian ngắn (tối đa 30 ngày từ ngày kiểm tra);
      3. Loại C (không đạt): áp dụng đối với các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y, còn nhiều lỗi nặng và lỗi nghiêm trọng nếu không khắc phục, sửa chữa trong thời gian do cơ quan kiểm tra qui định mà vẫn tiếp tục sản xuất. 
    2. Các biểu mẫu Biên bản kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi được quy định tại phụ lục B và Báo cáo khắc phục sai phạm được quy định tại phụ lục C của quy chuẩn này.
    3. Yêu cầu vệ sinh nước thải chăn nuôi gia súc được quy định tại bảng D1 phụ lục D; yêu cầu vệ sinh không khí chuồng nuôi được quy định tại bảng D2 phụ lục D của quy chuẩn này.
    4. Hướng dẫn phân loại kết quả đánh giá cơ sở chăn nuôi được quy định tại mục A.4 phụ lục A của quy chuẩn này.
  4. Xử lý kết quả
    1. Đối với cơ sở kiểm tra để cấp giấy chứng nhận

Chỉ những cơ sở xếp loại A và B mới được cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh.

  1. Đối với cơ sở kiểm tra đột xuất, định kỳ
    1. Cơ sở xếp loại A được tiếp tục duy trì, gia hạn chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y.
    2. Cơ sở xếp loại B được tiếp tục duy trì, gia hạn chứng nhận nhưng bị cơ quan đánh giá nhắc nhở.
    3. Cơ sở xếp loại C bị cơ quan đánh giá và cấp giấy chứng nhận đình chỉ cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y.

III. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

  1. Kiểm tra định kỳ
    1. Cơ quan đánh giá và cấp giấy chứng nhận hoặc cơ quan quản lý kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để giám sát điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở chăn nuôi.
    2. Nội dung kiểm tra giám sát thực hiện theo quy định tại mục 2.1 của quy chuẩn này.
    3. Kết quả kiểm tra là căn cứ để cơ quan đánh giá quyết định duy trì, cảnh cáo, đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận đạt điều kiện vệ sinh thú y.
  2. Xử lý vi phạm
    1. Nhắc nhở

Cơ quan đánh giá cấp giấy chứng nhận gửi thông báo bằng văn bản đến cơ sở chăn nuôi khi kết quả kiểm tra của cơ sở xếp loại B. Khi nhắc nhở, cơ sở phải phải có hành động khắc phục đúng thời hạn. Sau khi khắc phục lỗi, cơ sở phải gửi thông báo bằng văn bản về Cơ quan đánh giá.

  1. Đình chỉ chứng nhận

Cơ sở chăn nuôi bị cơ quan đánh giá ra quyết định đình chỉ chứng nhận Điều kiện vệ sinh trong những trường hợp sau đây:

  1. Cơ sở xếp loại C (theo kết quả kiểm tra của cơ quan quản lý hoặc kết quả kiểm tra của cơ quan đánh giá và cấp giấy chứng nhận);
  2. Cơ sở bị nhắc nhở không khắc phục lỗi đúng thời hạn;
  3. Cơ quan đánh giá cấp giấy chứng nhận ra quyết định đình chỉ chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y và quy định thời hạn để nhà sản xuất khắc phục lỗi.
  4. Thu hồi giấy chứng nhận

Cơ sở chăn nuôi bị cơ quan đánh giá ra quyết định thu hồi chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y trong những trường hợp sau đây:

  1. Không có hành động khắc phục lỗi đúng thời hạn sau khi bị đình chỉ chứng nhận Điều kiện vệ sinh;
  2. Từ chối kiểm tra của cơ quan đánh giá;
  3. Xin hoãn kiểm tra của cơ quan đánh giá 02 (hai) lần kế tiếp không có lý do chính đáng;
  4. Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi chứng nhận điều kiện vệ sinh có hiệu lực, cơ sở chăn nuôi không được chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Cơ quan đánh giá thuộc đối tượng tại mục 1.2 phải áp dụng quy chuẩn này.
  2. Cục Thú Y chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy chuẩn này trong phạm vi cả nước; định kỳ kiểm tra, đánh giá việc tổ chức, thực hiện quy chuẩn và chứng nhận hợp quy;
  3. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

PHỤ LỤC A

(Quy định)

Hướng dẫn kiểm tra đánh giá điều kiện vệ sinh cơ sở chăn nuôi lợn

A.1. Định nghĩa các mức đánh giá

A.1.1. Đạt (Acceptable/ Ac): đáp ứng hoàn toàn quy định.

A.1.2. Không đạt (Fail/ F) được chia thành 4 mức lỗi như sau:

A.1.2.1. Lỗi nghiêm trọng (Serious/Se): sai lệch so với quy định, nếu kéo dài sẽ gây mất an toàn thực phẩm/dịch bệnh/môi trường nhưng chưa tới mức tới hạn.

A.1.2.2. Lỗi nặng (Major/Ma): sai lệch so với quy định, có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm/dịch bệnh/môi trường nhưng chưa tới mức nghiêm trọng.

A.1.2.3. Lỗi nhẹ (Minor/Mi): sai lệch so với quy định, có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm/ dịch bệnh/ môi trường, gây trở ngại cho việc kiểm soát vệ sinh nhưng chưa đến mức nặng.

A.2. Sử dụng biểu mẫu kiểm tra

A.2.1. Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong mỗi chỉ tiêu.

A.2.2. Với mỗi chỉ tiêu, chỉ xác định mức sai lỗi tại các cột có ký hiệu [  ], không được xác định mức sai lỗi vào cột không có ký hiệu [   ].

A.2.3. Dùng ký hiệu û hoặc ü đánh dấu vào vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi chỉ tiêu (mỗi chỉ tiêu chỉ xác định 1 mức lỗi).

A.2.4. Phải diễn giải chi tiết lỗi đã được xác định cho mỗi chỉ tiêu và thời hạn cơ sở phải khắc phục lỗi đó.

A.2.5. Phải diễn giải chi tiết lỗi đã được xác định cho mỗi chỉ tiêu và thời hạn cơ sở phải khắc phục lỗi đó.

A.3. Hướng dẫn phương pháp kiểm tra đánh giá điều kiện vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi

A.3.1. Hướng dẫn đánh giá cơ sở chăn nuôi lợn

A.3.1.1. Tổng quát cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

A.3.1.1.1. Chỉ tiêu 1: Vị trí xây dựng trang trại có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép không? (mức lỗi nghiêm trọng).

A.3.1.1.1.1. Yêu cầu: Vị trí xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

A.3.1.1.1.2. Phương pháp: Xem xét hồ sơ quy hoạch.

A.3.1.1.1.3. Đánh giá

A.3.1.1.1.3.1. Phù hợp với A.3.1.1.1 đánh giá đạt (Ac)

A.3.1.1.1.3.2. Không phù hợp với A.3.1.1.1, đánh giá lỗi nghiêm trọng (Se)

A.3.1.1.2. Chỉ tiêu 2: Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước có đúng với các quy định hiện hành không? (mức lỗi nặng).

A.3.1.1.2.1. Yêu cầu:

- Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước đúng qui định hiện hành (mục 1.1.1 và 1.1.2, chương II, VietGAHP);

- Khoảng cách từ trang trại đến các khu vực kể trên ít nhất 100m, cách nhà máy chế biến, giết mổ lợn, chợ buôn bán lợn 1 km (mục 2.1.2, QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT)

A.3.1.1.2.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế, phỏng vấn khi cần thiết.

A.3.1.1.2.3. Đánh giá

A.3.1.1.2.3.1. Phù hợp với A.3.1.1.1.1. đánh giá đạt (Ac).

A.3.1.1.2.3.2. Không phù hợp với A.3.1.1.1.1. đánh giá lỗi nặng (Ma).

A.3.1.1.3. Chỉ tiêu 3: Bố trí, thiết kế khu chăn nuôi có phù hợp với qui mô chăn nuôi, đầy đủ các khu vực, được sắp xếp và ngăn cách nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh không? (mức lỗi nặng và nghiêm trọng).

A.3.1.1.3.1. Yêu cầu: Trang trại phải được bố trí, thiết kế: phù hợp với qui mô chăn nuôi; đầy đủ khu chăn nuôi chính, khu nuôi tân đáo, khu cách ly bệnh, khu xử lý chất thải và lợn chết, khu xuất bán lợn, khu hành chính và khu phục vụ chăn nuôi (kho, xưởng); các khu vực được sắp xếp và có tường rào ngăn cách.

A.3.1.1.3.2. Phương pháp: Kiểm tra sơ đồ mặt bằng và thực tế.

A.3.1.1.3.3. Đánh giá:

A.3.1.1.3.3.1. Phù hợp với A.3.1.1.3.1 đánh giá đạt (Ac)

A.3.1.1.3.3.2. Không phù hợp với A.3.1.1.3.1

a) Lỗi nặng (Ma):

+ Không có khu phục vụ chăn nuôi (kho, xưởng), hoặc lối đi riêng để xuất bán lợn, hoặc khu nuôi tân đáo.

+ Trong khu nuôi chưa có ngăn cách giữa khu nuôi lợn con; khu nuôi lợn hậu bị; khu nuôi lợn sinh sản.

+ Không có tường rào ngăn cách giữa khu chăn nuôi với khu hành chính, khu phục vụ chăn nuôi, hoặc không có tường rào ngăn khu chăn nuôi với khu xử lý chất thải và lợn chết.

+ Bố trí các khu vực từ đầu đến cuối hướng gió theo trình tự: Khu nuôi chính -> khu nuôi tân đáo, khu cách ly lợn ốm -> khu xử lý chất thải và lợn chết.

+ Diện tích/công suất các khu vực phải thích hợp với công suất của khu nuôi.

b) Lỗi nghiêm trọng (Se): Trại chăn nuôi không có: khu cách ly lợn ốm, hoặc khu xử lý chất thải và lợn chết.

A.3.1.1.4. Chỉ tiêu 4: Hướng chuồng, kích thước, kiểu chuồng, khoảng cách giữa các dãy chuồng, vách, mái chuồng, cửa chuồng có phù hợp với yêu cầu chăn nuôi không? (mức lỗi nhẹ và nặng).

A.3.1.1.4.1. Hướng chuồng, kích thước, kiểu chuồng, khoảng cách giữa các dãy chuồng, vách, mái chuồng, cửa chuồng của chuồng trại phải bố trí hợp lý theo quy định trong mục 2.2.3 đến 2.2.7 Phần 2 QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT).

A.3.1.1.4.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế.

A.3.1.1.4.3. Đánh giá:

A.3.1.1.4.3.1. Phù hợp với A.3.1.1.4.1 đánh giá đạt (Ac).

A.3.1.1.4.3.2. Không phù hợp với A.3.1.1.4.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): Không quá 02 yêu cầu (hướng chuồng, kiểu chuồng, thông gió; nền chuồng; mái chuồng;  vách chuồng;  khoảng cách giữa các dẫy chuồng) không đạt.

b) Lỗi nặng (Ma): có nhiều hơn 02 yêu cầu (Hướng chuồng, kiểu chuồng, thông gió; nền chuồng; mái chuồng; vách chuồng;  khoảng cách giữa các dãy chuồng) không đạt.

A.3.1.1.5. Chỉ tiêu 5: Các thiết bị và dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi) có đầy đủ và được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.1.1.5.1. Yêu cầu: Các thiết bị và dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi) có đầy đủ và được làm bằng vật liệu đảm bảo không gây độc và dễ vệ sinh tẩy rửa.

A.3.1.1.5.2. Phương pháp: kiểm tra thực tế

A.3.1.1.5.3. Đánh giá

A.3.1.1.5.3.1. Phù hợp với A.3.1.1.5.1 đánh giá đạt (Ac).

A.3.1.1.5.3.2. Không phù hợp với A.3.1.1.5.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): có 01 loại thiết bị hoặc dụng cụ chứa thức ăn, nước uống không đạt

b) Lỗi nặng (Ma): có nhiều hơn 01 loại dụng cụ thiết bị chứa thức ăn, nước uống không đạt

A.3.1.1.6. Chỉ tiêu 6: Các kho chứa thức ăn, kho nguyên liệu, kho thuốc thú y, kho hoá chất và thuốc sát trùng thiết kế đảm bảo cho việc bảo quản không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.1.1.6.1. Yêu cầu: Các kho thức ăn, kho thuốc thú y, kho hoá chất và thuốc sát trùng phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, không ẩm thấp và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng.

A.3.1.1.6.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế.

A.3.1.1.6.3. Đánh giá:

A.3.1.1.6.3.1. Phù hợp với A.3.1.1.6.1 đánh giá đạt (Ac)

A.3.1.1.6.3.2. Không phù hợp với A.3.1.1.6.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): không đảm bảo thông thoáng, hoặc có kệ kê nhưng chưa đảm bảo và chưa đủ.

b) Lỗi nặng (Ma): bố trí kho nguyên liệu, thức ăn chung hoặc chưa cách ly triệt để với vật tư khác (như dầu máy, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng..), hoặc xây dựng kho không ngăn được thấm, dột, hắt nước khi mưa gió, hoặc kho không đủ công suất, hoặc chưa ngăn chặn được động vật gây hại xâm nhập

A.3.1.2. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi

A.3.1.2.1. Chỉ tiêu 7. Có kiểm tra định kỳ chất lượng nguồn nước dùng trong chăn nuôi 2 lần/năm không? (mức lỗi nhẹ)

A.3.1.2.1.1. Kiểm tra chất lượng nước dùng trong chăn nuôi định kỳ 2 lần/năm

A.3.1.2.1.2. Phương pháp: Xem kết quả xét nghiệm định kỳ

A.3.1.2.1.3. Đánh giá:

A.3.1.2.1.3.1. Phù hợp với A.3.1.2.1.1. đánh giá đạt (Ac):

A.3.1.2.1.3.2. Không phù hợp với A.3.1.2.1: đánh giá lỗi nhẹ (Mi)

A.3.1.2.2. Chỉ tiêu 8. Có vệ sinh định kỳ hệ thống nước cấp và có đầy đủ hoá chất, dụng cụ để khử trùng định kỳ cho hệ thống xử lý nước cấp không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.1.2.2.1. Yêu cầu: Vệ sinh định kỳ hệ thống nước cấp. Có đầy đủ hoá chất, dụng cụ để khử trùng định kỳ cho hệ thống xử lý nước cấp.

A.3.1.2.2.2. Phương pháp: Xem hồ sơ kiểm soát chất lượng nước và kiểm tra thực tế.

A.3.1.2.2.3. Đánh giá:

A.3.1.2.2.3.1. Phù hợp với A.3.1.2.2.1 đánh giá đạt (Ac):

A.3.1.2.2.3.2. Không phù hợp với A.3.1.2.2.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): sử dụng một số hoá chất sát trùng quá hạn.

b) Lỗi nặng (Ma): Không có quy trình xử lý nước cấp hoặc có quy trình xử lý nước cấp nhưng không phù hợp hoặc không thực hiện các biện pháp vệ sinh định kỳ cho hệ thống nước cấp.

A.3.1.2.3. Chỉ tiêu 9. Nước có đủ cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi không? (Mức lỗi nặng)

A.3.1.2.3.1. Yêu cầu: Có đủ nước cho nhu cầu chăn nuôi

A.3.1.2.3.2. Phương pháp: Phỏng vấn và kiểm tra thực tế

A.3.1.2.3.3. Đánh giá:

A.3.1.2.3.3.1. Phù hợp với A.3.1.2.3.1 đánh giá đạt (Ac):

A.3.1.2.2.3.2. Không phù hợp với A.3.1.2.3.1 đánh giá lỗi nặng (Ma): do không đủ nước cho nhu cầu chăn nuôi

A.3.1.2.4. Chỉ tiêu 10. Nguồn nước dùng trong chăn nuôi có đạt yêu cầu theo QCVN 01-39:2011/ BNNPTNT không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.1.2.4.1. Yêu cầu: Nguồn nước uống sử dụng trong chăn nuôi có đạt yêu cầu theo QCVN 01-39:2011/ BNNPTNT.

A.3.1.2.4.2. Phương pháp: Kiểm tra kết quả xét nghiệm nước; lấy mẫu kiểm tra nếu cơ sở không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc kiểm tra chất lượng nước định kỳ 2 lần/ năm.

A.3.1.2.4.3. Đánh giá

A.3.1.2.4.3.1. Phù hợp với A.3.1.2.4.1 đánh giá đạt (Ac)

A.3.1.2.4.3.2. Không phù hợp với A.3.1.2.4.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): khi có 01 chỉ tiêu không đạt yêu cầu theo QCVN 01-39:2011/ BNNPTNT.

b) Lỗi nặng (Ma): khi có hơn 01 chỉ tiêu không đạt yêu cầu theo QCVN 01-39:2011/ BNNPTNT.

A.3.1.3. Quản lý thức ăn và sử dụng chất cấm trong cơ sở chăn nuôi

A.3.1.3.1. Chỉ tiêu 11. Có hồ sơ ghi chép loại thuốc sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng, thời gian ngừng thuốc khi trộn vào thức ăn và nước uống không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.1.3.1.1. Yêu cầu: ghi chép và lập hồ sơ trộn thức ăn, sử dụng thức ăn, loại thuốc trộn, liều lượng, thời gian sử dụng và ngừng thuốc khi trộn vào thức ăn và nước uống.

A.3.1.3.1.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ và phỏng vấn.

A.3.1.3.1.3. Đánh giá:

A.3.1.3.1.3.1. Phù hợp với A.3.1.3.1.1 đánh giá đạt (Ac):

A.3.1.3.1.3.2. Không phù hợp với A.3.1.3.1.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): Có hướng dẫn sử dụng thuốc, có hồ sơ ghi chép nhưng không cập nhập đầy đủ.

b) Lỗi nặng (Ma): Không có hướng dẫn sử dụng thuốc và không có hồ sơ ghi chép.

A.3.1.3.2. Chỉ tiêu 12. Có sử dụng chất cấm để trộn vào thức ăn và nước uống không? (mức lỗi nghiêm trọng)

A.3.1.3.2.1. Yêu cầu: Không sử dụng chất cấm trộn vào thức ăn và nước uống cho thú nuôi.

A.3.1.3.2.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế; Lấy mẫu mẫu phân tích khi nghi ngờ có sử dụng chất cấm (thức ăn: lấy mẫu tại các silo, nước uống: lấy mẫu tại vòi nước cấp cho thú uống)

A.3.1.3.2.3. Đánh giá:

A.3.1.3.2.3.1. Phù hợp với A.3.1.3.2.1. đánh giá đạt (Ac):

A.3.1.3.2.3.2. Không phù hợp với A.3.1.3.2.1, đánh giá lỗi tới hạn (Cr) do có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

A.3.1.3.3. Chỉ tiêu 13. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi bảo quản có đúng theo quy định không? (mức lỗi nhẹ và nặng).

A.3.1.3.3.1. Yêu cầu: Bảo quản nguyên liệu và thức ăn đúng theo quy định (mục 2.4.1 đến 2.4.3 Phần 2 QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT).

A.3.1.3.3.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế.

A.3.1.3.3.3. Đánh giá:

A.3.1.3.3.3.1. Phù hợp với A.3.1.3.3.1 đánh giá đạt (Ac):

A.3.1.3.3.3.2. Không phù hợp với A.3.1.3.3.1

a) Lỗi nhẹ (Mi): sắp xếp nguyên liệu và thức ăn trong kho không gọn gàng, không thông thoáng và không đảm bảo vệ sinh.

b) Lỗi nặng (Ma): Thức ăn và nguyên liệu để trực tiếp trên sàn nhà, hoặc không có thông tin để nhận biết lô nguyên liệu và thức ăn.

A.3.1.4. Quản lý con giống

A.3.1.4.1. Chỉ tiêu 14. Con giống có nguồn gốc rõ ràng không? (mức lỗi nghiêm trọng).

A.3.1.4.1.1. Yêu cầu: Con giống có nguồn gốc rõ ràng, được mua từ cơ sở sản xuất giống được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất (mục 2.3.1 đến 2.3.3 Phần 2 QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT).

A.3.1.4.1.2. Phương pháp: kiểm tra hồ sơ mua, sổ ghi chép mua lợn giống, giấy chứng nhận kiểm dịch.

A.3.1.4.1.3. Đánh giá:

A.3.1.4.1.3.1. Phù hợp với A.3.1.4.1.1đánh giá đạt (Ac).

A.3.1.4.1.3.2. Không phù hợp với A.3.1.4.1.1 đánh giá lỗi nghiêm trọng (Se).

A.3.1.4.2. Chỉ tiêu 15. Có tuân thủ quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại cho đàn lợn mới nhập không? (mức lỗi nặng)

A.3.1.4.2.1. Yêu cầu: tuân thủ đúng quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại cho đàn lợn mới nhập về và có hồ sơ theo dõi cách ly, nhập đàn.

A.3.1.4.2.2. Phương pháp: Kiểm tra quy trình chăn nuôi của cơ sở, kiểm tra hồ sơ, phỏng vấn.

A.3.1.4.2.3. Đánh giá:

A.3.1.4.2.3.1. Phù hợp với A.3.1.4.2.1 đánh giá đạt (Ac):

A.3.1.4.2.3.2. Không phù hợp với A.3.1.4.2.1 đánh giá lỗi nghiêm trọng (Se): Không tuân thủ quy trình, không nuôi cách ly và không có hồ sơ theo dõi cách ly, nhập đàn.

A.3.1.4.3. Chỉ tiêu 16. Có sổ sách ghi chép việc quản lý con giống và xuất nhập đàn không? (mức lỗi nhẹ)

A.3.1.4.3.1. Yêu cầu: Có sổ sách ghi chép việc xuất nhập thú nuôi.

A.3.1.4.3.2. Phương pháp: Kiểm tra sổ sách.

A.3.1.4.3.3. Đánh giá:

A.3.1.4.3.3.1. Phù hợp với A.3.1.4.3.1 đánh giá đạt (Ac):

A.3.1.4.3.3. 2. Không phù hợp với A.3.1.4.3.1 đánh giá lỗi nhẹ (Mi)

A.3.1.5. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng

A.3.1.5.1. Chỉ tiêu 17. Có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển không? (Mức lỗi nặng)

A.3.1.5.1.1. Yêu cầu: Có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển (mục 2.5.1. và 2.5.2 phần 2 QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT).

A.3.1.5.1.2. Phương pháp: Kiểm tra quy trình chăn nuôi

A.3.1.5.1.3. Đánh giá:

A.3.1.5.1.3.1. Phù hợp với A.3.1.5.1.1 đánh giá đạt (Ac)

A.3.1.5.1.3.2. Không phù hợp với A.3.1.5.1.1 đánh giá lỗi nặng (Ma)

A.3.1.5.2. Chỉ tiêu 18. Chất lượng không khí chuồng nuôi đạt yêu cầu không? (Mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.1.5.2.1. Yêu cầu: Chất lượng không khí chuồng nuôi đạt yêu cầu theo bảng D2 phụ lục D của quy chuẩn này.

A.3.1.5.2.2. Phương pháp: Lấy mẫu kiểm tra và so sánh kết quả với tiêu chuẩn tại bảng D2 phụ lục D của quy chuẩn này.

A.3.1.5.2.3. Đánh giá

A.3.1.5.2.3.1. Phù hợp với A.3.1.5.2.1 đánh giá đạt

A.3.1.5.2.3.2. Không phù hợp với A.3.1.5.2.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): có 02 chỉ tiêu không đạt so với yêu cầu

b) Lỗi nặng (Ma): có hơn 02 chỉ tiêu không đạt so với yêu cầu

A.3.1.6. Vệ sinh tiêu độc, khử trùng trong cơ sở chăn nuôi

A.3.1.6.1. Chỉ tiêu 19. Có thường xuyên bổ sung hoặc thay thuốc sát trùng hàng ngày tại các hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu mỗi chuồng; độ ngập hố sát trùng ³ 15cm; nồng độ thuốc sát trùng đạt hiệu quả khử trùng không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.1.6.1.1. Yêu cầu: Bổ sung hoặc thay thuốc sát trùng hàng ngày tại các hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu mỗi chuồng; độ ngập hố sát trùng ³ 15cm; nồng độ thuốc sát trùng đạt hiệu quả khử trùng (mục 2.6.1 phần 2 QCVN 01-14: 2010).

A.3.1.6.1.2. Phương pháp: Kiểm tra quy trình hướng dẫn; hồ sơ theo dõi; kiểm tra thực tế.

A.3.1.6.1.3. Đánh giá

A.3.1.6.1.3.1. Phù hợp với A.3.1.6.1.1 đánh giá đạt (Ac)

A.3.1.6.1.3.2. Không phù hợp với A.3.1.6.1.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): hố và phương tiện phun thuốc khử trùng không được bảo trì tốt.

b) Lỗi nặng (Ma): hố và phương tiện phun thuốc sát trùng không có thuốc sát trùng, hoặc phương tiện phun thuốc khử trùng không hoạt động.

A.3.1.6.2. Chỉ tiêu 20. Có vệ sinh phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào trại không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.1.6.2.1. Yêu cầu: Các phương tiện vận chuyển phải vệ sinh trước và sau khi vào trại (mục 2.6.2 phần 2 QCVN 01-14: 2010/BNNPTNT)

A.3.1.6.2.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ theo dõi và kiểm tra thực tế

A.3.1.6.2.3. Đánh giá

A.3.1.6.2.3.1. Phù hợp với A.3.1.6.2.1. đánh giá đạt (Ac)

A.3.1.6.2.3.2. Không phù hợp với A.3.1.6.2.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): phương tiện vận chuyển chưa sạch.

b) Lỗi nặng (Ma): không thực hiện

A.3.1.6.3. Chỉ tiêu 21. Có thực hiện khử trùng, thay quần áo, ủng đối với người vào khu chăn nuôi không? ( mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.1.6.3.1. Yêu cầu: Có quy định vệ sinh khử trùng và thực hiện vệ sinh khử trùng, thay quần áo, ủng đối với người vào khu chăn nuôi.

A.3.1.6.3.2. Phương pháp: Xem hồ sơ ghi chép và kiểm tra thực tế.

A.3.1.6.3.3. Đánh giá:

A.3.1.6.3.3.1. Phù hợp với với A.3.1.6.3.1 đánh giá đạt (Ac):

A.3.1.6.3.3.2. Không phù hợp với A.3.1.6.3.1

a) Lỗi nhẹ (Mi): Có qui định nhưng có chưa rõ ràng. Sử dụng một số hoá chất quá hạn.

b) Lỗi nặng (Ma): Không có quy định về vệ sinh khử trùng hoặc có nhưng không đầy đủ các đối tượng cần vệ sinh, khử trùng hoặc không cụ thể phương pháp, hoá chất, nồng độ, tần suất. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về phương pháp, nồng độ, thời gian xử lý.

A.3.1.6.4. Chỉ tiêu 22. Có sát trùng chuồng trại trước khi nuôi; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.1.6.4.1. Yêu cầu: Có quy định vệ sinh sát trùng và thực hiện vệ sinh sát trùng chuồng trại trước khi nuôi; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn.

A.3.1.6.4.2. Phương pháp: Xem hồ sơ ghi chép và kiểm tra thực tế.

A.3.1.6.4.3. Đánh giá:

A.3.1.6.4.3.1. Phù hợp với A.3.1.6.4.1 đánh giá đạt (Ac):

A.3.1.6.4.3.2. Không phù hợp với với A.3.1.6.4.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): Có qui định nhưng có chưa rõ ràng. Sử dụng một số hoá chất quá hạn.

b) Lỗi nặng (Ma): Không có quy định về vệ sinh khử trùng hoặc có nhưng không đầy đủ các đối tượng cần vệ sinh, khử trùng hoặc không cụ thể phương pháp, hoá chất, nồng độ, tần suất. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về phương pháp, nồng độ, thời gian xử lý.

A.3.1.6.5. Chỉ tiêu 23. Có quy định và định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chăn nuôi, chuồng nuôi, trong khu chăn nuôi 2 tuần/lần không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.1.6.5.1. Yêu cầu: Có quy định và thực hiện phun thuốc sát trùng định kỳ xung quanh khu vực chăn nuôi, chuồng nuôi, trong khu chăn nuôi 2 tuần/lần (mục 2.6.3 phần 2 QCVN 01-14: 2010/BNNPTNT)

A.3.1.6.5.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ ghi chép và kiểm tra thực tế.

A.3.1.6.5.3. Đánh giá:

A.3.1.6.5.3.1. Phù hợp với với A.3.1.6.5.1 đánh giá đạt (Ac):

A.3.1.6.5.3.2. Không phù hợp với A.3.1.6.5.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): Có qui định nhưng có chưa rõ ràng. Sử dụng một số hoá chất quá hạn.

b) Lỗi nặng (Ma): Không có quy định về vệ sinh khử trùng hoặc có nhưng không đầy đủ các đối tượng cần vệ sinh, khử trùng hoặc không cụ thể phương pháp, hoá chất, nồng độ, tần suất. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về phương pháp, nồng độ, thời gian xử lý.

A.3.1.6.6. Chỉ tiêu 24. Có thực hiện đúng quy định vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng (1 tuần /lần) và để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn (7 ngày); khi có dịch (khử trùng: 1 ngày/lần; để trống chuồng 21 ngày) không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.1.6.6.1. Yêu cầu: thực hiện đúng quy định vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng (1 tuần /lần) và để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn (7 ngày); khi có dịch (khử trùng: 1 ngày/lần; để trống chuồng 21 ngày) (mục 2.6.3. và 2.6.10 phần 2 QCVN 01-14: 2010).

A.3.1.6.6.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ.

A.3.1.6.6.3. Đánh giá:

A.3.1.6.6.3.1. Phù hợp với A.3.1.6.6.1 đánh giá đạt (Ac)

A.3.1.6.6.3.2. Không phù hợp với A.3.1.6.6.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): có ghi chép hồ sơ nhưng chưa đầy đủ; Có qui định nhưng có chưa rõ ràng.

b) Lỗi nặng (Ma): không thực hiện dọn vệ sinh và sát trùng hoặc không ghi chép hồ sơ.

A.3.1.6.7. Chỉ tiêu 25. Có sử dụng riêng các phương tiện vận chuyển lợn, thức ăn, chất thải trong trang trại và sát trùng sau khi sử dụng không? (mức lỗi nặng).

A.3.1.6.7.1. Yêu cầu: sử dụng riêng các phương tiện vận chuyển lợn, thức ăn, chất thải trong trang trại và sát trùng sau khi sử dụng (mục 2.6.5 Phần 2 QCVN 01-14:2010/BNNPTNT).

A.3.1.6.7.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế.

A.3.1.6.7.3. Đánh giá

A.3.1.6.7.3.1. Phù hợp với A.3.1.6.7.1 đánh giá đạt (Ac).

A.3.1.6.7.3.2. Không phù hợp với A.3.1.6.7.1 đánh giá lỗi nặng (Ma).

A.3.1.6.8. Chỉ tiêu 26. Có vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày không? (mức lỗi nhẹ)

A.3.1.6.8.1. Yêu cầu: Có quy định vệ sinh và thực hiện vệ các sinh máng ăn, máng uống (mục 2.6.6 phần 2 QCVN 01-14:2010/BNNPTNT).

A.3.1.6.8.2. Phương pháp: Xem hồ sơ ghi chép và kiểm tra thực tế.

A.3.1.6.8.3. Đánh giá:

A.3.1.6.8.3.1. Phù hợp với với A.3.1.6.8.1 đánh giá đạt (Ac):

A.3.1.6.8.3.2. Không phù hợp với A.3.1.6.8.1 đánh giá lỗi nhẹ (Mi)

A.3.1.7. Kiểm soát côn trùng và động vật gây hại

A.3.1.7.1. Chỉ tiêu 27. Có chương trình kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật gây hại khác không? Nếu có, đã ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra để xử lý không? (Mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.1.7.1.1. Yêu cầu: Có sơ đồ, kế hoạch và thực hiệu hiệu quả kiểm soát hiệu quả động vật gây hại (mục 2.6.7 phần 2 QCVN 01-14:2010/BNNPTNT).

A.3.1.7.1.2. Phương pháp: Xem sơ đồ và kế hoạch và ghi chép kết quả kiểm soát động vật gây hại, kiểm tra thực tế và phỏng vấn khi cần thiết.

A.3.1.7.1.3. Đánh giá:

A.3.1.7.1.3.1. Phù hợp với với A.3.1.7.1 đánh giá đạt (Ac):

  1. Có quy định sử dụng hoá chất, phương pháp diệt côn trùng và chuột.
  2. Có kế hoạch tiêu diệt côn trùng; sơ đồ và kế hoạch tiêu diệt chuột.
  3. Thực hiện diệt côn trùng và chuột theo kế hoạch
  4. Có biện pháp xử lý hợp vệ sinh (đốt, chôn) chuột đã bị tiêu diệt
  5. Có đầy đủ hoá chất, dụng cụ để thực hiện việc kiểm soát.

A.3.1.7.1.3.2. Không phù hợp với A.3.1.7.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): Diệt động vật gây hại nhưng chưa hiệu quả; hoặc ghi chép, lưu trữ hồ sơ chưa đầy đủ.

b) Lỗi nặng (Ma): Không có kế hoạch diệt côn trùng, chuột. Không có sơ đồ bẫy bắt. Không có quy định sử dụng hoá chất, phương diệt côn trùng và chuột hoặc có nhưng không cụ thể phương pháp, hoá chất, nồng độ, tần suất. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về phương pháp, nồng độ, thời gian xử lý.

A.3.1.7.2. Chỉ tiêu 28. Có định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để diệt ruồi xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi không? (mức lỗi nhẹ và nặng).

A.3.1.7.2.1. Yêu cầu: Thực hiện định kỳ việc phát quang bụi rậm, khơi cống rãnh để diệt ruồi, và sát trùng xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi (mục 2.6.4 Phần 2 QCVN 01-14:2010/BNNPTNT).

A.3.1.7.2.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ, sổ ghi chép và kiểm tra thực tế.

A.3.1.7.2.3. Đánh giá:

A.3.1.7.2.3.1. Phù hợp với A.3.1.7.2.1 đánh giá đạt (Ac).

A.3.1.7.2.3.2. Không phù hợp với A.3.1.7.2.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): không thực hiện đúng tần xuất hoặc thực hiện chưa đầy đủ.

b) Lỗi nặng (Ma): không thực hiện.

A.3.1.8. Kiểm soát dịch bệnh

A.3.1.8.1. Chỉ tiêu 29. Có lịch tiêm phòng và thực hiện tiêm phòng các bệnh chính cho đàn lợn không? (Mức lỗi nhẹ và nặng).

A.3.1.8.1.1. Yêu cầu: Phải xây dựng quy trình, lịch tiêm phòng và thực hiện tiêm phòng cho lợn các bệnh chính như bệnh giả dại, lở mồm long móng, dịch tả, PRRS, tụ huyết trùng và một số dịch bệnh khác theo quy định (mục 2.6.8 Phần 2 QCVN 01-14:2010/BNNPTNT; Quyết định 63/2005/QĐ-BNN, 64/2005/QĐ-BNN, 38/2006/QĐ-BNN và  80/2008/QĐ-BNN).

A.3.1.8.1.2. Phương pháp: Kiểm tra kế hoạch, sổ ghi chép thực hiện tiêm phòng.

A.3.1.8.1.3. Đánh giá:

A.3.1.8.1.3.1. Phù hợp với A.3.1.8.1.1. đánh giá đạt (Ac).

A.3.1.8.1.3.2. Không phù hợp với A.3.1.8.1.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): Kế hoạch không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng theo kế hoạch.

b) Lỗi nặng (Ma): Không có kế hoạch hoặc có nhưng không thực hiện.

A.3.1.8.2. Chỉ tiêu 30: Có giám sát dịch bệnh theo phương thức “cùng vào - cùng ra” không? Có lập tức cách ly để phòng ngừa lây lan khi lợn có biểu hiện bệnh không? (mức lỗi nghiêm trọng).

A.3.1.8.2.1. Yêu cầu: Thực hiện giám sát dịch bệnh theo phương thức “cùng vào -cùng ra” và khi lợn có biểu hiện bệnh phải cách ly ngay lập tức (mục 2.6.9, Phần 2, QCVN 01-14:2010; Quyết định 63/2005/QĐ-BNN, 64/2005/QĐ-BNN, 38/2006/QĐ-BNN và  80/2008/QĐ-BNN).

A.3.1.8.2.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế và phỏng vấn khi cần thiết.

A.3.1.8.2.3. Đánh giá:

A.3.1.8.2.3.1. Phù hợp với A.3.1.8.2.1 đánh giá đạt (Ac).

A.3.1.8.2.3.2. Không phù hợp với A.3.1.8.2.1 đánh giá lỗi nghiêm trọng (Se).

A.3.1.8.3. Chỉ tiêu 31: Trong trường hợp điều trị bệnh, có tuân thủ quy định về chủng loại, liều lượng, thời gian dùng thuốc? Có ghi chép thông tin đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng lợn, người tiêm, thời điểm ngưng thuốc không? (mức lỗi nặng).

A.3.1.8.3.1. Yêu cầu: Có cán bộ thú y chẩn đoán bệnh và lên phác đồ điều trị. Tuân thủ phác đồ điều trị và quy định sử dụng thuốc, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đầy đủ (mục 2.4.5, Phần 2, QCVN 01-14:2010; Thông tư 15/2009/TT-BNN; 18/2009/TT-BNN; 19/2009/TT-BNN, 46/2009/TT-BNN, 80/2009/TT-BNNPTNT, 28/2010/TT-BNNPTNT).

A.3.1.8.3.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế và phỏng vấn khi cần thiết.

A.3.1.8.3.3. Đánh giá:

A.3.1.8.3.3.1. Phù hợp với A.3.1.8.3.1 đánh giá đạt (Ac).

A.3.1.8.3.3.2. Không phù hợp với A.3.1.8.3.1, đánh giá lỗi nặng (Ma): Không có hoặc thực hiện không đúng phác đồ điều trị hoặc không tuân thủ quy định sử dụng thuốc, hoặc không ghi chép và lưu trữ hồ sơ đầy đủ.

A.3.1.8.4. Chỉ tiêu 32: Khi phát hiện lợn chết có báo với cán bộ kỹ thuật/thú y để có biện pháp xử lý không? Có thực hiện xử lý hợp vệ sinh lợn chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân không? (mức lỗi nghiêm trọng)

A.3.1.8.4.1. Yêu cầu: Khi lợn chết phải báo ngay với cán bộ kỹ thuật/thú y và có biện pháp xử lý phù hợp (Công văn số 561/TY-KH ngày 16/4/2008).

A.3.1.8.4.2. Phương pháp: Kiểm tra sổ ghi chép quá trình nuôi và phỏng vấn (khi cần thiết).

A.3.1.8.4.3. Đánh giá:

A.3.1.8.4.3.1. Phù hợp với A.3.1.8.4.1đánh giá đạt (Ac).

A.3.1.8.4.3.2. Không phù hợp với A.3.1.8.4.1: đánh giá lỗi nghiêm trọng.

A.3.1.9. Vệ sinh công nhân

A.3.1.9.1. Chỉ tiêu 33. Có hồ sơ sức khoẻ cá nhân và khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân 1 năm/lần không? (mức lỗi nhẹ)

A.3.1.9.1.1. Yêu cầu: Có hồ sơ sức khoẻ cá nhân và khám sức khoẻ định kỳ ít nhất 1 năm /lần cho công nhân.

A.3.1.9.1.2. Phương pháp: Xem hồ sơ khám sức khoẻ của công nhân.

A.3.1.9.1.3. Đánh giá:

A.3.1.9.1.3.1. Phù hợp với với A.3.1.9.1.1 đánh giá đạt (Ac) khi:

a) Thực hiện khám sức khoẻ cho công nhân ít nhất 1 lần/ năm.

b) Có hồ sơ tổng kết công nhân đủ sức khoẻ làm việc.

A.3.1.9.1.3.2. Không phù hợp với A.3.1.9.1.1 đánh giá lỗi nhẹ (Mi)

A.3.1.9.2. Chỉ tiêu 34. Có trang bị bảo hộ lao động như áo quần bảo hộ, khẩu trang, găng tay, mũ, ủng cao su cho công nhân làm việc trong trại không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.1.9.2.1. Yêu cầu: trang bị bảo hộ lao động như áo quần bảo hộ, khẩu trang, găng tay, mũ, ủng cao su cho công nhân. Bảo hộ được giặt và vệ sinh hàng ngày.

A.3.1.9.2.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế.

A.3.1.9.2.3. Đánh giá:

A.3.1.9.2.3.1. Phù hợp với với A.3.1.9.2.1 đánh giá đạt (Ac).

A.3.1.9.2.3.2. Không phù hợp với A.3.1.9.2.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): Có trang bị bảo hộ nhưng chưa đầy đủ.

b) Lỗi nặng (Ma): Không trang bị bảo hộ cho công nhân hoặc có trang bị nhưng không vệ sinh và giặt sạch hàng ngày.

A.3.1.9.3. Chỉ tiêu 35: Có nội quy quy định vệ sinh đối với công nhân không? (mức lỗi nhẹ)

A.3.1.9.3.1. Yêu cầu: Có quy định vệ sinh đối với công nhân khi ra vào trại (tắm, thay áo quần bảo hộ, ủng). Công nhân thực hiện đúng quy định

A.3.1.9.3.2. Phương pháp: Kiểm tra bảng quy định, hướng dẫn và kiểm tra thực tế.

A.3.1.9.3.3. Đánh giá:

A.3.1.9.3.3.1. Phù hợp với với A.3.1.9.3.1 đánh giá đạt (Ac):

A.3.1.9.3.3.2. Không phù hợp với A.3.1.9.3.1: đánh giá lỗi nhẹ (Mi)

A.3.1.10. Quản lý chất thải chăn nuôi

A.3.1.10.1. Chỉ tiêu 36: Chất thải rắn có được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không? (mức lỗi nặng và nghiêm trọng)

A.3.1.10.1.1. Yêu cầu: Hàng ngày chất thải rắn phải được thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý phù hợp (mục 2.7.2, Phần 2, QCVN 01-14:2010)

A.3.1.10.1.2. Phương pháp: Xem xét hồ sơ đánh giá hệ thống xử lý chất thải rắn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, xem xét thực tế và phỏng vấn khi cần thiết.

A.3.1.10.1.3. Đánh giá:

A.3.1.10.1.3.1. Phù hợp với A.3.1.10.1.1 đánh giá đạt ( Ac):

A.3.1.10.1.3.2. Không phù hợp với A.3.1.10.1.1:

a) Lỗi nặng (Ma): Hệ thống chứa không có nắp, mái che hay bị rò rỉ hoặc có biện pháp xử lý nhưng còn gây mùi hôi và có ruồi nhặng.

b) Lỗi nghiêm trọng (Se): Chất thải rắn không xử lý thải thẳng ra ngoài môi trường hoặc kết đánh giá hệ thống xử chất thải rắn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện không đạt yêu cầu.

A.3.1.10.2. Chỉ tiêu 37. Có hệ thống lọc, lắng để phân loại, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt không? (mức lỗi nhẹ).

A.3.1.10.2.1. Yêu cầu: hệ thống nước thải có lắng, lọc để tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt (mục 2.7.3, Phần 2, QCVN 01-14:2010; Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT).

A.3.1.10.2.2. Phương pháp: Xem xét thực tế.

A.3.1.10.2.3. Đánh giá:

A.3.1.10.2.3.1. Phù hợp với A.3.1.10.2.1 đánh giá đạt (Ac).

A.3.1.10.2.3.2. Không phù hợp với A.3.1.10.2.1: đánh giá mức lỗi nhẹ (Mi)

A.3.1.10.3. Chỉ tiêu 38. Chất thải lỏng từ chuồng nuôi đến khu xử lý có chảy ngang qua những khu chăn nuôi khác, hệ thống nước thải riêng biệt với nước mưa không? (mức nhẹ và nặng)

A.3.1.10.3.1. Yêu cầu: Nước thải không chảy ngang qua khu chăn nuôi khác; hệ thống nước thải tách biệt với hệ thống nước mưa (mục 2.7.3, Phần 2, QCVN 01-14:2010; Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT).

A.3.1.10.3.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ thiết kế; kiểm tra thực tế.

A.3.1.10.3.3. Đánh giá:

A.3.1.10.3.3.1. Phù hợp với A.3.1.10.3.1 đánh giá đạt (Ac)

A.3.1.10.3.3.2. Không phù hợp với A.3.1.10.3.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): Chất thải lỏng chảy chưa tách biệt hệ thống nước thải với nước mưa.

Lỗi nặng (Ma): Chất thải lỏng chảy ngang qua các khu chăn nuôi khác; chưa tách biệt hệ thống nước thải với nước mưa.

A.3.1.10.4. Chỉ tiêu 39. Nước thải sau khi xử lý có đạt tiêu chuẩn theo bảng D1 phụ lục D của quy chuẩn này không? (mức lỗi  nhẹ, nặng và nghiêm trọng)

A.3.1.10.4.1. Yêu cầu: chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn hiện hành

A.3.1.10.4.2. Phương pháp: Xem kết quả kết quả xét nghiệm và so sánh với yêu cầu tại bảng D1 phụ lục D của quy chuẩn này.

A.3.1.10.4.3. Đánh giá:

A.3.1.10.4.3.1. Phù hợp với A.3.1.10.4.1 đánh giá đạt (Ac).

A.3.1.10.4.3.2. Không phù hợp với A.3.1.10.4.1

  1. Lỗi nhẹ (Mi): nếu có không quá 02 chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép.
  2. Lỗi nặng (Ma): nếu có từ 02 đến 04 chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép.
  3. Lỗi nghiêm trọng (Se): nếu có hơn 05 số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép.

A.3.1.10.5. Chỉ tiêu 40: Có nơi xử lý động vật chết (lò thiêu, đất chôn) đảm bảo vệ sinh dịch tể theo quy định hiện hành của thú y không? (mức lỗi nghiêm trọng).

A.3.1.10.5.1. Yêu cầu: Nơi xử lý động vật chết phải đảm bảo vệ sinh dịch tể theo công văn số 561/TY-KH ngày 16/4/2008 và không gây ô nhiễm môi trường xung quanh

A.3.1.10.5.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế.

A.3.1.10.5.3. Đánh giá:

A.3.1.10.5.3.1. Phù hợp với A.3.1.10.5.1đánh giá đạt ( Ac):

A.3.1.10.5.3.2. Không phù hợp với A.3.1.10.5.1 đánh giá lỗi nghiêm trọng (Se): Không có nơi xử lý hoặc có nhưng xử lý động vật chết không đúng với quy định và hướng dẫn xử lý. Không xử lý ngay khi có động vật chết.

A.3.1.11. Quản lý nhân sự

A.3.1.11.1. Chỉ tiêu 41: Người lao động làm việc trong trang trại có được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại? được tập huấn về an toàn lao động, kỹ năng chăn nuôi và kỹ năng ghi chép không? (mức lỗi nặng và nghiêm trọng).

A.3.1.11.1.1. Yêu cầu: Người lao động làm việc trong trang trại được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại, tập huấn về an toàn lao động, kỹ năng chăn nuôi và kỹ năng ghi chép (mục 8.2; 14.1.1; 14.2.5; 14.4, Chương II, VietGAHP).

A.3.1.11.1.2. Phương pháp: Xem xét hồ sơ đào tạo, tài liệu đào tạo và phỏng vấn khi cần thiết.

A.3.1.11.1.3. Đánh giá:

A. 3.2.11.1.3.1. Phù hợp với A.3.1.11.1.1 đánh giá đạt (Ac).

A. 3.2.11.1.3.2. Không phù hợp với A.3.1.11.1.1

a) Lỗi nặng (Ma): chưa đào tạo quy trình thao tác an toàn khi mang vác vật nặng; hoặc có đào tạo về sử dụng, bảo quản hoá chất và kỹ năng chăn nuôi nhưng chưa đầy đủ; hoặc chưa đào tạo cập nhật khi có những quy định, hướng dẫn mới.

b) Lỗi nghiêm trọng (Se): chưa được đào tạo về sử dụng, bảo quản hoá chất; hoặc chưa được đào tạo về kỹ năng chăn nuôi.

A.3.1.11.2. Chỉ tiêu 42: Có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại không? (mức lỗi nhẹ và nặng).

A.3.1.11.2.1. Yêu cầu: Có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại (mục 14.1.2; 14.1.3, Chương II, VietGAHP)

A.3.1.11.2.2. Phương pháp: Xem xét tài liệu hướng dẫn sơ cứu, hồ sơ tập huấn và phỏng vấn khi cần thiết.

A.3.1.11.2.3. Đánh giá:

A.3.1.11.2.3.1. Phù hợp với A.3.1.11.2.1.đánh giá đạt (Ac):

A.3.1.11.2.3.2. Không phù hợp với A.3.1.11.2.1.:

a) Lỗi nhẹ (Mi): thuốc y tế và dụng cụ y tế chưa đầy đủ; hoặc tập huấn chưa đầy đủ cho tất cả ngưới lao động.

b) Lỗi nặng (Ma): chưa có tài liệu hướng dẫn; hoặc chưa hướng dẫn; hoặc chưa có tủ thuốc và vật dụng y tế.

A.3.1.11.3. Chỉ tiêu 43: Công nhân, khách tham quan có mặc hộ lao động và vệ sinh, khử trùng khi vào trong trang trại không? Có ghi nhật ký khách tham quan không? (mức lỗi nhẹ và nặng).

A.3.1.11.3.1. Yêu cầu: Khi vào trang trại công nhân, khách phải mặc bảo hộ lao động và vệ sinh khử trùng. Ghi nhật ký khách tham quan (mục 2.4.5; 4.2.5; 14.2.3, Chương II, VietGAHP).

A.3.1.11.3.2. Phương pháp: Xem xét nhật ký, xem xét thực tế và phỏng vấn khi cần thiết.

A.3.1.11.3.3. Đánh giá:

A. 3.2.11.3.3.1. Phù hợp với A.3.1.11.3.1  đánh giá đạt (Ac).

A. 3.2.11.3.3.2. Không phù hợp với A.3.1.11.3.1

a) Lỗi nhẹ (Mi): mặc bảo hộ lao động không đủ, hoặc thực hiện vệ sinh và khử trùng chưa đúng.

b) Lỗi nặng (Ma): không mặc bảo hộ lao động, hoặc không thực hiện vệ sinh và khử trùng, hoặc chưa ghi nhật ký khách tham quan.

A.3.2. Hướng dẫn đánh giá cơ sở chăn nuôi gia cầm (gà, cút)

A.3.2.1. Tổng quát cơ sở hạ tầng

A.3.2.1.1. Chỉ tiêu 1: Vị trí xây dựng trang trại có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép không? (mức lỗi tới hạn).

Xem mục A.3.1.1.1 của quy chuẩn này

A.3.2.1.2. Chỉ tiêu 2: Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100m không? (mức lỗi nặng).

A.3.2.1.2.1. Yêu cầu: Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100m theo quy định trong mục 2.1.2, phần 2 QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT.

A.3.2.1.2.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế, phỏng vấn khi cần thiết.

A.3.2.1.2.3. Đánh giá

A.3.2.1.2.3.1. Phù hợp với A.3.2.1.1.1. đánh giá đạt (Ac).

A.3.2.1.2.3.2. Không phù hợp với A.3.2.1.1.1. đánh giá lỗi nặng (Ma).

A.3.2.1.3. Chỉ tiêu 3: Trang trại có được thiết kế gồm các khu vực khác nhau không? Có tường rào ngăn cách khu chăn nuôi với khu hành chính không? (mức lỗi nặng và nghiêm trọng).

A.3.2.1.3.1. Yêu cầu: Trang trại phải được thiết kế gồm các khu vực khác nhau. Có tường rào ngăn cách khu chăn nuôi với khu hành chính theo quy định trong mục 2.2.1. và 2.2.2 đến 2.2.7, Phần 2, QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT).

A.3.2.1.3.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế.

A.3.2.1.3.3. Đánh giá:

A.3.2.1.3.3.1. Phù hợp với A.3.2.1.3.1 đánh giá đạt (Ac)

A.3.2.1.3.3.2. Không phù hợp với A.3.2.1.3.1

a) Lỗi nặng (Ma): Trại chăn nuôi chưa có tường hoặc hàng rào bao quanh nhằm kiểm soát được người và động vật ra vào trang trại.

b) Lỗi nghiêm trọng (Se): Trại chăn nuôi không có đầy đủ các khu vực: kho chứa thức ăn, thuốc thú y và thuốc khử trùng, hoặc khu cách ly gia cầm ốm, hoặc khu nuôi tân đáo, hoặc khu tập kết và xử lý chất thải, hoặc không có tường rào ngăn cách giữa khu chăn nuôi với khu hành chính, hoặc đường vận chuyển thức ăn trong trại trùng với đường vận chuyển phân.

A.3.2.1.4. Chỉ tiêu 4: Có thiết bị và dụng cụ chăn nuôi (ổ đẻ, máng ăn, máng uống) đủ và bố trí hợp lý không? (mức lỗi nhẹ)

A.3.2.1.4.1 Yêu cầu: Có đủ thiết bị và dụng cụ chăn nuôi (ổ đẻ, máng ăn, máng uống) đủ và bố trí hợp lý.

A.3.2.1.4.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế.

A.3.2.1.4.3. Đánh giá:

A.3.2.1.4.3.1. Phù hợp với A.3.2.1.4.1 đánh giá đạt (Ac)

A.3.2.1.4.3.2. Không phù hợp với A.3.2.1.4.1 đánh giá lỗi nhẹ.

A.3.2.1.5. Chỉ tiêu 5. Thiết kế chuồng trại bảo đảm thông thoáng, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ với các giai đoạn nuôi dưỡng gia cầm; diện tích chuồng nuôi phù hợp với số lượng gia cầm không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.2.1.4.1. Thiết kế chuồng trại bảo đảm thông thoáng, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ với các giai đoạn nuôi dưỡng gia cầm; diện tích chuồng nuôi phù hợp với số lượng gia cầm (mục 2.2.81 và 2.2.8.4, Phần 2, QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT).

A.3.2.1.4.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế.

A.3.2.1.4.3. Đánh giá:

A.3.2.1.4.3.1. Phù hợp với A.3.2.1.4.1 đánh giá đạt (Ac).

A.3.2.1.4.3.2. Không phù hợp với A.3.2.1.4.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): có 01 yêu cầu không đạt.

b) Lỗi nặng (Ma): có nhiều hơn một yêu cầu không đạt.

A.3.2.1.6. Chỉ tiêu 6. Các kho chứa thức ăn, kho thuốc thú y, kho hoá chất và thuốc sát trùng thiết kế đảm bảo cho việc bảo quản không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.1.6 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.1.7. Chỉ tiêu 7. Nhà ấp trứng có hàng rào ngăn cách với bên ngoài và các khu vực khác; được bố trí đảm bảo hạn chế lây nhiễm chéo giữa các khu vực khác không? (mức lỗi nặng và nghiêm trọng)

A.3.2.1.7.1. Yêu cầu: Nhà ấp trứng có hàng rào ngăn cách với bên ngoài và các khu vực khác; được bố trí theo nguyên tắc một chiều đảm bảo hạn chế lây nhiễm chéo giữa các khu vực nơi nhận, phân loại, sát trùng trứng; kho bảo quản trứng; phòng để máy ấp và soi trứng; phòng để máy nở; phòng chọn trống mái, đóng hộp gà con và phòng xuất sản phẩm (mục 2.2.9 phần 2 QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT).

A.3.2.1.7.2. Phương pháp: kiểm tra thực tế

A.3.2.1.7.3. Đánh giá:

A.3.2.1.7.3.1. Phù hợp với A.3.2.1.7.1 đánh giá đạt (Ac)

A.3.2.1.7.3.2. Không phù hợp với A.3.2.1.7.1:

a) Lỗi nặng (Ma): Nhà ấp trứng không có hàng rào ngăn cách với bên ngoài và các khu vực khác.

b) Lỗi nghiêm trọng (Se): Nhà ấp trứng không có hàng rào ngăn cách với bên ngoài và các khu vực khác. Bố trí nhà ấp trứng không đảm bảo nguyên tắc một chiều.

A.3.2.2. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi

A.3.2.2.1. Chỉ tiêu 8. Có kiểm tra định kỳ chất lượng nguồn nước dùng cho chăn nuôi 2 lần/năm không? (mức lỗi nhẹ)

Xem mục A.3.1.2.1 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.2.2. Chỉ tiêu 9. Có vệ sinh định kỳ hệ thống nước cấp và có đầy đủ hoá chất, dụng cụ để khử trùng định kỳ cho hệ thống xử lý nước cấp không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.2.2 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.2.3. Chỉ tiêu 10. Nước có đủ cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi không? (Mức lỗi nặng)

Xem mục A.3.1.2.3 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.2.4. Chỉ tiêu 11. Nguồn nước dùng trong chăn nuôi có đạt yêu cầu theo QCVN 01-39:2011/BNNPTNT không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.2.4 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.3. Quản lý thức ăn và sử dụng chất cấm trong cơ sở chăn nuôi

A.3.2.3.1. Chỉ tiêu 12. Có ghi chép hồ sơ loại thuốc sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng, thời gian ngừng thuốc khi trộn vào thức ăn và nước uống không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.3.1 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.3.2. Chỉ tiêu 13. Có sử dụng chất cấm để trộn vào thức ăn và nước uống không? (mức lỗi nghiêm trọng)

Xem mục A.3.1.3.2 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.3.3. Chỉ tiêu 14. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi bảo quản có đúng theo quy định không? (mức lỗi nhẹ và nặng).

Xem mục A.3.1.3.3 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.4. Quản lý con giống

A.3.2.4.1. Chỉ tiêu 15. Con giống có nguồn gốc rõ ràng không? (mức lỗi nghiêm trọng).

A.3.2.4.1.1. Yêu cầu: Con giống có nguồn gốc rõ ràng, được mua từ cơ sở sản xuất giống được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sản xuất (mục 2.3 Phần 2 QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT).

A.3.2.4.1.2. Phương pháp: kiểm tra hồ sơ mua, sổ ghi chép mua gia cầm giống, giấy chứng nhận kiểm dịch.

A.3.2.4.1.3. Đánh giá:

A.3.2.4.1.3.1. Phù hợp với A.3.2.4.2.1 đánh giá đạt (Ac).

A.3.2.4.1.3.2. Không phù hợp với A.3.2.4.2.1 đánh giá lỗi nghiêm trọng (Se).

A.3.2.4.2. Chỉ tiêu 16. Có tuân thủ quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại cho đàn gia cầm mới nhập không? (mức lỗi nặng)

Xem mục A.3.1.4.2 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.4.3. Chỉ tiêu 17. Có sổ sách ghi chép việc quản lý con giống và xuất nhập đàn không? (mức lỗi nhẹ).

Xem mục A.3.1.4.3 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.5. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng

A.3.2.5.1. Chỉ tiêu 18. Có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng loại gia cầm theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển không? (Mức lỗi nặng)

A.3.2.5.1.1. Yêu cầu: Có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng loại gia cầm theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển theo mục 2.5.1. và 2.5.2, phần 2, QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT.

A.3.2.5.1.2. Phương pháp: Kiểm tra quy trình chăn nuôi

A.3.2.5.1.3. Đánh giá:

A.3.2.5.1.3.1. Phù hợp với A.3.2.5.1.1 đánh giá đạt (Ac)

A.3.2.5.1.3.2. Không phù hợp với A.3.2.5.1.1 đánh giá lỗi nặng (Ma)

A.3.2.5.2. Chỉ tiêu 19. Chất lượng không khí chuồng nuôi đạt yêu cầu trong bảng D2 phụ lục D không? (Mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.5.2 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.6. Vệ sinh tiêu độc, khử trùng trong trại chăn nuôi

A.3.2.6.1. Chỉ tiêu 20. Có thường xuyên bổ sung hoặc thay thuốc sát trùng hàng ngày tại các hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu mỗi chuồng; độ ngập hố sát trùng ³ 15cm; nồng độ thuốc sát trùng đạt hiệu quả khử trùng không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.6.1 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.6.2. Chỉ tiêu 21. Có vệ sinh phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào trại không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.6.2 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.6.3. Chỉ tiêu 22. Có thực hiện khử trùng, thay quần áo, ủng đối với người vào khu chăn nuôi không? ( mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.6.3 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.6.4. Chỉ tiêu 23. Có sát trùng chuồng trại trước khi nuôi; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.6.4 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.6.5. Chỉ tiêu 24. Có quy định và định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chăn nuôi, chuồng nuôi, trong khu chăn nuôi 2 tuần/lần không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.6.5 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.6.6. Chỉ tiêu 25. Có thực hiện đúng quy định vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng và để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn; để trống chuồng (15 ngày) không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.2.6.6.1. Yêu cầu: Có quy định vệ sinh tiêu độc và thực hiện đúng quy định vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng và để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn; để trống chuồng (15 ngày) (mục 2.6.1.6 phần 2 QCVN 01-15: 2010/BNNPTNT)

A.3.2.6.6.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ.

A.3.2.6.6.3. Đánh giá: Xem mục A.3.1.6.6.3 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.7. Chỉ tiêu 26. Có sử dụng riêng các phương tiện vận chuyển gia cầm, thức ăn, chất thải trong trang trại và sát trùng sau khi sử dụng không? (mức lỗi nặng).

A.3.2.6.7.1. Yêu cầu: sử dụng riêng các phương tiện vận chuyển gia cầm, thức ăn, chất thải trong trang trại và sát trùng sau khi sử dụng.

A.3.2.6.7.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế.

A.3.2.6.7.3. Đánh giá: Xem mục A.3.1.6.7.3 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.6.8. Chỉ tiêu 27. Có vệ sinh máng ăn, máng uống, dụng cụ định kỳ và hàng ngày không? (mức lỗi nhẹ)

A.3.2.6.8.1. Yêu cầu: Có quy định vệ sinh và thực hiện vệ các sinh máng ăn, máng uống (mục 2.6.1.4 phần 2 QCVN 01-15:2010/BNNPTNT).

A.3.2.6.8.2. Phương pháp: Xem hồ sơ ghi chép và kiểm tra thực tế.

A.3.2.6.8.3. Đánh giá: Xem mục A.3.1.6.8.3 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.7. Kiểm soát côn trùng và động vật gây hại

A.3.2.7.1. Chỉ tiêu 28. Có chương trình kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật gây hại khác không? Nếu có, đã ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra để xử lý không? (Mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.7.1 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.7.2. Chỉ tiêu 29. Có định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để diệt ruồi xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi không? (mức lỗi nhẹ và nặng).

A.3.2.7.2.1. Yêu cầu: Thực hiện định kỳ việc phát quang bụi rậm, khơi cống rãnh để diệt ruồi, và sát trùng xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi.

A.3.2.7.2.2. Phương pháp: Xem mục A.3.1.7.2.2 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3. 1.7.2.3. Đánh giá: Xem mục A.3.1.7.2.3 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.2.8. Kiểm soát dịch bệnh

A.3.2.8.1. Chỉ tiêu 30. Có lịch tiêm phòng và thực hiện tiêm phòng các bệnh chính (Niu cát xơn, cúm gia cầm) cho đàn gia cầm không? (Mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.2.8.1.1. Yêu cầu: Phải xây dựng quy trình, lịch tiêm phòng và thực hiện tiêm phòng cho gia cầm bệnh Niu cát xơn, cúm gia cầm và một số dịch bệnh khác theo quy định (mục 2.6.1.2, Phần 2, QCVN 01-15:2010/BNNPTNT; Quyết định 63/2005/QĐ-BNN).

A.3.2.8.1.2. Phương pháp: Xem mục A.3.1.8.1.2 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.8.1.3. Đánh giá: Xem mục A.3.1.8.1.3 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.8.2. Chỉ tiêu 31: Có giám sát dịch bệnh theo phương thức “cùng vào -cùng ra” (đối với gia cầm nuôi thương phẩm) không? Có lập tức cách ly để phòng ngừa lây lan khi gia cầm có biểu hiện bệnh không? (mức lỗi nghiêm trọng).

A.3.2.8.2.1. Yêu cầu: Thực hiện giám sát dịch bệnh theo phương thức “cùng vào -cùng ra” (mục 2.5.6 Phần 2 QCVN 01-15:2010/BNNPTNT) và khi gia cầm có biểu hiện bệnh phải cách ly ngay lập tức.

A.3.2.8.2.2. Phương pháp: Xem mục A.3.1.8.2.2 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.8.2.3. Đánh giá: Xem mục A.3.1.8.2.3 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.8.3. Chỉ tiêu 32: Trong trường hợp điều trị bệnh, có tuân thủ quy định về chủng loại, liều lượng, thời gian dùng thuốc? Có ghi chép thông tin đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, người tiêm, thời điểm ngưng thuốc không? (mức lỗi nặng).

A.3.2.8.3.1. Yêu cầu: Có cán bộ thú y chẩn đoán bệnh và lên phác đồ điều trị. Tuân thủ phác đồ điều trị và quy định sử dụng thuốc, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đầy đủ (Thông tư 15/2009/TT-BNN; 18/2009/TT-BNN; 19/2009/TT-BNN, 46/2009/TT-BNN, 80/2009/TT-BNNPTNT, 28/2010/TT-BNNPTNT).

A.3.2.8.3.2. Phương pháp: Xem mục A.3.1.8.3.2 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.2.8.3.3. Đánh giá: Xem mục A.3.1.8.3.3 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.1.8.4. Chỉ tiêu 33: Khi phát hiện gia cầm chết có báo với cán bộ kỹ thuật/thú y để có biện pháp xử lý không? Có thực hiện xử lý hợp vệ sinh gia cầm chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân không? (mức lỗi nghiêm trọng)

A.3.1.8.4.1. Yêu cầu: Khi gia cầm chết phải báo ngay với cán bộ kỹ thuật/thú y và có biện pháp xử lý phù hợp (Thông tư số 69/2005/TT-BNN).

A.3.1.8.4.2. Phương pháp: Kiểm tra sổ ghi chép quá trình nuôi và phỏng vấn (khi cần thiết).

A.3.2.8.4.3. Đánh giá: Xem mục A.3.1.8.4.3 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.9. Vệ sinh công nhân

A.3.2.9.1. Chỉ tiêu 34. Có hồ sơ sức khoẻ cá nhân và khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân 1 năm/lần không? (mức lỗi nhẹ)

Xem mục A.3.1.9.1 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.9.2. Chỉ tiêu 35. Có trang bị bảo hộ lao động như áo quần bảo hộ, khẩu trang, găng tay, mũ, ủng cao su cho công nhân làm việc trong trại không? (mức lỗi nhẹ và nặng).

Xem mục A.3.1.9.2 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.2.9.3. Chỉ tiêu 36: Có nội quy quy định vệ sinh đối với công nhân không? (mức lỗi nhẹ)

Xem mục A.3.1.9.2 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.2.10. Quản lý chất thải chăn nuôi

A.3.2.10.1. Chỉ tiêu 37: Chất thải rắn có được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không? (mức lỗi nặng và nghiêm trọng)

A.3.2.10.1.1. Yêu cầu: Hàng ngày chất thải rắn phải được thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý phù hợp (mục 2.7.1.3 Phần 2 QCVN 01-15:2010/BNNPTNT)

A.3.2.10.1.2. Phương pháp: Xem mục 3.2.10.1.2 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.2.10.1.3. Đánh giá:

A.3.2.10.1.3.1. Phù hợp với A.3.2.10.1.1 đánh giá đạt ( Ac):

A.3.2.10.1.3.2. Không phù hợp với A.3.2.10.1.1:

a) Lỗi nặng (Ma): biện pháp xử lý chất thải rắn nhưng còn gây mùi hôi và có ruồi nhặng.

b) Lỗi nghiêm trọng (Se): Chất thải rắn không xử lý thải thẳng ra ngoài môi trường hoặc kết quả đánh giá hệ thống xử chất thải rắn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện không đạt yêu cầu.

A.3.2.10.2. Chỉ tiêu 38: Có nơi xử lý động vật chết (lò thiêu, đất chôn) đảm bảo vệ sinh dịch tể theo quy định hiện hành của thú y không? (mức lỗi nghiêm trọng)

A.3.2.10.2.1. Yêu cầu: Nơi xử lý động vật chết phải cách xa tối thiểu 20 m đối với giếng nước, nguồn nước mặt và chuồng nuôi không gây ô nhiễm môi trường xung quanh (mục 2.7.1.5 phần 2 QCVN 01-15:2010/BNNPTNT)

A.3.2.10.2.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế.

A.3.1.10.2.3. Đánh giá:

A.3.2.10.2.3.1. Phù hợp với A.3.2.10.2.1đánh giá đạt ( Ac):

A.3.2.10.2.3.2. Không phù hợp với A.3.1.10.2.1 đánh giá lỗi nghiêm trọng (Se): Không có nơi xử lý hoặc có nhưng xử lý động vật chết không đúng với quy định và hướng dẫn xử lý. Không xử lý ngay khi có động vật chết.

A.3.2.11. Quản lý nhân sự

A.3.2.11.1. Chỉ tiêu 39: Người lao động làm việc trong trang trại có được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại? được tập huấn về an toàn lao động, kỹ năng chăn nuôi và kỹ năng ghi chép không? (mức lỗi nặng và nghiêm trọng).

Xem mục A.3.1.11.1 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.11.2. Chỉ tiêu 40: Có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại không? (mức lỗi nhẹ và nặng).

Xem mục A.3.1.11.2 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.11.3. Chỉ tiêu 41: Công nhân, khách tham quan có mặc hộ lao động và vệ sinh, khử trùng khi vào trong trang trại không? Có ghi nhật ký khách tham quan không? (mức lỗi nhẹ và nặng).

Xem mục A.3.1.11.2 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.3. Hướng dẫn đánh giá trại chăn nuôi bò

A.3.3.1. Tổng quát cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

A.3.3.1.1. Chỉ tiêu 1: Vị trí xây dựng trang trại có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép không? (mức lỗi nghiêm trọng).

Xem mục A.3.1.1.1 tại phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.1.2. Chỉ tiêu 2: Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước có đúng với các quy định hiện hành không? (mức lỗi nặng).

Xem mục A.3.1.1.2 tại phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.1.3. Chỉ tiêu 3: Bố trí, thiết kế khu chăn nuôi có phù hợp với qui mô chăn nuôi, đầy đủ các khu vực, được sắp xếp và ngăn cách nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh không? (mức lỗi nặng và nghiêm trọng).

A.3.3.1.3.1. Yêu cầu: Trang trại phải được thiết kế gồm các khu vực khác nhau. Có tường rào ngăn cách khu chăn nuôi với khu hành chính theo quy định trong mục 2.2.1. và 2.2.2 Phần 2 QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT).

A.3.3.1.3.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế.

A.3.3.1.3.3. Đánh giá:

A.3.3.1.3.3.1. Phù hợp với A.3.3.1.3.1 đánh giá đạt (Ac)

A.3.3.1.3.3.2. Không phù hợp với A.3.3.1.3.1

a) Lỗi nặng (Ma): Trại chăn nuôi chưa có tường hoặc hàng rào bao quanh nhằm kiểm soát được người và động vật ra vào trang trại.

b) Lỗi nghiêm trọng (Se): Trại chăn nuôi không có đầy đủ các khu vực: kho chứa thức ăn, thuốc thú y và thuốc khử trùng, hoặc khu cách ly động vật ốm, khu vắt sữa hoặc khu tập kết và xử lý chất thải, hoặc không có tường rào ngăn cách giữa khu chăn nuôi với khu hành chính, hoặc đường vận chuyển thức ăn trong trại trùng với đường vận chuyển phân.

A.3.3.1.4. Chỉ tiêu 4: Hướng chuồng, kích thước, kiểu chuồng, khoảng cách giữa các dãy chuồng, vách, mái chuồng, cửa chuồng có phù hợp với yêu cầu chăn nuôi không? (mức lỗi nhẹ và nặng).

A.3.3.1.4.1. Hướng chuồng, kích thước, kiểu chuồng, khoảng cách giữa các dãy chuồng, vách, mái chuồng, cửa chuồng của chuồng trại phải bố trí hợp lý và phù hợp với yêu cầu chăn nuôi.

A.3.3.1.4.2. Phương pháp: Xem mục A.3.1.1.4.3 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.1.4.3. Đánh giá: Xem mục A.3.1.1.4.3 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.1.5. Chỉ tiêu 5: Các thiết bị và dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi) có đầy đủ và được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.1.5. phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.2. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi

A.3.3.2.1. Chỉ tiêu 7. Có kiểm tra định kỳ chất lượng nguồn nước dùng trong chăn nuôi 2 lần/năm không? (mức lỗi nhẹ)

Xem mục A.3.3.2.1 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.2.2. Chỉ tiêu 8. Có vệ sinh định kỳ hệ thống nước cấp và có đầy đủ hoá chất, dụng cụ để khử trùng định kỳ cho hệ thống xử lý nước cấp không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.3.2.2 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.2.3. Chỉ tiêu 9. Nước có đủ cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi không? (Mức lỗi nặng)

Xem mục A.3.3.2.3 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.2.4. Chỉ tiêu 10. Nguồn nước dùng trong chăn nuôi có đạt yêu cầu theo QCVN 01-39:2011/ BNNPTNT không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.2.4 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.3. Quản lý thức ăn và sử dụng chất cấm trong cơ sở chăn nuôi

A.3.3.3.1. Chỉ tiêu 11. Có ghi chép hồ sơ loại thuốc sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng, thời gian ngừng thuốc khi trộn vào thức ăn và nước uống không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.3.1 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.3.2. Chỉ tiêu 12. Có sử dụng chất cấm để trộn vào thức ăn và nước uống không? (mức lỗi nghiêm trọng)

Xem mục A.3.1.3.2 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.1.3.3. Chỉ tiêu 13. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi bảo quản có đúng theo quy định không? (mức lỗi nhẹ và nặng).

Xem mục A.3.1.3.3 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.4. Quản lý con giống

A.3.3.4.1. Chỉ tiêu 14. Con giống có nguồn gốc rõ ràng không? (mức lỗi nghiêm trọng).

Xem mục A.3.1.4.1 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.4.2. Chỉ tiêu 15.tuân thủ quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại cho đàn mới nhập không? (mức lỗi nặng)

Xem mục A.3.1.4.2 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.4.3. Chỉ tiêu 16. Có sổ sách ghi chép việc quản lý con giống và xuất nhập đàn không? (mức lỗi nhẹ).

Xem mục A.3.1.4.3 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.5. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng

A.3.3.5.1. Chỉ tiêu 17. Có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng loại bò, bê khác nhau theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển không? (Mức lỗi nặng)

A.3.3.5.1.1. Yêu cầu: Có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng loại bò, bê khác nhau theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển.

A.3.3.5.1.2. Phương pháp: Kiểm tra quy trình chăn nuôi

A.3.3.5.1.3. Đánh giá:

A.3.3.5.1.3.1. Phù hợp với A.3.3.5.1.1 đánh giá đạt (Ac)

A.3.3.5.1.3.2. Không phù hợp với A.3.3.5.1.1 đánh giá lỗi nặng (Ma)

A.3.3.5.2. Chỉ tiêu 18. Chất lượng không khí chuồng nuôi đạt yêu cầu trong bảng D1 phụ lục D không? (Mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.5.2 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.3.6. Vệ sinh tiêu độc, khử trùng trong cơ sở chăn nuôi

A.3.3.6.1. Chỉ tiêu 19. Có thường xuyên bổ sung hoặc thay thuốc sát trùng hàng ngày tại các hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu mỗi chuồng; độ ngập hố sát trùng ³ 15cm; nồng độ thuốc sát trùng đạt hiệu quả khử trùng không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.6.1 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.3.6.2. Chỉ tiêu 20. Có vệ sinh phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào trại không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.6.2 phụ lục 3 của quy chuẩn này.

A.3.3.6.3. Chỉ tiêu 21. Có thực hiện khử trùng, thay quần áo, ủng đối với người vào khu chăn nuôi không? ( mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.6.3 phụ lục 3 của quy chuẩn này.

A.3.3.6.4. Chỉ tiêu 22. Có sát trùng chuồng trại trước khi nuôi; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.6.4 phụ lục 3 của quy chuẩn này.

A.3.3.6.5. Chỉ tiêu 23. Có quy định và định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chăn nuôi, chuồng nuôi, trong khu chăn nuôi 2 tuần/lần không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.6.5 phụ lục 3 của quy chuẩn này.

A.3.3.6.6. Chỉ tiêu 24. Có thực hiện đúng quy định vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng (1 tuần /lần)? (mức lỗi nhẹ và nặng)

A.3.3.6.6.1. Yêu cầu: thực hiện đúng quy định vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng (1 tuần /lần)

A.3.3.6.6.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế.

A.3.3.6.6.3. Đánh giá:

A.3.3.6.6.3.1. Phù hợp với A.3.3.6.6.1 đánh giá đạt (Ac)

A.3.3.6.6.3.2. Không phù hợp với A.3.3.6.6.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): có ghi chép hồ sơ nhưng chưa đầy đủ; Có qui định nhưng có chưa rõ ràng.

b) Lỗi nặng (Ma): không thực hiện dọn vệ sinh và sát trùng hoặc không ghi chép hồ sơ.

A.3.3.6.7. Chỉ tiêu 25. Có sử dụng riêng các phương tiện vận chuyển sữa, thức ăn, chất thải trong trang trại và sát trùng sau khi sử dụng không? (mức lỗi nặng).

A.3.3.6.7.1. Yêu cầu: sử dụng riêng các phương tiện vận chuyển sữa, thức ăn, chất thải trong trang trại và sát trùng sau khi sử dụng.

A.3.3.6.7.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế.

A.3.3.6.7.3. Đánh giá

A.3.3.6.7.3.1. Phù hợp với A.3.3.6.7.1 đánh giá đạt (Ac).

A.3.3.6.7.3.2. Không phù hợp với A.3.3.6.7.1 đánh giá lỗi nặng (Ma).

A.3.3.6.8. Chỉ tiêu 26. Có vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày không? (mức lỗi nhẹ)

Xem mục A.3.1.6.8 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.2.7. Kiểm soát côn trùng và động vật gây hại

A.3.3.7.1. Chỉ tiêu 27. Có chương trình kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật gây hại khác không? Nếu có, đã ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra để xử lý chưa? (Mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.7.1 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.7.2. Chỉ tiêu 28. Có định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để diệt ruồi xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi không? (mức lỗi nhẹ và nặng).

Xem mục A.3.1.7.2 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.8. Kiểm soát dịch bệnh

A.3.3.8.1. Chỉ tiêu 29. Có lịch tiêm phòng và thực hiện tiêm phòng các bệnh chính cho đàn bò không? (Mức lỗi nhẹ và nặng).

A.3.3.8.1.1. Yêu cầu: Phải xây dựng quy trình, lịch tiêm phòng và thực hiện tiêm phòng cho bò các bệnh chính như bệnh lở mồm long móng, dịch tả, tụ huyết trùng, nhiệt thán và một số dịch bệnh khác theo quy định (Quyết định 63/2005/QĐ-BNN, 64/2005/QĐ-BNN, 38/2006/QĐ-BNN).

A.3.3.8.1.2. Phương pháp: Kiểm tra kế hoạch, sổ ghi chép thực hiện tiêm phòng.

A.3.3.8.1.3. Đánh giá:

A.3.3.8.1.3.1. Phù hợp với A.3.3.8.1.1. đánh giá đạt (Ac).

A.3.3.8.1.3.2. Không phù hợp với A.3.3.8.1.1:

a) Lỗi nhẹ (Mi): Kế hoạch không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng theo kế hoạch.

b) Lỗi nặng (Ma): Không có kế hoạch hoặc có nhưng không thực hiện.

A.3.3.8.2. Chỉ tiêu 30: Trong trường hợp điều trị bệnh, có tuân thủ quy định về chủng loại, liều lượng, thời gian dùng thuốc? Có ghi chép thông tin đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng bò, bê, người tiêm, thời điểm ngưng thuốc không? (mức lỗi nặng).

Xem mục A.3.1.8.3 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.8.3. Chỉ tiêu 31: Khi phát hiện bò, bê chết có báo với cán bộ kỹ thuật/thú y để có biện pháp xử lý không? Có thực hiện xử lý hợp vệ sinh bò, bê chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân không? (mức lỗi nghiêm trọng)

Xem mục A.3.1.8.4 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.3.9. Vệ sinh công nhân

A.3.3.9.1. Chỉ tiêu 32. Có hồ sơ sức khoẻ cá nhân và khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân 1 năm/lần không? (mức lỗi nhẹ)

Xem mục A.3.1.9.1 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.9.2. Chỉ tiêu 33. Có trang bị bảo hộ lao động như áo quần bảo hộ, khẩu trang, găng tay, mũ, ủng cao su cho công nhân làm việc trong trại không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.9.2 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.9.3. Chỉ tiêu 34: Có nội quy quy định vệ sinh đối với công nhân không? (mức lỗi nhẹ)

Xem mục A.3.1.9.3 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.10. Quản lý chất thải chăn nuôi

A.3.3.10.1. Chỉ tiêu 35: Chất thải rắn có được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không? (mức lỗi nặng và nghiêm trọng)

Xem mục A.3.1.10.1 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.10.2. Chỉ tiêu 36. Có hệ thống lọc, lắng để phân loại, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt không? (mức lỗi nhẹ).

Xem mục A.3.1.10.2 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.3.10.3. Chỉ tiêu 37. Chất thải lỏng từ chuồng nuôi đến khu xử lý có chảy ngang qua những khu chăn nuôi khác, hệ thống nước thải riêng biệt với nước mưa không? (mức lỗi nhẹ và nặng)

Xem mục A.3.1.10.3 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.3.10.4. Chỉ tiêu 38. Nước thải sau khi xử lý có đạt tiêu chuẩn theo bảng D1 phụ lục D của quy chuẩn này không? (mức lỗi nhẹ, nặng và nghiêm trọng)

Xem mục A.3.1.10.4 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.3.10.5. Chỉ tiêu 39: Có nơi xử lý động vật chết (lò thiêu, đất chôn) đảm bảo vệ sinh dịch tể không gây ô nhiễm môi trường xung quanh không? (mức lỗi nghiêm trọng)

Xem mục A.3.1.10.5 phụ lục A của quy chuẩn này.

A.3.3.11. Quản lý nhân sự

A.3.3.11.1. Chỉ tiêu 40: Người lao động làm việc trong trang trại có được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại? được tập huấn về an toàn lao động, kỹ năng chăn nuôi và kỹ năng ghi chép không? (mức lỗi nặng và nghiêm trọng).

Xem mục A.3.1.11.1 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.11.2. Chỉ tiêu 41: Có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại không? (mức lỗi nhẹ và nặng).

Xem mục A.3.1.11.2 phụ lục A của quy chuẩn này

A.3.2.11.3. Chỉ tiêu 42: Công nhân, khách tham quan có mặc hộ lao động và vệ sinh, khử trùng khi vào trong trang trại không? Có ghi nhật ký khách tham quan không? (mức lỗi nhẹ và nặng).

Xem mục A.3.1.11.2 phụ lục A của quy chuẩn này

A.4. Hướng dẫn phân loại kết quả đánh giá cơ sở chăn nuôi.

Xếp loại

Mức lỗi

Nhẹ (Mi)

Nặng(Ma)

Nghiêm trọng (Se)

Loại A

≤ 20

0

0

Loại B

Từ 21 đến 28

0

0

Ma ≤ 15 và tổng Mi + Ma ≤ 35

0

Loại C

Ma ≤ 15 và tổng Mi + Ma > 35

0

-

> 15

0

-

-

³ 1

Ghi chú: ( - ) Không tính đến

Bảng A 1 – Các chỉ tiêu đánh giá điều kiện vệ sinh trại chăn nuôi lợn

TT

Chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả đánh giá

Lỗi vi phạm và hành động khắc  phục

Đạt (Ac)

Không đạt (Fail)

Nhẹ (Mi)

Nặng (Ma)

Nghiêm trọng (Se)

  1. Tổng quát về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

  1. Địa điểm

1

Vị trí xây dựng trang trại có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép không?

[   ]

[    ]

2

Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước có đúng với các quy định hiện hành không?

[   ]

[   ]

  1. Thiết kế chuồng trại, kho, thiết bị chăn nuôi

3

Bố trí, thiết kế khu chăn nuôi có phù hợp với qui mô chăn nuôi, đầy đủ các khu vực, được sắp xếp và ngăn cách nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh không?

[   ]

[   ]

[    ]

4

Hướng chuồng, kích thước, kiểu chuồng, khoảng cách giữa các dãy chuồng, vách, mái chuồng, cửa chuồng có phù hợp với yêu cầu chăn nuôi không?

[   ]

[   ]

[   ]

5

Các thiết bị chăn nuôi và dụng cụ chứa thức ăn, nước uống có đầy đủ, bố trí hợp lý và phù hợp với mục đích chăn nuôi không?

[   ]

[   ]

[   ]

6

Các kho chứa thức ăn, kho thuốc thú y, kho hoá chất và thuốc sát trùng thiết kế đảm bảo cho việc bảo quản không?

[  ]

[   ]

[   ]

  1. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi

7

kiểm tra định kỳ chất lượng nguồn nước dùng trong chăn nuôi 2 lần/năm không?

[  ]

[   ]

8

vệ sinh định kỳ hệ thống nước cấp và có đầy đủ hoá chất, dụng cụ để khử trùng định kỳ cho hệ thống xử lý nước cấp không?

[  ]

[   ]

[   ]

9

Nước có đủ cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi không?

[  ]

[   ]

10

Nguồn nước dùng trong chăn nuôiđạt yêu cầu theo QCVN 01-39:2011/ BNNPTNT không?

[  ]

[   ]

[   ]

  1. Quản lý thức ăn và sử dụng chất cấm trong cơ sở chăn nuôi

11

Có hồ sơ ghi chép loại thuốc sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng, thời gian ngừng thuốc khi trộn vào thức ăn và nước uống không?

[  ]

[   ]

[   ]

12

Có sử dụng chất cấm để trộn vào thức ăn và nước uống không?

[  ]

[   ]

13

Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi bảo quản có đúng theo quy định không?

[  ]

[   ]

[   ]

  1. Quản lý con giống

14

Con giống có nguồn gốc rõ ràng không?

[  ]

[   ]

15

tuân thủ quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại cho đàn lợn mới nhập không?

[  ]

[   ]

16

Có sổ sách ghi chép việc quản lý con giống và xuất nhập đàn không?

[  ]

[   ]

  1. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng

17

Có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển không?

[   ]

[   ]

18

Chất lượng không khí chuồng nuôi đạt yêu cầu không?

[   ]

[   ]

[   ]

  1. Vệ sinh tiêu độc, khử trùng trong cơ sở chăn nuôi

19

Có thường xuyên bổ sung hoặc thay thuốc sát trùng hàng ngày tại các hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu mỗi chuồng; độ ngập hố sát trùng ³ 15cm; nồng độ thuốc sát trùng đạt hiệu quả khử trùng không?

[   ]

[   ]

[   ]

20

Có vệ sinh phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào trại không?

[   ]

[   ]

[   ]

21

thực hiện khử trùng, thay quần áo, ủng đối với người vào khu chăn nuôi không?

[   ]

[   ]

[   ]

22

  • sát trùng chuồng trại trước khi nuôi; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn không?

[   ]

[   ]

[   ]

23

Có quy định và định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chăn nuôi, chuồng nuôi, trong khu chăn nuôi 2 tuần/lần không?

[   ]

[   ]

[   ]

24

Có thực hiện đúng quy định vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng (1 tuần /lần) và để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn (7 ngày); khi có dịch (khử trùng: 1 ngày/lần; để trống chuồng 21 ngày) không?

[   ]

[   ]

[   ]

25

Có sử dụng riêng các phương tiện vận chuyển lợn, thức ăn, chất thải trong trang trại và sát trùng sau khi sử dụng không?

[   ]

[   ]

26

Có vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày không?

[   ]

[   ]

  1. Kiểm soát côn trùng và động vật gây hại

27

chương trình kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật gây hại khác không? Nếu có, đã ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra để xử lý không?

[  ]

[   ]

[   ]

28

định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để diệt ruồi xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi không?

[  ]

[   ]

[   ]

  1. Kiểm soát dịch bệnh

29

Có lịch tiêm phòng và thực hiện tiêm phòng các bệnh chính cho đàn lợn không?

[  ]

[   ]

[   ]

30

Có giám sát dịch bệnh theo phương thức “cùng vào - cùng ra” không? Có lập tức cách ly để phòng ngừa lây lan khi lợn có biểu hiện bệnh không?

[  ]

[   ]

31

Trong trường hợp điều trị bệnh, có ghi chép đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng lợn, người tiêm, thời điểm ngưng thuốc không?

[  ]

[   ]

32

Khi phát hiện lợn chết có báo với cán bộ kỹ thuật/thú y để có biện pháp xử lý không? Có thực hiện xử lý hợp vệ sinh lợn chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân không?

[  ]

[   ]

  1. Vệ sinh công nhân

33

  1. ó hồ sơ sức khoẻ cá nhân và khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân 1 năm/lần không?

[   ]

[   ]

34

Có trang bị bảo hộ lao động như áo quần bảo hộ, khẩu trang, găng tay, mũ, ủng cao su cho công nhân làm việc trong trại không?

[   ]

[   ]

[   ]

35

Có nội quy quy định vệ sinh đối với công nhân không?

[   ]

[   ]

  1. Quản lý chất thải chăn nuôi

36

Chất thải rắn có được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không?

[   ]

[   ]

[   ]

37

Có hệ thống lọc, lắng để phân loại, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt không?

[   ]

[   ]

38

Chất thải lỏng từ chuồng nuôi đến khu xử lý có chảy ngang qua những khu chăn nuôi khác, hệ thống nước thải riêng biệt với nước mưa không?

[   ]

[   ]

[   ]

39

Nước thải sau khi xử lý có đạt tiêu chuẩn theo bảng D1 phụ lục D của quy chuẩn này không?

[   ]

[   ]

[   ]

[   ]

40

Có nơi xử lý động vật chết (lò thiêu, đất chôn) đảm bảo vệ sinh dịch tể theo quy định hiện hành của thú y không?

[   ]

[   ]

  1. Quản lý nhân sự

41

Người lao động làm việc trong trang trại có được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại, sơ cấp cứu? được tập huấn về kỹ năng chăn nuôi, an toàn lao động và kỹ năng ghi chép không?

[   ]

[   ]

[   ]

42

Có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại không?

[   ]

[   ]

[   ]

43

Công nhân, khách tham quan có mặc hộ lao động và vệ sinh, khử trùng khi vào trong trang trại không? Có ghi nhật ký khách tham quan không?

[   ]

[   ]

[   ]

Tổng hợp

28

31

10

Kết quả xếp loại

Bảng A2 – Các chỉ tiêu đánh giá điều kiện vệ sinh trại chăn nuôi gia cầm (gà, cút)

TT

Chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả đánh giá

Lỗi vi phạm và hành động khắc  phục

Đạt (Ac)

Không đạt (Fail)

Nhẹ (Mi)

Nặng (Ma)

Nghiêm trọng (Se)

  1. Tổng quát về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

  1. Địa điểm

1

Vị trí xây dựng trang trại có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép không?

[   ]

[    ]

2

Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước có đúng với các quy định hiện hành không?

[   ]

[   ]

  1. Thiết kế chuồng trại, kho, thiết bị chăn nuôi

3

Trang trại có được thiết kế gồm các khu vực khác nhau không? Có tường rào ngăn cách khu chăn nuôi với khu hành chính không?

[   ]

[   ]

[    ]

4

Có thiết bị và dụng cụ chăn nuôi (ổ đẻ, máng ăn, máng uống) đủ và bố trí hợp lý không?

[   ]

[   ]

4

Hướng chuồng, kích thước, kiểu chuồng, khoảng cách giữa các dãy chuồng, vách, mái chuồng, cửa chuồng có phù hợp với yêu cầu chăn nuôi không?

[   ]

[   ]

[   ]

5

Thiết kế chuồng trại bảo đảm thông thoáng, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ với các giai đoạn nuôi dưỡng gia cầm; diện tích chuồng nuôi phù hợp với số lượng gia cầm không?

[   ]

[   ]

[   ]

6

Các kho chứa thức ăn, kho thuốc thú y, kho hoá chất và thuốc sát trùng thiết kế đảm bảo cho việc bảo quản không?

[   ]

[   ]

[   ]

7

Nhà ấp trứng có hàng rào ngăn cách với bên ngoài và các khu vực khác; được bố trí đảm bảo hạn chế lây nhiễm chéo giữa các khu vực khác không?

[   ]

[   ]

[   ]

  1. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi

8

kiểm tra định kỳ chất lượng nguồn nước dùng trong chăn nuôi 2 lần/năm không?

[   ]

[   ]

9

vệ sinh định kỳ hệ thống nước cấp và có đầy đủ hoá chất, dụng cụ để khử trùng định kỳ cho hệ thống xử lý nước cấp không?

[   ]

[   ]

[   ]

10

Nước có đủ cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi không?

[   ]

[   ]

11

Nguồn nước dùng trong chăn nuôiđạt yêu cầu theo QCVN 01-39:2011/ BNNPTNT không?

[   ]

[   ]

[   ]

  1. Quản lý thức ăn và sử dụng chất cấm trong cơ sở chăn nuôi

12

Có hồ sơ ghi chép loại thuốc sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng, thời gian ngừng thuốc khi trộn vào thức ăn và nước uống không?

[   ]

[   ]

[   ]

13

Có sử dụng chất cấm để trộn vào thức ăn và nước uống không?

[   ]

[   ]

14

Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi bảo quản có đúng theo quy định không?

[   ]

[   ]

[   ]

  1. Quản lý con giống

15

Con giống có nguồn gốc rõ ràng không?

[   ]

[   ]

16

tuân thủ quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại cho đàn lợn mới nhập không?

[   ]

[   ]

17

Có sổ sách ghi chép việc quản lý con giống và xuất nhập đàn không?

[   ]

[   ]

  1. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng

18

Có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng loại gia cầm theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển không?

[   ]

[   ]

19

Chất lượng không khí chuồng nuôi đạt yêu cầu không?

[   ]

[   ]

[   ]

  1. Vệ sinh tiêu độc, khử trùng trong cơ sở chăn nuôi

20

Có thường xuyên bổ sung hoặc thay thuốc sát trùng hàng ngày tại các hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu mỗi chuồng; độ ngập hố sát trùng ³ 15cm; nồng độ thuốc sát trùng đạt hiệu quả khử trùng không?

[   ]

[   ]

[   ]

21

Có vệ sinh phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào trại không?

[   ]

[   ]

[   ]

22

thực hiện khử trùng, thay quần áo, ủng đối với người vào khu chăn nuôi không?

[   ]

[   ]

[   ]

23

  • sát trùng chuồng trại trước khi nuôi; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn không?

[   ]

[   ]

[   ]

24

Có quy định và định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chăn nuôi, chuồng nuôi, trong khu chăn nuôi 2 tuần/lần không?

[   ]

[   ]

[   ]

25

Có thực hiện đúng quy định vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng và để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn; để trống chuồng (15 ngày) không?

[   ]

[   ]

[   ]

26

Có sử dụng riêng các phương tiện vận chuyển gia cầm, thức ăn, chất thải trong trang trại và sát trùng sau khi sử dụng không?

[   ]

[   ]

27

Có vệ sinh máng ăn, máng uống, dụng cụ định kỳ và hàng ngày không?

[   ]

[   ]

  1. Kiểm soát côn trùng và động vật gây hại

28

chương trình kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật gây hại khác không? Nếu có, đã ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra để xử lý không?

[   ]

[   ]

[   ]

29

định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để diệt ruồi xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi không?

[   ]

[   ]

[   ]

  1. Kiểm soát dịch bệnh

30

Có lịch tiêm phòng và thực hiện tiêm phòng các bệnh chính cho đàn lợn không?

[   ]

[   ]

[   ]

31

Có giám sát dịch bệnh theo phương thức “cùng vào - cùng ra” không? Có lập tức cách ly để phòng ngừa lây lan khi lợn có biểu hiện bệnh không?

[   ]

[   ]

32

Trong trường hợp điều trị bệnh, có ghi chép đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng lợn, người tiêm, thời điểm ngưng thuốc không?

[   ]

[   ]

33

Khi phát hiện lợn chết có báo với cán bộ kỹ thuật/thú y để có biện pháp xử lý không? Có thực hiện xử lý hợp vệ sinh lợn chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân không?

[   ]

[   ]

  1. Vệ sinh công nhân

34

  1. ó hồ sơ sức khoẻ cá nhân và khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân 1 năm/lần không?

[   ]

[   ]

35

Có trang bị bảo hộ lao động như áo quần bảo hộ, khẩu trang, găng tay, mũ, ủng cao su cho công nhân làm việc trong trại không?

[   ]

[   ]

[   ]

36

Có nội quy quy định vệ sinh đối với công nhân không?

[   ]

[   ]

  1. Quản lý chất thải chăn nuôi

37

Chất thải rắn có được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không?

[   ]

[   ]

[   ]

38

Có nơi xử lý động vật chết (lò thiêu, đất chôn) đảm bảo vệ sinh dịch tể theo quy định hiện hành của thú y không?

[   ]

[   ]

  1. Quản lý nhân sự

39

Người lao động làm việc trong trang trại có được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại, sơ cấp cứu? được tập huấn về kỹ năng chăn nuôi, an toàn lao động và kỹ năng ghi chép không?

[   ]

[   ]

[   ]

40

Có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại không?

[   ]

[   ]

[   ]

41

Công nhân, khách tham quan có mặc hộ lao động và vệ sinh, khử trùng khi vào trong trang trại không? Có ghi nhật ký khách tham quan không?

[   ]

[   ]

[   ]

Tổng hợp

26

29

10

Kết quả xếp loại

Bảng A3 – Các chỉ tiêu đánh giá điều kiện vệ sinh trại chăn nuôi bò

TT

Chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả đánh giá

Lỗi vi phạm và hành động khắc  phục

Đạt (Ac)

Không đạt (Fail)

Nhẹ (Mi)

Nặng (Ma)

Nghiêm trọng (Se)

  1. Tổng quát về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

  1. Địa điểm

1

Vị trí xây dựng trang trại có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép không?

[   ]

[    ]

2

Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước có đúng với các quy định hiện hành không?

[   ]

[   ]

  1. Thiết kế chuồng trại, kho, thiết bị chăn nuôi

3

Bố trí, thiết kế khu chăn nuôi có phù hợp với qui mô chăn nuôi, đầy đủ các khu vực, được sắp xếp và ngăn cách nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh không?

[   ]

[   ]

[    ]

4

Hướng chuồng, kích thước, kiểu chuồng, khoảng cách giữa các dãy chuồng, vách, mái chuồng, cửa chuồng có phù hợp với yêu cầu chăn nuôi không?

[   ]

[   ]

[   ]

5

Các thiết bị chăn nuôi và dụng cụ chứa thức ăn, nước uống có đầy đủ, bố trí hợp lý và phù hợp với mục đích chăn nuôi không?

[   ]

[   ]

[   ]

6

Các kho chứa thức ăn, kho thuốc thú y, kho hoá chất và thuốc sát trùng thiết kế đảm bảo cho việc bảo quản không?

[   ]

[   ]

[   ]

  1. Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi

7

kiểm tra định kỳ chất lượng nguồn nước dùng trong chăn nuôi 2 lần/năm không?

[   ]

[   ]

8

vệ sinh định kỳ hệ thống nước cấp và có đầy đủ hoá chất, dụng cụ để khử trùng định kỳ cho hệ thống xử lý nước cấp không?

[   ]

[   ]

[   ]

9

Nước có đủ cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi không?

[   ]

[   ]

10

Nguồn nước dùng trong chăn nuôiđạt yêu cầu theo QCVN 01-39:2011/ BNNPTNT không?

[   ]

[   ]

[   ]

  1. Quản lý thức ăn và sử dụng chất cấm trong cơ sở chăn nuôi

11

Có hồ sơ ghi chép loại thuốc sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng, thời gian ngừng thuốc khi trộn vào thức ăn và nước uống không?

[   ]

[   ]

[   ]

12

Có sử dụng chất cấm để trộn vào thức ăn và nước uống không?

[   ]

[   ]

13

Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi bảo quản có đúng theo quy định không?

[   ]

[   ]

[   ]

  1. Quản lý con giống

14

Con giống có nguồn gốc rõ ràng không?

[   ]

[   ]

15

tuân thủ quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại cho đàn bò mới nhập không?

[   ]

[   ]

16

Có sổ sách ghi chép việc quản lý con giống và xuất nhập đàn không?

[   ]

[   ]

  1. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng

17

Có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với từng loại bò, bê khác nhau theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển không?

[   ]

[   ]

18

Chất lượng không khí chuồng nuôi đạt yêu cầu không?

[   ]

[   ]

[   ]

  1. Vệ sinh tiêu độc, khử trùng trong cơ sở chăn nuôi

19

Có thường xuyên bổ sung hoặc thay thuốc sát trùng hàng ngày tại các hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu mỗi chuồng; độ ngập hố sát trùng ³ 15cm; nồng độ thuốc sát trùng đạt hiệu quả khử trùng không?

[   ]

[   ]

[   ]

20

Có vệ sinh phương tiện vận chuyển trước và sau khi vào trại không?

[   ]

[   ]

[   ]

21

thực hiện khử trùng, thay quần áo, ủng đối với người vào khu chăn nuôi không?

[   ]

[   ]

[   ]

22

  • sát trùng chuồng trại trước khi nuôi; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn không?

[   ]

[   ]

[   ]

23

Có quy định và định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chăn nuôi, chuồng nuôi, trong khu chăn nuôi 2 tuần/lần không?

[   ]

[   ]

[   ]

24

Có thực hiện đúng quy định vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng (1 tuần /lần)?

[   ]

[   ]

[   ]

25

. Có sử dụng riêng các phương tiện vận chuyển sữa, thức ăn, chất thải trong trang trại và sát trùng sau khi sử dụng không?

[   ]

[   ]

26

Có vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày không?

[   ]

[   ]

  1. Kiểm soát côn trùng và động vật gây hại

27

chương trình kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật gây hại khác không? Nếu có, đã ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra để xử lý không?

[   ]

[   ]

[   ]

28

định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để diệt ruồi xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi không?

[   ]

[   ]

[   ]

  1. Kiểm soát dịch bệnh

29

Có lịch tiêm phòng và thực hiện tiêm phòng các bệnh chính cho đàn bò không?

[   ]

[   ]

[   ]

30

Trong trường hợp điều trị bệnh, có ghi chép đầy đủ về dịch bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng bò, bê, người tiêm, thời điểm ngưng thuốc không?

[   ]

[   ]

31

Khi phát hiện bò, bê chết có báo với cán bộ kỹ thuật/thú y để có biện pháp xử lý không? Có thực hiện xử lý hợp vệ sinh lợn chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân không?

[   ]

[   ]

  1. Vệ sinh công nhân

32

  1. ó hồ sơ sức khoẻ cá nhân và khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân 1 năm/lần không?

[   ]

[   ]

33

Có trang bị bảo hộ lao động như áo quần bảo hộ, khẩu trang, găng tay, mũ, ủng cao su cho công nhân làm việc trong trại không?

[   ]

[   ]

[   ]

34

Có nội quy quy định vệ sinh đối với công nhân không?

[   ]

[   ]

  1. Quản lý chất thải chăn nuôi

35

Chất thải rắn có được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không?

[   ]

[   ]

[   ]

36

Có hệ thống lọc, lắng để phân loại, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt không?

[   ]

[   ]

37

Chất thải lỏng từ chuồng nuôi đến khu xử lý có chảy ngang qua những khu chăn nuôi khác, hệ thống nước thải riêng biệt với nước mưa không?

[   ]

[   ]

[   ]

38

Nước thải sau khi xử lý có đạt tiêu chuẩn theo bảng D1 phụ lục D của quy chuẩn này không?

[   ]

[   ]

[   ]

[   ]

39

Có nơi xử lý động vật chết (lò thiêu, đất chôn) đảm bảo vệ sinh dịch tể theo quy định hiện hành của thú y không?

[   ]

[   ]

  1.  Quản lý nhân sự

40

Người lao động làm việc trong trang trại có được hướng dẫn sử dụng các hóa chất độc hại, sơ cấp cứu? được tập huấn về kỹ năng chăn nuôi, an toàn lao động và kỹ năng ghi chép không?

[   ]

[   ]

[   ]

41

Có tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu và phổ biến kiến thức về sơ cấp cứu đến tất cả nhân viên của trại không?

[   ]

[   ]

[   ]

42

Công nhân, khách tham quan có mặc hộ lao động và vệ sinh, khử trùng khi vào trong trang trại không? Có ghi nhật ký khách tham quan không?

[   ]

[   ]

[   ]

Tổng hợp

28

30

9

Kết quả xếp loại

PHỤ LỤC B

(Quy định)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BIÊN BẢN KIỂM TRA

ĐIỀU KIỆN VỆ SINH TRẠI CHĂN NUÔI

I. THÔNG TIN CHUNG:

1. Tên trại:.........................................................................................................................................

2. Địa chỉ: ........................................................................................................................................

3. Số điện thoại: ................................................. Số Fax:.................................................................

4. Loại thú nuôi:................................................................................................................................

5. Tổng đàn:.................................................... Cơ cấu đàn:..............................................................

6. Diện tích trại:........................ văn phòng:.................. chuồng trại............. khu xử lý chất thải...........

7. Ngày kiểm tra: ..............................................................................................................................

8. Thành phần Đoàn kiểm tra:

1) ............................................................................................................. ......................................  

2) ............................................................................................................. ......................................

3) ............................................................................................................. ......................................

9. Đại diện cơ sở:                  

1) ........................................................................................................ ...........................................

2) ........................................................................................................ ...........................................

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

III. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN KIỂM TRA

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

IV. KẾT LUẬN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

VI. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

Biên bản đã được đọc lại cho đoàn kiểm tra, đại diện tổ chức, cá nhân cùng nghe và thống nhất ký tên vào biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, có nội dung như nhau, 01 bản Đoàn kiểm tra giữ, 01 bản lưu tại cơ sở được kiểm tra.

Biên bản kiểm tra kết thúc vào lúc … … ngày … … tháng … … năm ... .

          Đại diện cở sở được kiểm tra                                                                 Đại diện đoàn kiểm tra

PHỤ LỤC C

(Quy định)

Mẫu báo cáo kết quả khắc phục sai phạm

 (TÊN CƠ QUAN ĐĂNG KÝ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC SAI PHẠM

I. Thông tin chung:

  1. Tên trại:.......................................................................................................................................
  2. Địa chỉ:........................................................................................................................................
  3. Điện thoại:..................................................... Fax (nếu có):..........................................................

Chúng tôi xin đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh cơ sở chăn nuôi cho mô hình:

Trang trại                                                          

Hợp tác xã (tổ hợp tác,...)                                 

Khác                                                                 

  1. Quy mô sản xuất: ……….con
  2. Loại thú nuôi:...............................................................................................................................
  3. Địa điểm chăn nuôi: ....................................................................................................................

II. Kết quả khắc phục sai phạm

TT

Sai phạm theo kết luận kiểm tra

Biện pháp khắc phục

Kết quả

- Tài liệu kèm theo (nếu có): ..............................................................................................................

……, ngày….. tháng…..năm……

Đại diện cơ sở sản xuất

(ký tên và đóng dấu nếu có)

PHỤ LỤC D

(Quy định)

Bảng D1: Yêu cầu vệ sinh nước thải chăn nuôi gia súc

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Phương pháp thử

Giới hạn tối đa

A

B

1

Nhiệt độ

oC

40

40

2

pH

-

TCVN 6492:2009

6 - 9

5,5-9

2

Nhu cầu oxy hóa học (COD5)

mg/l

TCVN 6491 – 1999

(ISO 6060 – 1989)

50

100

3

Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)

mg/l

TCVN 6001-1:2008

30

50

4

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

mg/l

TCVN 6625:2000

(ISO 11923:1997)

50

100

5

Sulfua hòa tan

mg/l

TCVN 6637:2000

0,2

0,5

6

Nitơ tổng số (TN)

mg/l

TCVN 6638:2000

15

30

7

Phospho tổng số (TP)

mg/l

TCVN 6202:1996

4

6

8

Amoni (theo NH3)

mg/l

TCVN 5988:1995 (ISO 5664:1984)

5

10

9

Arsen

mg/l

TCVN 6626:2000

0,05

0,1

10

Thuỷ ngân

mg/l

TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999)

0,005

0,01

11

Chì

mg/l

TCVN 6193:1996

0,1

0,5

12

Cadimi

mg/l

TCVN 6193:1996

0,005

0,01

13

Coliform

cfu/100ml

TCVN 6187-1: 1996

(ISO 9308-1:2000)

3000

5000

Bảng D2: Yêu cầu vệ sinh không khí chuồng nuôi

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn tối đa

11

Vi khuẩn hiếu khí

VK/m3

106/m3

32

NH3

ppm

10

43

H2S

ppm

5

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất