Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quy chuẩn QCVN 01-74:2011/BNNPTNT Khảo nghiệm, kiểm định tằm giống
- Thuộc tính
- Nội dung
- Quy chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-74:2011/BNNPTNT
Số hiệu: | QCVN 01-74:2011/BNNPTNT | Loại văn bản: | Quy chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày ban hành: | 25/10/2011 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-74:2011/BNNPTNT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
QCVN 01-74:2011/BNNPTNT
VỀ KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH TẰM GIỐNG
National technical regulation on
experiment, testing breeding silkworms
Lời nói đầu
QCVN 01 - 74: 2011/BNNPTNT do Cục Chăn nuôi biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, và được ban hành theo Thông tư số 72 /TT-BNNPTNT ngày .25. tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về khảo nghiệm, kiểm định tằm giống.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm, kiểm định tằm giống trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Khảo nghiệm tằm giống là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi trong điều kiện và thời gian nhất định tằm giống mới nhập khẩu lần đầu hoặc tằm giống mới được tạo ra trong nước nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của giống đó.
1.3.2. Kiểm định tằm giống là việc kiểm tra, đánh giá lại năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh của tằm giống sau khi đưa ra sản xuất hoặc làm cơ sở công bố chất lượng tằm giống phù hợp tiêu chuẩn.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Số lượng khảo nghiệm, kiểm định
2.1.1. Đối với khảo nghiệm cơ bản
Giống khảo nghiệm được nuôi theo ổ đơn. Số lượng tằm giống cần cho khảo nghiệm là 5 ổ/lứa nuôi.
2.1.2. Đối với khảo nghiệm sản xuất
- Giống khảo nghiệm được nuôi theo vòng trứng, mỗi vòng trứng là 20 ổ.
- Số lượng tằm giống cần cho khảo nghiệm là 10 vòng trứng/lứa nuôi.
2.1.3. Đối với kiểm định
Số lượng tằm giống cần cho kiểm định là 10 vòng trứng.
2.2. Thời gian, địa điểm khảo nghiệm, kiểm định
2.2.1. Thời gian khảo nghiệm, kiểm định
a) Thời gian khảo nghiệm:
Trong thời gian một năm ở 3 vụ xuân, hè, thu (mỗi vụ 1 lứa).
b) Thời gian kiểm định:
Tính từ khi bắt đầu ấp trứng đến kết thúc các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu kiểm định.
2.2.2. Địa điểm khảo nghiệm, kiểm định
Tại cơ sở đăng ký hoạt động khảo nghiệm, kiểm định tằm giống đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định
2.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng
Tuân thủ theo đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của đơn vị cung cấp tằm giống đã công bố.
2.4. Các chỉ tiêu kỹ thuật
- Các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định trong Bảng 1:
- Đối với khảo nghiệm cơ bản: thực hiện kiểm tra, theo dõi đối với các chỉ tiêu kỹ thuật sau: Số quả trứng/ổ (quả); tỷ lệ trứng nở hữu hiệu (%); tỷ lệ tằm sống (%); tỷ lệ nhộng sống (%); tỷ lệ tằm bệnh (%).
- Đối với khảo nghiệm sản xuất: thực hiện kiểm tra, theo dõi đối với các chỉ tiêu kỹ thuật sau: Năng suất kén/ổ (g), khối lượng toàn kén(g), khối lượng vỏ kén(g), tỷ lệ vỏ kén(%), chiều dài tơ đơn (m), tỷ lệ lên tơ tự nhiên (%), độ mảnh tơ đơn (D).
- Các giá trị định mức làm căn cứ đánh giá là các giá trị trong hồ sơ công bố chất lượng con giống của đơn vị có giống cần khảo nghiệm cung cấp. Một số chỉ tiêu không trực tiếp theo dõi được sẽ tạm thời chấp nhận kết quả của đơn vị kiểm tra chất lượng được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
- Đối với kiểm định: chỉ thực hiện kiểm tra, theo dõi các chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu.
Bảng 1 . Các chỉ tiêu kỹ thuật đối với tằm giống
TT | Chỉ tiêu kỹ thuật | Đơn vị tính | Giống tằm đa hệ | Giống tằm lưỡng hệ | Giống tằm ngoại nhập | Giống tằm thầu dầu lá sắn |
1 | Số quả trứng/ổ | Quả | ≥ 380 | ≥ 450 | ≥ 500 | ≥ 330 |
2 | Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu | % | ≥ 90 | ≥ 90 | ≥ 90 | ≥ 92 |
3 | Tỷ lệ tằm sống | % | ≥ 90 | ≥ 90 | ≥ 85 | ≥ 85 |
4 | Tỷ lệ nhộng sống | % | ≥ 94 | ≥ 90 | ≥ 90 | ≥ 90 |
5 | Năng suất kén/ổ | g | ≥ 280 | ≥ 520 | ≥ 550 | ≥ 700 |
6 | Khối lượng toàn kén | g | ≥ 0,9 | ≥ 1,5 | ≥ 1.6 | ≥ 3,0 |
7 | Khối lượng vỏ kén | g | ≥ 0,13 | ≥ 0,30 | ≥ 0.31 | ≥ 0,35 |
8 | Tỷ lệ vỏ kén | % | ≥ 13 | ≥ 20 | ≥ 21 | ≥ 13 |
9 | Chiều dài tơ đơn | m | ≥ 310 | ≥ 800 | ≥ 850 | - |
10 | Tỷ lệ lên tơ tự nhiên | % | ≥ 80 | ≥ 80 | ≥ 85 | - |
11 | Tỷ lệ bệnh gai (đối với giống gốc, giống bồi dục cấp 1) | % | ≤ 0 | ≤ 0 | ≤ 0 | ≤ 0 |
12 | Tỷ lệ bệnh gai (đối với giống cấp 2) | % | ≤ 2 | ≤ 2 | ≤ 2 | ≤ 1,4 |
2.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật
2.5.1. Số quả trứng/ổ (quả)
Đếm tổng số trứng của 1 con ngài đẻ ra gồm trứng thụ tinh và không thụ tinh.
2.5.2. Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu (%)
Trứng tằm được ấp trong tủ định ôn có nhiệt độ ổn định 25 – 260C, ẩm độ 85 – 86%. Khi trứng ghim (trứng chuyển sang màu tàn thuốc lá) dùng giấy đen bọc kín, để trong tối 1 ngày. Đến ngày tiếp theo mở giấy ra để trứng nở tự nhiên. Sau khi trứng nở đến 10 giờ trưa ngày đầu nhúng vỏ trứng vào nước sôi để làm chết các quả trứng còn lại chưa nở. Đếm số trứng nở, trứng không thụ tinh của ổ trứng ở từng công thức thí nghiệm.
Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu (%) = | Tổng số trứng nở hữu hiệu của 1 ổ | x 100 |
Tổng số trứng của 1 ổ - Số trứng không thụ tinh |
2.5.3. Tỷ lệ tằm sống (%); Tỷ lệ nhộng sống (%)
Sau khi đếm tằm, hàng ngày khi thay phân ghi chép đầy đủ số tằm giảm có liên quan đến sức sống như tằm bị bủng, trong, kẹ. Trừ những con bị bệnh nấm, bị nhặng đốt. Sau khi đã thu kén tiến hành điều tra xác định tổng số kén, số kén có nhộng sống để tính tỷ lệ tằm sống và tỷ lệ nhộng sống
Tỷ lệ tằm sống (%) = | Số kén thu | x 100 |
Số kén thu + Số tằm giảm liên quan đến sức sống |
Tỷ lệ kén nhộng sống (%) = | Số kén có nhộng sống | x 100 |
Tổng số kén thí nghiệm |
2.5.4. Tỷ lệ tằm bệnh (%)
Tỷ lệ tằm bệnh (%) = | Số tằm bị bệnh | x 100 |
Số tằm nuôi – Số tằm giảm ngẫu nhiên |
2.5.5. Năng suất kén/ổ (g)
Khi tằm chín, bắt tằm lên né theo từng công thức và từng lần nhắc lại. Khi tằm hóa nhộng được 1 ngày tiến hành gỡ kén và diều tra năng suất kén.
2.5.6. Khối lượng toàn kén (g)
Mỗi lần nhắc lại lấy ra 20 chiếc kén có nhộng đực và 20 chiếc kén có nhộng cái (lấy mẫu theo 5 điểm trên đường chéo) rồi cân khối lượng
Khối lượng toàn kén (g) = | Khối lượng kén (20 đực + 20 cái) |
40 |
2.5.7. Khối lượng vỏ kén (g)
Sau khi cân điều tra khối lượng toàn kén đổ nhộng và xác tằm ra để cân khối lượng vỏ kén
Khối lượng vỏ kén (g) = | Khối lượng vỏ kén (20 đực + 20 cái) |
40 |
2.5.8. Tỷ lệ vỏ kén (%)
Tỷ lệ vỏ kén % = | Khối lượng vỏ kén | x 100 |
Khối lượng toàn kén |
2.5.9. Chiều dài tơ đơn (m)
Ở mỗi lần nhắc lại, lấy ra 35 chiếc kén (lấy mẫu theo phương pháp 5 điểm chéo góc), 30 kén để ươm chiều dài tơ đơn và 5 kén để dự phòng. Đem kén sấy khô và tiến hành ươm để tính chiều dài tơ đơn trên guồng quay tơ. Chiều dài tơ đơn được tính theo công thức:
2.5.10. Tỷ lệ lên tơ tự nhiên (%)
T0(%) = | Llt | x 100 |
Ltđ |
Trong đó: T0: Tỷ lệ lên tơ tự nhiên
Llt: Chiều dài lên tơ bình quân của 1 kén (m)
Ltđ: Chiều dài tơ đơn bình quân của 1 kén (m)
2.5.11. Độ mảnh tơ đơn (D)
D (đen) = | Gtơ | x 9000 |
L |
Trong đó: - Gtơ: Khối lượng tơ ươm được của mẫu (g)
- L: Tổng chiều dài tơ đơn(m)
- 9000: Hệ số chuyển đổi
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Chứng nhận hợp quy
3.1.1. Tằm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải được chứng nhận hợp quy về các chỉ tiêu kỹ thuật theo các quy định tại Quy chuẩn này và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
3.1.2. Phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.2. Công bố hợp quy
3.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tằm giống quy định tại mục 1.2 của Quy chuẩn này phải thực hiện công bố hợp quy và đăng ký hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh.
3.2.2. Hoạt động công bố hợp quy phải đáp ứng các yêu cầu về công bố hợp quy quy định tại Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.3. Giám sát, xử lý vi phạm
3.3.1. Cục Chăn nuôi, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3.3.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.
3.4. Tổ chức thực hiện
3.4.1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nêu tại Mục 1.2 phải áp dụng Quy chuẩn này.
3.4.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Chăn nuôi phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này.
3.4.3. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
3.4.4. Trong trường hợp Việt Nam ký kết hiệp định song phương hoặc đa phương mà có những điều khoản khác với quy định trong Quy chuẩn này thì thực hiện theo điều khoản của hiệp định song phương hoặc đa phương đó./.