Quy chuẩn QCVN 01-70:2011/BNNPTNT Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cà chua

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-70:2011/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-70:2011/BNNPTNT Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cà chua
Số hiệu:QCVN 01-70:2011/BNNPTNTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:17/10/2011Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-70:2011/BNNPTNT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-70:2011/BNNPTNT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 01-70 : 2011/BNNPTNT

VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG CÀ CHUA

National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Tomato Varieties

Lời nói đầu

QCVN 01-70 : 2011/BNNPTNT được chuyển đổi từ 10TCN 557:2002 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 ĐIều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

QCVN 01-70 : 2011/BNNPTNT được xây dựng dựa trên cơ sở TG/44/10 ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV).

QCVN 01-70 : 2011/BNNPTNT do Viện nghiên cứu rau quả thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam biên soạn, Cục Trồng trọt trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 67/2011/TT-BNNPTNT, ngày 17 tháng 10 năm 2011

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các tính trạng đặc trưng, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý đối với việc khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo nghiệm DUS) của các giống cà chua thuộc loài Lycopersicon esculentum (M.).

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm DUS giống cà chua mới.

1.3. Giải thích từ ngữ và chữ viết tắt

1.3.1. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này các từ ngữ đưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Giống khảo nghiệm

Giống cà chua mới đăng ký khảo nghiệm DUS.

1.3.1.2. Giống tương tự: Là các giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự nhất với giống khảo nghiệm.

1.3.1.3. Mẫu chuẩn: Là mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.

1.3.1.4. Tính trạng đặc trưng: Là những tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.

1.3.1.5 Cây khác dạng: Cây được coi là khác dạng nếu nó khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.

1.3.2. Các từ viết tắt

1.3.2.1. UPOV: International Union for the Protection of New Varieties of Plants (Hiệp hội Quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới).

1.3.2.2. DUS: Distinctness, Uniformity, Stability (Tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định).

1.3.2.3. QL: Qualitative characteristic (Tính trạng chất lượng).

1.3.2.4. QN: Quantitative characteristic (Tính trạng số lượng).

1.3.2.5. PQ: Pseudo - qualitative characteristic (Tính trạng giả chất lượng).

1.3.2.6. MG: Single measurement of a group of plants or parts of plants (Đo đếm một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).

1.3.2.7. MS: Measurement of a number of individual plants or parts of plants (Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu) .

1.3.2.8. VG: Visual assessment by a single observation of a group of plants or parts of plants (Quan sát một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).

1.3.2.9. VS: Visual assessment by observation of individual plants or parts of plants (Quan sát  từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu).

1.4. Tài liệu viện dẫn

1.4.1. QCVN 01-63 : 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cà chua.

1.4.2. TG/1/3: Genaral introduction to the examnination of Distinctness, Uniformity and Stability  and the development of harmonized descriptions of new varieties of plant (Hướng dẫn chung về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định và phát triển sự hài hoà trong mô tả giống cây trồng mới).

1.4.3. TGP/9: Examinning Distinctness (Kiểm tra tính khác biệt).

1.4.4. TGP/10: Examinning Uniformity (Kiểm tra tính đồng nhất).

1.4.5. TGP/11: Examinning Stability (Kiểm tra tính ổn định).

II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

Các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cà chua được quy định tại Bảng 1. Trạng thái biểu hiện của tính trạng được mã số (mã hóa) bằng điểm.

Các tính trạng chính (từ tính trạng 1 đến tính trạng 44) luôn được đánh giá trong khảo nghiệm DUS giống cà chua. Các tính trạng bổ sung (từ tính trạng 45 đến tính trạng 60) chỉ đánh giá khi giống khảo nghiệm có tính trạng này và trong trường hợp giống khảo nghiệm không khác biệt với giống đối chứng về các tính trạng quy định tại Quy chuẩn này.

Bảng 1. Các tính trạng đặc trưng của giống cà chua

TT

Tính trạng

Giai đoạn theo dõi

Phương pháp đánh giá

Mức độ biểu hiện

Mã số

 

Các tính trạng chính

 

 

 

 

1

(*)

QL, VG

Cây con: Sắc tố antoxian của trụ dưới lá mầm

Seedling: Anthocyanin coloration of hypocotyl

Khi cây xuất hiện lá thật.

Quan sát phần thân dưới lá mầm

Không

1

9

2

(*)

(+)

PQ, VS

Thân: Dạng hình sinh trưởng

Plant: Growth type

Khi cây ra hoa rộ, thân chính ngừng sinh trưởng (hữu hạn). Cây vừa ra hoa vừa sinh trưởng (vô hạn)

Quan sát

Hữu hạn

Vô hạn

1

2

3

QN

MS

Chỉ dành cho giống sinh trưởng hữu hạn: Số chùm hoa trên thân chính (nhánh bên bị tỉa bỏ)

Only determinate growth type varieties: Number of inflorescences on main stem (side shoots tobe removed)

Sau khi thu lứa quả thứ 2- 3

Quan sát

Ít

Trung bình

Nhiều

3

5

7

4

(+)

PG

VS

Thân: Màu antoxian 1/3 đoạn thân trên

Stem: Anthocyanin coloration of upper

third

Sau khi thu lứa quả 1

Quan sát ở 1/3 thân trên của cây

Không có hoặc rất ít

Yếu

Trung bình

Mạnh

Rất mạnh

1

3

5

7

9

5

(+)

QN

MS

Chỉ dành cho giống sinh trưởng vô hạn: Chiều dài lóng (giữa chùm hoa thứ nhất và chùm hoa thứ 4)

Only indeterminate growth type varieties: Stem:length of internode (between 1th and 4 inflorescence)

Thời kỳ thu hoạch lứa quả 2- 3

 

Đo chiều dài của lóng từ chùm hoa thứ nhất đến thứ 4

Ngắn

Trung bình

Dài

 

3

5

7

6

PQ

VG

Lá: Dáng lá (đoạn 1/3 giữa thân)

Leaf: Attitude (in middle third of plant)

Thời kỳ thu hoạch lứa quả thứ 2- 3

Quan sát mô tả theo hình minh họa

Nửa đứng

Nằm ngang

Nửa xuôi

3

5

7

7

(*)

QN

MS

Lá: Chiều dài

Leaf: Length

Thời kỳ thu hoạch lứa quả thứ 2- 3

Đo độ dài từ cuống lá đến đỉnh lá của các lá lớn nhất

Ngắn

Trung bình

Dài

3

5

7

8

(*)

QN

MS

Lá: Chiều rộng

Leaf: Width

Thời kỳ thu hoạch lứa quả thứ 2- 3

 

Giống có lá phát triển đo theo đường vuông góc qua gân lá; giống có lá không đối xứng đo chéo qua gân nơi rộng nhất

Hẹp

Trung bình

Rộng

 

3

5

7

9

(*)

PG

VG

Lá: Sự phân thuỳ của lá

Leaf: Division of lobe

Thời kỳ thu hoạch lứa quả thứ 2- 3

Quan sát lá chét

Hình lông chim

Xương cá

 

1

2

10

(+)

QN

VG

 

Lá: Cỡ lá chét (vị trí giữa lá chét)

Leaf: Size of leaflets (in middle of leaf)

Thời kỳ thu hoạch lứa quả thứ 2- 3

 

Rất nhỏ

Nhỏ

Trung bình

Lớn

Rất lớn

1

3

5

7

9

11

QN

VG

Lá: Mức độ xanh

Leaf: Intensity of green color

Thời kỳ thu hoạch lứa quả thứ 2- 3

Quan sát màu mặt trên phiến lá

Nhạt

Trung bình

Đậm

3

5

7

12

QN

VG

Lá: Độ bóng (đoạn 1/3 giữa thân)

Leaf: Glossiness

Thời kỳ thu hoạch lứa quả thứ 2- 3

 

Ít

Trung bình

Nhiều

3

5

7

13

QN

VG

Lá: Độ phồng

Leaf: Blistering

Thời kỳ thu hoạch lứa quả thứ 2- 3

Quan sát độ lớn các vết phồng trên phiến lá

Ít

Trung bình

Nhiều

3

5

7

14

QN

VG

Lá: Kích thước vết phồng (đoạn 1/3 giữa thân)

Leaf: Size of blisters

Thời kỳ thu hoạch lứa quả thứ 2- 3

 

Nhỏ

Trung bình

Lớn

3

5

7

15

(+)

PG

VG

Lá: Thế cuống lá chét so với trục cuống chính (Như tính trạng 6)   

Leaf: Attitude of petiole of leaflet in relation to main axis (as for 6)  

Thời kỳ thu hoạch lứa quả thứ 2- 3

 

 

Nửa đứng

Nằm ngang

Nửa xuôi

3

5

7

16

PG

VS

Chùm hoa: Loại (chùm hoa thứ 2 và 3)

Inflorescence: Type (2nd and 3rd truss)

Thời kỳ nở hoa

 

Quan sát chùm hoa thứ 2- 3

Chủ yếu là 1 hoa

Trung bình

Chủ yếu là nhiều hoa

1

2

3

17

QL

VG

Hoa: Fasciation (hoa thứ nhất của chùm)

Flower: Fasciation (1st flower of inflorescences)

Thời kỳ nở hoa

 

 

Không có

1

9

18

(+)

PG,VG

Hoa: Lông tơ

Flower: Pubescence of tyle

Thời kỳ ra hoa rộ

 

Quan sát hoa

Không có hoặc rất ít

1

9

19

(*)

PG

VG

Hoa: Màu sắc

Flower: Color

Thời kỳ ra hoa rộ

 

Quan sát hoa

Vàng

Vàng cam

1

2

20

(+)

(*)

QL/VG

Cuống hoa: Li tầng

Peduncle: Abscission layer

 

Thời kỳ ra hoa rộ

 

Quan sát cuống hoa

Không có

1

9

21

(+)

(*)

QN, MS

Chỉ đối với những giống có li tầng: Cuống hoa: độ dài (từ li tầng đến đài hoa)

Only for varieties with abscission layers: Peduncle: length (from abscission layer to calyx)

Thời kỳ ra hoa rộ

 

Đo độ dài từ li tầng đến đài hoa

Ngắn

Trung bình

Dài

3

5

7

22

QN

VG

Quả: Cỡ

Fruit: Size

Thời kỳ lứa quả 2- 3 chín

 

Đo đường kính quả ở phần lớn nhất của quả

Rất nhỏ

Nhỏ

Trung bình

Lớn

Rất lớn

1

3

5

7

9

23

(+)

(*)

 

Quả: Tỉ lệ dài/rộng

Fruit: Ratio length/diameter

Thời kỳ quả của chùm quả 2-3 chín hoàn toàn

Đo chiều cao và đường kính quả

Rất nhỏ

Nhỏ

Trung bình

Lớn

Rất lớn

1

3

5

7

9

24

(+)

(*)

PG

VG

Quả: Dạng quả theo mặt cắt dọc

Fruit: Shape in long itudinal section

Quả chín của lứa quả 2- 3

Quan sát 3 quả chín theo mặt cắt dọc như hình vẽ mô tả

Dẹt

Hơi dẹt

Tròn

Chữ nhật

Hình trụ

Elíp

Hình trái tim

Dạng trứng ngược

Hình trứng

Hình hạt trân châu

1

2

3

4

5

6

7

8

 

9

10

25

PG

VG

Quả: Gân ở cận cuống

Fruit: Ribbing at peduncle end

 

Quan sát phần vai của quả trưởng thành ở chùm quả 2- 3

Không có hoặc rất mờ

Mờ

Trung bình

Rất rõ

1

 

3

5

7

9

26

PG

VG

Quả: Tiết diện ngang

Fruit: Cross section

 

Bổ ngang phần to nhất của quả. Quan sát 3 quả chín hoàn toàn của lứa quả 2- 3

Không tròn

Tròn

1

2

27

(+)

PG

VG

Quả: Độ lõm phần tiếp giáp cuống

Fruit: Depression at peduncle end

 

 

Không lõm hoặc rất ít

Ít

Trung bình

Sâu

Rất sâu

1

 

3

5

7

9

28

PS

VG

Quả: Cỡ sẹo cuống

Fruit: Size of pedunclescar

 

 

Rất nhỏ

Nhỏ

Trung bình

Lớn

Rất lớn

1

3

5

7

9

29

PG

VG

Quả: Vết sẹo hoa

Fruit: Size of blossomscar

 

 

Rất nhỏ

Nhỏ

Trung bình

Rất lớn

lớn

1

3

5

7

9

30

(+)

PG

VG

Quả: Hình dạng đáy quả

Fruit: Shape at blossomend

 

Quan sát các quả chín hoàn toàn ở chùm quả 2- 3

Lõm

Hơi lõm

Phẳng

Hơi nhọn

Nhọn

1

2

3

4

5

31

(*)

 

Quả: Cỡ lõi tiết diện ngang (so với toàn bộ đường kính tiết diện)

Fruit: Size of core in cross section (inrelation to total diameter)

 

 

 

Rất nhỏ

Nhỏ

Trung bình

Lớn

Rất lớn

1

3

5

7

9

32

(*)

QN

MS

Quả: Độ dày thịt quả

Fruit: Thickness of pericarp

 

Đo từ vỏ đến chỗ tiếp xúc ngăn hạt  của 3 quả chín hoàn toàn ở lứa quả thứ 2- 3. Lấy giá trị trung bình

Mỏng

Trung bình

Dày

3

5

7

33

(*)

QN

MS

Quả: Số ngăn hạt

Fruit: Number of locules

 

Lứa quả 2- 3

Bổ ngang quả, đếm số ngăn hạt trong quả

Chỉ có 2

Từ 2 đến 3

Từ 3 đến 4

5 hoặc 6

Lớn hơn 6

1

2

3

4

5

34

(*)

QL

VG

Quả: Vai xanh (trước khi chín)

Fruit: Green shoulder (before maturity)

 

Quan sát lứa quả 2- 3

 

Không có

 

1

9

35

(*)

QN

VG

Quả: Độ rộng vai xanh (với chỉ tiêu 34)

Fruit: Extent of green shoulder (as for 34)

 

 

Quan sát xác định độ lớn phần vai xanh so với phần còn lại của quả ở chùm quả trưởng thành 2- 3

Nhỏ

Trung bính

Lớn

3

5

7

36

(*)

QN

VG

Quả: Mức độ xanh của vai xanh (với chỉ tiêu 34)

Fruit: Intensity of green color of shoulder

(as for 34)

 

Quan sát mô tả mức độ khác nhau về màu xanh vai quả so với phần còn lại của quả trưởng thành lứa 2- 3

Nhạt

Trung bình

Đậm

 

3

5

7

37

(*)

Quả: Mức độ màu xanh (đối với chỉ tiêu 34)

Fruit: Intensity of green color (as for 34)

 

Quan sát ở lứa quả trưởng thành 2- 3

Nhạt

Trung bình

Đậm

3

5

7

38

(*)

PG

VG

 

Quả: Màu sắc khi chín

Fruit: Color at maturity

 

Quan sát màu quả chùm quả thứ 2- 3 khi chín hoàn toàn

Màu kem

Vàng

Vàng cam

Hồng

Đỏ

Nâu nhạt

1

2

3

4

5

6

39

(*)

PG

VG

Quả: Màu thịt quả (khi chín)

Fruit: Colorofflesh (atmaturity)

 

 

Bổ quả của chùm 2-3 khi quả chín hoàn toàn, theo dõi màu sắc phần thịt quả đến nơi tiếp xúc các ngăn hạt

Màu kem

Vàng

Vàng cam

Hồng

Đỏ

Nâu nhạt

1

2

3

4

5

6

40

PG

VG

Quả: Độ cứng

Fruit: Firmness

 

Dùng tay nắn xác định mức độ cứng của quả ở lứa quả thứ 2- 3 khi quả chín hoàn toàn

Rất mềm

Mềm

Trung bình

Rắn

Rất rắn

1

3

5

7

9

41

(+)

QN

MS

Quả: Thời gian bảo quản sau chín

Fruit:Shelf-life

 

 

Rất ngắn

Ngắn

Trung bình

Dài

Rất dài

1

3

5

7

9

42

(+)

QN

MS

Thời gian nở hoa

Time of flowering

thời điểm bông hoa đầu tiên nở

 

Sớm

Trung bình

Muộn

3

5

7

43

QN

MS

Thời gian chín

Time of maturity

 

 

Rất sớm

Sớm

Trung bình

Muộn

Rất muộn

1

3

5

7

9

44

QN

MG

Quả: Hàm lượng chất khô khi chín

Fruit: Dry matter content (at maturity)

 

Lấy mẫu ở các lứa quả chín 2- 3, phân tích chậm nhất sau khi thu hoạch 3 ngày. Mẫu lấy ngẫu nhiên ở 5 cây. Sấy khô, tính % khối lượng khô/ khối lượng tươi

Thấp

Trung bình

Cao

3

5

7

 

Các tính trạng bổ sung

 

 

 

 

45

Sự nhạy cảm với silvering

Sensitivity to silvering

 

 

Không nhạy

Nhạy

1

9

46

Chống chịu với Meloidogyne incognita

Resistance to Meloidogyne incognita

 

Gây nhiễm nhân tạo, quan sát, đánh giá mức độ kháng bệnh của giống

Không

1

9

47

(*),

(+)

Chống chịu với Verticillium dahliae - Chủng 0

Resistance to Verticillium dahliae - Race 0

 

Gây nhiễm nhân tạo, quan sát, đánh giá mức độ kháng bệnh của giống

Không

1

9

48

(+)

Chống chịu với Fusarium oxysporum f.

sp. lycopersici

Resistance to Fusarium oxysporum f.

sp. lycopersici

 

Gây nhiễm nhân tạo, quan sát, đánh giá mức độ kháng bệnh  của giống

 

 

48.1

(*)

– Chủng 0 (ex 1)

– Race 0 (ex 1)

 

 

Không

1

9

48.2

(*)

– Chủng 1 (ex 2)

– Race 1 (ex 2)

 

 

Không

1

9

49.

(+)

Chống chịu với Fusarium oxysporum f. sp. radicis lycopersici

Resistance to Fusarium oxysporum f.

sp. radicis lycopersici

 

Gây nhiễm nhân tạo, quan sát, đánh giá mức độ kháng bệnh  của giống

Không

1

9

50

(+)

Chống chịu với Cladosporium fulvum

Resistance to Cladosporium fulvum

 

Gây nhiễm nhân tạo, quan sát, đánh giá mức độ kháng bệnh  của giống

 

 

50.1

– Chủng 0

– Race 0

 

 

Không

1

9

50.2

– Nhóm A

– Group A

 

 

Không

1

9

50.3

– Nhóm B

– Group B

 

 

Không

1

9

50.4

– Nhóm C

– Group C

 

 

Không

1

9

50.5

– Nhóm D

– Group D

 

 

Không

1

9

50.6

– Nhóm E

– Group E

 

 

Không

1

9

51.

(+)

Chống chịu với Tomato Mosaic Virus

Resistance to Tomato Mosaic Virus

 

Gây nhiễm nhân tạo, quan sát, đánh giá mức độ kháng bệnh của giống

Không

1

9

51.1

– Dòng 0

– Strain 0

 

 

Không

1

9

51.2

– Dòng 1

– Strain 1

 

 

Không

1

9

51.3

– Dòng 2

– Strain 2

 

 

Không

1

9

51.4

– Dòng 1-2

– Strain 1-2

 

 

Không

1

9

52

(+)

Chống chịu với Phytophthora infestans

Resistance to Phytophthora infestans

 

Gây nhiễm nhân tạo, quan sát, đánh giá mức độ kháng bệnh của giống

Không

1

9

53.

(+)

Chống chịu với Pyrenochaeta lycopersici

Resistance to Pyrenochaeta lycopersici

 

Gây nhiễm nhân tạo, quan sát, đánh giá mức độ kháng bệnh của giống

Không

1

9

54

(+)

Chống chịu với Stemphylium spp.

Resistance to Stemphylium spp

 

Gây nhiễm nhân tạo, quan sát, đánh giá mức độ kháng bệnh của giống

Không

1

9

55

(+)

Chống chịu với Pseudomonas syringae pv. Tomato

Resistance to Pseudomonas syringae pv. Tomato

 

Gây nhiễm nhân tạo, quan sát, đánh giá mức độ kháng bệnh của giống

Không

1

9

56

(+)

 

Chống chịu với Ralstonia solanacearum -

Chủng 1

Resistance to Ralstonia solanacearum - Race1

 

Gây nhiễm nhân tạo, quan sát, đánh giá mức độ kháng bệnh của giống

Không

1

9

57

(+)

 

Chống chịu với Tomato Yellow Leaf Curl Virus

Resistance to Tomato Yellow Leaf Curl Virus

 

Gây nhiễm nhân tạo, quan sát, đánh giá mức độ kháng bệnh của

Không

1

9

58

(+)

Chống chịu với Tomat Spotted Wilt Virus

Resistance to Tomat Spotted Wilt Virus

 

Gây nhiễm nhân tạo, quan sát, đánh giá mức độ kháng bệnh của giống

Không

1

9

59

(+)

Chống chịu với Leveillula taurica

Resistance to Leveillula taurica

 

Gây nhiễm nhân tạo, quan sát, đánh giá mức độ kháng bệnh của giống

Không

1

9

60

(+)

Chống chịu với Oidium lycopersicum

Resistance to Oidium lycopersicum

 

Gây nhiễm nhân tạo, quan sát, đánh giá mức độ kháng bệnh của giống

Không

1

9

CHÚ THÍCH:

(*) Tính trạng được sử dụng cho tất cả các giống trong mỗi vụ khảo nghiệm và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước đó hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được. (+) Được giải thích, minh họa và hướng dẫn theo dõi ở Phụ lục A.

III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM

3.1. Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm

3.1.1. Giống khảo nghiệm

3.1.1.1. Khối lượng hạt giống tối thiểu gửi đến cơ quan khảo nghiệm để khảo nghiệm và lưu mẫu là 10 g hoặc 2.500 hạt mỗi giống.

3.1.1.2. Chất lượng hạt giống tối thiểu: có tỷ lệ nảy mầm 80%, độ sạch 99% và độ ẩm 9% (tương đương cấp xác nhận). Hạt giống phải khoẻ mạnh và không nhiễm các loại sâu bệnh nguy hại.

3.1.1.3. Mẫu giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào, trừ khi cơ quan khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu. Nếu giống đã xử lý, phải cung cấp những thông tin chi tiết về quá trình xử lý cho cơ quan khảo nghiệm xem xét và quyết định.

3.1.1.4. Thời hạn gửi giống: Theo quy định của cơ quan khảo nghiệm.

3.1.2. Giống tương tự

3.1.2.1. Trong Tờ khai kỹ thuật đăng ký khảo nghiệm, tác giả đề xuất các giống tương tự và nói rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ sở khảo nghiệm xem xét quyết định các giống được chọn làm giống tương tự.

3.1.2.2. Giống tương tự được lấy từ bộ mẫu giống chuẩn của cơ quan khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết cơ sở khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống tương tự và tác giả phải chịu trách nhiệm về mẫu giống cung cấp. Số lượng và chất lượng giống tương tự như quy định ở Mục 3.1.1.

3.2. Phân nhóm giống khảo nghiệm

Các giống khảo nghiệm được phân thành nhóm dựa theo các tính trạng sau:

(a) Cây: dạng hình sinh trưởng (Tính trạng số 2);

(b) Lá: sự phân thùy của lá (Tính trạng số 9);

(c) Cuống hoa: li tầng (Tính trạng số 20);

(d) Quả: dạng quả theo mặt cắt dọc (Tính trạng số 24);

(e) Quả: số ngăn hạt (Tính trạng số 33);

(f) Quả: vai xanh (trước khi chín) (Tính trạng số 34);

(g) Quả: màu sắc khi chín (Tính trạng số 38).

3.3. Phương pháp khảo nghiệm

3.3.1. Thời gian khảo nghiệm

Tối thiểu là 2 vụ có điều kiện tương tự.

3.3.2. Điểm khảo nghiệm

Bố trí tại một điểm, nếu có tính trạng không thể quan sát được tại điểm đó thì có thêm một điểm bổ sung. Có thể thêm thí nghiệm phụ cho những mục đích đặc biệt.

3.3.3. Bố trí thí nghiệm

Trồng 40 cây chia làm 2 lần nhắc lại. Khoảng cách trồng là 70 cm x 50 cm.

3.3.4. Biện pháp kỹ thuật

Các biện pháp kỹ thuật khác áp dụng theo QCVN 01-63 : 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cà chua.

3.4. Phương pháp đánh giá

Chọn ngẫu nhiên 20 cây đối với một lần nhắc để đánh giá.

Các tính trạng số lượng được tiến hành đánh giá riêng biệt từng cây hoặc các bộ phận của cây đó.

Các tính trạng khác được tiến hành đánh giá trên tất cả các cây của ô thí nghiệm.

Các quan sát trên lá được tiến hành trước khi quả chín. Khi sử dụng các tính trạng kháng bệnh để đánh giá tính khác biệt, phải tiến hành trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo và trên tối thiểu 10 cây.

Phương pháp chi tiết đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định áp dụng theo hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS của UPOV (TG/1/3; TGP/9; TGP/10; TGP/11).

3.4.1. Đánh giá tính khác biệt

Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng.

– Tính trạng VG: Giống khảo nghiệm và giống đối chứng được coi là khác biệt, nếu ở tính trạng cụ thể chúng biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn, dựa vào giá trị khoảng cách tối thiểu quy định trong Quy chuẩn này.

– Tính trạng VS và MS: Sự khác biệt có ý nghĩa giữa giống khảo nghiệm và giống đối chứng dựa trên giá trị LSD ở mức xác xuất tin cậy tối thiểu 95%.

– Tính trạng MG: Tuỳ trường hợp cụ thể được xử lý như tính trạng VG hoặc tính trạng VS và MS.

3.4.2. Đánh giá tính đồng nhất

Giống khảo nghiệm được coi là đồng nhất khi tỷ lệ cây khác dạng không vượt quá 1% ở mức xác suất tin cậy 95%. Với thí nghiệm 40 cây, số cây khác dạng tối đa cho phép là 2.

3.4.3. Đánh giá tính ổn định

Tính ổn định đ­ược đánh giá thông qua tính đồng nhất, một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ đánh giá.

IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4.1. Khảo nghiệm DUS để bảo hộ quyền đối với giống cà chua mới được thực hiện theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

4.2. Khảo nghiệm DUS để công nhận giống cà chua mới được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Cục Trồng trọt hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý khảo nghiệm DUS giống cà chua, Cục Trồng trọt kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.

 

PHỤ LỤC A

GIẢI THÍCH, MINH HOẠ VÀ HƯỚNG DẪN THEO DÕI MỘT SỐ TÍNH TRẠNG

1) Tính trạng 2 (Thân: dạng hình sinh trưởng)

Kiểu sinh trưởng là do 1 alen trội quy định (self-pruning + / self-pruning -).

Hữu hạn (1): Kiểu hình này được quy định bởi gen lặn (Sp-), chỉ sản sinh ra một số lượng có hạn chùm hoa. Số lượng chùm hoa phụ thuộc vào giống và cũng chịu ảnh hưởng của môi trường. Đối với kiểu hình này, số lượng đốt giữa các chùm hoa thường biến động từ 1 đến 3. Ở giai đoạn sinh trưởng cuối, sự sinh trường dừng lại với 1 chùm hoa trên ngọn và không có mầm mới nào mọc lên nữa.

Kiểu hình này bao gồm cả những giống “sinh trưởng bán hữu hạn”, những giống này thường không có 3 lá ở giữa hoặc khoảng cánh giữa 2 chùm hoa không phải là 3 đốt, ví dụ như có trên 9 chùm hoa (kiểu hình Prisca) hoặc thậm chí trên 20 chùm (kiểu hình Early Pack).

Vô hạn (2): Kiểu hình này được quy định bởi alen trội (Sp+). Đối với kiểu hình này, 2 chùm hoa cách nhau 3 đốt hay 3 lá. Mỗi cụm chồi gồm 3 chồi. Chồi cuối cùng biến thành chùm hoa. Một trong hai chồi còn lại sẽ biến thành mầm ngọn và sẽ sản sinh ra 3 chồi tiếp theo và kéo dài thân. Cây thuộc nhóm sinh trưởng vô hạn lặp lại quá trình sinh trưởng này.

Cần lưu ý rằng đôi khi khoảng cách giữa 2 chùm hoa chỉ có 2 đốt hay 2 lá ở một đoạn thân nào đó của nhóm sinh trưởng vô hạn (ví dụ như các giống bắt nguồn từ “Daniela”).

Kiểu hình Marmande, San Marzano và Costoluto Fiorentino có thể phân nhóm vào nhóm sinh trưởng trung gian giữa hữu hạn và vô hạn, nhưng ở thân của chúng, khoảng cách giữa 2 chùm hoa luôn cách nhau 3 đốt hay 3 lá. Do đó nên phân nhóm chúng vào nhóm kiểu hình sinh trưởng vô hạn.

2) Tính trạng 4 (Thân: màu antoxian 1/3 đoạn thân trên)

Hầu hết các giống được phân lớp ra từ 1 đến 5. Sự biểu hiện anthoxian chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ngày. Trong điều kiện nhà lưới, sự sai khác thường nhỏ, trừ các giống có alen Tm2, alen có liên quan đến hàm lượng antoxian trong thân (đặc biệt là ở các lóng).

3) Tính trạng 5 (Chỉ với giống sinh trưởng vô hạn: chiều dài lóng (giữa chùm hoa thứ nhất và chùm hoa thứ 4))

Nhóm sinh trưởng vô hạn, giữa 2 chùm hoa thường cách nhau 3 đốt trừ một số kiểu hình đặc biệt (xem tính trạng 2). Điều này có nghĩa là, nhìn chung có 12 lóng giữa chùm hoa thứ 1 và thứ 4.

Đo chiều dài giữa chùm hoa thứ 1 và thứ 4, và đếm số lượng (thường là 12). Nhằm tính độ dài trung bình của lóng, tính tỉ lệ chiều dài thân/số lượng lóng. Quan sát cần được tiến hành ở các giai đoạn sau:

–  Ra 1 lá phía trên chùm hoa thứ 5 hoặc 6 đối với cây trồng ngoài trời

–  Ra 1 lá phía trên chùm hoa thứ 7 đến thứ 12 đối với cây trồng trong nhà kính, tùy thuộc chiều cao nhà kính.

4) Tính trạng 10 (Lá: cỡ lá chét (vị trí giữa lá))

 

Lá chét ở giữa lá

 

 

 

 

 

 

 

5) Tính trạng 15 (Lá: thế cuống lá chét so với trục cuống chính)

Lá chét

 

 

 

Trục chính             cuống

6) Tính trạng 18 (Hoa: lông tơ)

Một số giống không có lông nhưng vẫn có thể tìm thấy một số lượng ít hoặc rất ít lông tại đài hoa.

7) Tính trạng 20 (Cuống quả: li tầng)

 

 

 

 

 

 

 

1

9

không

   có

Một số giống chỉ có 1 vòng gờ thay vì tầng rời (liên quan đến sự có mặt của gen quy định vị trí tiếp giáp này). Các giống này được coi là không có tầng rời.

8) Tính trạng 21 (Chỉ với giống có tầng rời: Cuống: độ dài (từ li tầng đến đài))

 

 

 

 

 

 

Độ dài cuống

9) Tính trạng 24 (Quả: hình dạng theo mặt cắt dọc)

 

 

 

 

 

 

1

2

3

Dẹt

Hơi dẹt

Tròn

 

 

 

 

 

 

 

4

5

6

7

Chữ nhật

Trụ

Elip

 Hình tim

 

 

 

 

 

 

 

 

8

9

10

Trứng ngược

Trứng        

Hạt trân châu

10) Tính trạng 27 (Quả: độ lõm phần tiếp giáp cuống)

 

 

 

 

 

 

1

3

5

7

không hoặc rất ít

ít

trung bình

Nhiều

11) Tính trạng 30 (Quả: hình dạng đỉnh quả)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

3

4

5

Lõm

Hơi lõm

Phẳng

Hơi nhọn

Nhọn

12) Tính trạng 40 (Quả: độ cứng)

Phương pháp

Giai đoạn thu hoạch: thu hoạch khi quả chuyển màu hoàn toàn.

Xác định độ rắn: dùng tay để cảm nhận độ rắn của quả so sánh với giống bình thường.

13) Tính trạng 41 (Quả: thời gian bảo quản sau chín)

Giải thích: Thời gian bảo quản của quả được tính bằng số tuần quả có thể duy trì được trạng thái thương phẩm khi bày trên giá.

Thu hoạch 20 quả từ ô thí nghiệm (2 quả/cây), lấy quả ở các chùm quả thứ 4, thứ 5 hoặc thứ 6 ở cùng trạng thái chín cảm nhận bằng mắt (đổi màu xanh trên ½ quả). Quả đưa vào bảo quản trong thùng có 1 ngăn. Có thể xếp các thùng chồng lên nhau nếu đảm bảo lưu thông khí. Nơi bảo quản không nhất thiết phải trong điều kiện môi trường được kiểm soát hoàn toàn, nhưng phải có điều kiện môi trường tự nhiên phù hợp cho bảo quản quả.

Tiến hành kiểm tra 7 ngày 1 lần, kiểm tra độ rắn của quả, chú ý không làm tổn thương đến quả. Loại bỏ những quả bị hỏng do lí do ngẫu nhiên và bị thối. Quan sát cho tới khi quả không còn duy trì được trạng thái thương phẩm nữa (độ rắn của quả thấp hơn hoặc bằng điểm 3 “mềm” trong chỉ tiêu 40). Độ dài thời gian bảo quản được tính bằng số tuần từ lúc thu hoạch đến khi quả không còn duy trì được trạng thái thương phẩm nữa.

Thời gian theo dõi tối đa là 8 tuần, ngay cả khi một số giống có thời gian bảo quản dài hơn.

14) Tính trạng 42 (Thời gian nở hoa)

Đối với giống có giàn đỡ, chỉ tiêu này được đánh giá thông qua quan sát ngày hoa nở của hoa thứ 3 của chùm thứ 2 và thứ 3. Không nên quan sát thời gian hoa nở của chùm hoa thứ nhất, vì thời gian nở hoa của chùm thứ nhất chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự sinh trưởng và chất lượng kỹ thuật trồng.

Thời gian nở hoa được tình bằng trung bình thời gian nở hoa của cả ô thí nghiệm, từng chùm một.

Để xác định giống trồng không có giàn đỡ, nên dùng cọc đỡ thân chính và dùng phương pháp ghi chép chỉ tiêu tương tự như đối với “giống trồng giàn”. Với giống trồng không cần giàn, có thể chỉ tiêu này rất khó đánh giá do quá trình ra cành của cây.

15) Từ tính trạng 45 đến tính trạng 60 (Các tính trạng bổ sung)

Các thí nghiệm về tính trạng bổ sung chỉ được làm khi giống khảo nghiệm có các tính trạng này được ghi trong bản đăng ký khảo nghiệm DUS và trong trường hợp cần thiết để đánh giá tính khác biệt. Phương pháp tiến hành các thí nghiệm về tính trạng bổ sung tham khảo “Hướng dẫn khảo nghiệm DUS giống cà chua” – TG/44/10 của UPOV.

 

PHỤ LỤC B

TỜ KHAI KỸ THUẬT ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM DUS GIỐNG CÀ CHUA

1. Loài:                  Lycopersicon esculentum

2. Tên giống:

3. Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm

Tên:

Địa chỉ:

4. Tên, địa chỉ tác giả giống:

5. Nguồn gốc giống, phương pháp chọn tạo:

5.1. Vật liệu:

5.2. Phương pháp:

5.3. Thời gian và địa điểm chọn giống:

6. Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài:

7. Các đặc điểm chính của giống

TT

Tính trạng

Trạng thái biểu hiện

Mã số

7.1.

Thân: Dạng hình sinh trưởng

Plant: growth type

(Tính trạng 2)

Hữu hạn

Vô hạn

 

1

2

 

7.2.

Lá: Sự phân thuỳ của lá

Leaf: Division of lobe

(Tính trạng 9)

Hình lông chim

Xương cá

 

1

2

7.3.

Cuống hoa: Li tầng

Peduncle:abscission layer

(Tính trạng 20)

Không có

1

9

7.4.

Quả: cỡ

Fruit: size

(Tính trạng 22)

Rất nhỏ

Nhỏ

Trung bình

Lớn

Rất lớn

1

3

5

7

9

7.5.

Quả: Dạng quả theo mặt cắt dọc

Fruit:shape in long itudinal section

(Tính trạng 24)

Dẹt

Hơi dẹt

Tròn

Chữ nhật

Hình trụ

Elíp

Hình trái tim

Dạng trứng ngược

Hình trứng

Hình hạt trân châu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

7.6.

Quả: gân ở cận cuống

Fruit: ribbing at peduncle end

(Tính trạng 25)

Không có hoặc rất mờ

Mờ

Trung bình

Rất rõ

1

3

5

7

9

7.7.

Quả: số ngăn hạt

Fruit:number of locules

(Tính trạng 33)

Chỉ có 2

2 đến 3

3 đến 4

5 hoặc 6

Lớn hơn 6

1

2

3

4

5

7.8

Quả: vai xanh(trước khi chín)

Fruit:green shoulder (before maturity)

(Tính trạng 34)

Không có

 

1

9

7.9

Quả: màu sắc khi chín

Fruit:color at maturity

(Tính trạng 38)

Màu kem

Vàng

Vàng cam

Hồng

Đỏ

Nâu nhạt

1

2

3

4

5

6

7.10

Quả: Độ cứng

Fruit: firmness

(Tính trạng 40)

Rất mềm

Mềm

Trung bình

Rắn

Rất rắn

1

3

5

7

9

8. Giống đối chứng và sự khác nhau với giống khảo nghiệm

– Tên giống đối chứng:

– Những tính trạng khác biệt với giống khảo nghiệm:

9. Những thông tin có liên quan khác:

9.1 Chống chịu sâu bệnh:

9.2 Các yêu cầu đặc biệt về môi trường để khảo nghiệm:

9.2 Thông tin khác:

 

                                                                        Ngày            tháng          năm

                                                                                (Ký tên, đóng đấu)

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi