Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quy chuẩn QCVN 01-65:2011/BNNPTNT Khảo nghiệm tính trạng đặc trưng giống lúa
- Thuộc tính
- Nội dung
- Quy chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-65:2011/BNNPTNT
Số hiệu: | QCVN 01-65:2011/BNNPTNT | Loại văn bản: | Quy chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày ban hành: | 17/10/2011 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-65:2011/BNNPTNT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
QCVN 01-65 : 2011/BNNPTNT
VỀ KHẢO NGHIỆM TÍNH KHÁC BIỆT, TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA GIỐNG LÚA
National Technical Regulation on Testing for Distinctness, Uniformity and Stability of Rice varieties
HÀ NỘI - 2011
Lời nói đầu
QCVN 01-65 : 2011/BNNPTNT được chuyển đổi từ 10TCN 554:2002 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 ĐIều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
QCVN 01-65 : 2011 /BNNPTNT được xây dựng dựa trên cơ sở TG/16/8 ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV).
QCVN 01-65 : 2011 /BNNPTNT do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia - Cục Trồng trọt biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 67 /2011/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 10 năm 2011
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các tính trạng đặc trưng, phương pháp đánh giá và yêu cầu quản lý khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo nghiệm DUS) các giống lúa mới, thuộc loài Oryza sativa L.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm DUS giống lúa mới.
1.3. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt
1.3.1. Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1.1. Giống khảo nghiệm: Là giống lúa mới được đăng ký khảo nghiệm.
1.3.1.2. Giống tương tự: Là các giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm, có nhiều tính trạng tương tự nhất với giống khảo nghiệm.
1.3.1.3. Mẫu chuẩn: Là mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bản mô tả giống, được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận.
1.3.1.4. Tính trạng đặc trưng: Là những tính trạng được di truyền ổn định, ít bị biến đổi bởi tác động của ngoại cảnh, có thể nhận biết và mô tả được một cách chính xác.
1.3.1.5. Cây khác dạng: Cây được coi là khác dạng nếu nó khác biệt rõ ràng với giống khảo nghiệm ở một hoặc nhiều tính trạng được sử dụng trong khảo nghiệm DUS.
1.3.2. Các từ viết tắt
1.3.2.1. UPOV: International Union for the Protection of New Varieties of Plants (Hiệp hội Quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới).
1.3.2.2. DUS: Distinctness, Uniformity and Stability (Tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định).
1.3.2.3. QL: Qualitative characteristic (Tính trạng chất lượng).
1.3.2.4. QN: Quantitative characteristic (Tính trạng số lượng).
1.3.2.5. PQ: Pseudo - qualitative characteristic (Tính trạng giả chất lượng).
1.3.2.6. MG: Single measurement of a group of plants or parts of plants (Đo đếm một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).
1.3.2.7. MS: Measurement of a number of individual plants or parts of plants (Đo đếm từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu) .
1.3.2.8. VG: Visual assessment by a single observation of a group of plants or parts of plants (Quan sát một nhóm cây hoặc một bộ phận của một nhóm cây).
1.3.2.9. VS: Visual assessment by observation of individual plants or parts of plants (Quan sát từng cây hoặc từng bộ phận của các cây mẫu).
1.4. Tài liệu viện dẫn
1.4.1. QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa.
1.4.2. QCVN 01-54 : 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa.
1.4.3. QCVN 01-51 : 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai hai dòng.
1.4.4. QCVN 01-50 : 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai ba dòng.
1.4.5. TG/1/3: Genaral introduction to the examnination of Distinctness, Uniformity and Stability and the development of harmonized descriptions of new varieties of plant (Hướng dẫn chung về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định và phát triển sự hài hoà trong mô tả giống cây trồng mới).
1.4.6. TGP/9: Examinning Distinctness (Kiểm tra tính khác biệt).
1.4.7. TGP/10: Examinning Uniformity (Kiểm tra tính đồng nhất).
1.4.8. TGP/11: Examinning Stability (Kiểm tra tính ổn định).
II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
Các tính trạng đặc trưng để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống lúa được quy định tại Bảng 1. Trạng thái biểu hiện của tính trạng được mã số (mã hóa) bằng điểm.
Bảng 1- Các tính trạng đặc trưng của giống lúa
Tính trạng | Giai đoạn | Mức độ biểu hiện | Mã số | |
1. (+) VS QN | Lá mầm: Sắc tố antoxian Coleoptile: Anthocyanin coloration | 10 | Không có hoặc rất ít Ít Nhiều | 1 3 5 |
2. VS PQ | Lá gốc (lá dưới cùng): Mầu bẹ lá Basal leaf: Sheath color | 30 | Xanh Xanh có sọc tím Tím nhạt Tím | 1 2 3 4 |
3. VG QN | Lá: Mức độ xanh Leaf: Intensity of green color | 40 | Xanh nhạt Xanh trung bình Xanh đậm | 3 5 7 |
4. VG QL | Lá: Sắc tố antoxian Leaf: Anthocyanin coloration | 40 | Không có Có | 1 9 |
5. VG PQ | Lá: Sự phân bố của sắc tố antoxian Leaf: Distribution of anthocyanin coloration | 40 | Chỉ có ở đỉnh Chỉ có ở viền lá Chỉ có vệt Đồng nhất | 1 2 3 4 |
6. VG QL | Bẹ lá: Sắc tố antoxian Leaf sheath: Anthocyanin coloration | 40 | Không có Có | 1 9 |
7. VG QN | Bẹ lá: Mức độ sắc tố antoxian của bẹ lá Leaf sheath: Intensity of anthocyanin coloration | 40 | Rất nhạt Nhạt Trung bình Đậm | 1 3 5 7 |
8. VS QN | Lá: Lông ở phiến lá Leaf: Pubescence of blade | 40 | Không có hoặc rất ít Ít Trung bình Nhiều Rất nhiều | 1 3 5 7 9 |
9. (*) VS QL | Lá: Sắc tố antoxian của tai lá Leaf: Anthocyanin coloration of auricles | 40 | Không có Có | 1 9 |
10 VS QL | Lá: Sắc tố antoxian của cổ lá (gối lá) Leaf: Anthocyanin coloration of collar | 40 | Không có Có | 1 9 |
11. (+) VS PQ | Lá: Hình dạng của thìa lìa Leaf: Shape of ligule | 40 | Tù (chóp cụt) Nhọn Xẻ | 1 2 3 |
12. VS PQ | Lá: Mầu sắc của thìa lìa Leaf: Color of ligule | 40 | Trắng Xanh Xanh có sọc tím Tím nhạt Tím | 1 2 3 4 5 |
13. MS QN | Phiến lá: Chiều dài Leaf blade: Length | 50-60 | Ngắn Trung bình Dài | 3 5 7 |
14. MS QN | Phiến lá: Chiều rộng Leaf blade: Width | 50-60 | Hẹp Trung bình Rộng | 3 5 7 |
15. (*) (+) VG QN | Lá đòng: Trạng thái phiến lá (quan sát sớm) Flag leaf: Attitude of blade | 60 | Thẳng Nửa thẳng Ngang Gục xuống | 1 3 5 7 |
16. (*) (+) VG QN | Lá đòng : Trạng thái phiến lá (quan sát muộn) Flag leaf: Attitude of blade | 90 | Thẳng Nửa thẳng Ngang Gục xuống | 1 3 5 7 |
17. (+) VS PQ | Khóm: Tập tính sinh trưởng Culm: habit | 40 | Đứng Nửa đứng Mở Xoè) Bò lan sát mặt đất | 1 3 5 7 9 |
18. (+) VS QL | Khóm: Khả năng gấp khuỷu (Chỉ với giống bò lan) Prostrate varieties only: Culm: kneeing ability | Có Không có | 1 9 | |
19. (*) VG QN | Thời gian trỗ: thời gian trỗ (khi 50% số cây có bông trỗ) Time of heading (50% of plants with heads) | 55 | Rất ngắn Ngắn Trung bình Dài | 1 3 5 7 |
20. (+) VS/ MS PQ | Bất dục đực Male sterility | 55 | Không có Bất dục từng phần Bất dục hoàn toàn | 1 2 3 |
21. (+) VS QN | Vỏ trấu: Sắc tố antoxian của gân (quan sát sớm) Lemma: Anthocyanin coloration of keel (early observation) | 65 | Không có hoặc rất nhạt Nhạt Trung bình Đậm | 1 3 5 7 |
22. (+) VS QN | Vỏ trấu: Sắc tố antoxian của vùng dưới mỏ (quan sát sớm) Lemma: Anthocyanin coloration of area below apex (early observation) | 65 | Không có hoặc rất nhạt Nhạt Trung bình Đậm | 1 3 5 7 |
23. (*) (+) VS QN | Vỏ trấu: Sắc tố antoxian của mỏ (quan sát sớm) Lemma: Anthocyanin coloration of apex (early observation) | Không có hoặc rất nhạt Nhạt Trung bình Đậm | 1 3 5 7 | |
24. (*) VS PQ | Hoa: Mầu sắc vòi nhuỵ Spikelet: Color of stigma | 65 | Trắng Xanh nhạt Vàng Tím nhạt Tím | 1 2 3 4 5 |
25. (+) VS QN | Thân: Độ dầy thân Stem: Thickness | 70 | Mỏng Trung bình Dầy | 3 5 7 |
26. (*) VS QN | Thân: Chiều dài (trừ bông) Chỉ với giống không bò lan Non-prostrate varieties only: Stem length (excluding panicle) | 70 | Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao | 1 3 5 7 9 |
27. (*) VS QL | Thân: Sắc tố antoxian của đốt Stem: Anthocyanin coloration of nodes | 70 | Không có Có | 1 9 |
28. VS QN | Thân: Mức độ sắc tố antoxian của đốt Stem: Intensity of anthocyanin coloration of nodes | 70 | Nhạt Trung bình Đậm | 3 5 7 |
29. VS QL | Thân: Sắc tố antoxian của lóng Stem: Anthocyanin coloration of internodes | 70 | Không có Có | 1 9 |
30.(*) (+) MS QN | Bông: Chiều dài trục chính Panicle: Length of main axis | 72,90 | Ngắn Trung bình Dài | 3 5 7 |
31. MS QN | Bông: Số bông/cây Panicle: Number per plant | 70 | Ít Trung bình Nhiều | 3 5 7 |
32. VS QL | Bông: Râu Panicle: Awns | 60 | Không có Có | 1 9 |
33. VS PQ | Bông: Mầu râu (quan sát sớm) Panicle: Color of awns (early observation) | 60 | Vàng nhạt Vàng Nâu Nâu đỏ Đỏ nhạt Đỏ Tím nhạt Tím Đen | 1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
34. (*) VS PQ | Bông: Sự phân bố của râu Panicle: Distribution of awns | 70 -80 | Có ít ở đỉnh bông Có tới 1/4 bông Có tới giữa bông Có tới 3/4 bông Có ở toàn bộ bông | 1 2 3 4 5 |
35. VS QN | Bông: Chiều dài của râu dài nhất Panicle: Length of longest awns | 70 -80 | Rất ngắn Ngắn Trung bình Dài Rất dài | 1 3 5 7 9 |
36. (*) VS QN | Hạt: Lông của vỏ trấu Spikelet: Pubescence of lemma | 60, 80 | Không có hoặc rất ít Ít Trung bình Nhiều Rất nhiều | 1 3 5 7 9 |
37. (+) VS PQ | Hạt: Mầu của mỏ hạt Spikelet: Color of tip of lemma | 80, 90 | Trắng Vàng Nâu Đỏ Tím Đen | 1 2 3 4 5 6 |
38. VS PQ | Bông: Mầu râu quan sát muộn Panicle: Color of awns (late observation) | 90 | Vàng nhạt Vàng Nâu Nâu đỏ Đỏ nhạt Đỏ Tím nhạt Tím Đen | 1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
39. (*) (+) VG PQ | Bông: Trạng thái liên quan với thân (Trạng thái trục chính) Panicle: Attitude in relation to stem | 90 | Thẳng Nửa thẳng Gục nhẹ Gục | 1 2 3 4 |
40. (+) VS QL | Bông: Gié thứ cấp Panicle: Precence of secondary branching | 90 | Không có Có | 1 9 |
41.(+) VS PQ | Bông: Dạng gié thứ cấp Panicle: Type of secondary branching | 90 | Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3 | 1 2 3 |
42. (*) (+) VS QN | Bông: Trạng thái của gié Panicle: Attitude of branches | 90 | Đứng Nửa đứng Xoè | 1 3 5 |
43. (+) VG QN | Bông: Thoát cổ bông Panicle: Exsertion | 90 | Không thoát Thoát một phần Thoát Thoát hoàn toàn | 3 5 7 9 |
44. VG QN | Thời gian chín Time of maturity | 90 | Rất sớm Sớm Trung bình Muộn Rất muộn | 1 3 5 7 |
45. (+) VG QN | Lá: Thời gian tàn lá Leaf: Time of senescence | 92 | Sớm Trung bình Muộn | 3 5 7 |
46. VS PQ | Vỏ trấu: Mầu sắc Lemma: Color | 92 | Vàng nhạt Vàng Nâu Đỏ đến tím nhạt Tím Đen | 1 2 3 4 5 6 |
47. VS PQ | Vỏ trấu: Mầu bổ sung Lemma: Ornamentation | 92 | Không có Có rãnh vàng Có rãnh nâu Có đốm tím Có rãnh tím | 1 2 3 4 5 |
48. (+) VS QN | Vỏ trấu: Sắc tố antoxian của gân (quan sát muộn) Lemma: Anthocyanin coloration of keel (late observation) | 92 | Không có hoặc rất nhạt Nhạt Trung bình Đậm Rất đậm | 1 3 5 7 9 |
49. (+) VS QN | Vỏ trấu: Sắc tố antoxian của vùng dưới mỏ (quan sát muộn) Lemma: anthocyanin coloration of area below apex (late observation) | 92 | Không có hoặc rất ít Ít Trung bình Nhiều Rất nhiều | 1 3 5 7 9 |
50. (+) VS QN | Vỏ trấu: Sắc tố antoxian của mỏ (quan sát muộn) Lemma: anthocyanin coloration of apex (late observation) | 92 | Không có hoặc rất nhạt Nhạt Trung bình Đậm Rất đậm | 1 3 5 7 9 |
51. (+) MS QN | Mày hạt: Chiều dài Glume: Length | 92 | Ngắn Trung bình Dài | 3 5 7 |
52. (+) MS PQ | Mày hạt: Mầu sắc Sterile lemma: Color | 92 | Vàng nhạt (vàng rơm) Vàng Đỏ Tím | 1 2 3 4 |
53. (+) MS QN | Hạt thóc: Khối lượng 1000 hạt Grain: Weight of 1000 fully developed grains | 92 | Thấp Trung bình Cao | 3 5 7 |
54. MS QN | Hạt thóc: Chiều dài Grain: Length | 92 | Ngắn Trung bình Dài | 3 5 7 |
55. MS QN | Hạt thóc: Chiều rộng Grain: Width | 92 | Hẹp Trung bình Rộng | 3 5 7 |
56. (+) VG QL | Vỏ trấu: Phản ứng với phenol Lemma : Phenol reaction | 92 | Không có Có | 1 9 |
57. (+) VS QN | Vỏ trấu: Mức độ phản ứng với phenol Lemma: Intensity of phenol reaction | 92 | Nhạt Trung bình Đậm | 3 5 7 |
58. (*) MS QN | Hạt gạo lật: Chiều dài Decorticated grain: Length | 92 | Ngắn Trung bình Dài | 3 5 7 |
59. MS QN | Hạt gạo lật: Chiều rộng Decorticated grain: Width | 92 | Hẹp Trung bình Rộng | 3 5 7 |
60. (*) (+) VS PQ | Hạt gạo lật: Dạng hạt (D/R) Decorticated grain: Shape (in lateral view) | 92 | Tròn Bán tròn Bán thon Thon Thon dài | 1 2 3 4 5 |
61. (*) VS PQ | Hạt gạo lật: Mầu sắc Decorticated grain: Color | 92 | Trắng Nâu nhạt Có đốm nâu Nâu xẫm Hơi đỏ Đỏ Có đốm tím Tím Tím xẫm hoặc đen | 1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
62. (+) VS PQ | Nội nhũ: Dạng Endosperm: Type | 92 | Dính Trung bình Không dính | 1 2 3 |
63. (+) MG PQ | Nội nhũ: Hàm lượng amylose Endosperm: Content of amylose | 92 | Trạng thái 1 Trạng thái 2 Trạng thái 3 Trạng thái 4 Trạng thái 5 Trạng thái 6 Trạng thái 7 | 1 2 3 4 5 6 7 |
64. (+) MG QN | Sự hoà tan với kiềm Alkali digestion | 92 | Không hoà tan Hoà tan ít Hoà tan trung bình Hoà tan hoàn toàn | 1 3 5 7 |
65. (*) (+) MG QN | Hạt gạo lật: Hương thơm Decorticated grain: Aroma | 92 | Không có hoặc thơm rất nhẹ Thơm nhẹ Thơm | 1 2 3 |
CHÚ THÍCH: (*) Tính trạng được sử dụng cho tất cả các giống trong mỗi vụ khảo nghiệm và luôn có trong bản mô tả giống, trừ khi trạng thái biểu hiện của tính trạng trước đó hoặc điều kiện môi trường làm cho nó không biểu hiện được. (+) Được giải thích, minh họa và hướng dẫn theo dõi ở Phụ lục B. |
III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
3.1. Yêu cầu vật liệu khảo nghiệm
3.1.1. Giống khảo nghiệm
3.1.1.1. Lượng giống gửi khảo nghiệm
Khối lượng hạt giống gửi khảo nghiệm và lưu mẫu tối thiểu như sau:
+ Giống lúa thuần: 3 kg/giống
+ Giống lúa lai: 3 kg hạt F1/giống
+ Dòng mẹ bất dục đực tế bào chất (A), dòng duy trì tính bất dục (B), dòng phục hồi (R) (đối với lúa lai 3 dòng) và dòng bất dục đực mẫn cảm nhiệt độ, dòng bố (đối với lúa lai 2 dòng): 2 kg/dòng.
+ Trong trường hợp cần thiết cơ sở khảo nghiệm yêu cầu tác giả gửi thêm mỗi giống 100 bông. Các bông phải điển hình, sạch sâu bệnh, số hạt trên mỗi bông phải đủ theo yêu cầu thí nghiệm hàng - bông để kiểm tra tính đồng nhất.
3.1.1.2. Chất lượng hạt giống
Hạt giống gửi khảo nghiệm có tỷ lệ nẩy mầm, độ sạch, độ ẩm tối thiểu phải tương đương cấp xác nhận 1 theo QCVN 01-54 : 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa; hạt lai F1 theo QCVN 01-51:2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai hai dòng và QCVN 01-50 : 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai ba dòng.
Giống khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào, trừ khi cơ sở khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu.
3.1.1.3. Thời gian gửi giống: Theo yêu cầu của cơ sở khảo nghiệm.
3.1.2. Giống tương tự
3.1.2.1. Trong Tờ khai kỹ thuật đăng ký khảo nghiệm (Phụ lục C), tác giả đề xuất các giống tương tự và nói rõ những tính trạng khác biệt giữa chúng với giống khảo nghiệm. Cơ sở khảo nghiệm xem xét quyết định các giống được chọn làm giống tương tự.
3.1.2.2. Giống tương tự được lấy từ bộ mẫu chuẩn của cơ sở khảo nghiệm. Trường hợp cần thiết cơ sở khảo nghiệm có thể yêu cầu tác giả cung cấp giống tương tự và tác giả phải chịu trách nhiệm về mẫu giống cung cấp. Khối lượng và chất lượng giống tương tự như quy định ở Mục 3.1.1.
3.2. Phân nhóm giống khảo nghiệm
Các giống khảo nghiệm được phân nhóm dựa theo các tính trạng sau:
(a) Lá: sắc tố antoxian của tai lá (Tính trạng 9)
(b) Thời gian trỗ (khi 50% số cây có bông trỗ) (Tính trạng 19)
(c) Thân: Chiều dài (trừ bông), chỉ áp dụng với giống không bò lan (Tính trạng 26)
(d) Hạt gạo lật: Chiều dài (Tính trạng 58)
(e) Hạt gạo lật: Mầu sắc (Tính trạng 61)
(f) Hạt gạo lật: Hương thơm (Tính trạng 65)
3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.3.1. Thời gian khảo nghiệm
Tối thiểu 2 vụ có điều kiện tương tự.
3.3.2. Số điểm khảo nghiệm
Bố trí tại một điểm, nếu có tính trạng nào của giống không thể quan sát được ở điểm đó thì có thể bố trí thêm 1 điểm bổ sung.
3.3.3. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm bố trí 2 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại giống khảo nghiệm cấy 10 hàng, giống tương tự cấy 3 hàng, hàng cách hàng 20 cm, cây cách cây 15 cm. Cấy 1 dảnh mạ/khóm.
Đối với thí nghiệm đánh giá tính đồng nhất (thí nghiệm hàng – bông): Chọn ngẫu nhiên 50 bông trong số 100 bông tác giả gửi đến. Mỗi bông cấy 2 hàng (2 lần nhắc lại), hàng cách hàng 20 cm, cây cách cây 15 cm, mỗi hàng 25 cây.
3.3.4. Các biện pháp kĩ thuật
Áp dụng theo QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống lúa.
3.4. Phương pháp đánh giá
Các tính trạng được đánh giá vào những giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây lúa. Các giai đoạn sinh trưởng này được mã hóa bằng số ở Phụ lục A.
Tất cả các quan sát để đánh giá tính khác biệt phải được tiến hành trên các cây riêng biệt hoặc được đo đếm ít nhất trên 20 cây chọn ngẫu nhiên hoặc các bộ phận của 20 cây đó. Việc quan sát, đánh giá các tính trạng của lá được tiến hành trên lá giáp lá đòng (nếu không có chỉ dẫn khác).
Phương pháp chi tiết đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định áp dụng theo hướng dẫn chung về khảo nghiệm DUS của UPOV (TG/1/3;
3.4.1. Đánh giá tính khác biệt
Tính khác biệt được xác định bởi sự khác nhau của từng tính trạng đặc trưng giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự.
- Tính trạng đánh giá theo phương pháp VG: Giống khảo nghiệm và giống tương tự được coi là khác biệt, nếu ở tính trạng cụ thể chúng biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau một cách rõ ràng và chắc chắn, dựa vào giá trị khoảng cách tối thiểu quy định tại Bảng 1.
- Tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS: Sự khác biệt có ý nghĩa giữa giống khảo nghiệm và giống tương tự dựa trên giá trị LSD ở mức xác xuất tin cậy tối thiểu 95%.
- Tính trạng đánh giá theo phương pháp MG: Tuỳ từng trường hợp cụ thể sẽ được xử lý như tính trạng đánh giá theo phương pháp VG hoặc tính trạng đánh giá theo phương pháp VS và MS.
3.4.2. Đánh giá tính đồng nhất
Phương pháp chủ yếu đánh giá tính đồng nhất căn cứ vào tỷ lệ cây khác dạng của tất cả cây trên ô thí nghiệm.
Giống khảo nghiệm được coi là đồng nhất khi tỷ lệ cây khác dạng không vượt quá 0,1% (đối với giống thuần, dòng bất dục, dòng duy trì, dòng phục hồi) và 2% (đối với giống lai F1) ở xác xuất tin cậy tối thiểu 95%.
Đánh giá tính đồng nhất qua thí nghiệm hàng-bông: Giống được coi là đồng nhất khi số hàng-bông có cây khác dạng không vượt quá 2 trong tổng số 50 hàng - bông.
3.4.3. Đánh giá tính ổn định
Tính ổn định của giống được đánh giá thông qua tính đồng nhất. Một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ đánh giá.
Trong trường hợp cần thiết, có thể khảo nghiệm tính ổn định như sau:
- Đối với giống lúa thường: Trồng thế hệ tiếp theo.
- Đối với giống lúa lai: Gieo hạt của giống lai đó từ mẫu lưu.
Giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở vụ khảo nghiệm sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở vụ trước.
IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Khảo nghiệm DUS để bảo hộ quyền đối với giống lúa mới được thực hiện theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
4.2. Khảo nghiệm DUS để công nhận giống lúa mới được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Trồng trọt hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý khảo nghiệm DUS giống lúa, Cục Trồng trọt kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
PHỤ LỤC A
MÔ TẢ CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÚA
Mã số | Giai đoạn | |||
Nảy mầm | ||||
0. | Hạt khô | |||
1. | Bắt đầu hút nước | |||
2. | - | |||
3. | Thấm nước hoàn toàn | |||
4. | - | |||
5. | Ra rễ | |||
6. | - | |||
7. | Lá mầm xuất hiện | |||
8. | - | |||
93 | Lá thật thứ nhất nhô ra ở đỉnh lá mầm | |||
Sinh trưởng của cây con | ||||
10. | Lá thứ nhất vượt qua bao lá mầm | } } 1 | Lá thứ hai có thể nhìn được (<1cm) | |
11. | Lá thứ nhất xoè ra | } } | ||
12. | Lá thứ hai xoè ra | } } | 50% bẹ lá xoè ra | |
13. | Lá thứ ba xoè ra | } } | ||
14. | Lá thứ tư xoè ra | } } | ||
15. | Lá thứ năm xoè ra | } } | ||
16. | Lá thứ sáu xoè ra | } } | ||
17. | Lá thứ bảy xoè ra | } } | ||
18. | Lá thứ tám xoè ra | } } | ||
19. | Lá thứ chín hoặc sau lá thứ 9 xèo ra | } } | ||
Đẻ nhánh | ||||
20. | Chỉ có cây mẹ | Phần này dùng cho các điểm bổ sung có từ các phần khác của bảng " Các mã số hiện hành" | ||
21. | Cây mẹ và một nhánh con | 2 | } } | |
22. | Cây mẹ và hai nhánh con | } } | } } | |
23. | Cây mẹ và ba nhánh con | } } | } } | |
24. | Cây mẹ và bốn nhánh con | } } | } } | |
25. | Cây mẹ và năm nhánh con | } } | } } | |
26. | Cây mẹ và sáu nhánh con | } 3 } | } } | |
27. | Cây mẹ và bảy nhánh con | } } | } } | |
28. | Cây mẹ và tám nhánh con | } } | } } | |
29. | Cây mẹ và chín nhánh con hoặc nhiều hơn | } } | } } | |
Vươn lóng | ||||
30. | Bộ phận trên mặt đất sinh trưởng chậm lại | 4 - 5 |
| |
31. | Đốt thứ nhất có thể thấy | 6 | } } } } | Làm đốt |
32. | Đốt thứ hai có thể thấy | 7 | } } } } | |
33. | Đốt thứ ba có thể thấy | } } | Lóng xuất hiện | |
34. | Đốt thứ tư có thể thấy | } } | ||
35. | Đốt thứ năm có thể thấy | } } | ||
36. | Đốt thứ sáu có thể thấy | } } | ||
37. | Lá cuối cùng nhìn thấy | 8 | ||
38. | - | |||
39. | Thìa lìa /cổ lá của lá đòng có thể nhìn thấy được | 9 | Đối với lúa: Thời kỳ ấp bẹ | |
Làm đòng (+) | ||||
40. | Chuẩn bị làm đòng | Đòng hơi phát triển, bắt đầu phình to | ||
41. | Đòng phân hoá bước 1 (sự dài ra của bẹ lá cuối cùng) | Làm đốt | ||
42. | Đòng phân hoá bước 2 | |||
43. | Đòng phân hoá bước 3 (đòng bắt đầu nhìn thấy) | } } } | Giữa giai đoạn phình to | |
44. | Đòng phân hoá bước 4 | } } | 10 | |
45. | Đòng phân hoá bước 5 (đòng bắt đầu phình to) | } } } | Kết thúc giai đoạn phình to | |
46. | Đòng phân hoá bước 6 | |||
47. | Đòng phân hoá bước 7 (bẹ lá đòng mở ra, đòng vươn khỏi bẹ lá ) | } } } | ||
48. | Đòng phân hoá bước 8 | } } | ||
49. | Chuẩn bị trỗ (Râu hoa đầu tiên có thể nhìn thấy) | } 10.1 } } | Đối với loại có râu | |
Trỗ | } } | |||
50. | Gié thứ nhất của bông xuất hiện | } N } | } } | N: đối với giống chín không đều |
51. | } S } | } } | S: đối với giống chín đều | |
52. | 1/4 bông trỗ thoát | } N } | 10.2 | |
53. | } S } | |||
54. | 1/2 bông trỗ thoát | } N } | 10.3 | |
55. | } S } | |||
56. | 3/4 bông trỗ thoát | } N } | 10.4 | |
57. | } S } | |||
58. | Bông trỗ hoàn toàn | } N } | 10.5 | |
59. | } S } |
| ||
Nở hoa | ||||
60. | Bắt đầu nở hoa | } N } | 10.51 |
|
61. | } S } | |||
62. | - - | |||
63. | ||||
64. | Đang giữa thời kì nở hoa | } N } | 10.52 | |
65. | } S } | |||
66. | - - | |||
67. | ||||
68. | Nở hoa hoàn toàn | } N } | 10.53 | |
69. | } S } |
| ||
Chín sữa | ||||
70. | - | 10.54 |
| |
71. | Giai đoạn hạt có nước | |||
72. | - | |||
73. | Bắt đầu sữa | } } | ||
74. | - | } } | ||
75. | Giữa giai đoạn chín sữa | } } | 11.1 } } | Nội nhũ bắt đầu cứng khi tách vỏ bằng ngón tay |
76. | - | } } | } } | |
77. | Kết thúc chín sữa | } } | ||
78. | - | |||
79. | - |
| ||
Chín sáp | ||||
80. | - | |||
81. | - | |||
82. | - | |||
83. | Bắt đầu chín sáp | } } | ||
84. | - | } } | Ấn móng tay vào không có vết | |
85. | Sáp mềm | } } | 11.2 | |
86. | - | } } | ||
87. | Sáp cứng | } } | ||
88. | - | Ấn móng tay có vết | ||
89. | - |
| ||
Chín | ||||
90. | - | Gié đầu bông chín | ||
91. | Hạt thóc cứng (dễ bẻ bằng móng tay) (3) | 11.3 | 50% gié chín | |
92. | Hạt thóc cứng (hoàn toàn không bẻ được bằng móng tay ) (4) | 11.4 | 90% gié chín (5) | |
93. | Uốn câu | Dễ rụng hạt | ||
94. | Rơm rạ chết và rũ |
| ||
95. | Hạt ngủ | |||
96. | Hạt có sức sống, khả năng nảy mầm 50% | |||
97. | Hạt không ngủ | |||
98. | Ngủ lần thứ hai | |||
99. | Kết thúc ngủ lần thứ hai |
|
PHỤ LỤC B
GIẢI THÍCH, MINH HOẠ VÀ HƯỚNG DẪN THEO DÕI MỘT SỐ TÍNH TRẠNG
1. Tính trạng 1 - Sắc tố antoxian của lá mầm: Hạt không ngủ nghỉ được đặt trên giấy lọc ẩm và để trong đĩa Petri trong thời gian hạt nẩy mầm. Sau khi lá mầm dài khoảng 5 mm trong bóng tối thì đưa vào điều kiện ánh sáng nhân tạo (tương đương ánh sáng ban ngày), cường độ chiếu sáng 750 - 1250 lux và nhiệt độ 25 - 300C trong 3 - 4 ngày.
2. Tính trạng 2 - Mầu bẹ lá gốc: Quan sát thời kỳ lúa đẻ rộ.
3. Tính trạng 11 - Hình dạng của thìa lìa:
Tù | Nhọn | Xẻ |
4. Tính trạng 13 - Chiều dài phiến lá: Đo từ gối lá đến đỉnh của lá giáp lá đòng.
5. Tính trạng 14 - Chiều rộng phiến lá: Đo ở vị trí to nhất của phiến lá giáp lá đòng.
6. Tính trạng 15, 16 - Trạng thái lá đòng: Đo giữa góc lá đòng và trục bông chính.
Thẳng | Nửa thẳng | Ngang | Gục xuống |
7. Tính trạng 17- khóm: Tập tính sinh trưởng
Đứng | Nửa đứng | Mở |
Xoè | Bò lan |
8. Tính trạng 18 - Khóm: Khả năng gấp khuỷu (Chỉ áp dụng với giống bò lan):
9. Tính trạng 20 - Bất dục đực:
Không có: < 25% hạt phấn bất dục (điểm 1)
Bất dục một phần: 25 – 95% hạt phấn bất dục (điểm 2)
Bất dục hoàn: > 95% hạt phấn bất dục (điểm 3)
10. Tính trạng 21,22, 23, 37,48, 49, 50, 51, 52: Vị trí đánh giá như hình dưới đây
11. Tính trạng 25 - Độ dầy thân: Đo ở lóng thấp nhất.
12. Tính trạng 26 - Chiều dài thân: Đo từ mặt đất đến cổ bông.
13. Tính trạng 30 và 39 - Bông: Chiều dài trục chính (30) và trạng thái so với thân (39)
14. Tính trạng 40 - Gié thứ cấp
Không có | Có |
15. Tính trạng 41 - Dạng gié thứ cấp
Dạng 1 | Dạng 2 | Dạng 3 |
16. Tính trạng 42 - Trạng thái của gié
Đứng | Nửa đứng | Xoè |
17. Tính trạng 43 - Thoát cổ bông
Thoát một phần | Thoát | Thoát hoàn toàn |
18. Tính trạng 45 - Thời gian tàn của lá: Quan sát các lá dưới lá đòng ở thời điểm thu hoạch; (3) các lá đã chết; (5) có 1 lá còn xanh; (7) có 2 hoặc nhiều hơn lá còn xanh.
19. Tính trạng 51 - Chiều dài mày hạt: Đo một trong số 2 mày hạt.
20. Tính trạng 53 - Khối lượng 1.000 hạt: tính ở độ ẩm hạt 14%.
21. Tính trạng 56 và 57 - Phản ứng với phenol: Cho vỏ trấu vào đĩa petri đường kính 5cm, nhỏ 5ml phenol 1,5%, đậy nắp lại và để ở nhiệt độ trong phòng trong một ngày.
22. Tính trạng 60 - Hạt gạo lật: Dạng hạt (D/R)
Tròn 1 <1,50
Bán tròn 2 1,50 đến 1,99
Bán thon 3 2,00 đến 2,49
Thon 4 2,50 đến 2,99
Thon dài 5 lớn hơn hoặc bằng 3,00
23. Tính trạng 62 - Dạng nội nhũ: Các trạng thái biểu hiện của dạng nội nhũ được xác định bằng phản ứng với dung dịch KI-I. Dạng nội nhũ dính phản ứng có mầu tím đỏ. Dạng không dính có mầu xanh đen. Dạng trung gian có mầu tím đỏ pha mầu xanh. Dung dịch KI-I được pha bằng cách trộn dung dịch I2 0,1% và KI 0,2%.
24. Tính trạng 63 - Hàm lượng Amylose
Trạng thái 1: <5%
Trạng thái 2: 5 – 10%
Trạng thái 3: 11 – 15%
Trạng thái 4: 16 – 20%
Trạng thái 5: 21 – 25%
Trạng thái 6: 26 – 30%
Trạng thái 7: >30%
25. Tính trạng 64 - Hoà tan trong kiềm
Đặt 10 hạt gạo xay (không vỡ) vào đĩa Petri, thêm vào đó dung dịch KOH 1,5% (1,7 %) và giữ ở nhiệt độ trong phòng ở khoảng 250C trong 24 giờ (ở 30 oC trong 23 giờ).
Theo dõi và cho điểm như sau:
Điểm 1 (Không hoà tan): Hạt gạo không bị ảnh hưởng
Điểm 3 (Hoà tan ít): Chỉ có rìa hạt bị ảnh hưởng
Điểm 5 (Trung bình): Hình dạng hạt không rõ ràng nhưng không bị phá huỷ hoàn toàn
Điểm 7 (Hoà tan hoàn toàn): Không xác định được ranh giới giữa phần lõi và phần vỏ hạt.
26. Tính trạng 65 - Hạt gạo lật: Hương thơm
Cho 10 ml dung dịch KOH 1,7% vào 2 gam hạt gạo lật, để trong 10 phút sau đó đánh giá mùi thơm và cho điểm.
PHỤ LỤC C
TỜ KHAI KỸ THUẬT ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM DUS GIỐNG LÚA
1. Loài: Oryza sativa L. (gạch bỏ những từ không phù hợp)
- Indica /Japonica/ Javanica
- Lúa cạn/lúa nước/ lúa nổi
- Lúa cảm ôn/ lúa cảm quang
- Lúa tẻ/ lúa nếp
2. Tên giống
3. Tên, địa chỉ tổ chức cá nhân đăng ký khảo nghiệm
- Tên tổ chức:
- Họ tên cá nhân:
- Địa chỉ:
- Điện thoại: Fax: E-mail:
4. Họ và tên, địa chỉ tác giả giống
1.
2.
5. Nguồn gốc giống, phương pháp chọn tạo
5.1. Vật liệu
- Tên giống bố mẹ (kể cả dòng phục hồi, dòng duy trì...)
- Nguồn gốc vật liệu:
5.2. Phương pháp
- Công thức lai:
- Xử lí đột biến:
- Phương pháp khác:
5.3. Thời gian và địa điểm: Năm/vụ, địa điểm
6. Giống đã được bảo hộ hoặc công nhận ở nước ngoài
1. Nước ngày tháng năm
2. Nước ngày tháng năm
7. Một số đặc điểm chính của giống (Bảng 2)
Bảng 2- Một số đặc điểm chính của giống
Tính trạng | Mức độ biểu hiện | Điểm | (*) |
7.1. Lá gốc (lá dưới cùng) Mầu bẹ lá (tính trạng số 2)
| Xanh Tím nhạt Có sọc tím Tím | 1 2 3 4 |
|
7.2. Lá: Sắc tố antoxian của tai lá (tính trạng số 9) | Không có Có | 1 9 |
|
7.3 a. Thời gian trỗ: (tính trạng số 19) | Rất ngắn Ngắn Trung bình Dài | 3 5 7 9 |
|
7.3. Thân: Chiều dài (trừ bông, không kể lúa nổi) (tính trạng số 26)
| Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao | 1 3 5 7 9 |
|
7.4. Hạt gạo lật: Chiều dài (tính trạng số 58)
| Rất ngắn Ngắn Trung bình Dài Rất dài | 1 3 5 7 9 |
|
7.5. Hạt gạo lật: Mầu sắc (tính trạng số 61) | Trắng Nâu nhạt Có đốm nâu Nâu xẫm Hơi đỏ Đỏ Có đốm tím Tím Tím xẫm hoặc đen | 1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
|
7.6. Hạt gạo lật: Hương thơm (tính trạng số 65) | Không có hoặc thơm rất nhẹ Thơm nhẹ Thơm | 1 2 3 |
|
CHÚ THÍCH: (*) Đánh dấu (+) hoặc điền số liệu cụ thể vào ô trống cho phù hợp với trạng thái biểu hiện của giống |
8. Các giống tương tự với giống của tác giả
Bảng 3 – Sự khác biệt giữa giống tương tự và giống khảo nghiệm
Tên giống tương tự | Những tính trạng khác biệt | Trạng thái biểu hiện | |
Giống tương tự | Giống khảo nghiệm | ||
|
|
|
|
|
|
|
|
9. Những thông tin có liên quan khác
9.1. Chống chịu sâu bệnh:
9.2. Các yêu cầu đặc biệt về môi trường để khảo nghiệm giống:
9.3. Những thông tin khác:
| Ngày tháng năm (Ký tên , đóng đấu) |