Quy chuẩn QCVN 01-62:2011/BNNPTNT Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu xanh

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-62:2011/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-62:2011/BNNPTNT Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu xanh
Số hiệu:QCVN 01-62:2011/BNNPTNT
Loại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:05/07/2011
Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-62:2011/BNNPTNT

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ

QCVN 01-62:2011/BNNPTNT

KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG ĐẬU XANH

National Technical Regulation on Testing for Value of Cultivation and Use of Mungbean varieties

 

Lời nói đầu

QCVN 01-62 : 2011/BNNPTNT được chuyển đổi từ 10TCN 468-2001 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 ĐIều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

QCVN 01-62 : 2011/BNNPTNT do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia biên soạn, Cục Trồng trọt trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 48 /2011/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2011.

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu theo dõi, phương pháp đánh giá và yêu cầu  quản lý khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng (khảo nghiệm VCU) của các giống đậu xanh mới thuộc loài Vigna radiata (L.) Wilczek được chọn tạo trong nước và nhập nội.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân đăng hoạt động liên quan tới khảo nghiệm VCU giống đậu xanh mới.

1.3. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt

1.3.1. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 

1.3.1.1. Giống khảo nghiệm: Là giống đậu xanh mới được đăng ký khảo nghiệm.

1.3.1.2. Giống đối chứng: Là giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm đã được công nhận là giống cây trồng mới hoặc là giống địa phương và đang được gieo trồng phổ biến trong sản xuất.

1.3.2. Các từ viết tắt

VCU: Value of Cultivation and Use (giá trị canh tác và giá trị sử dụng).

1.4 Tài liệu viện dẫn

TCVN 8659:2011 Hạt giống đậu xanh – Yêu cầu kỹ thuật.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Để xác định giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống đậu xanh mới phải theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu như quy định ở Bảng 1.

Bảng 1 – Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá

TT

Chỉ tiêu

Giai đoạn

Đơn vị tính hoặc điểm

Mức độ biểu biện

Phương pháp đánh giá

1

 Ngày gieo

 

ngày

 

 

2

 Ngày  mọc

Cây mọc

ngày

Khoảng 50% số cây/ô mọc 2 lá mầm.

Quan sát các cây trên ô

3

 Ngày ra hoa

Ra hoa

ngày

Khoảng 50% số cây/ô có ít nhất một hoa nở.

Quan sát các cây trên ô

4

Thời gian ra hoa

Ra hoa

ngày

Không tập trung: Hoa nở kéo dài > 30 ngày.

Trung bình: Hoa nở kéo dài 16 – 30 ngày.

Tập trung: Hoa nở dưới 15 ngày

Quan sát các cây trên ô

5

Thời gian sinh trưởng  

Quả và hạt chín

ngày

Tính từ ngày gieo đến ngày thu hoạch đợt cuối

Quan sát các cây trên ô

6

Kiểu sinh trưởng

Ra hoa, quả và chín

1

2

Hữu hạn

Vô hạn

Quan sát các cây trên ô

7

 Sức sống cây con

Mọc

1

2

3

Yếu

Trung bình

Khỏe

Đánh giá sau khi cây mọc 15 ngày

8

 Dạng cây

Ra hoa

1

2

3

Đứng

Nửa đứng

Ngang

Quan sát các cây trên ô

9

 Màu hoa

Ra hoa

1

2

3

Vàng nhạt

Vàng

Màu khác

Quan sát các cây trên ô

10

 Màu sắc hạt khi chín

Hạt khô sau thu hoạch

1

2

3

4

5

Vàng

Xanh vàng

Xanh nhạt

Xanh sẫm

Màu khác

Quan sát hạt thu hoạch trên ô

11

 Dạng hạt

Hạt khô sau thu hoạch

1

2

3

4

Tròn

Ô van

Hình trụ

Dạng khác

Quan sát hạt thu hoạch trên ô

12

 Vỏ hạt

Hạt khô sau thu hoạch

1

2

Sáng bóng

Mốc

Quan sát hạt thu hoạch trên ô

13

Chiều cao cây

Thu hoạch

cm

 

Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính lúc thu hoạch của 10 cây mẫu/ô

14

 Số cành cấp 1/cây

Thu hoạch

cành

 

Đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô

15

 Số cây thực thu trên ô

Thu hoạch

cây

 

Đếm số cây thực tế mỗi ô thí nghiệm

16

Số quả/cây

Thu hoạch

quả

 

Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô; tính trung bình 1 cây

17

 Số quả chắc/cây

Thu hoạch

quả

 

Đếm số quả chắc trên 10 cây mẫu/ô; tính trung bình 1 cây

18

 Số hạt/ quả

Thu hoạch

hạt

 

Đếm tổng số hạt trên quả của 10 cây mẫu/ô; tính trung bình 1 quả

19

 Khối lượng 1000 hạt

Hạt khô sau thu hoạch

gam

 

Cân 3 mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt ở độ ẩm hạt 12%, lấy 1 chữ số sau dấu phẩy

20

 Năng suất  hạt thu hoạch lần thứ nhất 

Hạt khô sau thu hoạch

kg

 

Thu riêng hạt khô sạch của từng ô, gồm cả khối lượng hạt của 10 cây mẫu (độ ẩm hạt ở 12%)

21

Năng suất  hạt thu hoạch các lần sau

Hạt khô sau thu hoạch

kg

 

Thu riêng hạt khô sạch của từng ô, gồm cả khối lượng hạt của 10 cây mẫu (độ ẩm hạt ở 12%)

22

Năng suất  hạt khô

Hạt khô sau thu hoạch

tạ/ha

 

Tính năng suất toàn ô (độ ẩm hạt 12%) và qui ra năng suất trên 1 ha, lấy 2 chữ số sau dấu phẩy

23

Chất lượng hạt: Hàm lượng prôtêin và tinh bột.

Hạt khô sau thu hoạch

%

 

Mỗi giống phân tích một lần trong quá trình khảo nghiệm (khi có yêu cầu) theo phương pháp của phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc chỉ định

24

 Sâu đục quả Eitiella zinekenella

Trước thu hoạch

%

 

Tỷ lệ quả bị hại = Số quả bị hại/tổng số quả điều tra. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc

25

Sâu cuốn lá Lamprosema indicata

Trước thu hoạch

%

 

Tỷ lệ lá bị hại = Số lá bị cuốn/tổng số lá điều tra. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc

26

Giòi đục thân Melanesgromyza sojae

Cây con và ra hoa

%

 

Tỷ lệ cây bị hại = Số cây bị hại/tổng số cây điều tra. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc

27

Bệnh gỉ sắt Phakopsora pachyrhizi Sydow

Trước thu hoạch

1


3


5


7


9

Rất nhẹ (<1% diện tích lá bị hại)

Nhẹ (1% đến 5 % diện tích lá bị hại)

Trung bình (>5% đến 25% diện tích lá bị hại)

Nặng (> 25%-50% diện tích lá bị hại)

 Rất nặng (>50% diện tích lá bị hại)

Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc

28

Bệnh đốm nâu

Septoria glycines Hemmi

Trước thu hoạch

1


3


5


7


9

Rất nhẹ (<1% diện tích lá bị hại)

 Nhẹ (1% đến 5 % diện tích lá bị hại)

Trung bình (>5% đến 25% diện tích lá bị hại)

Nặng (> 25%-50% diện tích lá bị hại)

Rất nặng (>50% diện tích lá bị hại)

Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.

29

Bệnh lở cổ rễ cây con

Rhizoctonia solani, Fusarium sp.

Sau mọc 15 ngày

1


2


3


4


5

Không nhiễm (<5% số cây có vết bệnh)

Nhiễm nhẹ (6 - 25 % số cây có vết bệnh)

Nhiễm trung bình (26 -50% số cây có vết bệnh)

Nhiễm nặng (51 – 75% số cây có vết bệnh)

Nhiễm rất nặng (>76% số cây có vết bệnh)

Tỷ lệ cây bị bệnh= Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra. Điều tra toàn bộ các cây trên ô

30

 Bệnh phấn trắng

Erysiphe polygoni

Khi xuất hiện bệnh

1


2


3


4


5

Không nhiễm (<5% số cây có vết bệnh)

Nhiễm nhẹ (6 - 25 % số cây có vết bệnh)

Nhiễm trung bình (26 -50% số cây có vết bệnh)

Nhiễm nặng (51 – 75% số cây có vết bệnh)

Nhiễm rất nặng (>76% số cây có vết bệnh)

Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc

31

Bệnh khảm lá

Mosaic Virus

Trước thu hoạch

1


2


3


4


5

Không nhiễm (<5% số cây có vết bệnh)

Nhiễm nhẹ (6 - 25 % số cây có vết bệnh)

Nhiễm trung bình (26 -50% số cây có vết bệnh)

Nhiễm nặng (51 – 75% số cây có vết bệnh)

Nhiễm rất nặng (>76% số cây có vết bệnh)

Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.

32

Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh 

Sau khi gặp điều kiện bất thuận

1

2

3

Chống chịu tốt

Chống chịu trung bình

Chống chịu yếu

Đánh giá mức độ bị hại và khả năng phục hồi sau khi gặp các điều kiện bất thuận (Bị hạn, nóng và rét đậm )

33

Tính tách quả

 

Quả và hạt chín

1

2

 

3


4

 

5

Không có quả tách vỏ

Thấp (<25% quả tách vỏ).

Trung bình (25% đến 50% quả tách vỏ).

Cao (51% đến 75% quả tách vỏ).

Rất cao (>75% quả tách vỏ).

Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.

34

Tính chống đổ

Sau khi gặp điều kiện bất thuận

1


2


3

 


4


5

Không đổ (Hầu hết các cây đều đứng thẳng)

 Nhẹ (<25% số cây bị đổ rạp)

Trung bình (25%-50% số cây bị đổ rạp, các cây khác nghiêng ≥ 45%)

Nặng (51-75% số cây bị đổ rạp)

 Rất nặng (>75% số cây bị đổ rạp)

Điều tra các cây trên ô

III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM

3.1. Các bước khảo nghiệm

3.1.1. Khảo nghiệm cơ bản

Tiến hành 3 vụ, trường hợp chỉ đề nghị  công nhận cho 01 vụ thì phải qua ít nhất 2 vụ khảo nghiệm trùng tên.

3.1.2. Khảo nghiệm sản xuất

Tiến hành 2 vụ, đồng thời với khảo nghiệm cơ bản hoặc sau 01 vụ khảo nghiệm cơ bản đối với những giống đậu xanh có triển vọng.

3.2. Bố trí khảo nghiệm

3.2.1. Khảo nghiệm cơ bản

3.2.1.1.  Bố trí thí nghiệm

Theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, diện tích ô là 10m2 (5m x 2m); mỗi ô xẻ 5 hàng dọc, hàng cách hàng 0,4m, rãnh  0,3m.

Khoảng cách giữa các lần nhắc lại 0,5m. Xung quanh thí nghiệm phải có ít nhất một luống đậu xanh bảo vệ.

Giống có yêu cầu khảo nghiệm đặc thù được bố trí khảo nghiệm riêng.

3.2.1.2. Giống khảo nghiệm

- Khối lượng hạt giống tối thiểu gửi đến cơ quan khảo nghiệm để khảo nghiệm và lưu mẫu là: 3 kg/1giống/vụ.

- Chất lượng hạt giống: phải tương đương hạt giống cấp xác nhận theo tiêu chuẩn hạt giống đậu xanh TCVN 8659:2011 Hạt giống đậu xanh – Yêu cầu kỹ thuật.

- Mẫu giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào trừ khi cơ sở khảo nghiệm cho phép hoặc yêu cầu.

- Thời gian gửi giống: Theo quy định của cơ sở khảo nghiệm; khi gửi giống kèm theo “Bản đăng ký khảo nghiệm” và “Tờ khai kỹ thuật” (Phụ lục A, B).

3.2.1.3.  Giống đối chứng

Do cơ sở khảo nghiệm lựa chọn, quyết định.

Chất lượng hạt giống tương đương với giống khảo nghiệm như quy định ở Mục 3.2.1.2.

3.2.2. Khảo nghiệm sản xuất:

Diện tích: Tối thiểu 500m2/giống/điểm. Tổng diện tích khảo nghiệm qua các vụ không vượt quá quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Giống đối chứng: Như quy định ở Mục 3.2.1.3.

3.3. Quy trình kỹ thuật

3.3.1. Khảo nghiệm cơ bản

3.3.1.1. Thời vụ

Theo khung thời vụ tốt nhất với từng nhóm giống tại địa phương nơi khảo nghiệm.

3.3.1.2. Yêu cầu về đất

Đất phải đại diện cho vùng sinh thái khảo nghiệm, có độ phì đồng đều, bằng phẳng, có thành phần cơ giới nhẹ, độ pH từ ít chua đến trung tính và chủ động tưới tiêu.

Đất phải được cày bừa kỹ, san phẳng mặt ruộng, sạch cỏ và đảm bảo độ ẩm đất lúc gieo  khoảng 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.

3.3.1.3.  Khoảng cách, mật độ gieo trồng

Gieo hạt với khoảng cách hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 10cm, tỉa định cây khi có từ 1 đến 2 lá thật, đảm bảo mật độ 25 cây/m2 . 

3.3.1.4.  Phân bón

- Lượng phân bón cho 1 ha: 5 tấn phân chuồng hoặc phân hữu cơ khác với lượng quy đổi tương đương, từ 30 đến 50 kg N, từ 50 đến 60 kg P205, từ 50 đến 60 kg K20, tùy điều kiện cụ thể điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp. Nếu đất có độ pH dưới 5,5 bón thêm từ 300 đến 500kg vôi bột/ha.

- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, vôi, 1/2 lượng đạm,1/2 lượng kali.

Toàn bộ phân hoá học được trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn, sau đó bón phân hữu cơ. Sau khi bón lót, lấp một lớp đất nhẹ phủ kín phân rồi mới gieo hạt để tránh hạt tiếp xúc với phân làm giảm sức nảy mầm.

Bón thúc 1 lần khi cây có từ 5 đến 6 lá thật: 1/2 lượng đạm,1/2 lượng kali.

3.3.1.5. Xới vun

Lần 1: Xới nhẹ, tỉa định cây kết hợp với bón thúc khi cây có từ 2 đến 3 lá thật.

Lần 2: Xới sâu, vun cao khi cây có từ 5 đến 6 lá thật.

3.3.1.6. Tưới nước

Giữ độ ẩm đất thường xuyên khoảng 70-75% độ ẩm tối đa đồng ruộng.

3.3.1.7. Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc hoá học theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.

Khi đánh giá phản ứng của giống với các loại sâu bệnh hại chính phải thực hiện bằng các thí nghiệm chuyên ngành (thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo)

3.3.1.8. Thu hoạch

Tiến hành thu hoạch ít nhất  3 đợt, đợt 1 khi có khoảng 40 - 50% số quả chín. Đợt 2 khi có 50% quả chín (lá trên cây úa vàng) và đợt 3 khi quả đã chín hết (lá trên cây rụng hoàn toàn). Thu hoạch để riêng từng ô, tránh để quả bị rơi rụng. Đập lấy hạt ngay khi quả được phơi khô.

3.3.2. Khảo nghiệm sản xuất

Áp dụng kỹ thuật gieo trồng tiên tiến của địa phương nơi khảo nghiệm hoặc  theo quy trình kỹ thuật ở Mục 3.3.1 Quy chuẩn này.

3.4. Phương pháp đánh giá

3.4.1. Khảo nghiệm cơ bản

3.4.1.1. Chọn cây theo dõi

Cây theo dõi được xác định khi có từ 2 đến 3 lá thật, mỗi lần nhắc lại thu 10 cây ở 2 hàng giữa luống, mỗi hàng lấy 5 cây liên tiếp (không lấy các cây ở đầu hàng).

3.4.1.2. Phương pháp theo dõi, đánh giá

Theo quy định ở Bảng 1.

3.4.2.  Khảo nghiệm sản xuất

Theo dõi các chỉ tiêu:

-  Ngày gieo:                Ngày mọc:                  Ngày ra hoa;

- Thời gian sinh trưởng (ngày): Số ngày từ gieo đến thu hoạch đợt cuối;

-  Năng suất hạt khô (tạ/ha): Cân khối lượng hạt khô thực thu trên diện tích khảo nghiệm và quy ra năng suất tạ/ha;

-  Đặc điểm giống: Nhận xét về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi khảo nghiệm;

- Ý kiến của người thực hiện khảo nghiệm sản xuất: Có hoặc không chấp nhận giống mới.

3.5. Báo cáo kết quả khảo nghiệm: Theo Phụ lục C,D của Quy chuẩn này.

IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

Khảo nghiệm VCU giống đậu xanh để công nhận giống cây trồng mới được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Cục Trồng trọt có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý giống đậu xanh, Cục Trồng trọt có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.

 

Phụ lục A

ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
-------------------------------

............ , ngày      tháng      năm 20

ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM

Kính gửi: (Tên cơ sở khảo nghiệm )

 

1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký

Địa chỉ :

Điện thoại : Fax : Email :

2. Nội dung đăng ký khảo nghiệm

Vụ Khảo nghiệm:                                       Năm:                         

STT

Tên giống

Hình thức KNa

Số điểm

Địa điểm và diện tích khảo nghiệm

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú thích:(a) Khảo nghiệm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất

 

 

Đại diện tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm

(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục B

TỜ KHAI KỸ THUẬT

1. Tên giống đăng ký khảo nghiệm

- Tên đăng ký chính thức:

- Tên gốc nếu là giống nhập nội:

- Tên gọi khác nếu có:

2. Nguồn gốc và phương pháp chọn tạo giống

2.1. Chọn tạo trong nước

- Nguồn gốc (vật liệu chọn giống, bố mẹ, dòng duy trì nếu là giống lai…)

- Phương pháp chọn tạo:

2.2. Nhập nội

Xuất xứ..........                                           Thời gian nhập nội.............

3. Đặc điểm chính của giống

- TGST(ngày), Vụ xuân :                         Vụ hè thu:          

- Khối lượng 1000 hạt (g):                                

- Mầu vỏ hạt:                                                   

- Năng suất trung bình (tạ/ha):                          

-  Năng suất cao nhất (tạ/ha):

- Khả năng chống chịu (sâu bệnh, rét, hạn, nóng, úng, ...):

4. Thời vụ gieo trồng và giống đối chứng

- Vụ xuân:                                                       Đối chứng :       

- Vụ hè thu:                                                          Đối chứng :

5. Yêu cầu kỹ thuật khác (nếu có)

 

 

..............., ngày ......... tháng ..........năm ..........

Tổ chức/cá nhân đăng ký khảo nghiệm

(Ký tên, đóng dấu)

 

Phụ lục C

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN

1. Vụ: ................  Năm................

2. Địa điểm

3. Cơ sở thực hiện

4. Cán bộ thực hiện:      

Điện thoại:                          Email:

5. Tên giống khảo nghiệm

6. Số giống khảo nghiệm                     Giống đối chứng:

7. Diện tích ô thí nghiệm          

       m2,  kích thước ô:        m x       m

8. Số lần nhắc lại

9. Ngày gieo:          Ngày mọc:               Ngày ra hoa:                Ngày chín:              

10. Mật độ, khoảng cách

11. Đất thí nghiệm

+ Loại đất:

+ Cơ cấu cây trồng và cây trồng trước:

12. Lượng phân  thực bón cho 1 ha: ghi cụ thể liều lượng và chủng loại phân bón đã sử dụng.  

13. Tóm tắt ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đối với đậu tương thí nghiệm và số liệu khí tượng của trạm khí tượng gần nhất

14. Tóm tắt tình hình sâu bệnh hại chính: Tên thuốc và lượng thuốc đã dùng (nếu có)

15. Số liệu kết quả khảo nghiệm (ghi đầy đủ, chính xác vào bảng 1, 2, 3, 4, 5 dưới đây).

Bảng 1 - Một số đặc điểm hình thái chính

Tên giống

Dạng cây

Kiểu sinh trưởng

Màu sắc

Dạng hạt

Vỏ hạt

Hoa

Hạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2 - Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển chính

Tên giống

Ngày gieo

Ngày mọc

Ngày ra hoa

Thời gian ra hoa

TGST (ngày)

Sức sống cây con

Cao cây (cm)

Số cành cấp 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 3 - Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại chính

Tên giống

Bệnh hại (thang điểm 1-5)

Sâu hại (%)

Gỉ sắt

Lở cổ rễ

Phấn trắng

Đốm nâu

Khảm lá

Đục quả

Cuốn lá

Giòi đục thân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 4 - Khả năng chống chịu ngoài đồng ruộng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận;  độ tách quả, tính chống đổ (theo thang điểm)

Tên giống

Chịu hạn

Chịu nóng

Chịu lạnh

Tách quả

Chống đổ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 5 - Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Tên giống

Lần nhắc

Số cây thực thu/ô

Số quả/ cây

Số quả chắc/ cây

Khối lượng 1000 hạt (g)

Số hạt/ quả

Năng suất hạt (kg/ô)

Năng suất (kg/ha)

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

16. Nhận xét tóm tắt ưu khuyết điểm chính của các giống khảo nghiệm. Sơ bộ xếp loại từ tốt đến xấu theo từng nhóm.

17. Kết luận và đề nghị

- Kết luận:

- Đề nghị:

 

 

Cơ sở khảo nghiệm

.............., ngày......... tháng....... năm..........

Cán bộ khảo nghiệm

 

Phụ lục D

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT

1. Vụ:                        Năm:

2. Địa điểm khảo nghiệm

3. Tên người khảo nghiệm  

Điện thoại:                                             Email:

4. Tên giống khảo nghiệm

5. Giống đối chứng

6. Ngày gieo:            Ngày mọc:           Ngày ra hoa:        Ngày thu hoạch:

7. Diện tích khảo nghiệm (m2)

8. Đặc điểm đất đai

9. Mật độ trồng

10. Phân bón: ghi cụ thể liều lượng và chủng loại phân bón đã sử dụng.    

11. Đánh giá chung

Tên giống

TGST (ngày)

Năng suất (tạ/ha)

Nhận xét chung

(Sinh trưởng, sâu bệnh, tính thích ứng của giống khảo nghiệm…).

Ý kiến của người sản xuất

(có hoặc không chấp nhận giống mới/lý do…)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12. Kết luận và đề nghị

 

 

Xác nhận của cơ sở

..............., ngày..... tháng .... năm ...........

Cán bộ khảo nghiệm

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất