Quy chuẩn QCVN 01-61:2011/BNNPTNT Khảo nghiệm giá trị canh tác, sử dụng của giống sắn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-61:2011/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-61:2011/BNNPTNT Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn
Số hiệu:QCVN 01-61:2011/BNNPTNTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:05/07/2011Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-61:2011/BNNPTNT

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 01-61:2011/BNNPTNT

KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG SẮN

National Technical Regulation on Testing for Value of Cultivation and Use of Cassava varieties

Lời nói đầu

QCVN 01-61 : 2011/BNNPTNT được chuyển đổi từ 10TCN 297-97 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 ĐIều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

QCVN 01-61 : 2011/BNNPTNT do Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia biên soạn, Cục Trồng trọt trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 48 /2011/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2011.

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định chỉ tiêu theo dõi, phương pháp đánh giá và yêu cầu  quản lý khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng (khảo nghiệm VCU) của các giống sắn mới được chọn tạo trong nước và nhập nội.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến khảo nghiệm VCU giống sắn mới.

1.3. Giải thích từ ngữ và các từ viết tắt

1.3.1. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 

1.3.1.1. Giống khảo nghiệm: Là giống sắn mới được đăng ký khảo nghiệm.

1.3.1.2 Giống đối chứng: Là giống cùng nhóm với giống khảo nghiệm đã được công nhận là giống cây trồng mới hoặc là giống địa phương và đang được gieo trồng phổ biến trong sản xuất tại địa phương.

1.3.2 Các từ viết tắt

VCU: Value of Cultivation and Use (giá trị canh tác và giá trị sử dụng).

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Để xác định giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống sắn mới phải theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu như quy định ở Bảng 1.

Bảng 1 – Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá

STT

Chỉ tiêu

Giai đoạn

đánh giá

Đơn vị tính hoặc điểm

Mức độ biểu hiện

Phương pháp đánh giá

1

Số ngày từ trồng đến mọc mầm

Mọc mầm

Ngày

Có 50 % số hom có mầm mọc lến khỏi mặt đất

Quan sát các cây trên ô thí nghiệm

2

Số ngày từ trồng đến bắt đầu phân cành cấp 1

Phân cành

Ngày

Có 50 % số cây bắt đầu phân cành cấp 1

Quan sát các cây trên ô thí nghiệm.

3

Số ngày từ trồng đến thu hoạch

Chín

Ngày

Có trên 85 % số cây đã chín(*).

Quan sát các cây trên ô thí nghiệm

Chú thích: (*) Khi cây đã rụng khoảng 2/3 số lá,  trên thân còn khoảng từ 7 đến 10 lá đã chuyển màu vàng nhạt và khô héo; đỉnh thân chính dừng sinh trưởng, lớp vỏ biểu bì của thân có mầu xám nâu hoặc xám bạc.

4

Chiều cao cây

Chín

cm

 

Đo từ sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây. Đo 30 cây mẫu ở 3 hàng giữa của ô thí nghiệm

5

Chiều cao phân cành

Phân cành

cm

 

Đo từ sát mặt đất đến điểm phân cành cấp 1 của cây. Đo 30 cây mẫu ở 3 hàng giữa của ô thí nghiệm

6

Độ thuần đồng ruộng

9-10 lá

1

2

3

4

5

Tốt

Khá

Trung bình

Kém

Rất kém

Quan sát và đếm số cây khác dạng

7

Số thân/khóm

Phân cành

1

3

5

1 thân

2 thân

3 thân

Quan sát  và đếm số thân/khóm

8

Phân cành

Phân cành

1

3

Phân cành

Không phân cành

Quan sát  và đếm số cây phân cành/khóm

9

Màu lá

9-10 lá

1

2

3

4

5

6

Xanh

Tím

Phớt tím

Xanh đậm

Xanh

Xanh nhạt

Quan sát lá

10

Mầu ngọn lá

9-10 lá

1

2

3

4

Xanh

Tím

Phớt tím

Trắng

Quan sát ngọn lá

11

Mầu cuống lá

9-10 lá

1

3

5

Xanh

Tím

Phớt tím

Quan sát cuống lá

12

Mầu vỏ thân

 

1

3

5

7

9

Xanh

Tím

Xám

Xám bạc

Nâu

Quan sát vỏ thân

13

Mầu hoa

Khi hoa nở 100 %

1

3

5

Vàng

Tím

Trắng

Quan sát hoa

14

Mầu vỏ củ

Thu hoạch

 

1

3

5

7

- Màu vỏ củ ngoài:

Xám

Xám bạc

Trắng

Nâu đen

Quan sát vỏ củ ngoài

 

1

3

5

- Màu vỏ củ trong:

Trắng

Hồng

Trắng hồng

Quan sát vỏ củ trong

15

Mầu thịt củ

Thu hoạch

1

3

Trắng

Trắng đục

Quan sát thịt củ

16

Số cây thu hoạch

Thu hoạch

Cây/ô

 

Đếm số cây trên ô

17

Số củ/cây

Thu hoạch

củ/cây

 

Đếm số củ trên cây

18

Khối  lượng củ tươi/cây

Thu hoạch

kg

 

Cân khối lượng củ

19

Năng suất củ tươi

Thu hoạch

tạ/ha

 

Cân khối lượng củ toàn ô

20

Khối  lượng sắn lát khô/cây

Thu hoạch

kg

 

Cân khối lượng sắn lát khô/cây

21

Năng suất sắn lát khô

Thu hoạch

tạ/ha

 

Cân khối lượng sắn lát khô trên ô

22

Chỉ số thu hoạch

 

%

 

                 NS củ tươi

Chỉ số  TH  =                              x  100

               NS thân lá + rễ củ

23

Sùng và mối đục hom

Mọc mầm

%

 

Tính % số hom bị hại/tổng số hom theo dõi

24

Bệnh đốm nâu lá Cercosporidiumhenning sii

Phân cành

%

 

Tính % cây bị bệnh/số cây theo dõi

25

Bệnh khảm lá

Mozaic Manihot virusl.Smith

Phân cành

%

 

Tính % cây bị bệnh/tổng số cây theo dõi

26

Bệnh thối củ

Phacolus manihotis Henn

Thu hoạch

%

 

Tính % củ bị bệnh/tổng số củ theo dõi

27

Khả năng chịu hạn

Sau đợt hạn nặng

1

2


3


4


5

Rất tốt: lá không héo 

Khá: mép lá hơi cuộn lại

Trung bình: mép lá cuộn hình chữ V

Hơi kém: mép lá cuộn vào trong

Rất kém: lá cuộn tròn

Quan sát các cây trên ô và cho điểm

28

Khả năng chịu rét

Sau đợt rét  đậm

1

 

 

2

 

3

 

4

 

5

Rất tốt: cây sinh trưởng phát triển bình thường 

Khá: lá hơi chuyển vàng

Trung bình: lá chuyển vàng, không rụng lá

Hơi kém: lá chuyển vàng và rụng 1/3 số lá

Rất kém: lá chuyển vàng và rụng 2/3 số lá

Quan sát các cây trên ô và cho điểm

29

Khả năng chống đổ

 

 

 

 

- Đổ rễ

Chín

%

 

Đếm tính tỷ lệ cây đổ rễ

- Đổ gẫy thân

Sau đợt gió to

1

2

3

 

4

 

5

Tốt: < 5 % cây gẫy

Khá: 5-15 % cây gẫy

Trung bình: 15-30 % cây gẫy

Kém: 30-50 % cây gẫy

Rất kém: > 50 % cây gẫy

Quan sát các cây trên ô và cho điểm

30

Chất lượng củ:

- Hàm lượng chất khô

Thu hoạch

%

 

Khối lượng chất khô tuyệt đối/khối lượng tươi x100

 

- Hàm lượng tinh bột

Thu hoạch

%

 

 

 

- Màu sắc củ khi luộc

Thu hoạch

1

3

Trắng

Trắng đục

Quan sát và cho điểm

31

Chất lượng thử nếm

Thu hoạch

 

 

 

- Độ xơ

 

1

2

3

Nhiều xơ

Xơ trung bình

Không xơ

Luộc chín, thử nếm và cho điểm

- Độ bở

 

1

2

3

4

5

Rất bở

Bở

Bở trung bình

Hơi bở

Không bở

- Độ dẻo

 

1

2

3

Rất dẻo

Dẻo

Không dẻo

 

- Vị đắng

 

1

2

3

4

5

Rất đắng

Đắng khá

Đắng trung bình

Hơi đắng

Không đắng

 

- Độ ngọt

 

1

2

3

4

5

Rất ngọt

Ngọt khá

Ngọt trung bình

Hơi ngọt

Không ngọt 

               

III. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM

3.1. Các bước khảo nghiệm

3.1.1. Khảo nghiệm cơ bản:

Tiến hành 3 vụ, trường hợp chỉ đề nghị công nhận cho 01 vụ thì phải qua ít nhất 2 vụ khảo nghiệm trùng tên.

3.1.2. Khảo nghiệm  sản xuất:

Tiến hành 2 vụ, đồng thời với khảo nghiệm cơ bản hoặc sau 01 vụ khảo nghiệm cơ bản đối với những giống sắn có triển vọng.

3.2. Bố trí khảo nghiệm

3.2.1. Khảo nghiệm cơ bản

3.2.1.1. Bố trí thí nghiệm

Theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại. Diện tích ô là  32 m2 (4 m x 8 m). Mỗi ô thí nghiệm trồng 4 hàng.

Khoảng cách giữa các lần nhắc lại 1 m. Xung quanh thí nghiệm phải có ít nhất 01 hàng bảo vệ.

3.2.1.2. Giống khảo nghiệm

- Lượng giống khảo nghiệm: tối thiểu 120 hom/giống/vụ/điểm

- Chất lượng hom: Hom tươi bánh tẻ, không sâu bệnh, hom dài từ 10 đến 15 cm (có từ 3 đến 4 mắt). Hom được lấy từ cây giống từ 6 đến 10 tháng tuổi.

- Thời gian gửi giống: Theo quy định của cơ sở khảo nghiệm.

- Giống khảo nghiệm được phân nhóm theo thời gian sinh trưởng:

Nhóm chín sớm: thời gian sinh trưởng dưới 8 tháng

Nhóm chín trung bình : thời gian sinh trưởng từ trên 8 tháng đến 10 tháng.

Nhóm chín muộn: thời gian sinh trưởng trên 10 tháng

3.2.1.3. Giống đối chứng

Do cơ sở khảo nghiệm lựa chọn, quyết định.

Chất lượng của hom giống phải tương đương với giống khảo nghiệm như quy định ở Mục 3.2.1.2.

3.2.2. Khảo nghiệm sản xuất

- Diện tích: Tối thiểu 1000m2/giống/điểm. Tổng diện tích khảo nghiệm sản xuất qua các vụ không vượt quá quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Giống đối chứng: Như quy định ở Mục 3.2.1.3.

3.3. Quy trình kỹ thuật

3.3.1. Khảo nghiệm cơ bản

3.3.1.1. Thời vụ

Trồng trong khung thời vụ tốt nhất của vùng khảo nghiệm.

3.3.1.2. Đất trồng

Sắn có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, đất phải có tính chất đại diện cho vùng sinh thái, có độ phì đồng đều.

Làm đất bừa kỹ, nhuyễn, san phẳng mặt ruộng, sạch cỏ dại và đảm bảo độ ẩm đất lúc gieo khoảng 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.

3.3.1.3. Khoảng cách, mật độ trồng

Trồng với khoảng cách hàng cách hàng 1m, cây cách cây từ từ 0,8 đến 1,0m, tuỳ theo nhóm giống đảm bảo mật độ như quy định ở Bảng 2.

Bảng 2 – Mật độ trồng

TT

Nhóm giống

Khoảng cách

Số cây/ô

Mật độ

1

Chín sớm và trung bình

1 m x 0,8 m

40

12.500

2

Chín muộn

1 m x 1 m

32

10.000

Đặt hom nghiêng một góc 10 o so với mặt đất hoặc hom đặt nằm để mắt mầm về 2 phía; lấp đất phủ hom trồng từ 3 đến 4 cm.

3.3.1.4. Phân bón

- Lượng bón: Phân chuồng từ 6 đến 8 tấn/ha hoặc phân hữu cơ khác với lượng quy đổi tương đương; riêng đất đỏ vàng, đất bazan không bón phân chuồng.

Phân vô cơ (kg/ha) bón theo loại đất và nhóm giống như quy định ở Bảng 3.

Bảng 3 – Liều lượng phân bón vô cơ

Đất đai

Nhóm chín sớm và trung bình

Nhóm chín muộn

N

P2O5

K2O5

N

P2O5

K2O5

Đất đen, đất đỏ bazan

60

40

60

90

60

90

Đất bạc màu

90

60

90

100

50

100

- Cách bón:

Bón lót: toàn bộ phân chuồng và phân lân

Bón thúc lần 1 (từ 20 đến 30 ngày sau khi mọc mầm): Bón 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng Kali (sau khi đã làm cỏ phá váng)

Bón thúc lần 2 (từ 50 đến 70 ngày sau khi mọc mầm): Bón 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng Kali (sau khi đã làm cỏ lượt 2)

3.3.1.5. Chăm sóc

Xới xáo phá váng, làm sạch cỏ dại sau trồng từ 15 đến 20 ngày.

Khi sắn có từ 5 đến 6 lá (sau mọc mầm từ 30 đến 45 ngày): Làm sạch cỏ, xới đất, bón thúc lần 1 và vun nhẹ quanh gốc.

Khi sắn có từ 9 đến 10 lá (sau mọc mầm từ 70 đến 90 ngày): Làm sạch cỏ, xới đất, bón thúc lần 2 và kết hợp vun cao chống đổ.

3.3.1.6. Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật (trừ những thí nghiệm khảo nghiệm quy định không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật).

3.3.1.7. Thu hoạch

Thu hoạch khi củ chín sinh lý, khi cây đã rụng khoảng 2/3 số lá,  trên thân còn khoảng từ 7 đến 10 lá đã chuyển màu vàng nhạt.

3.3.2. Khảo nghiệm sản xuất

Áp dụng kỹ thuật gieo trồng tiên tiến của địa phương nơi khảo nghiệm hoặc theo quy trình kỹ thuật ở Mục 3.3.1.

3.4. Phương pháp đánh giá

3.4.1. Khảo nghiệm cơ bản

3.4.1.1. Các chỉ tiêu được theo dõi trong điều kiện đồng ruộng bình thường. Các chỉ tiêu về phản ứng của giống với sâu bệnh hại hoặc điều kiện ngoại cảnh bất lợi khi có yêu cầu thì bố trí thí nghiệm riêng với các điều kiện nhân tạo.

3.4.1.2. Định cây theo dõi khi có 4-5 lá thật/cây. Mỗi lần nhắc lại lấy 10 cây/ô, lấy ở 3 hàng giữa của ô, trừ 2 cây đầu hàng. Tổng số cây theo dõi 30 cây/giống

3.4.1.3.  Phương pháp theo dõi, đánh giá theo quy định ở Bảng 1.

3.4.2. Khảo nghiệm sản xuất

Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu:

- Thời gian sinh trưởng

- Năng suất: Cân khối lượng củ tươi thực thu trên diện tích khảo nghiệm sau đó quy ra năng suất tạ/ha.

- Đặc điểm giống: Nhận xét chung về sinh trưởng, mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng thích ứng với điều kiện địa phương nơi khảo nghiệm.

- Ý kiến của người sản xuất: Có hoặc không chấp nhận giống mới.

3.5. Báo cáo kết quả khảo nghiệm: Theo Phụ lục A, B của Quy chuẩn này.

IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

Khảo nghiệm VCU giống sắn để công nhận giống cây trồng mới được thực hiện theo quy định tại tại Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004 và Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Cục Trồng trọt có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thực hiện Quy chuẩn này. Căn cứ vào yêu cầu quản lý giống sắn, Cục Trồng trọt có trách nhiệm kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

5.2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.

 

Phụ lục A

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN

1. Thông tin chung

- Vụ ……………..   năm ……………………

- Điểm khảo nghiệm:………………………………………………………………

- Cơ sở thực hiện: ……………………………………………………………....

- Cán bộ thực hiện: ……………………….. … ĐT…. ……….Email……………

2. Vật liệu khảo nghiệm

- Số giống tham gia khảo nghiệm

- Giống đối chứng:

3. Phương pháp khảo nghiệm

- Số lần nhắc lại:

- Diện tích ô khảo nghiệm:……. m2;  Kích thước ô: ………m  x…….m

4. Đặc điểm đất đai (số liệu phân tích đất đai nếu có)

- Loại đất:

- Thành phần cơ giới đất:

- Thành phần hoá tính đất (nếu có) (pH, hàm lượng mùn tổng số %, hàm lượng N, P, K tổng số, hàm lượng lân dể tiêu mg/100 gam đất)

5. Thời gian khảo nghiệm

- Ngày trồng:

- Ngày chín:

6. Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng

- Lượng hom, mật độ, khoảng cách trồng

- Lượng phân bón và cách bón

+ Lượng bón:

+ Cách bón:

- Chăm sóc

+ Lần 1:

+ Lần 2:

- Phòng trừ sâu bệnh: Ghi rõ ngày tiến hành, loại thuốc và nồng độ sử dụng

+ Lần 1:

+ Lần 2:

7. Tóm tắt tình hình thời tiết khí hậu đối với ngô thí nghiệm (Số liệu thời tiết khí hậu ở trạm khí tượng thuỷ văn gần nhất).

…………………………………………………………………………….............................

…………………………………………………………………………….............................

…………………………………………………………………………….............................

…………………………………………………………………………….............................

8. Số liệu kết quả khảo nghiệm (ghi đầy đủ, chính xác vào các Bảng 1, 2, 3, 4, 5 và 6 dưới đây).

Bảng 1- Một số đặc điểm thực vật học

Tên giống

Dạng cây

Dạng gốc thân

Số thân/ khóm

Phân cành

Màu sắc lá

Màu  ngọn lá

Màu cuống lá

Màu vỏ thân

Màu vỏ củ

Màu vỏ thịt củ

Màu hoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2 - Tình hình sinh trưởng và phát triển của giống sắn

Tên giống

Thời gian từ trồng đến…(ngày)

Chiều cao cây (cm)

Chiều cao phân cành (cm)

Sức sinh trưởng (điểm 1-5)

Độ thuần đồng ruộng (điểm 1-5)

Mọc mầm

Phân cành cấp 1

Chín

 

 

 

 

 

 

 

 

Thang điểm 1-5:

Điểm 1 : Tốt

Điểm 2 : Khá

Điểm 3 : Trung bình

Điểm 4 : Yếu

Điểm 5 : Rất yếu

Bảng 3 - Yếu tố cấu thành Năng suất và năng suất sắn

Tên giống

Số khóm HH/ô

Số củ/khóm

Trọng lượng củ tươi/khóm

Năng suất củ tươi tạ/ha

Trọng lượng sắn lát kg/ô

Năng suất sắn lát (tạ/ha)

 

 

 

 

L1

L2

L3

TB

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 4 - Đánh giá phẩm chất sắn

Tên giống

Hàm lượng chất khô (%)

Hàm lượng tinh bột (%)

Chất lượng củ khi luộc

Màu sắc củ luộc

Độ xơ

Độ bở

Độ dẻo

Vị đắng

Độ ngọt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 5 - Tình hình sâu bệnh chính hại sắn

Tên giống

Sùng, mối đục hom(%)

Bệnh đốm nâu lá(%)

Bệnh khảm lá (%)

Bệnh thối củ (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 6. Khả năng chống đổ ngã và chịu hạn, chịu rét của các giống sắn khảo nghiệm

Tên giống

Chịu hạn

Chịu rét

Chổng đổ

Thời điểm đánh giá

Điểm

1-5

Thời điểm đánh giá

Điểm

1-5

Đổ rễ

Đổ gãy thân

Thời điểm đánh giá

%

Thời điểm đánh giá

Điểm

1-5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Nhận xét tóm tắt ưu khuyết điểm chính của các giống khảo nghiệm. Sơ bộ xếp loại từ tốt đến xấu theo từng nhóm giống. …………………………………………………………………………….............................

…………………………………………………………………………….............................

…………………………………………………………………………….............................

…………………………………………………………………………….............................

10. Kết luận và đề nghị

- Kết luận:…………………………………………………………...............................

…………………………………………………………………………….............................

…………………………………………………………………………….............................

- Đề nghị:…………………………………………………………………........................

…………………………………………………………………………….............................

…………………………………………………………………………….............................

 

 

Cơ sở khảo nghiệm

(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ngày      tháng       năm

Người khảo nghiệm

 

Phụ lục B

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT

1. Vụ:                                       năm:

2. Địa điểm khảo nghiệm:

3. Tên người khảo nghiệm:

4.Tên giống khảo nghiệm: 

Giống đối chứng:

5. Ngày trồng:                                                 Ngày thu:

6. Diện tích khảo nghiệm:              m2

7. Đặc điểm đất đai:

8. Mật độ trồng:

9. Phân bón:  ghi cụ thể liều lượng và chủng loại phân bón đã sử dụng.    

10. Đánh giá chung:

Tên giống

Năng suất

(tạ/ha)

Thời gian sinh trưởng

Nhận xét chung

(sinh trưởng, sâu bệnh và  tính thích ứng của giống …)

Ý kiến người sản xuất

(có hoặc không chấp nhận giống mới…)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11. Kết luận và đề nghị:

 

 

Xác nhận của cơ sở

(Ký tên, đóng dấu)

Ngày        tháng       năm

Cán bộ khảo nghiệm

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi