Quy chuẩn QCVN 01-37:2010/BNNPTNT Phát hiện sinh vật hại cây thông, cây phi lao

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-37:2010/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-37:2010/BNNPTNT Phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây thông và cây phi lao
Số hiệu:QCVN 01-37:2010/BNNPTNTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:10/12/2010Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-37:2010/BNNPTNT

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 01-37:2010/BNNPTNT

VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SINH VẬT HẠI CÂY THÔNG VÀ CÂY PHI LAO

National technical Regulation on Surveillance method of pine

and casuarina pests

Lời nói đầu

QCVN 01-37 : 2010/BNNPTNT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại cây thông và cây phi lao biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số  71/2010/TT-BNNPTNT, ngày 10 tháng 12 năm 2010.

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định những nguyên tắc, nội dung, phương pháp, chỉ tiêu chủ yếu điều tra, theo dõi, phát hiện sinh vật hại cây thông, cây phi lao.

1.2. Đối tượng áp dụng

- Quy chuẩn này bắt buộc áp dụng trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ, Kiểm dịch thực vật và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện sinh vật hại cây thông, cây phi lao trên lãnh thổ Việt Nam.

- Áp dụng điều tra phát hiện sinh vật hại bao gồm: sâu, bệnh, động vật hại cây thông và cây phi lao. Điều tra phát hiện các loại sinh vật hại chính trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây thông và cây phi lao.

- Theo dõi diễn biến số lượng của sinh vật hại chính và sinh vật có ích chính có khả năng điều hoà sinh vật hại cây thông, cây phi lao.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Cây thông/cây phi lao con là thời kỳ cây từ khi gieo, ươm đến khi đạt tiêu chuẩn mang đi trồng (cây giai đoạn vườn ươm);

1.3.2. Rừng thông/phi lao là những khu vực cây thông/phi lao đã được trồng thành rừng;

1.3.3. Thực bì trong rừng thông/phi lao là các loài thực vật (ngoài cây thông/phi lao) mọc trên mặt đất của rừng trồng thông/phi lao;

1.3.4. Sinh vật hại (SVH) là những loài sinh vật mà hoạt động sống của chúng làm giảm số lượng, khối lượng hoặc chất lượng cây thông/phi lao và sản phẩm từ cây thông/phi lao;

1.3.5. Sinh vật hại chính là những loài sinh vật xuất hiện phổ biến và gây hại nặng cây thông/phi lao hàng năm tại địa phương;

1.3.6. Sinh vật hại chủ yếu là những loài sinh vật hại chính cây thông/phi lao, mà tại thời điểm điều tra có mức độ gây hại cao hoặc khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi;

1.3.7. Yếu tố điều tra chính là các yếu tố sinh thái đại diện bao gồm: giống, tuổi cây, giai đoạn sinh trưởng của cây, đất, địa hình, hướng đồi;

1.3.8. Khu vực điều tra (ô tiêu chuẩn) là một diện tích rừng trồng thông/phi lao đại diện về các yếu tố sinh thái, được chọn ra để thực hiện các phương pháp điều tra phát hiện, thu thập các thông tin về thực trạng sinh vật hại tại rừng thông/phi lao đó.

1.3.9. Tuyến điều tra được xác định theo một lịch trình đã định sẵn ở các khu vực điều tra nhưng phải đảm bảo thỏa mãn các yếu tố điều tra chính của khu vực điều tra.

1.3.10. Điểm điều tra là điểm được bố trí ngẫu nhiên theo từng yếu tố điều tra, phân bố tương đối đều trong khu vực điều tra.

1.3.11. Mẫu điều tra là cây, bộ phận của cây hay diện tích rừng thông/phi lao được chọn ra để thực hiện điều tra, tính tỷ lệ nhiễm sinh vật hại, mật độ sâu, mức độ bệnh trong công tác điều tra phát hiện sinh vật hại. Số lượng mẫu, cách chọn mẫu phụ thuộc vào đặc điểm của loại sinh vật hại và loại rừng thông/phi lao điều tra.

1.3.11. Mật độ sinh vật hại là số lượng cá thể sinh vật hại trên một đơn vị mẫu điều tra.

1.3.12. Tỷ lệ nhiễm sinh vật hại là số lượng đơn vị mẫu điều tra bị nhiễm sinh vật hại tính theo phần trăm (%) so với tổng số đơn vị mẫu điều tra trong quần thể.

1.3.13. Chỉ số hại là đại lượng đặc trưng cho mức độ hại của từng loài sinh vật hại trên cây thông/phi lao được biểu thị bằng phần trăm (%) và tính theo phân cấp  được quy định.

1.3.14. Sinh vật có ích (SVCI) là thiên địch của các loài sinh vật hại (SVH) trên cây thông/phi lao.

1.3.15. Điều tra định kỳ là hoạt động điều tra thường xuyên của cán bộ bảo vệ thực vật theo một khoảng thời gian ấn định trước trên tuyến điều tra thuộc khu vực điều tra nhằm nắm được diễn biến của sinh vật hại cây thông/phi lao.

1.3.16. Điều tra bổ sung là mở rộng tuyến điều tra vào các thời kỳ xung yếu của cây thông/phi lao và SVH đặc thù của từng vùng sinh thái, nhằm bổ sung số liệu để xác định chính xác thời gian phát sinh, diện phân bố và mức độ gây hại của SVH chủ yếu tại vùng điều tra.

1.3.17. Cành điều tra là cành cấp 1 của cây thông/phi lao; điều tra tất cả các cành phát triển trên độ dài khoảng 50 cm của cành cấp 1 tính từ đầu mút cành trở vào. 

1.3.18. Diện tích nhiễm sinh vật hại là diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh hại đạt từ 50% trở lên theo mức quy định của Quy chuẩn này về mật độ sâu, tỷ lệ bệnh để thống kê diện tích (phụ lục 1a).

 

II. QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA PHÁT HIỆN SINH VẬT HẠI CÂY THÔNG/PHI LAO VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHÚNG

2.1. Yêu cầu kỹ thuật

2.2.1. Điều tra

- Điều tra phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, không để lọt các loại sinh vật hại chính, sinh vật hại chủ yếu; các loài sinh vật có ích chính trên cây thông/phi lao.

- Phát hiện, dự báo những loài sinh vật hại thứ yếu cây thông/phi lao có xu hướng phát triển thành chủ yếu và phân tích nguyên nhân của xu hướng phát triển này.

2.2.2. Xác định diện tích rừng thông/phi lao nhiễm với từng loại sinh vật hại ở các mức: nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng-mất trắng và diện tích đã được xử lý theo các biện pháp phòng chống.

2.2.3. Phân tích diễn biến của từng loại dịch hại, các yếu tố sinh thái tác động và nhận định xu hướng phát sinh phát triển, tích luỹ, mức độ gây hại của từng loại sinh vật hại cây thông/phi lao thời gian kế tiếp.

2.2. Thiết bị và dụng cụ điều tra

2.3.1. Dụng cụ điều tra ngoài đồng (chi tiết ở phụ lục 2)

- Vợt côn trùng, khay, khung điều tra, khung hứng phân sâu 1 m2, ống nhòm, lúp cầm tay, vồ gỗ (có khối lượng 1.500 – 2000 gr), dụng cụ đào hố, la bàn, máy định vị;

- Thước dây, thước gỗ điều tra, băng giấy dính, băng dính, dao, kéo;

- Sổ ghi chép, bút viết, máy tính bỏ túi, túi nylon các cỡ, túi xách tay điều tra;

- Ống tuýp, hộp petri và hoá chất cần thiết (cồn 700, Formol 5%,…);

- Bẫy đèn (tốt nhất là đèn cực tím, công suất 40 Woat trở lên), bẫy bả

2.3.2. Thiết bị trong phòng

- Kính lúp 2 mắt soi nổi, kính hiển vi, lam, lamen;

- Tủ lạnh, tủ định ôn, máy ôn, ẩm kế tự ghi;

- Máy khuấy, máy lắc, máy rây;

- Máy tính và chương trình phần mềm có liên quan;

2.3.3. Trang bị bảo hộ lao động

- Mũ, ủng, quần áo bảo hộ, áo mưa, găng tay, khẩu trang, kính.

2.3. Phương pháp điều tra

2.4.1. Thời gian điều tra

- Điều tra định kỳ: điều tra 14 ngày/lần (vào các ngày thứ ba, thứ tư tuần thứ 1 và tuần thứ 3 của tháng), theo tuyến điều tra trong khu vực điều tra cố định.

- Điều tra bổ sung (không định kỳ): Tiến hành trước, trong cao điểm xuất hiện gây hại của từng loại sinh vật hại cây thông/phi lao.

2.4.2. Yếu tố điều tra

Chọn đại diện các yếu tố theo đất; địa hình; giống thông/phi lao trồng; tuổi cây; thời kỳ sinh trưởng (thời kỳ ra lá mới, thời kỳ ra hoa kết qủa); các loại sâu bệnh thường xuyên xuất hiện hại thông/phi lao tại địa phương; Số liệu khí tượng ở địa phương (do trạm khí tượng gần nhất cung cấp).

2.4.3. Khu vực điều tra

 -  Khu vực điều tra (ký hiệu là S) có diện tích khoảng 1.000 – 2.500 m2, đảm bảo số cây trong khu vực điều tra tối thiểu ≥ 100 cây, đại diện cho các yếu tố điều tra. Thông thường khoảng 10-50 ha rừng thông/phi lao chọn 1 khu vực điều tra. Ghi chép những đặc điểm của khu vực điều tra theo mẫu sau:

TT

Đặc điểm khu vực điều tra

Số hiệu khu vực điều tra

S1

S2

S3

Sn

1

Ngày xác định

 

 

 

 

 

2

Địa điểm

 

 

 

 

 

3

Hướng dốc

 

 

 

 

 

4

Độ dốc

 

 

 

 

 

5

Đất

 

 

 

 

 

6

Giống thông hoặc phi lao trồng

 

 

 

 

 

7

Độ tuổi của cây thông hoặc phi lao

 

 

 

 

 

8

Số lượng cây

 

 

 

 

 

9

Độ cao cây

 

 

 

 

 

10

Độ che tán của cây

 

 

 

 

 

11

Thực bì

 

 

 

 

 

12

Đặc điểm khác…

 

 

 

 

 

2.4.4. Điểm điều tra: Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên hoặc nằm ngẫu nhiên trên đường chéo hay tuyến điều tra trên khu vực điều tra (thông thường các điểm điều tra cách nhau 10-20 mét). Điểm điều tra phải nằm cách mép rừng ít nhất 1 hàng cây.

2.4.5. Số mẫu điều tra của một điểm

- Đối với cây thông/phi lao trong vườn ươm, mỗi điểm điều tra 1 khung (kích thước 40 x 50 cm).

- Đối với các loại sinh vật gây hại cành, lá, ngọn, búp non, hoa, quả cây thông/phi lao trên rừng trồng:

  + Nếu rừng thông/phi lao cây còn nhỏ (độ tuổi 1); độ cao tán cây < 2,5 mét, mỗi điểm điều tra 03 cây (cây tiêu chuẩn) và điều tra toàn bộ cây.

  + Nếu rừng thông/phi lao cây đã lớn (độ tuổi 2 trở lên); độ cao tán cây > 2,5 mét, mỗi điểm điều tra 03 cây (cây tiêu chuẩn), mỗi cây chọn 02 cành đối diện nhau (hoặc 05 chùm lá) nằm ở tầng giữa tán cây để điều tra.

- Đối với các loài sinh vật gây hại thân, mỗi điểm điều tra 03 cây (cây tiêu chuẩn), điều tra từ gốc đến độ cao 2 mét trên thân cây.

- Đối với các loài sinh vật gây hại rễ, mỗi điểm điều tra 01 hố (có đường kính 20 cm, độ sâu 20 cm; hố nằm trong khu vực hình chiếu tán cây và cách gốc cây khoảng 20-40 cm.

2.4.6. Cách điều tra

2.4.6.1. Trên thực địa

          Ü Điều tra diễn biến của sinh vật hại trên cây thông và cây phi lao

- Quan sát từ xa đến gần, sau đó điều tra trực tiếp trên cây, sử dụng ống nhòm (đối với các cây tuổi lớn) để xác định đối tượng gây hại hoặc các triệu chứng gây hại. Theo dõi mật độ sâu, phân cấp hại và ghi nhận giai đoạn phát triển của sinh vật hại.

Riêng đối với sâu róm hại thông, có thể áp dụng phương pháp điều tra,  tính mật độ sâu non theo một trong các cách tính gián tiếp sau: 

- Điều tra sâu róm hại thông, mỗi lứa sâu có thể điều tra 06 lần: 01 lần vào pha trứng; 03 lần vào pha sâu non (tuổi 1-2, tuổi 3-4, tuổi 5-6); 01 lần vào pha nhộng và 1 lần vào pha trưởng thành 

- Cách tính mật độ sâu non sâu róm thông gián tiếp theo các cách sau:

    + Đối với sâu non ở tuổi 1 và 2, sử dụng ống nhòm quan sát trên các chùm lá, nếu thấy chùm lá bị bạc thì tại đó là ổ sâu non. Mỗi ổ sâu non được xác định có số lượng từ 250-300 sâu non. 

    + Đối với sâu non từ tuổi 3 trở lên, có thể theo dõi tính mật độ sâu (X) bằng cách sử dụng vồ gỗ đập 3 vồ vào thân cây ở độ cao 70-100 cm và đếm số sâu rơi. Mật độ sâu non trên cây được tính theo công thức:

  X (con/cây) = số lượng sâu róm rơi xuống đất thu được x 3 (hệ số thực nghiệm)

    + Nếu đường kính cây thông quá lớn, đập vồ gỗ không tạo nên độ rung của cây thì theo dõi mật độ sâu róm hại thông gián tiếp qua ô hứng phân rơi của sâu. Đặt khung hứng phân trên mặt đất dưới tán cây ở khu vực điều tra, đếm số lượng viên phân sâu rơi vào khung hứng phân sau 24 giờ. Đổ hết phân sâu đi và tiếp tục theo dõi liên tục trong thời gian 3 ngày đêm vào các ngày không mưa, gió nhẹ.  Tính mật độ sâu non sâu róm thông theo công thức sau:

                                         Pi                                    

                                    Mi = ———— d.ki   (con/cây)          

                                                  Ri                                        

 

Trong đó:          Mi = mật độ sâu non tuổi i (con/cây)

Pi = Số lượng viên phân trung bình của sâu non tuổi i rơi vào ô hứng phân trong 24 giờ.

d = diện tích hình chiếu tán lá

Ri = Số lượng viên phân bình quân 1 sâu non tuổi i (i = 3-6) thải ra trong 24 giờ;

k = sai số thực nghiệm đối với sâu non tuổi i (được tính bằng tỷ số giữa số lượng viên phân sâu non tuổi i thực tế thải ra và số lượng viên phân sâu non tuổi i thu được trong ô hứng phân).

Qua một số thực nghiệm đã xác định đối với sâu róm loài 4 túm lông Dasychira axutha, k = 1,18-1,2; đối với sâu róm loài Dendrolimus punctatus, k = 1,6-2,0                                                 

Hoặc tính mật độ sâu non sâu róm thông gián tiếp qua tỷ lệ cây có sâu theo công thức Li Tiansheng (1988):

Dựa theo luận thuyết khi quần thể sâu có số lượng lớn thì tỷ lệ cây có sâu hại sẽ cao và ngược lại. Li Tiansheng (1988) sau khi phân tích số liệu của 95 ô tiêu chuẩn với mỗi ô 100 cây, đã xác định được a = 0,02267; b = 0,66787 và r = 0,97. Như vậy, tương quan giữa mật độ sâu non và tỷ lệ cây có sâu là tương quan chặt. Từ đó Li Tiansheng đã xây dựng công thức tính mật độ sâu non sâu róm thông thông qua tỷ lệ cây có sâu như sau

Y = 1- e-abX                                         Trong đó Y là tỷ lệ cây có sâu

                                              X là mật độ sâu bình quân (con/cây)

                                              a,b là hằng số thực nghiệm

Y = 1- e-abX   hoặc e-abX = 1-Y  ; – abX = ln (1-Y)                         

           -ln (1-Y)               -ln (1-Y)                     -ln (1-Y)

X = —————— = ————————— = ——————

              ab               0,02267 x 0,66787      0,015140613

Mật độ sâu non sâu róm thông và tỷ lệ cây có sâu tính theo công thức Li Tiansheng như sau:

Y

X

Y

X

0,15

10,73

0,38

31,57

0,17

12,31

0,54

51,29

0,19

13,92

0,66

71,25

0,21

15,57

0,79

103,08

0,23

17,26

0,84

121,04

0,25

19,00

0,94

185,82

0,29

22,62

0,99

304,16

Như vậy, khi điều tra chỉ cần quan sát xem cây có sâu non của sâu róm thông hay không để tính được giá trị của Y rồi thay vào công thức tính ra mật độ sâu non.

Ü Điều tra tình hình thiên địch của sinh vật hại

Trong quá trình điều tra phát hiện, ngoài quan sát nhận biết các loài thiên địch trong tự nhiên, cần thu thập tối thiểu 30 ổ trứng, 30 sâu non các tuổi, 30 nhộng, 30 trưởng thành của các loài sâu hại chính để đưa về phòng theo dõi ký sinh.

Ü Thu mẫu để theo dõi xác định loài sinh vật

 Đối với các loài sinh vật hại hoặc thiên địch mới, chưa biết, cần phải thu thập mẫu vật đưa về phòng thí nghiệm để theo dõi, giám định hoặc gửi đến các cơ quan chuyên môn để giám định.

2.4.6.2. Trong phòng thí nghiệm

Theo dõi phân tích các mẫu bị sinh vật hại đã thu thập được trong quá trình điều tra, xác định các loài sinh vật ký sinh, tỷ lệ và mức độ bị ký sinh trên các pha phát triển của sâu hại.

2.4.7. Các chỉ tiêu theo dõi

   - Tỷ lệ hại (%):

                                              Số đơn vị mẫu điều tra bị hại

                    Tỷ lệ hại (%) = ——————————————  x100 

                                                             Tổng số đơn vị mẫu điều tra                                           

  - Mật độ sinh vật hại (SVH) (con/đơn vị mẫu điều tra)

                                                                            Số lượng SVH điều tra được

            - Mật độ SVH (con/ đơn vị mẫu điều tra) = ————————————

                                                                            Tổng số đơn vị mẫu điều tra

  - Tỷ lệ sinh vật hại bị ký sinh (%)

                                                    Số sinh vật hại bị ký sinh  

              Tỷ lệ bị ký sinh (%) = —————————————  x 100

                                                 Tổng số sinh vật hại theo dõi

 - Mật độ thiên địch (con/cây hoặc con/m2)

                                                                                       Số thiên địch theo dõi được

          - Mật độ thiên địch (con/cây hoặc con/m2) = ———————————

                                                                     Số cây hoặc số m2 theo dõi

  - Chỉ số hại (mức độ hại).

  Công thức tính chỉ số hại (C %):

                                                 ∑ (ni(1-4) x i(1-4))  

                                 C (%) = ————————  x 100

                                                         N x 4

  Trong đó:        n = số đơn vị theo dõi cùng cấp

i = Trị số đại diện cho mỗi cấp hại (từ cấp 1 đến cấp 4)

N= Tổng đơn vị điều tra

4 = Cấp bị hại cao nhất                                                            

- Xác đinh thời kỳ phát dục của sinh vật hại tại thời điểm điều tra (T%), sử dụng công thức tính sau:

                                   Số cá thể sinh vật hại ở từng pha

                  T (%) = ------------------------------------------------- x 100

                                 Tổng số cá thể sinh vật hại điều tra

Nếu pha phát dục nào chiếm đa số thì xác định sâu hại đang ở thời kỳ phát dục đó.

- Diện tích rừng thông/phi lao nhiễm sinh vật hại

 Căn cứ để tính diện tích rừng thông/phi lao nhiễm sinh vật hại (nhẹ, trung bình, nặng) bao gồm:

  + Cơ cấu giống thông/phi lao trồng;

  + Số liệu điều tra của từng yếu tố có liên quan;

  + Mức độ sâu, tỷ lệ bệnh hại thông/phi lao quy định để thống kê diện tích nhiễm, như sau:

Đối với các loại sinh vật hại lá, hoa, quả: Tỷ lệ lá bị hại 25%, tương đương với sâu non có mật độ 50-70 con/cây hoặc 1 ổ trứng/cây hoặc 0,5-1 nhộng cái/trưởng thành cái khoẻ mạnh trên cây;

Đối với các loài sinh vật gây hại thân, cành, ngọn: Tỷ lệ thân, cành, ngọn bị hại 10%;

Đối với các loại sinh vật chích hút gây hại cây, có kích thước nhỏ (rệp, nhện nhỏ, bọ trĩ, bọ phấn,…) tỷ lệ cành lá, chùm lá bị hại là 25%;

Đối với sinh vật gây hại gốc rễ, tỷ lệ cây bị hại 10%

  + Diện tích rừng thông/phi lao nhiễm nhẹ là diện tích rừng có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh từ 50 đến 100% mức quy định.

  + Diện tích rừng thông/phi lao nhiễm trung bình là diện tích rừng có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh từ 100 đến 200% mức quy định.

  + Diện tích rừng thông/phi lao nhiễm nặng là diện tích rừng có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh trên 200% mức quy định.

  + Diện tích rừng thông/phi lao nhiễm rất nặng/mất trắng (dùng để thống kê cuối các đợt dịch) là tổng diện tích rừng cộng dồn do sinh vật làm giảm trên 75% năng suất nhựa hoặc sản lượng gỗ.

  + Tổng diện tích rừng thông/phi lao nhiễm sinh vật hại nào đó là tổng của số diện tích nhiễm nặng, số diện tích nhiễm trung bình, số diện tích nhiễm nhẹ và số diện tích nhiễm rất nặng/mất trắng.

Cách tính diện tích rừng thông/phi lao nhiễm sinh vật hại như sau:

Tổng diện tích rừng thông/phi lao nhiễm một loại sinh vật hại được tính theo công thức sau:

                                               N x b

                              X(ha) = —————  

                                                  B

Trong đó:          - X là tổng diện tích nhiễm 

- N là tổng diện tích rừng thông/phi lao của vùng điều tra

- B là tổng số điểm điều tra

- b số điểm điều tra nhiễm sinh vật hại

Diện tích nhiễm sinh vật hại ở từng mức (nhẹ, trung bình, nặng, mất trắng) được tính theo công thức sau:

                                             N x Ci

                              Xi(ha) = ————

                                                 B

Trong đó: Xi là diện tích nhiễm ở mức i (nhẹ, trung bình, nặng hoặc mất trắng);

                  N là diện tích rừng thông/phi lao của vùng điều tra;

                  B là số điểm điều tra

                  Ci là số điểm điều tra nhiễm sinh vật hại ở cấp độ i (nhẹ, trung bình, nặng hoặc mất trắng);

2.4.8. Sổ theo dõi, ghi chép, báo cáo

- Sổ theo dõi sinh vật hại và sinh vật có ích vào bẫy;

- Sổ ghi chép số liệu điều tra sinh vật hại và sinh vật có ích định kỳ, bổ sung của từng loại cây trồng;

- Sổ theo dõi diễn biến diện tích nhiễm sinh vật hại thường kỳ, hàng năm;

- Sổ theo dõi số liệu khí tượng;

- Cơ sở dữ liệu và phần mềm liên quan;

- Các báo cáo thực hiện chung như quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng...

 

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam này nhằm thống nhất quản lý và tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong công tác điều tra phát hiện sinh vật hại, làm cơ sở cho dự báo và phòng trừ các sinh vật hại chính trên cây thông và cây phi lao đạt hiệu qủa, tiết kiệm chi phí, an toàn cho người, động vật, sinh vật có ích và môi trường sinh thái rừng thông/phi lao.

 

IV. QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tổ chức triển khai việc phổ biến, hướng dẫn áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này tới các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện sinh vật hại cây thông và cây phi lao trên lãnh thổ Việt Nam.

- Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra phát hiện sinh vật  hại cây thông và cây phi lao trên lãnh thổ Việt Nam, phải nghiên cứu những nội dung yêu cầu của bản Quy chuẩn kỹ thuật để thực hiện đúng các quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật này.
(Mời xem tiếp trong file tải về)

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi