Quy chuẩn QCVN 01-24:2010/BNNPTNT Quản lý chất thải cơ sở xét nghiệm bệnh động vật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-24:2010/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-24:2010/BNNPTNT Quản lý chất thải trong cơ sở chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật
Số hiệu:QCVN 01-24:2010/BNNPTNTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:24/05/2010Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-24:2010/BNNPTNT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-24:2010/BNNPTNT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 01-24:2010/ BNNPTNT

VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG CƠ SỞ CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM BỆNH ĐỘNG VẬT

Technical regulation

Waste management in Veterinary Diagnostic Laboratories

Lời nói đầu:

QCVN 01 - 24: 2010/ BNNPTNT do Cục Thú y biên soạn; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư số: 31/2010/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI TRONG CƠ SỞ CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM BỆNH ĐỘNG VẬT

Technical regulation

Waste management in Veterinary Diagnostic Laboratories

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật trên lãnh thổ Việt Nam.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này quy định các biện pháp quản lý, phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trong các cơ sở chẩn đóan xét nghiệm bệnh động vật.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Cơ sở chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật: Là các trung tâm, phòng xét nghiệm, chẩn đoán, phòng thí nghiệm, nghiên cứu bệnh gia súc, gia cầm. Cơ sở này có địa điểm cố định, được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.

1.3.2. Chất thải: Là toàn bộ những vật chất được thải ra từ quá trình hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật, bao gồm: phân, rác, phủ tạng bị cắt bỏ khỏi cơ thể, xác động vật, dụng cụ bỏ đi sau quá trình chẩn đoán, xét nghiệm. Chất thải rắn gồm 3 loại: chất thải lây nhiễm; chất thải hoá học; chất thải rắn thông thường.

1.3.3. Chất thải thông thường: Là những chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động, sinh hoạt của cơ sở không chứa yếu tố nguy hại.

1.3.4. Chất thải có thể tái chế được: Là chất thải có thể được chế biến lại để sử dụng với mục đích khác ngoài mục đích liên quan đến việc làm thực phẩm cho người.

1.3.5. Chất thải nguy hại:  Là chất thải chứa các yếu tố độc hại, dễ lây nhiễm hoặc có các đặc tính nguy hại khác trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Chất thải nguy hại bao gồm: các vật sắc nhọn, bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi dao mổ, mảnh thủy tinh vỡ và các vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, chúng; Những vật liệu thấm máu, thấm dịch, chất bài tiết thú bệnh, băng, gạc, bông, găng tay, dây truyền dịch…; các mô, cơ quan, bộ phận động vật, xác động vật thí nghiệm và xác động vật.

1.3.6. Chủ thu gom, vận chuyển chất thải: Là tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1.3.7. Thiêu đốt: Là biện pháp thiêu hủy hoàn toàn chất thải rắn trong lò thiêu kín có nhiệt độ cao đạt tiêu chuẩn môi trường.

1.3.8. Chôn lấp: Là biện pháp tiêu hủy chất thải rắn bằng cách chôn lấp dưới đất theo đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1.3.9. Quản lý chất thải: Là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải.

1.3.10. Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn đối với các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu huỷ.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Màu sắc, chất liệu, kích thước của bao bì, vật liệu chứa đựng chất thải

2.1.1. Màu sắc, biểu tượng

2.1.1.1. Túi, thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có biểu tượng nguy hại sinh học.

2.1.1.2. Túi, thùng màu đen đựng chất thải gây độc tế bào có biểu tượng chất gây độc tế bào kèm dòng chữ “Chất gây độc tế bào” hoặc đựng chất thải phóng xạ có biểu tượng chất phóng xạ và có dòng chữ “Chất phóng xạ”.

2.1.1.3. Túi, thùng màu trắng đựng chất thải để tái chế có biểu tượng chất thải có thể tái chế.

2.1.1.4. Túi, thùng màu xanh đựng chất thải sinh hoạt thông thường.

2.2. Tiêu chuẩn túi đựng chất thải

2.2.1. Túi đựng chất thải phải là túi nhựa PE hoặc PP, không dùng túi nhựa PVC.

2.2.2. Thành túi dày tối thiểu 0,1mm, kín để tránh rơi vãi, kích thước phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa 0,1 m3.

2.2.3. Bên ngoài có đường kẻ ngang ở mức 3/4 và trên có dòng chữ “không chứa quá vạch này”.

2.2.3. Tiêu chuẩn hộp đựng chất  thải sắc nhọn

2.2.3.1. Hộp làm bằng vật liệu cứng, bảo đảm thành và đáy không bị xuyên thủng, có khả năng chống thấm, kích thước phù hợp, có nắp đóng mở dễ dàng, có thể thiêu đốt, miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần lực đẩy.

2.2.3.2. Có quai hoặc kèm hệ thống cố định, khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài.

2.2.3.3. Bên ngoài có đường kẻ ngang ở mức 3/4 và phía trên có dòng chữ: “ không chứa quá vạch này”, phía dưới có biểu tượng và dòng chữ chỉ đựng vật sắc nhọn.

2.2.3.4. Đối với dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn có thể tái sử dụng, trước khi tái sử dụng, dụng cụ phải được vệ sinh, khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn.

  1. Tiêu chuẩn thùng đựng chất thải

2.2.4.1. Phải làm bằng nhựa polyetylen có tỷ trọng cao, thành dày và cứng hoặc làm bằng kim loại có nắp mở bằng đạp chân. Những thùng thu gom thể tích từ 50 lít trở lên cần có bánh xe đẩy.

2.2.4.2. Màu của thùng đựng cùng màu với túi chứa.

2.2.4.3. Dung tích thùng tùy vào khối lượng chất thải phát sinh, từ 10 lít đến 250 lít.

2.2.4.4. Bên ngoài thùng phải có vạch báo hiệu ở mức 3/4 thùng và ghi dòng chữ “Không đựng quá vạch này”.

2.2.5. Tiêu chuẩn dụng cụ vận chuyển chất thải

2.2.5.1. Dụng cụ vận chuyển chất thải phải có thành, có nắp, có đáy kín, dễ cho chất thải vào và lấy chất thải ra, dễ làm sạch, tẩy uế và làm khô.

2.2.5.2. Dụng cụ vận chuyển chất thải là những dụng cụ chuyên dùng theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

2.3.  Phân loại chất thải

  1. Phân loại chất thải được thực hiện ngay tại thời điểm chất thải phát sinh và phải đựng chất thải trong các túi hoặc thùng theo đúng quy định trong mỗi phòng xét nghiệm.
  2. Các chất thải nguy hại không để lẫn với chất thải rắn thông thường. Nếu vô tình để lẫn chất thải nguy hại vào chất thải rắn thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải nguy hại.
  3. Việc thu gom, vận chuyển các chất thải nguy hại và chất thải thông thường từ nơi phát sinh về nơi tập trung của cơ sở ít nhất một lần một ngày.
  4. Cơ sở phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực sạch khác.
  5. Túi chất thải phải buộc kín miệng và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng, không được làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển.

2.4. Nơi đặt các túi, hộp và thùng đựng chất thải

  1. Nơi đặt thùng đựng chất thải thú y nguy hại và chất thải rắn thông thường được quy định rõ ràng tại mỗi phòng.
  2. Các túi, hộp và thùng đựng chất thải đặt ở nơi gần với nguồn phát sinh chất thải.
  3. Nơi đặt thùng đựng chất thải phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom.
  4. Túi sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi phát sinh để thay thế cho túi cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ tạm thời chất thải của cơ sở.

2.5. Lưu giữ chất thải

  1. Nơi lưu giữ chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường và chất thải để tái sử dụng, tái chế phải được lưu giữ riêng.
  2. Nơi lưu giữ chất thải phải có đủ điều kiện sau: cách xa nơi chuẩn bị đồ ăn, nhà kho, lối đi; có đường để xe chuyên trở chất thải từ bên ngoài đến; có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa.
  3. Không để các loại súc vật và các loại gặm nhấm, côn trùng xâm nhập tự do khu vực lưu giữ chất thải.

2.5.4. Có diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở.

  1. Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở.

2.5.6. Đối với chất thải lây nhiễm, phải chuyển đi chôn hoặc tiêu hủy hàng ngày.

2.5.7. Đối với chất thải khác, dưới 5 kg/ngày, thời gian thu gom tối thiểu 2 lần trong một tuần.

2.6. Tập trung, bàn giao chất thải rắn cho cơ sở xử lý

  1. Đối với cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật không tự xử lý chất thải, phải có hợp đồng với cơ sở có tư cách pháp nhân trong việc vận chuyển và tiêu hủy chất thải;
  2. Thực hiện nghiêm chỉnh việc phân loại chất thải theo mục 2.3 của quy chuẩn này;
  3. Chất thải nguy hại, trước khi vận chuyển tới nơi tiêu hủy phải được chứa trong các thùng để tránh bị thủng, vỡ trên đường vận chuyển.
  4. Chất thải sinh học lây nhiễm phải đựng trong 2 lượt túi màu vàng, đóng riêng trong thùng hoặc hộp, đóng kín miệng và ghi nhãn “chất thải lây nhiễm” trước khi bàn giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển, tiêu hủy chất thải.
  5. Việc bàn giao chất thải phải thực hiện hàng ngày, theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
  6. Mỗi cơ sở phải có hệ thống sổ theo dõi chất thải hàng ngày, có chứng từ ghi nhận chất thải được chuyển đi tiêu hủy theo mẫu quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

2.6. Xử lý ban đầu đối với chất thải lây nhiễm

  1. Chất thải lây nhiễm được xử lý bằng một trong các phương pháp sau:

2.6.1.1. Khử khuẩn bằng vi sóng.

2.6.1.2. Khử khuẩn bằng nhiệt ướt (autoclave).

2.6.1.3. Khử trùng bằng hóa chất.

2.6.1.4. Khử trùng bằng hơi.

2.6.1.5. Đun sôi liên tục (tối thiểu 15 phút).

  1. Chất thải lây nhiễm sau khi được xử lý, đạt tiêu chuẩn có thể xử lý như chất thải thông thường và có thể tái chế.

2.7. Xử lý và tiêu hủy chất thải lây nhiễm

Cơ sở tự xử lý có thể áp dụng một trong 2 phương pháp sau:

  1. Phương pháp thiêu đốt: Tiêu chuẩn lò đốt theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
  2. Phương pháp chôn lấp:

2.7.2.1. Chỉ được phép chôn chất thải nguy hại tại các khu vực riêng đã được cơ quan thẩm quyền chấp thuận.

2.7.2.2. Khu vực chôn lấp hợp vệ sinh theo quy định của bộ Tài Nguyên và Môi trường.

2.7.2.3. Không chôn chấtthải lây nhiễm lẫn với chất thải sinh hoạt.

2.7.2.4. Chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn trước khi chôn lấp.

2.8. Xử lý và tiêu hủy chất thải phóng xạ

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ ngày 25/6/1996; Nghị định số 50/CP ngày 16/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ và các quy định hiện hành của nhà nước.

2.9. Xử lý và tiêu hủy chất thải hóa học

  1. Đối với chất thải hóa học không nguy hại: áp dụng phương pháp tiêu hủy như  chất thải sinh hoạt.
  2. Đối với chất thải hóa học nguy hại: Phải làm trơ hóa, trung hòa trước khi xử lý bằng cách chôn trong hố bê tông, chôn lấp tại bãi chất thải nguy hại. Tốt nhất là hợp đồng với công ty môi trường để xử lý.

2.10. Xử lý nước thải

2.10.1. Quy định chung

2.10.1.1. Mỗi cơ sở phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải.

2.10.1.2. Nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường (QCVN 24 -2009/BTNMT).

2.10.1.3. Định kỳ kiểm tra chất lượng xử lý nước thải và lưu giữ hồ sơ xử lý nước thải.

2.10.2. Các yêu cầu của hệ thống xử lý nước thải

2.10.2.1. Công suất phù hợp với lượng nước thải phát sinh của cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị bệnh động vật.

2.10.2.2. Cửa xả nước thải phải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát.

2.10.2.3. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý như chất thải rắn nguy hại.

3. Quy định về quản lý

3.1. Trách nhiệm của cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật

3.1.1.  Phải có cam kết bảo vệ môi trường.

3.1.2. Thực hiện tự kiểm tra, đánh giá việc quản lý chất thải trong cơ sở (theo Phụ lục 3).

3.1.3. Báo cáo định kỳ 6 tháng 1 lần cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

3.1.4. Chịu sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Định kỳ hoặc đột xuất cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý chất thải của cơ sở theo quy định.

3.2. Tổ chức thực hiện

3.2.1. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông giao cho Cục Thú y tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy chuẩn này.

3.3.2. Các đối tượng nêu tại mục 1.2 có trách nhiệm tuân thủ các quy định của quy chuẩn này.

PHỤ LỤC 1.

MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG

  1. Biểu tượng chỉ chất thải nguy hại sinh học, lây nhiễm

  1. Biểu tượng chỉ chất thải tái chế

PHỤ LỤC 2.

DANH MỤC CHẤT THẢI ĐƯỢC PHÉP THU GOM PHỤC VỤ TÁI CHẾ

Các vật liệu thuộc chất thải thông thường không dính, chứa các thành phần nguy hại (lây nhiễm, chất hoá học nguy hại, chất phóng xạ, thuốc gây độc tế bào) được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế, bao gồm:

  1. Nhựa:
    • Chai nhựa đựng các dung dịch không có chất hoá học nguy hại như: dung dịch NaCl 0,9%, glucose, natri bicacbonate, ringer lactat, dung dịch cao phân tử, dịch lọc thận và các chai nhựa đựng dung dịch không nguy hại khác.
    • Các vật liệu nhựa khác không dính các thành phần nguy hại;
  2. Thủy tinh:
    • Chai thuỷ tinh đựng các dung dịch không chứa các thành phần nguy hại.
    • Lọ thuỷ tinh đựng thuốc tiêm không chứa các thành phần nguy hại
  1. Giấy: Giấy, báo, bìa, thùng carton, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy.
  2. Kim loại: các vật liệu kim loại không dính các thành phần nguy hại.

PHỤ LỤC 3.

BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI NHỮNG CƠ SỞ TỰ XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY CHẤT THẢI

Mức độ A = Bắt buộc thực hiện; Mức độ B = Khuyến khích thực hiện

Chỉ tiêu

Nội dung đánh giá, kiểm tra

Mức độ

Kết quả đánh giá

Yêu cầu điều chỉnh

Không

I

Quản lý, cơ sở vật chất

1

Cơ sở có giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề không?

A

2

Cơ sở có văn bản quy định quản lý chất thải không?

A

3

Cơ sở có báo cáo định kỳ về bảo vệ môi trường trong cơ sở không?

B

4

Cơ sở có tự kiểm tra, đánh giá thực hiện quy định quản lý chất thải không?

A

5

Cơ sở có báo cáo ĐTM hoặc cam kết bảo vệ môi trường không?

A

II

Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải

4

Túi đựng chất thải có theo quy định không?

A

5

Thùng chứa đựng chất thải có theo quy định không?

A

6

Xe vận chuyển chất thải có theo quy định không?

A

7

Cơ sở có thực hiện phân loại chất thải tại nguồn không?

A

8

Chất thải nguy hại có để riêng với chất thải rắn khác không ?

A

9

Thu gom, vận chuyển chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về nơi tập trung ít nhất 1 lần/ngày không?

A

10

Có nơi lưu giữ chất thải đúng quy định không?

B

II

Kỹ thuật xử lý

11

Sử dụng công nghệ gì xử lý chất thải lây nhiễm không?

- Nếu dùng phương pháp khử khuẩn - xử lý với chất thải sinh hoạt thì trả lời câu hỏi 12;

- Nếu dùng phương pháp đốt trong lò chuyên dụng thì trả lời câu hỏi 13;

- Nếu dùng phương pháp chôn trong khu quy hoạch thì trả lời câu hỏi 14;

12

Chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển ra khỏi PTN có thực hiện việc khử khuẩn theo quy định không?

A

13

Nếu dùng lò đốt, lò đốt chất thải nguy hại có đạt tiêu chuẩn không?

A

14

Nếu dùng phương pháp chôn lấp, khu vực chôn lấp chất thải có theo quy định không?

A

15

Cơ sở có thiết bị xử lý khí thải không?

B

16

Chất thải tái sử dụng có được khử khuẩn trước khi tái sử dụng không?

A

17

Cơ sở có hợp đồng xử lý chất thải phóng xạ không?

B

Xử lý và tiêu huỷ nước thải

18

Cơ sở có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn không?

A

19

Công nghệ xử lý nước thải có đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường không?

A

20

Nước thải sau khi xử lý có đạt tiêu chuẩn môi trường QCVN 24: 2009/BTNMT không?

A

21

Định kỳ có kiểm tra chất lượng nước thải đầu ra không?

B

22

Công suất xử lý nước thải có phù hợp với lượng nước thải phát sinh không?

A

CÁCH ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN HỢP QUY

1. Cách đánh giá

1.1. Việc đăng ký, kiểm tra, chứng nhận hợp quy theo quy chế công nhận hợp quy của Bộ Nông nghiệp & PTNT;

1.2. Các chỉ tiêu mức độ A là chỉ tiêu bắt buộc thực hiện, mức độ B là khuyến khích thực hiện:

1.3. Hình thức kiểm tra đánh giá:

1.3.1. Cơ sở tự kiểm tra

1.3.2. Cơ quan chứng nhận kiểm tra, đánh giá

1.3.3. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đánh giá việc thực hiện

1.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

1.4.1. Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ, sổ sách liên quan

1.4.2. Phỏng vấn chủ cơ sở và những người liên quan

1.4.3. Lấy mẫu kiểm tra (nếu cần thiết)

2. Cách tính kết quả

2.1. Đạt quy chuẩn khi đạt các điều kiện sau đây:

  • Tất cả các chỉ tiêu mức độ A đều có thực hiện.
  • Không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm điều 3 của quy chuẩn này.
    1. Cơ sở không đạt quy chuẩn
      1. Tiếp tục hoạt động nhưng phải thực hiện các hành động khắc phục để kiểm tra lại sau 3 tháng khi:
  • Vi phạm tối đa 3 trong số các chỉ tiêu sau đây:
    • Cơ sở chưa tự kiểm tra, đánh giá thực hiện quy định quản lý chất thải (chỉ tiêu 4 Phụ lục 3)
    • Xe vận chuyển chất thải chưa theo quy định (chỉ tiêu 6 Phụ lục 3)
    • Thu gom, vận chuyển chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về nơi tập trung > 2ngày/lần (chỉ tiêu 9 Phụ lục 3)
    • Nước thải sau khi xử lý chưa  đạt tiêu chuẩn môi trường QCVN 24: 2009/BTNMT (chỉ tiêu 20 Phụ lục 3)
  • Tất cả các chỉ tiêu mức độ A khác đều có thực hiện
  • Không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm điều 3 của quy chuẩn này
    1. Ngừng hoạt động đthực hiện các hành động khắc phục:
  • Vi phạm tối đa 5 trong số các chỉ tiêu sau đây:
    • Cơ sở chưa tự kiểm tra, đánh giá thực hiện quy định quản lý chất thải

 (chỉ tiêu 4 Phụ lục 3)

  • Xe vận chuyển chất thải chưa theo quy định (chỉ tiêu 6 Phụ lục 3)
  • Thu gom, vận chuyển chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về nơi tập trung > 2ngày/lần (chỉ tiêu 9 Phụ lục này)
  • Nước thải sau khi xử lý chưa  đạt tiêu chuẩn môi trường QCVN 5945 – 2009 (chỉ tiêu 20 Phụ lục 3)
  • Công nghệ xử lý nước thải có đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường (chỉ tiêu 19 Phụ lục 3)
  • Công suất xử lý nước thải có phù hợp với lượng nước thải phát sinh (chỉ tiêu 22 Phụ lục 3)
  • Tất cả các chỉ tiêu mức độ A khác đều có thực hiện
  • Không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong điều 3 của quy chuẩn này

PHỤ LỤC 4.

BẢNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CƠ SỞ KÝ HỢP ĐỒNG XỬ LÝ CHẤT THẢI

Mức độ A = Bắt buộc thực hiện; Mức độ B = Khuyến khích thực hiện

STT

Nội dung đánh giá, kiểm tra

Mức độ

Kết quả đánh giá

Yêu cầu điều chỉnh

Không

I

Quản lý, cơ sở vật chất

1

Cơ sở có giấy phép kinh doanh, giấy phép hành nghề không?

A

2

Cơ sở có hợp đồng dài hạn với cơ quan có tư cách pháp nhân vận chuyển, xử lý chất thải không?

A

3

Cơ sở có báo cáo định kỳ về bảo vệ môi trường trong cơ sở không?

B

4

Cơ sở có tự kiểm tra, đánh giá thực hiện quy định quản lý chất thải không?

A

II

Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải

5

Túi đựng chất thải có theo quy định không?

A

6

Thùng chứa đựng chất thải có theo quy định không?

A

7

Cơ sở có thực hiện phân loại chất thải tại nguồn không?

A

8

Có hệ thống sổ sách ghi chép việc bàn giao vận chuyển, xử lý chất thải không?

A

Xử lý và tiêu huỷ nước thải

9

Cơ sở có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn không?

A

10

Công nghệ xử lý nước thải có đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường?

A

11

Nước thải sau khi xử lý có đạt tiêu chuẩn môi trường QCVN 24: 2009/BTNMT không?

A

12

Định kỳ kiểm tra chất lượng nước thải đầu ra không?

B

13

Công suất xử lý nước thải có phù hợp với lượng nước thải phát sinh không?

A

CÁCH ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN HỢP QUY

1. Cách đánh giá

1.1. Việc đăng ký, kiểm tra, chứng nhận hợp quy theo quy chế công nhận hợp quy của Bộ Nông nghiệp & PTNT;

1.2. Các chỉ tiêu mức độ A là chỉ tiêu bắt buộc thực hiện, mức độ B là khuyến khích thực hiện:

1.3. Hình thức kiểm tra đánh giá:

1.3.1. Cơ sở tự kiểm tra

1.3.2. Cơ quan chứng nhận kiểm tra, đánh giá

1.3.3. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đánh giá việc thực hiện

1.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá:

1.4.1. Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ, sổ sách liên quan

1.4.2. Phỏng vấn chủ cơ sở và những người liên quan

1.4.3. Lấy mẫu kiểm tra (nếu cần thiết)

2. Cách tính kết quả

2.1. Đạt quy chuẩn khi đạt các điều kiện sau đây:

  • Tất cả các chỉ tiêu mức độ A đều có thực hiện
  • Không vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm điều 3 của quy chuẩn này

2.2. Không đạt quy chuẩn khi:

  • Vi phạm một trong các tiêu chuẩn  mức độ A
  • Vi phạm một trong các hành vi bị nghiêm cấm điều 3 của quy chuẩn này.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi