Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quy chuẩn QCVN 01-23:2010/BNNPTNT Kểm tra các loại hạt xuất nhập khẩu và quá cảnh
- Thuộc tính
- Nội dung
- Quy chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
QCVN 01-23:2010/BNNPTNT
VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC LOẠI HẠT XUẤT NHẬP KHẨU VÀ QUÁ CẢNH
National technical regulation
on method of inspecting seeds for import, export and transit
Lời nói đầu
- QCVN 01-23 : 2010/BNNPTNT được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu đồng bộ và làm căn cứ áp dụng thống nhất trong hệ thống kiểm dịch thực vật
- QCVN 01-23 : 2010/BNNPTNT do Ban Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm dịch thực vật biên soạn. Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tại Thông tư số. 26/2010/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 4 năm 2010.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC LOẠI HẠT XUẤT NHẬP KHẨU VÀ QUÁ CẢNH
National technical regulation
on method of inspecting seeds for import, export and transit
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định trình tự kiểm tra kiểm dịch thực vật (KDTV) các lô hạt xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh trong phạm vi toàn quốc.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác KDTV xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các lô hạt trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
1.3.1. Lô hạt: Là lô vật thể thuộc diện KDTV ở dạng hạt được đưa vào lưu thông dưới mọi hình thức.
1.3.2. Kiểm tra sơ bộ: Kiểm tra, thu thập dịch hại bên ngoài lô hàng.
1.3.3. Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra bên trong lô hàng, thu thập dịch hại và lấy mẫu vật thể.
1.3.4. Giấy phép KDTV nhập khẩu: Văn bản pháp lý cho phép nhập khẩu một lô vật thể phù hợp với các yêu cầu kiểm dịch thực vật theo quy định.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Đối với lô hạt nhập khẩu
2.1.1 Kiểm tra hồ sơ
- Giấy đăng ký kiểm dịch.
- Giấy chứng nhận KDTV do cơ quan KDTV có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc giấy xác nhận có giá trị tương đương.
- Giấy phép KDTV nhập khẩu đối với thực vật, sản phẩm thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
- Những giấy tờ liên quan khác (nếu có).
- Tra cứu thông tin:
+ Thành phần dịch hại trên lô hạt của nước xuất khẩu và các nước mà lô hạt đã được đi qua, các loài dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam có thể theo lô hạt vào Việt Nam, các bệnh ẩn truyền qua hạt giống.
+ Các biện pháp KDTV của nước xuất khẩu.
+ Những thông tin liên quan khác.
2.1.2. Kiểm tra lô hạt
2.1.2.1. Dụng cụ và các trang thiết bị
- Vợt côn trùng, ống hút, cốc đong, găng tay, hộp đựng mẫu, hộp nuôi sâu, túi đựng mẫu.
- Bộ rây.
- Dao, kéo, đồ dùng khác để mở bao, thùng, hòm.
- Panh, chổi hoặc bút lông.
- Thẩu, bình tam giác, chai, lọ, ống nghiệm, đĩa Petri, lọ độc.
- Cân kỹ thuật.
- Dụng cụ tách lọc tuyến trùng: rây lọc tĩnh, giấy lọc, phễu Bermann…
- Kính hiển vi, kính lúp soi nổi, lúp cầm tay.
- Nguồn chiếu sáng.
- Dụng cụ vô trùng, tủ định ôn, tủ lạnh…
- Hoá chất và dụng cụ phân tích giám định chuyên dùng.
2.1.2.2 Kiểm tra sơ bộ
Kiểm tra và thu thập sinh vật gây hại bên ngoài các phương tiện, khu vực xung quanh địa điểm chứa hạt trường hợp quan sát được nơi chứa hạt thì vừa quan sát vừa thu thập mẫu vật.
2.1.2.3 Kiểm tra chi tiết
- Kiểm tra và thu thập sinh vật gây hại bên trong các phương tiện chuyên chở, nơi chứa đựng; bên ngoài bao bì chứa hạt và các hàng hoá xếp chung khác trước khi bốc dỡ tại cửa khẩu.
- Lấy mẫu theo tiêu chuẩn TCVN 4731- 89.
- Nếu không có điều kiện kiểm tra trước khi bốc dỡ thì việc quan sát, lấy mẫu được tiến hành trong quá trình bốc dỡ vào kho bãi hoặc chuyển đổi phương tiện chuyên chở.
- Trường hợp lô hạt nhập khẩu được đưa vào kho bãi thì:
+ Nếu có điều kiện phải xem xét tình trạng sinh vật gây hại của kho bãi trước khi đưa lô hạt vào.
+ Nếu không có điều kiện thì việc xem xét tình trạng đó phải được thực hiện trong quá trình quan sát xung quanh kho bãi, mặt ngoài kho, trên mặt bãi, bên trong kho, mặt ngoài lô hạt trong quá trình kiểm tra lô hàng.
+ Vừa quan sát, vừa lấy mẫu khối hạt sau khi đưa vào kho bãi theo TCVN 4731- 89.
- Trường hợp lấy mẫu hạt đang xếp dỡ bằng băng tải hoặc máy hút thì vị trí các điểm lấy mẫu ban đầu bên trong khối hạt được thay thế bằng vị trí trên băng tải hoặc cửa hút xả với thời lượng nhất định cách đều nhau giữa các lần lấy mẫu.
- Trong quá trình kiểm tra cần chú ý:
Kiểm tra, thu thập mẫu vật ở các khe kẽ, nơi có ánh sáng và độ ẩm bất thường, những nơi phù hợp với tập quán cư trú của côn trùng, những nơi côn trùng hay tập trung gây hại, nơi có nhiều hạt vỡ vụn, lép, vỏ hạt, tàn dư thực vật, nơi có màu, mùi và hình dạng khối hạt khác thường… Chú ý lựa chọn cỡ rây phù hợp với kích cỡ hạt để sàng và thu thập côn trùng. Thu thập côn trùng bay, bò trên và xung quanh đống hạt, trên bao bì, phương tiện chúa đựng và đồ chèn lót. Những hạt bị côn trùng gây hại bên trong và những bệnh thứ cấp phát sinh trong hạt. Những bệnh truyền qua hạt giống.
2.1.2.4. Phân tích giám định trong phòng thí nghiệm
Các mẫu hạt, sinh vật thu thập trong quá trình kiểm tra được đưa về phòng thí nghiệm để phân tích giám định.
- Phân tích các nhóm côn trùng, nhện, cỏ dại trước, sau đó đến tuyến trùng, nấm bệnh, vi khuẩn, phytoplasma, virus, viroid.
- Tách, phân lập hoặc chẩn đoán các sinh vật gây hại hạt theo các phương pháp chuyên dùng, đặc trưng phù hợp với từng loài sinh vật gây hại.
- Sinh vật gây hại thu được trong quá trình kiểm tra sơ bộ, kiểm tra chi tiết được giám định chủ yếu bằng phương pháp so sánh hình thái kết hợp với triệu chứng hạt bị hại. Trong trường hợp cần thiết thì giám định bằng phương pháp liên kết men (ELISA), phản ứng khuếch đại gen (PCR) hoặc các phương pháp khác.
- Trường hợp không giám định được phải chuyển cả mẫu vật và sinh vật gây hại về cơ quan cấp trên theo qui định.
2.1.3. Kết luận
Trên cơ sở kết quả kiểm tra và phân tích giám định mẫu trong phòng thí nghiệm, tổng hợp thành phần dịch hại để kết luận lô hạt:
- Bị nhiễm dịch hại thuộc Danh mục dịch hại KDTV của Việt Nam hoặc những sinh vật gây hại lạ.
- Bị nhiễm dịch hại thuộc Danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV.
- Bị nhiễm dịch hại thông thường .
- Không bị nhiễm dịch hại.
- Xử lý đối với lô hạt:
Trường hợp lô hạt bị nhiễm dịch hại thuộc Danh mục dịch hại KDTV của Việt Nam, những sinh vật gây hại lạ hoặc dịch hại thuộc Danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV thì cơ quan KDTV xem xét, quyết định biện pháp xử lý và giám sát thực hiện biện pháp xử lý theo qui định.
Trường hợp việc xử lý không thể thực hiện được trong điều kiện Việt Nam hoặc xử lý không đạt kết quả thì lô hạt không đủ điều kiện nhập khẩu, phải trả lại nơi xuất xứ hoặc tiêu huỷ dưới sự giám sát của cơ quan KDTV.
2.1.4. Cấp giấy chứng nhận KDTV
- Cơ quan KDTV cấp Giấy chứng nhận KDTV nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho những lô hạt đủ điều kiện nhập khẩu.
- Lưu mẫu và chuyển mẫu vật thể theo qui định.
- Gửi thông báo KDTV theo qui định.
2.2. Đối với lô hạt xuất khẩu
2.2.1 Kiểm tra hồ sơ
- Giấy đăng ký KDTV.
- Hợp đồng mua bán, L/C (nếu có).
- Những giấy tờ liên quan khác (nếu có).
-Trường hợp lô hạt đã được KDTV tại nơi gieo trồng hoặc nơi xuất phát trong nội địa thì kiểm tra giấy chứng nhận KDTV của lô hạt.
- Tra cứu thông tin:
+ Qui định KDTV của nước nhập khẩu.
+ Thành phần dịch hại trên cây trồng đó tại nơi gieo trồng.
+ Thành phần dịch hại trong kho, nơi xuất phát của lô hạt trước khi xuất khẩu.
+ Các thông tin liên quan khác.
2.2.2. Kiểm tra lô hạt.
2.2.2.1 Dụng cụ và các trang thiết bị : Như mục 2.1.2.1
2.2.2.2 Kiểm tra sơ bộ
Kiểm tra bên ngoài phương tiện chuyên chở, đồ chèn lót, tàn dư thực vật xung quanh lô hạt để thu thập dịch hại. Chú ý những vị trí có nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thuận lợi cho dịch hại cư trú.
2.2.2.3 Kiểm tra chi tiết
Kiểm tra bên trong: Quan sát, lấy mẫu khi lô hạt đã được định hình (khối lượng và ký mã hiệu đã được xác định) tại nơi bảo quản tập trung, tại các kho bãi tập kết hoặc phương tiện chuyên chở trước khi xuất khẩu.
Việc lấy mẫu được thực hiện theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731- 89.
2.2.2.4 Phân tích giám định trong phòng thí nghiệm: Như mục 2.1.2.4
2.2.2.5 Kết luận
Trên cơ sở kết quả kiểm tra và phân tích giám định trong phòng thí nghiệm, tổng hợp thành phần dịch hại của lô hạt để kết luận lô hạt:
- Bị nhiễm dịch hại kiểm dịch thực vật thuộc Danh mục dịch hại KDTV của nước nhập khẩu hoặc vi phạm hợp đồng buôn bán, L/C.
- Bị nhiễm dịch hại thông thường.
- Không bị nhiễm dịch hại.
- Xử lý đối với lô hạt:
Trường hợp lô hạt đã được chỉ định biện pháp xử lý theo yêu cầu của nước nhập khẩu hay hợp đồng buôn bán thì áp dụng và giám sát biện pháp xử lý đó.
Trường hợp lô hạt bị nhiễm dịch hại kiểm dịch thực vật thuộc Danh mục dịch hại KDTV của nước nhập khẩu hoặc vi phạm hợp đồng buôn bán, L/C mà có biện pháp xử lý thì cơ quan KDTV quyết định, giám sát biện pháp xử lý.
Trường hợp không có biện pháp xử lý hoặc xử lý không đạt kết quả thì lô hạt không đủ điều kiện xuất khẩu,
2.2.4. Cấp giấy chứng nhận KDTV
- Cơ quan KDTV cấp Giấy chứng nhận KDTV cho lô hạt đủ điều kiện xuất khẩu theo qui định.
- Đối với những lô hạt đã được KDTV tại cơ sở, xử lý bằng biện pháp thích hợp thì hoàn tất thủ tục tại cửa khẩu xuất.
- Lưu mẫu và chuyển mẫu vật thể theo quy định.
- Giám sát lô hàng cho đến khi vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
2.3. Đối với các lô hạt quá cảnh
2.3.1. Kiểm tra hồ sơ
- Giấy đăng ký kiểm dịch.
- Giấy chứng nhận KDTV do cơ quan KDTV có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc giấy xác nhận có giá trị tương đương.
- Giấy phép KDTV nhập khẩu đối với thực vật, sản phẩm thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
- Những giấy tờ liên quan khác (nếu có).
2.3.2 Kiểm tra
Kiểm tra phương tiện vận chuyển và bên ngoài lô hạt.
2.3.3. Kết luận
Trên cơ sở kết quả kiểm tra phương tiện và bên ngoài để kết luận lô hạt:
- Không bị nhiễm sinh vật gây hại và đóng gói theo đúng qui cách hàng hoá bảo đảm không để lây lan sinh vật gây hại trong quá trình vận chuyển.
- Đóng gói không đúng qui định về KDTV.
- Phát hiện sự lây nhiễm của sinh vật gây hại.
- Xử lý đối với lô hạt:
Trường hợp lô hạt có phát hiện sự lây nhiễm của sinh vật gây hại, đóng gói không đúng qui định về KDTV hoặc không có Giấy chứng nhận KDTV của nước xuất xứ thì cơ quan KDTV đình chỉ vận chuyển để kiểm tra. Việc kiểm tra được thực hiện như đối với hàng nhập khẩu.
Trường hợp đóng gói không đúng qui định phải đóng gói lại dưới sự giám sát của cơ quan kiểm dịch thực vật.
Trường hợp việc xử lý không thể thực hiện được trong điều kiện Việt Nam hoặc xử lý không đạt kết quả thì lô hạt không đủ điều kiện quá cảnh, phải trả lại nơi xuất xứ hoặc tái xuất.
2.3.4. Cấp giấy chứng nhận KDTV
- Cơ quan KDTV cấp Giấy chứng nhận KDTV nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô hạt đủ điều kiện quá cảnh theo qui định.
- Giám sát lô hạt cho đến khi vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
2.3.5. Lưu giữ hồ sơ Theo qui định.
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Đối với lô hạt nhập khẩu
- Các lô hạt giống nhập khẩu phải có Giấy phép KDTV nhập khẩu và thực hiện đầy đủ các biện pháp KDTV qui định trong Giấy phép.
- Tất cả các lô hạt nhập khẩu đều phải thực hiện thủ tục KDTV tại cửa khẩu đầu tiên.
- Thủ tục Hải quan chỉ hoàn tất khi đã làm đầy đủ thủ tục KDTV.
3.2. Đối với lô hạt xuất khẩu
- Đáp ứng đầy đủ yêu cầu về KDTV của nước nhập khẩu.
- Tuỳ điều kiện cụ thể việc KDTV được tiến hành tại cơ sở sản xuất.
3.3. Đối với các lô hạt quá cảnh
- Thủ tục KDTV được thực hiện tại cửa khẩu nhập và cửa khẩu xuất.