Quy chuẩn QCVN 01-20:2010/BNNPTNT Xây dựng danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh
Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-20:2010/BNNPTNT
Số hiệu: | QCVN 01-20:2010/BNNPTNT |
Loại văn bản: | Quy chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày ban hành: | 27/04/2010 |
Hiệu lực: | |
Người ký: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-20:2010/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
QCVN 01-20:2010/BNNPTNT
VỀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG DANH MỤC DỊCH HẠI THUỘC DIỆN ĐIỀU CHỈNH
National technical regulation
on procedure for developing the list of regulated pests
Lời nói đầu
- QCVN 01-20 : 2010/BNNPTNT được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu đồng bộ và làm căn cứ áp dụng thống nhất trong hệ thống kiểm dịch thực vật
- QCVN 01-20 : 2010/BNNPTNT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm dịch thực vật biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 26/2010/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 4 năm 2010.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG DANH MỤC DỊCH HẠI HẠI THUỘC DIỆN ĐIỀU CHỈNH
National technical regulation
on procedure for developing the list of regulated pests
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này qui định các bước xây dựng danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh trên vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động kiểm dịch thực vật (viết tắt là KDTV) trên phạm vi toàn quốc.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Sinh vật gây hại (Dịch hại)
Là bất cứ loài, chủng hoặc dạng sinh học thực vật, động vật hoặc vi sinh vật nào gây hại cho thực vật hoặc sản phẩm thực vật, bao gồm: côn trùng, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, vi rút, phytophasma, cỏ dại, chuột và các sinh vật khác gây hại tài nguyên thực vật (dưới đây được gọi tắt là dịch hại).
1.3.2. Dịch hại thuộc diện điều chỉnh (Regulated pest- RP)
Bao gồm dịch hại kiểm dịch thực vật và dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật
1.3.3. Dịch hại KDTV (Đối tượng KDTV- Quarantine Pest, QP)
Là loài dịch hại có nguy cơ gây hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp và phải được kiểm soát chính thức.
1.3.4. Dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV (Regulated Non - Quarantine Pest, RNQP)
Là loài dịch hại mà sự có mặt của chúng đối với thực vật dùng để gieo trồng sẽ gây ra tác động kinh tế không thể chấp nhận được và phải kiểm soát trong lãnh thổ của nước nhập khẩu.
1.3.5. Phân tích nguy cơ dịch hại
Là quá trình đánh giá bằng chứng sinh học hoặc khoa học, kinh tế để xác định loài dịch hại cần được điều chỉnh và tăng cường các biện pháp kiểm dịch thực vật chống lại nó.
1.3.6. Thực vật
Là cây và bộ phận của cây còn sống, kể cả hạt giống và sinh chất có khả năng làm giống
1.3.7. Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (Dưới đây gọi tắt là vật thể) Gồm thực vật, sản phẩm thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc những vật thể khác có khả năng mang dịch hại thuộc diện điều chỉnh
1.3.8. Đánh giá nguy cơ dịch hại (đối với dịch hại KDTV)
Đánh giá khả năng du nhập và lan rộng của một loài dịch hại và những hậu quả kinh tế tiềm ẩn liên quan.
1.3.9. Đánh giá nguy cơ dịch hại (đối với dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV)
Là việc đánh giá khả năng một loài dịch hại trên thực vật dùng để gieo trồng ảnh hưởng đến mục đích sử dụng thực vật đó với tác động kinh tế không thể chấp nhận được.
1.3.10. Phổ ký chủ
Các loại thực vật có khả năng duy trì một loại dịch hại cụ thể hoặc sinh vật khác ở điều kiện tự nhiên
II. YÊU CẦU KỸ THUẬT
Thiết lập danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh bao gồm danh mục dịch hại KDTV và danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV với những căn cứ khoa học, chứng minh kỹ thuật phù hợp.
Danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh được xây dựng theo các tiêu chí sau:
- Trên từng loại vật thể
- Phải dựa vào các bằng chứng khoa học, những thông tin sẵn có (các báo cáo khoa học, báo cáo điều tra dịch hại, các nhà nghiên cứu, trường đại học, Viện nghiên cứu, danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh của các nước...); kết quả điều tra thực tế, ngăn chặn phát hiện dịch hại tại cửa khẩu...
- Các biện pháp KDTV đang áp dụng
III. XÂY DỰNG DANH MỤC DỊCH HẠI THUỘC DIỆN ĐIỀU CHỈNH
3.1. Bước 1. Xác định vật thể
- Căn cứ vào danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật hiện hành của Việt Nam, tiến hành xác định vật thể cần xây dựng danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh.
- Tập trung vào những vật thể có nguy cơ dịch hại cao, có xuất xứ mới...
- Sự bùng phát dịch hại trên vật thể ở Việt Nam và/hoặc trên thế giới, đe dọa nghiêm trọng an ninh lương thực, kinh tế, môi trường đối với cộng đồng.
3.2. Bước 2. Tổng hợp thông tin và phân cấp dịch hại
Trên cơ sở những nguồn thông tin sẵn có tiến hành liệt kê toàn bộ dịch hại (bao gồm thành phần dịch hại ở Việt Nam và trên thế giới) liên quan đến vật thể đã xác định (Bảng 1). Đối với dịch hại nêu rõ Tên ngành, bộ, họ, tên khoa học của dịch hại được xếp theo vần a,b, c...Thứ tự ngành côn trùng trước, sau đó đến nấm bệnh - tuyến trùng - cỏ dại - vi khuẩn-virus.
Bảng 1. Danh mục dịch hại trên vật thể
TT | Dịch hại | Phân bố | Bộ phận bị hại | Tài liệu tham khảo |
Ngành | ||||
Bộ | ||||
Họ | ||||
Tên khoa học của dịch hại |
- Phân cấp dịch hại trong bảng 1 để xác định:
+ Những loài có nguy cơ trở thành dịch hại KDTV (có thể thỏa mãn định nghĩa dịch hại KDTV) để đưa vào danh sách đánh giá nguy cơ dịch hại (Bảng 2)
Bảng 2. Danh mục dịch hại có nguy cơ trở thành dịch hại KDTV trên vật thể
TT | Dịch hại | Bộ phận bị hại | Tài liệu tham khảo |
Ngành | |||
Bộ | |||
Họ | |||
Tên khoa học của dịch hại |
+ Những loài có nguy cơ trở thành dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV (có thể thỏa mãn định nghĩa dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV) để đưa vào danh sách tiếp tục xem xét đánh giá nguy cơ dịch hại (Bảng 3)
Bảng 3. Danh mục dịch hại có nguy cơ trở thành dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV
TT | Dịch hại | Bộ phận bị hại | Tài liệu tham khảo |
Ngành | |||
Bộ | |||
Họ | |||
Tên khoa học của dịch hại |
- Lập bảng cơ sở dữ liệu:
Thông tin đối với mỗi dịch hại liên quan đến vật thể phải đảm bảo đầy đủ nội dung theo bảng sau (Bảng 4):
Bảng 4. Thông tin về dịch hại... (tên khoa học của dịch hại)
TT | Thông tin yêu cầu | Nội dung |
1 | Vị trí phân loại | |
2 | Phổ ký chủ | |
3 | Bộ phận bị hại | |
4 | Phân bố địa lý | |
5 | Đặc điểm sinh học | |
6 | Tài liệu tham khảo |
3.3. Bước 3. Đánh giá nguy cơ dịch hại
3.3.1. Đối với dịch hại kiểm dịch thực vật
Tiến hành đánh giá nguy cơ dịch hại đối với những dịch hại liệt kê trong bảng 2 theo tiêu chuẩn quốc tế số 11 “Phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại KDTV, bao gồm phân tích nguy cơ về môi trường và sinh vật sống biến đổi gen”.
Kết quả đánh giá nguy cơ dịch hại để xác định những dịch hại thỏa mãn định nghĩa dịch hại KDTV đưa vào danh mục dịch hại KDTV trên cây, sản phẩm cây ký chủ đã lựa chọn. (Bảng 5)
Bảng 5. Danh mục dịch hại KDTV trên vật thể
TT | Dịch hại KDTV nhóm 1 | Dịch hại KDTV nhóm 2 | ||
Tên khoa học | Tên tiếng Việt | Tên khoa học | Tên tiếng Việt | |
1 | ||||
2 | ||||
... |
3.3.2. Đối với RNQP
Tiến hành đánh giá nguy cơ dịch hại đối với những dịch hại liệt kê trong bảng 3 theo tiêu chuẩn quốc tế số 21 “ Phân tích nguy cơ dịch hại đối với dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại kiểm dịch thực vật” để xác định những dịch hại thỏa mãn định nghĩa RNQP đưa vào danh mục RNQP trên từng loại vật thể. (Bảng 6)
Bảng 6. Danh mục RNQP trên vật thể
TT | Dịch hại | |
Tên khoa học | Tên tiếng Việt | |
3.4. Bước 4. Tổng hợp kết quả, ban hành danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam.
- Tổng hợp, dự thảo danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh trên cơ sở danh mục dịch hại KDTV và danh mục RNQP đã được xác định ở đối với loại cây chủ, giống cây chủ đã lựa chọn.
Tham khảo ý kiến chuyên gia (các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu, trường đại học...) thông qua hội thảo hoặc bằng văn bản góp ý. Hoàn chỉnh danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh chính thức để trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, ban hành.
IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4.1. Cục Bảo vệ thực vật trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh theo quy chuẩn này.
4.2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi, quyền hạn của mình giúp Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiên cứu có liên quan đề xuất danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh tại địa phương.
4.3. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, đôn đốc các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh điều tra phát hiện và xây dựng danh mục dịch hại trên từng loại cây trồng ở địa phương;
b) Tập huấn kỹ thuật về thu thập, phân loại, bảo quản mẫu dịch hại và xây dựng cơ sở dữ liệu về dịch hại cho các Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh;
4.4. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh có trách nhiệm:
a) Trực tiếp thực hiện việc điều tra, thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu về sinh vật gây hại trên từng loại cây trồng ở địa phương;
b) Cung cấp thông tin theo yêu cầu cho Cục Bảo vệ thực vật;
4.5. Cơ quan nghiên cứu có liên quan:
a) Theo dõi tình hình dịch hại trong quá trình hoạt động, nghiên cứu trong phạm vi quyền hạn của đơn vị; thông tin kịp thời cho Cục Bảo vệ thực vật khi phát hiện sự bất thường của dịch hại, có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia, sức khỏe cộng đồng và môi trường; đề xuất những dịch hại cần đưa vào danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh;
b) Trao đổi, cung cấp các thông tin có liên quan đến dịch hại khi Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu.
4.6. Chủ vật thể có trách nhiệm:
a) Thường xuyên theo dõi tình hình dịch hại trên cây trồng và sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho; khi phát hiện sự bất thường của dịch hại báo cáo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật gần nhất để có biện pháp xử lý;
b) Cung cấp các thông tin có liên quan đến vật thể, dịch hại khi cơ quan Bảo vệ và kiểm dịch thực vật yêu cầu.
4.7. Trao đổi thông tin
Việc trao đổi, công bố thông tin liên quan về các danh mục dịch hại và quá trình xây dựng danh mục dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt Nam với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phải do Cục Bảo vệ thực vật trực tiếp thực hiện với tư cách là Tổ chức Bảo vệ thực vật quốc gia của Việt Nam, thành viên của Công ước quốc tế về Bảo vệ thực vật.
PHỤ LỤC 1.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH XÂY DỰNG DANH MỤC DỊCH HẠI THUỘC DIỆN ĐIỀU CHỈNH
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây