Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quy chuẩn QCVN 01-111:2012/BNNPTNT Điều tra giám sát, xử lý rệp sáp hại giống cây trồng nhập khẩu
- Thuộc tính
- Nội dung
- Quy chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-111:2012/BNNPTNT
Số hiệu: | QCVN 01-111:2012/BNNPTNT | Loại văn bản: | Quy chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày ban hành: | 14/12/2012 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-111:2012/BNNPTNT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QCVN 01-111:2012/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ QUY TRÌNH ĐIỀU TRA GIÁM SÁT RỆP SÁP HẠI GIỐNG CÂY TRỒNG NHẬP KHẨU VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
National technical regulations on procedure for surveillance, monitoring and treatment of scale insects associated with imported plant varieties
Lời nói đầu
QCVN 01 - 111 : 2012/BNNPTNT do Ban Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy trình điều tra giám sát rệp sáp hại giống cây trồng nhập khẩu và biện pháp xử lý biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 12 năm 2012.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ QUY TRÌNH ĐIỀU TRA GIÁM SÁT RỆP SÁP HẠI GIỐNG CÂY TRỒNG NHẬP KHẨU VÀ BIỆN PHÁPXỬ LÝ
National technical regulations on procedure for surveillance, monitoring and treatment of scale insects associated with imported plant varieties
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định trình tự điều tra, giám sát rệp sáp hại trên giống cây trồng nhập khẩu trong khu cách ly kiểm dịch thực vật (KDTV) và biện pháp xử lý chúng trong phạm vi cả nước.
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác điều tra, giám sát rệp sáp hại trên giống cây trồng nhập khẩu trong khu cách ly KDVT và biện pháp xử lý trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
1.3.1 Côn trùng
Là động vật không xương sống thuộc ngành chân đốt, cơ thể pha trưởng thành gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Ngực mang 3 đôi chân.
1.3.2 Rệp sáp
Là loài côn trùng thuộc một trong 4 họ: Coccidae; Diaspididae; Margarodidae; Pseudococcididae thuộc tổng họ Cocctidae, bộ Homoptera.
1.3.3. Giống cây trồng nhập khẩu
Bao gồm hạt, cây, cành, hom, chồi ghép, mắt ghép và các bộ phận khác của cây được nhập khẩu để gieo trồng hoặc nhân giống.
1.3.4. Khu cách ly kiểm dịch thực vật
Là nơi gieo trồng thực vật, bảo quản sản phẩm thực vật được cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài trong thời gian kiểm dịch.
1.3.5. Dịch hại kiểm dịch thực vật (đối tượng KDTV)
Là loài sinh vật gây hại có nguy cơ gây tác hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa có mặt hoặc có mặt với phân bố hẹp và được kiểm soát chính thức.
1.3.6. Điều tra
Là việc thực hiện một quy trình chuẩn trong một thời gian cụ thể để xác định đặc điểm của quần thể dịch hại hoặc sự có mặt của loài dịch hại trong một vùng.
1.3.7. Giám sát
Là một quá trình mang tính chất pháp lý để thu thập, ghi nhận dữ liệu về sự xuất hiện hoặc không xuất hiện dịch hại thông qua điều tra, theo dõi, hoặc các quy trình khác.
1.3.8. Phân tích giám định
Là sự kiểm tra chính thức không chỉ bằng mắt để xác định sự có mặt của dịch hại hoặc giám định loài dịch hại đó.
1.3.9. Xử lý
Là việc thực hiện quy trình chính thức cho việc diệt trừ, làm mất hoạt tính hoặc loại bỏ dịch hại hoặc làm cho dịch hại mất khả năng sinh sản hoặc thoái hóa.
1.3.11. Liều lượng thuốc xông hơi khử trùng
Là lượng thuốc xông hơi hoặc lượng hoạt chất hơi độc sử dụng cho 01 đơn vị trọng lượng vật thể khử trùng hoặc đơn vị thể tích của không gian khử trùng.
Đơn vị tính: gam thuốc thương phẩm hay hoạt chất/tấn hoặc gam thuốc thương phẩm hay hoạt chất/m3.
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Ghi chép thông tin liên quan đến mẫu giống cây trồng nhập nội
Khi nhận mẫu giống cây trồng, phải ghi chép thông tin dưới đây liên quan mẫu giống cây trồng nhập khẩu vào sổ lưu:
- Tổ chức/cá nhân nhập khẩu.:
- Ngày nhập khẩu:
- Tên giống (tên khoa học và tên tiếng Việt (nếu có)):
- Xuất xứ:
- Khối lượng và số lượng lô hàng:
- Cửa khẩu nhập:
- Thành phần loài sinh vật gây hại đã phát hiện được trên lô giống tại cửa khẩu nhập:
- Địa điểm dự kiến gieo trồng (xã, huyện, tỉnh):
2.2. Phương pháp điều tra phát hiện, giám định
2.2.1. Dụng cụ, trang thiết bị, hóa chất phục vụ làm tiêu bản và giám định
Túi nilon, kéo, giấy dán nhãn, kim côn trùng, ống nghiệm kích thước 8 x 10, cốc đong 50ml; 100ml, đĩa petri Φ = 6, lam, la men, đèn cồn, bút lông.. Cồn 700, cồn tuyệt đối, axít fuchsine, axít acetic, nước cất, Lactophenol, dung dịch NaOH hoặc KOH 10%; glyxerin, keo Canada, sơn móng tay,…
Kính lúp soi nổi độ phóng đại từ 40 -70 lần, kính hiển vi độ phóng đại 10 x 10, 10 x 40, 10 x 100; máy sấy lam hoặc bếp gia nhiệt.
2.2.2. Phương pháp điều tra phát hiện
Đối với hạt giống, củ giống, cây cành mắt ghép, vật liệu nhân giống nhập khẩu trước gieo trồng: Tiến hành điều tra, lấy mẫu theo: TCVN 4731: 2010 “Kiểm dịch thực vật - Phương pháp lấy mẫu”; QCVN 01-21: 2010/BNNPTNT “Phương pháp kiểm tra củ, quả xuất, nhập khẩu và quá cảnh”; QCVN 01-22: 2010/BNNPTNT “Phương pháp kiểm tra cây xuất, nhập khẩu và quá cảnh”; QCVN 01-23: 2010/BNNPTNT. “Phương pháp kiểm tra các loại hạt xuất, nhập khẩu và quá cảnh”.
Đối với giống cây trồng gieo trồng trong khu cách ly KDTV tiến hành điều tra, lấy mẫu theo phương pháp của tiêu chuẩn ngành 10 TCN 224-2003 “Quy định về công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng”.
2.2.3. Thu mẫu, bảo quản
- Thu mẫu và bảo quản khô: cắt phần thực vật bị hại có mang theo rệp sáp để trên bông trong phong bì giấy, lưu giữ mẫu ở độ ẩm không khí dưới 70% hoặc trong tủ lạnh.
- Thu mẫu và bảo quản ướt: cắt phần thực vật bị hại có mang theo rệp sáp hoặc chỉ tách riêng rệp sáp ra rồi ngâm trong cồn 700.
2.2.4. Phương pháp làm tiêu bản
2.2.4.1 Rệp sáp thuộc họ Pseudococcidae
- Dùng kim côn trùng tách rệp khỏi cây, bảo quản trong cồn 700 trong thời gian 2-3 ngày
- Rửa sạch bằng nước cất, dùng kim côn trùng làm thủng một lỗ ở phía mặt lưng.
- Chuyển mẫu sang ngâm trong dung dịch NaOH hoặc KOH 10% trong thời gian từ 12 -24 giờ, sau đó để mẫu trong tủ ấm nhiệt độ 45 -500C thời gian 8 -10 giờ để làm sạch dịch trong cơ thể.
- Rửa sạch mẫu 2 – 3 lần bằng nước cất, mỗi lần 15 - 20 phút.
- Rửa sạch mẫu bằng cồn 750 từ 1 đến 2 lần,mỗi lần 15 - 20 phút.
- Rửa sạch mẫu bằng cồn 950.
- Nhuộm mẫu bằng Axit Fuchine bão hòa trong cồn 960 thời gian từ 2 - 24 giờ (tùy theo loài rệp).
- Rửa sạch mẫu bằng cồn 750 từ 1 - 2 lần, mỗi lần 15 - 20 phút.
- Ngâm trong cồn 960 trong 15 -20 phút.
- Vớt mẫu ra và đặt vào giọt Glycerin hoặc giọt Lactophenol trên lam kính, để 2 - 3 giờ, đậy lamen. Đặt tiêu bản đã cố định lên máy sấy lam hoặc bếp gia nhiệt ở nhiệt độ 35oC trong 1 - 2 ngày để không còn bọt khí.
- Cố định tiêu bản bằng keo Canada hoặc keo sơn móng tay.
- Mỗi mẫu phải có hai nhãn dán kèm, nhãn 1 ghi tên ký chủ, ngày thu mẫu, người thu mẫu, nhãn 2 ghi tên khoa học, giới tính của mẫu.
2.2.4.2 Rệp sáp thuộc họ Diaspididae
Tiêu bản mẫu giám định chỉ được làm đối với rệp sáp cái trưởng thành theo phương pháp như sau:
- Dùng kim côn trùng tách rệp khỏi cây, vảy.
- Dùng kim côn trùng làm thủng một lỗ ở phía đầu cơ thể rệp để tiêu bản không bị vỡ.
- Cho rệp sáp vào dung dịch axit acetic; dung dịch NaOH hoặc KOH 10%. Đun cách thủy đến khi nào rệp trong, sạch.
- Rửa sạch mẫu bằng nước cất.
- Ngâm mẫu trong cồn 700 trong 10 -20 phút.
- Nhuộm mẫu bằng axit fuchine bão hòa trong cồn 960 trong 2 giờ.
- Ngâm trong cồn 960 trong 10 -15 phút.
- Vớt mẫu ra và đặt vào giọt Glycerin hoặc giọt Lactophenol trên lam kính, để 1 - 2 giờ, đậy lamen . Đặt tiêu bản đã cố định lên máy sấy lam hoặc bếp gia nhiệt ở nhiệt độ 35oC trong 1-2 ngày để không còn bọt khí.
- Cố định tiêu bản bằng keo Canada hoặc keo sơn móng tay.
- Mỗi mẫu phải có hai nhãn dán kèm, nhãn 1 ghi tên ký chủ, ngày thu mẫu, người thu mẫu, nhãn 2 ghi tên khoa học, giới tính của mẫu.
2.2.5 Trình tự giám định
2.2.5.1 Mẫu rệp sáp trưởng thành chưa làm tiêu bản
* Rệp sáp thuộc họ Pseudococcidae
Quan sát trực tiếp mẫu trên kính lúp soi nổi hoặc mẫu tạm thời cho lên lam dưới kính hiển vi quan sát các chỉ tiêu: hình dạng rệp, mầu sắc, số lượng tua xung quanh cơ thể, kích thước.
* Rệp sáp vảy thuộc họ Diaspididae
Quan sát trực tiếp mẫu trên kính lúp soi nổi hoặc mẫu tạm thời cho lên lam dưới kính hiển vi các chỉ tiêu:
- Hình dạng vảy của rệp đực, cái.
- Hình thái, kích thước, bộ phận sinh dục của rệp đực.
- Hình thái, kích thước, phần phụ miệng, lỗ thở, lỗ hậu môn phía cuối bụng (ở mặt lưng), lỗ sinh dục ở cuối bụng (mặt bụng) của rệp cái.
- Các thùy “L”, gai và các tuyến hình trụ, hình đĩa ở phần cuối bụng (pygidium) của rệp cái.
2.2.5.2 Mẫu rệp sáp cái trưởng thành đã cố định
* Rệp sáp thuộc họ Pseudococcidae:
- Quan sát dưới kính hiển vi các chỉ tiêu sau: hình dạng, phụ miệng, râu, chân, đốt bàn chân, các tua xung quanh cơ thể. Đối chiếu với tiêu bản chuẩn hoặc tài liệu định loại để định danh mẫu vật.
* Rệp sáp vảy thuộc họ Diaspididae
- Quan sát dưới kính hiển vi các chỉ tiêu sau: hình dạng, kích thước, râu, phần phụ miệng, lỗ thở, lỗ hậu môn phía cuối bụng (ở mặt lưng), lỗ sinh dục ở cuối bụng (mặt bụng); các thùy “L”, các khe, gai và các tuyến hình trụ, hình đĩa ở phần cuối bụng (pygidium). Đối chiếu với tiêu bản chuẩn hoặc tài liệu định loại để định danh mẫu vật.
2.3 Biện pháp xử lý
2.3.1. Biện pháp thủ công
- Thu dọn cỏ dại ở trong và xung quanh khu cách ly.
- Vệ sinh hệ thống rãnh nước bao xung quanh khu cách ly, đảm bảo đủ mức nước cho yêu cầu cách ly.
- Vệ sinh khu vực cách ly, chậu vại và dàn để chậu trồng cây thường xuyên.
- Thu dọn những lá cây gần mặt đất, lá khô héo ở phía dưới, tỉa cành; ngắt bỏ những bộ phận nhiễm rệp sáp với mật độ cao.
- Dùng tay di nhẹ trên mặt lá, thân, cành ở những vị trí phát hiện thấy rệp sáp mật độ thấp để giết rệp.
- Sử dụng tia nước mạnh phun tưới mặt trên và mặt dưới lá, thân, cành có thể rửa trôi được rệp con mới nở.
2.3.2 Biện pháp hóa học
2.3.2.1. Phun thuốc hoá học BVTV (nội hấp, thấm sâu)
- Thuốc trừ sâu dùng để phòng trừ rệp sáp haị được sử dung theo đúng nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Lượng nước thuốc dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc.
- Phun ướt đều cả hai mặt của lá, thân, cành, xung quanh giàn trồng cây, giá thể, mặt ngoài chậu. Nên phun thuốc vào buổi sáng mát hoặc chiều tối, không phun thuốc vào lúc thời tiết quá nắng, nóng và lúc lá còn ướt.
- Thuốc trừ rệp sáp hại được xử lý 1 đến 2 lần. Lần thứ nhất được xử lý khi rệp sáp bắt đầu xuất hiện và gây hại, lần sau (nếu có) phụ thuộc vào diễn biến của rệp sáp trong khu cách ly.
- Đánh giá hiệu lực trừ rệp sáp của thuốc BVTV sau xử lý.
- Nghiệm thu kết quả xử lý rệp sáp.
2.3.2.2. Xông hơi khử trùng bằng methyl bromide thuần
- Xông hơi khử trùng bằng methyl bromide thuần (nếu cần) thực hiện theo QCVN 01-19 : 2010/BNNPTNT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình kỹ thuật về xông hơi khử trùng”.
- Liều lượng thuốc khử trùng
48 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 11 -15 0C
40 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 16 - 20 0C
32 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 21 - 25 0C
24 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 26 - 300C
16 g/m3 trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 31 - 36 0C
- Đánh giá hiệu quả trừ rệp sáp sau xông hơi khử trùng.
- Nghiệm thu kết quả xông hơi khử trùng.
2.4 Báo cáo kết quả điều tra giám sát (phụ lục 1)
- Thành phần rệp sáp gây hại phát hiện trước gieo trồng.
- Thành phần rệp sáp gây hại phát hiện sau gieo trồng.
- Rệp sáp gây hại thuộc đối tượng KDTV nhóm I của Việt Nam (nếu có).
- Trong quá trình điều tra giám sát nếu phát hiện thấy rệp sáp vẩy ốc đen (Diaspidiotus perniciosus (Comstock)) là đối tượng KDTV nhóm I của Việt Nam, việc thẩm định kết quả và báo cáo tuân theo QCVN 01-18 : 2010/BNNPTNT “Quy chuẩn quốc gia về quy trình giám định rệp vẩy ốc đen Diaspidiotus perniciosus (Comstock) là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam”
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này đối với Hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra giám sát rệp sáp hại giống cây trồng nhập khẩu và biện pháp xử lý.
PHỤ LỤC 1.
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số ...... / KDTV - ... |
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA GIÁM SÁT RỆP SÁP HẠI TRÊN GIỐNG CÂY NHẬP KHẨU TRONG KHU CÁCH LY KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Tên của Tổ chức/ cá nhân nhập khẩu:
(Địa chỉ, số điện thoại, fax)
Thông báo số:
Nhập khẩu từ:
Cửa khẩu đến (đơn vị gửi mẫu) :
Khối lượng mẫu gửi:
Số lượng mẫu gửi:
Bảng báo cáo kết quả điều tra giám sát sau gieo trồng
Tên cán bộ của Cơ quan kiểm dịch theo dõi và kiểm tra: |
Tên giống gieo trồng: |
Ngày gieo trồng: |
Số lượng mẫu gieo trồng: |
Phương pháp điều tra theo dõi: |
Số lượng mẫu điều tra: |
Số lượng mẫu bị nhiễm: |
Tên dịch hại, mật độ: |
Tên dịch hại kiểm dịch thực vật, mật độ: |
Kết luận:
|
Thủ trưởng cơ quan kiểm dịch thực vật (Ký tên, đóng dấu) |