Quy chuẩn QCVN 01-101:2012/BNNPTNT Kiểm định ong mật giống

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-101:2012/BNNPTNT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-101:2012/BNNPTNT Khảo nghiệm, kiểm định ong mật giống
Số hiệu:QCVN 01-101:2012/BNNPTNTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônLĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:15/08/2012Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-101:2012/BNNPTNT

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 01-101:2012/BNNPTNT

VỀ KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH ONG MẬT GIỐNG

National technical regulation

on honeybee breeds testing and appraising procedures

Lời nói đầu

QCVN 01 - 101: 2012/BNNPTNT do Cục Chăn nuôi biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, và được ban hành theo Thông tư số 41/2012/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ KHẢO NGHIỆM, KIỂM ĐỊNH ONG MẬT GIỐNG

National technical regulation

on honeybees breeds testing and appraising procedures

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định về khảo nghiệm, kiểm định ong mật giống.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khảo nghiệm, kiểm định ong mật giống trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ và các ký hiệu viết tắt

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khảo nghiệm ong mật giống là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng giống của ong mật giống mới nhập khẩu lần đầu hoặc ong mật giống mới được tạo ra trong nước trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định ưu thế, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất và chất lượng của giống ong mật đó.

1.3.2. Kiểm định ong mật giống là việc kiểm tra, đánh giá lại năng suất, chất lượng của ong mật giống sau khi đưa ra sản xuất.

1.3.3. Các ký hiệu viết tắt

TT

Ký hiệu viết tắt

Diễn giải

1

PCT

Khối lượng một ong chúa tơ

2

PLCT

Khối lượng lồng nhốt chúa có chúa tơ

3

P

Khối lượng một ong chúa đẻ

4

PLCĐ

Khối lượng lồng nhốt chúa có chúa đẻ

5

PL

Khối lượng lồng chúa không có chúa

6

ST

Sức đẻ trứng của ong chúa

7

SON

Tổng số ô nhộng vít nắp /đàn

8

D

Tổng số ngày nhộng trong tổ vít nắp (D=11 đối với ong nội, D=12 đối với ong ngoại)

9

PĐ

Số kg mật/đàn ong/lần quay

10

P1

Khối lượng thùng ong trước khi quay mật

11

P2

Khối lượng thùng ong sau khi quay mật

12

C

Tỷ lệ cận huyết của đàn ong

13

n

Số lỗ tổ không có ấu trùng

14

N

Số lỗ tổ có trứng được đánh dấu

15

TĐ

Thế đàn ong tính bằng cầu/đàn

16

TĐN

Tổng số cầu/đàn của tất cả các lần kiểm tra

17

N1

Số lần kiểm tra

18

H

Hệ số nhân đàn ong

19

Sđ

Số lượng đàn ong đầu kỳ

20

Sc

Số lượng đàn ong cuối kỳ

21

TTB

Phần trăm số đàn nhiễm bệnh ấu trùng sau mỗi lần kiểm tra

22

NB

Số lượng đàn nhiễm bệnh sau mỗi lần kiểm tra

23

TTv

Phần trăm số đàn nhiễm ký sinh sau mỗi lần kiểm tra

24

Nv

Số lượng đàn nhiễm ký sinh sau mỗi lần kiểm tra

25

N2

Tổng số đàn kiểm tra

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Quy định lấy mẫu

2.1.1. Số lượng ong chúa:

+ Ong mật giống mới nhập khẩu lần đầu:

- Không quá 30 ong chúa: khảo nghiệm, kiểm định tất cả

- Trên 30 ong chúa: khảo nghiệm 30 ong chúa.

+ Ong mật giống mới được tạo ra trong nước: 30 ong chúa

2.1.2. Số lượng đàn ong:

+ Ong mật giống mới nhập khẩu lần đầu:

- Không quá 30 ong chúa: khảo nghiệm, kiểm định tất cả các đàn

- Trên 30 ong chúa: khảo nghiệm 30 đàn ong.

+ Ong mật giống mới được tạo ra trong nước: 30 đàn ong.

2.2. Địa điểm khảo nghiệm, kiểm định

Tại cơ sở đã đăng ký hoạt động khảo nghiệm, kiểm định ong mật giống với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.

2.3. Chăm sóc, nuôi dưỡng

Tuân thủ theo đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của đơn vị cung cấp ong mật giống đã công bố.

2.4. Các chỉ tiêu kỹ thuật khảo nghiệm, kiểm định ong mật giống (khi khảo nghiệm cần theo dõi tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật nhưng kiểm định chỉ theo dõi những chỉ tiêu kỹ thuật được yêu cầu).

2.4.1. Ong mật giống ngoại (Apis mellifera)

TT

Chỉ tiêu kỹ thuật

Đơn vị tính

I.

Đối với ong chúa

1

Khối lượng ong chúa tơ

mg

2

Khối lượng ong chúa đẻ

mg

3

Sức đẻ trứng của ong chúa/ngày đêm

Nhộng

II.

Đối với đàn ong

4

Năng suất mật /năm

Kg/đàn/năm

5

Tỷ lệ cận huyết

%

6

Thế đàn ong

Cầu/đàn

7

Hệ số nhân đàn

8

Tỷ lệ nhiễm bệnh ấu trùng túi (Morator aetatulas)

%

9

Tỷ lệ nhiễm bệnh thối ấu trùng châu Âu (Melissococcus plutonius)

%

10

Tỷ lệ nhiễm ký sinh chí lớn (Varroa. destructor)

%

11

Tỷ lệ nhiễm ký sinh chí nhỏ(Tropilaelaps mercedesae)

%

2.4.2. Ong mật giống nội (Apis cerana)

TT

Chỉ tiêu kỹ thuật

Đơn vị tính

I.

Đối với ong chúa

1

Khối lượng ong chúa tơ

mg

2

Khối lượng ong chúa đẻ

mg

3

Sức đẻ trứng của ong chúa/ngày đêm

Nhộng

II.

Đối với đàn ong

4

Năng suất mật /năm

Kg/đàn/năm

5

Tỷ lệ cận huyết

%

6

Thế đàn ong

Cầu/đàn

7

Hệ số nhân đàn

8

Tỷ lệ nhiễm bệnh ấu trùng túi (Morator aetatulas)

%

9

Tỷ lệ nhiễm bệnh thối ấu trùng châu Âu (Melissococcus plutonius)

%

2.5. Thời gian khảo nghiệm, kiểm định

2.5.1. Thời gian khảo nghiệm

- Đối với ong mật giống ngoại (Apis mellifera): Từ thời điểm giới thiệu thành công ong chúa được 2 tháng đến khi theo dõi hết các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại mục 2.4.1 của Quy chuẩn này.

- Đối với ong mật giống nội (Apis cerana): Từ thời điểm giới thiệu thành công ong chúa được 2 tháng đến khi theo dõi hết các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định tại mục 2.4.2 của Quy chuẩn này.

2.5.2. Thời gian kiểm định

- Đối với ong mật giống ngoại (Apis mellifera): Từ thời điểm giới thiệu thành công ong chúa được 2 tháng đến khi theo dõi xong các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu kiểm định được quy định tại mục 2.4.1 của Quy chuẩn này.

- Đối với ong mật giống nội (Apis cerana): Từ thời điểm giới thiệu thành công ong chúa được 2 tháng đến khi theo dõi xong các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu kiểm định được quy định tại mục 2.4.2 của Quy chuẩn này.

2.6. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật

2.6.1. Khối lượng ong chúa tơ

- Khối lượng ong chúa tơ là khối lượng toàn bộ cơ thể của ong chúa khỏe mạnh, không bị dị tật, vừa mới nở ra từ mũ chúa.

- Số lượng ong chúa tơ dùng để xác định chỉ tiêu này là 10 ong chúa tơ.

- Khối lượng một ong chúa tơ được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01mg. Cân lồng chúa không có chúa tơ. Bắt và nhốt chúa tơ vừa mới nở vào lồng nhốt chúa; cân lồng chúa có ong chúa tơ. Khối lượng một ong chúa  tơ được tính bằng công thức sau:

PCT = PLCT – PL

- Khối lượng ong chúa tơ khảo nghiệm, kiểm định được xác định bằng khối lượng trung bình của tất cả các ong chúa tơ đã cân.

2.6.2. Khối lượng ong chúa đẻ

- Khối lượng ong chúa đẻ là khối lượng toàn bộ cơ thể của ong chúa khỏe mạnh, không bị dị tật, đã đẻ trứng được 1-2 tháng.

- Khối lượng một ong chúa đẻ được cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác 0,01mg. Cân lồng chúa không có chúa đẻ. Bắt và nhốt chúa đẻ được 1-2 tháng vào lồng nhốt chúa; cân lồng chúa có ong chúa đẻ. Khối lượng một ong chúa  đẻ chỉ thực hiện một lần cho mỗi đợt khảo nghiệm, kiểm định và được tính theo công thức:

P = PLCĐ – PL

- Khối lượng ong chúa đẻ khảo nghiệm, kiểm định được xác định bằng khối lượng trung bình của tất cả các ong chúa đẻ đã cân.

2.6.3. Sức đẻ trứng của ong chúa/ngày đêm

- Sức đẻ trứng của ong chúa/ngày đêm là số lượng trứng do ong chúa đẻ ra/ngày đêm và khả năng nuôi ấu trùng của ong thợ từ số lượng trứng đó để phát triển thành nhộng.

- Sức đẻ trứng của ong chúa/ngày đêm được xác định bằng cách đếm số lỗ tổ nhộng trong một đàn ong. Đo chỉ tiêu này vào thời điểm ong chúa đẻ ổn định bằng khung cầu căng dây thép thành các ô vuông. Mỗi ô có kích thước 5 x 5 cm đối với các giống ong ngoại và 4,5 x 4,5 cm đối với  các giống ong nội. Đặt cầu căng dây thép lên mặt các cầu ong, đếm và ước lượng số lượng ô có nhộng vít nắp. Đo định kỳ 21-25 ngày/lần với ong ngoại và 19-23 ngày với ong nội. Sức đẻ trứng một ngày đêm của ong chúa của một đàn sau mỗi lần xác định  được tính bằng công thức sau:

ST = (SON x 100)/D

-  Sức đẻ trứng của ong chúa khảo nghiệm và kiểm định bằng bình quân ST của tất cả các đàn và các lần kiểm tra.

2.6.4. Năng suất mật (kg mật ong/đàn/năm)

- Năng suất mật của đàn ong là tổng số kg mật do đàn ong đó sản xuất ra trong một năm.

- Số kg mật của một đàn ong sau mỗi lần khai thác được xác định bằng cân đồng hồ có độ chính xác 0,05 kg. Cân đàn ong trước và sau khi khai thác mật. Lượng mật thu được từ mỗi đàn ong trong một lần quay được tính theo công thức sau:

PĐ = P1 – P2

- Năng suất mật của đàn ong khảo nghiệm, kiểm định là bằng tổng lượng mật thu được của các lần khai thác trong năm.

2.6.5. Tỷ lệ cận huyết của đàn ong

- Tỷ lệ cận huyết của đàn ong là phần trăm số ấu trùng ong đực lưỡng bội của đàn ong đó.

- Tỷ lệ cận huyết của đàn ong được đo bằng cách đánh dấu. Chọn cầu ong có trứng mới đẻ, dùng giấy bóng kính đặt lên mặt cầu ong. Định vị giấy bong kính và đánh dấu khoảng 100 lỗ tổ có trứng mới đẻ. Bốn ngày sau đặt giấy bóng kính trở lại đúng vị trí đã định vị trên mặt cầu và đếm các lỗ tổ không có ấu trùng trong số các lỗ tổ đã được đánh dấu. Chỉ tiêu này kiểm tra 3 lần trước vụ mật, khi ong chúa mới, đẻ ổn định, đàn ong phát triển, nguồi hoa phong phú, thời tiết thuận lợi. Mỗi lần đo cách nhau 10 ngày. Tỷ lệ cận huyết của đàn ong sau mỗi lần kiểm tra được tính theo công thức sau:

C(%) = (n/N) x 100

- Tỷ lệ cận huyết của đàn ong khảo nghiệm, kiểm định bằng bình quân C(%) của tất cả các đàn và các lần đo.

2.6.6. Thế đàn ong

- Thế đàn của một đàn ong là số lượng cầu ong trong đàn được phủ kín hai mặt bằng ong thợ của chính đàn ong đó. Đơn vị tính là cầu/đàn/năm

 - Kiểm tra thế đàn ong bằng cách đếm số lượng cầu ong phủ kín ong thợ. Chỉ tiêu này được kiểm tra định kỳ 1 tháng/lần. Thế đàn của 1 đàn ong/năm được tính bằng công thức sau:

TĐ = TĐN/ N1

- Thế đàn ong khảo nghiệm, kiểm định được tính bằng bằng bình quân TĐ của tất cả các đàn và các lần kiểm tra.

2.6.7. Hệ số nhân đàn

- Hệ số nhân đàn ong là tỷ số giữa số lượng đàn ong cuối kỳ chia cho số lượng đàn ong đầu kỳ. Một kỳ thường là 12 tháng. Hệ số nhân đàn ong được tính bằng công thức sau:

H = Sđ/Sc

2.6.8. Tỷ lệ nhiễm bệnh ấu trùng túi (Morator aetatulas) và thối ấu trùng châu Âu (Melissococcus plutonius)

- Tỷ lệ nhiễm bệnh ấu trùng túi và thối ấu trùng châu Âu của ong mật là phần trăm số luợng đàn bị nhiễm hai loại bệnh trên, tính bằng %.

- Chỉ tiêu này được xác định hàng tháng dựa vào chẩn đoán lâm sàng đặc trưng cho từng loại bệnh. Bệnh ấu trùng túi xảy ra ở ấu trùng tuổi lớn không được vít nắp với đầu nhọn ở mặt lỗ tổ. Bệnh không có mùi hôi. Bệnh thối ấu trùng châu Âu xảy ra với ấu trùng tuổi nhỏ; đàn bị bệnh có mùi hôi. Tỷ lệ nhiễm bệnh sau mỗi lần kiểm tra được tính theo công thức sau:

TTB (%) = (NB/ N2) x 100

- Tỷ lệ nhiễm bệnh ấu trùng túi (Morator aetatulas) và thối ấu trùng châu Âu (Melissococcus plutonius) của đàn ong khảo nghiệm bằng bình quân TTB của tất cả các lần kiểm tra.

2.6.9. Tỷ lệ nhiễm chí lớn (Varroa destructor) và chí nhỏ (Tropilaelaps mercedesae).

- Tỷ lệ nhiễm chí lớn và chí nhỏ là phần trăm số luợng đàn bị nhiễm hai loại ký sinh trên. Tính bằng %.

- Chỉ tiêu này được thực hiện hàng tháng bằng cách xác định số lượng đàn bị nhiễm từng loại chí. Với chí nhỏ: dùng panh gắp 50-100 nhộng/đàn ong và quan sát sự có mặt của chí trên nhộng ong. Với chí lớn: gạt 50-100 ong thợ/đàn vào lọ có chứa bột đường glucose, lắc đều, đổ vào rây. Quan sát sự có mặt của chí khi rây ong lên đĩa có chứa nước. Tỷ lệ nhiễm ký sinh sau mỗi lần kiểm tra được tính theo công thức sau:

TTv (%) = (Nv/ N2 )  x 100

- Tỷ lệ nhiễm nhiễm chí lớn (Varroa destructor) và chí nhỏ (Tropilaelaps mercedesae) của đàn ong khảo nghiệm, kiểm định bằng bình quân TTv của tất cả các lần kiểm tra.

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Giám sát, xử lý vi phạm

3.1.1. Cục Chăn nuôi, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.1.2. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm phải tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.

3.2. Tổ chức thực hiện

3.2.1. Chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh ong mật giống thuộc đối tượng tại mục 1.2 phải áp dụng Quy chuẩn này.

3.2.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Chăn nuôi phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

3.2.3. Trong trường hợp các quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định nêu tại văn bản mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

3.2.4. Trong trường hợp Việt Nam ký kết hiệp định song phương hoặc đa phương mà có những điều khoản khác với quy định trong Quy chuẩn này thì thực hiện theo điều khoản của hiệp đinh song phương hoặc đa phương đó./.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi