Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND Thái Bình ban hành Quy định về chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu bò thương phẩm
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành: | Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 05/2020/NQ-HĐND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Nguyễn Hồng Diên |
Ngày ban hành: | 24/02/2020 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2020/NQ-HĐND | Thái Bình, ngày 24 tháng 02 năm 2020 |
NGHỊ QUYẾT
Ban hành Quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2020-2025
_______________
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI KỲ HỌP BẤT THƯỜNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;
Xét Tờ trình số 24/TTr-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2020-2025; Báo cáo thẩm tra số 05/BC-HĐND ngày 23 tháng 02 năm 2020 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2020-2025.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI Kỳ họp bất thường thông qua ngày 24 tháng 02 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 05 tháng 3 năm 2020./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
QUY ĐỊNH
CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ THƯƠNG PHẨM THEO CHUỖI LIÊN KẾT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH, GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Kèm theo Nghị quyết số 05/2020/NQ-HĐND ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm mục tiêu phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2020-2025.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ chăn nuôi (bao gồm cả cá nhân, chủ trang trại không phải là tổ chức) thực hiện đầu tư chăn nuôi trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết hoặc tham gia vào chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò thương phẩm trên địa bàn tỉnh.
Khuyến khích hộ chăn nuôi trâu, bò tham gia, thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi trâu, bò theo quy định của pháp luật để tham gia vào chuỗi liên kết.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ chăn nuôi có liên quan trong việc thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo Quy định này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò thương phẩm (sau đây gọi tắt là chuỗi liên kết) là hình thức liên kết, hợp tác trong chăn nuôi trâu, bò thương phẩm giữa doanh nghiệp “hạt nhân” với các đơn vị “vệ tinh” trong hoạt động về lĩnh vực giống, thức ăn chăn nuôi, xử lý môi trường chăn nuôi, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trâu, bò.
2. Doanh nghiệp “hạt nhân” trong chuỗi liên kết là doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng trang trại “lõi” đảm nhiệm các công đoạn mà các tổ chức và hộ chăn nuôi không làm được hoặc làm không hiệu quả như: Cung cấp đàn trâu, bò cái nền đạt chuẩn (nhập bò cái giống, nuôi ổn định và phối giống có chửa được khoảng 02 (hai) tháng thì chuyển cho người chăn nuôi); thu gom, xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp và cung cấp đệm lót sinh học; chuyển giao khoa học công nghệ chăn nuôi; xử lý kịp thời các tình huống trong chăn nuôi đối với các thành phần tham gia liên kết; thu mua lại đệm lót sinh học sau sử dụng; thu mua trâu, bò nuôi vỗ béo theo hợp đồng liên kết.
3. Đơn vị “vệ tinh” là các tổ chức, hộ chăn nuôi tham gia vào chuỗi liên theo từng công đoạn phù hợp như: Sản xuất và cung ứng nguyên liệu để làm thức ăn trâu, bò cho các trang trại “lõi”; thu gom và cung ứng các phế phụ phẩm sẵn có trong nông nghiệp; chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản; chăn nuôi trâu, bò thịt hoặc hỗn hợp; thu gom đệm lót sinh học đã qua sử dụng.
4. Trâu, bò được hiểu bao gồm cả bê, nghé và trâu, bò trưởng thành.
5. Trâu, bò cái nền đạt chuẩn là trâu, bò cái sinh sản đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về giống theo quy định, được sử dụng để sản xuất con giống.
6. Dẫn tinh viên là người làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo giống vật nuôi đã qua đào tạo, tập huấn và được cấp chứng chỉ theo quy định.
Điều 4. Nguyên tắc và điều kiện áp dụng
1. Ngoài các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tại Quy định này, các tổ chức, hộ chăn nuôi được hưởng các chính sách khác của Trung ương và của tỉnh theo quy định. Trong cùng một thời gian, nếu một nội dung có nhiều mức ưu đãi, hỗ trợ khác nhau theo các chính sách khác nhau thì đối tượng thụ hưởng chỉ được lựa chọn áp dụng 01 (một) mức ưu đãi, hỗ trợ.
2. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện:
a) Thực hiện dự án (nếu có) đúng theo nội dung, tiến độ được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và nội dung hợp đồng liên kết đã ký kết.
b) Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
c) Cam kết đảm bảo ổn định liên kết trong thời gian tối thiểu là 03 (ba) năm
e) Thực hiện các thủ tục đề nghị hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ không quá 06 (sáu) tháng kể từ ngày hoàn thành đầu tư theo tiến độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc kể từ thời điểm thực tế thực hiện các nội dung đề nghị được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ.
3. Không áp dụng các điều kiện về liên kết đối với chính sách hỗ trợ phát triển phối giống nhân tạo, hỗ trợ vắc xin phòng bệnh và hỗ trợ đào tạo nghề.
Điều 5. Phương thức và nguồn vốn hỗ trợ
1. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu tư.
2. Nguồn vốn hỗ trợ:
a) Nguồn vốn cân đối ngân sách cấp tỉnh.
b) Nguồn vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ theo các Nghị định của Chính phủ: số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018; số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 và Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Nguồn vốn lồng ghép từ các nguồn vốn Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn kinh phí khuyến nông và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Chương II. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ
Điều 6. Ưu đãi về đất đai
1. Đơn giá thuê đất
Các tổ chức, hộ chăn nuôi tham gia chuỗi liên kết, có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi trâu, bò được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được thuê đất với mức giá thấp nhất của loại đất tương ứng trong Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm không thông qua hình thức đấu giá: Được hưởng mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất lần đầu là 0,5%, đơn giá thuê đất được ổn định 05 (năm) năm tính từ thời điểm có quyết định cho thuế đất của cấp có thẩm quyền. Hết thời hạn ổn định, thực hiện điều chỉnh lại đơn giá thuê đất áp dụng cho thời gian tiếp theo theo chính sách và giá đất tại thời điểm điều chỉnh.
2. Miễn, giảm tiền thuê đất thực hiện theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 123/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Điều 7. Hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai
Các tổ chức, hộ chăn nuôi tham gia chuỗi liên kết, có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi trâu, bò được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để hình thành vùng nguyên liệu có diện tích tối thiểu 20 (hai mươi) ha/vùng được hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu (đường giao thông, bờ bao, hệ thống tưới tiêu) với mức hỗ trợ 50 (năm mươi) triệu đồng/ha, nhưng không quá 10 (mười) tỷ đồng/dự án.
Điều 8. Hỗ trợ hạ tầng vùng, khu chăn nuôi trâu, bò tập trung
1. Điều kiện hỗ trợ:
a) Nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Vùng chăn nuôi tập trung có diện tích từ 20 (hai mươi) ha trở lên, được các tổ chức, hộ chăn nuôi cam kết đầu tư nuôi tổng cộng từ 200 (hai trăm) con trâu, bò cái sinh sản trở lên hoặc từ 400 (bốn trăm) con trâu, bò trở lên.
c) Khu chăn nuôi có diện tích từ 02 (hai) ha đến dưới 20 (hai mươi) ha, được các tổ chức, hộ chăn nuôi cam kết đầu tư nuôi tổng cộng từ 100 (một trăm) con trâu, bò cái sinh sản trở lên hoặc từ 200 (hai trăm) con trâu, bò trở lên.
d) Chưa có đường giao thông đến chân hàng rào.
2. Nội dung hỗ trợ: Ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng đường giao thông kết nối đến chân hàng rào vùng chăn nuôi tập trung, khu chăn nuôi theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Mức hỗ trợ:
a) Xây dựng đường giao thông theo tiêu chuẩn đường cấp VI hoặc đường cấp V đồng bằng đối với vùng chăn nuôi tập trung.
b) Xây dựng đường giao thông theo tiêu chuẩn đường giao thông nội đồng trục chính đối với khu chăn nuôi tập trung.
Điều 9. Tiếp cận, hỗ trợ tín dụng
1. Các tổ chức, hộ chăn nuôi trâu, bò thương phẩm tham gia chuỗi liên kết, được vay vốn phục vụ chăn nuôi theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2. Hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng:
a) Điều kiện hưởng hỗ trợ:
Các tổ chức, hộ chăn nuôi thực hiện đầu tư cơ sở chăn nuôi từ 05 (năm) con trâu, bò cái nền đạt chuẩn trở lên hoặc 10 (mười) con trâu, bò cái sinh sản trở lên hoặc từ 20 (hai mươi) con trâu, bò trở lên vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư tài sản cố định phục vụ sản xuất (bao gồm cả đầu tư mua con giống trâu, bò cái nền đạt chuẩn hoặc mua con giống trâu, bò cái sinh sản).
b) Nội dung và mức hỗ trợ:
Hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay trong 03 (ba) năm đầu kể từ ngay vay vốn; mức lãi suất hỗ trợ theo lãi suất ghi trong hợp đồng tín dụng; mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất theo số vốn vay thực tế, nhưng tối đa không quá 70% tổng vốn đầu tư của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với tổ chức) hoặc không quá 70% số vốn đầu tư thực tế sau khi được tổ chức tín dụng cho vay thẩm định (đối với hộ chăn nuôi)
Điều 10. Hỗ trợ phát triển phối giống nhân tạo
1. Các tổ chức, hộ chăn nuôi thực hiện chăn nuôi trâu, bò cái nền tiêu chuẩn, sử dụng loại tinh có nguồn gốc rõ ràng và tiêu chuẩn chất lượng phù hợp theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được hỗ trợ 100% kinh phí vật tư phối giống nhân tạo (tinh đông lạnh và Nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản). Mức hỗ trợ không quá 02 (hai) liều tinh/bò/năm, 04 (bốn) liều tinh/trâu/năm; không quá 1,5 (một phẩy năm) lít Nitơ lỏng/trâu, bò có chửa; 01 (một) đôi găng tay và 01 (một) dẫn tinh quản/lần phối giống.
2. Hỗ trợ 01 (một) lần đến 100% giá trị bình chứa Nitơ lỏng cho Dẫn tinh viên. Mức hỗ trợ không quá 05 (năm) triệu đồng/bình/Dẫn tinh viên.
3. Hỗ trợ 01 (một) lần đến 100% giá trị súng bắn tinh cho Dẫn tinh viên. Mức hỗ trợ không quá 01 (một) triệu đồng/súng/Dẫn tinh viên.
4. Hỗ trợ công phối giống cho Dẫn tinh viên với định mức 150.000 (một trăm năm mươi nghìn) đồng/trâu, bò cái nền tiêu chuẩn có chửa.
Điều 11. Hỗ trợ vắc xin phòng bệnh
Các tổ chức, hộ chăn nuôi thực hiện chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin phòng bệnh Tụ huyết trùng, vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng để thực hiện tiêm phòng định kỳ cho đàn trâu, bò hằng năm.
Điều 12. Hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và tuyên truyền
1. Hỗ trợ đào tạo nghề cho Dẫn tinh viên lồng ghép trong Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.
2. Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, tuyên truyền cho người dân được thực hiện theo Chương trình khuyến nông, Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới và thông qua các chuyên mục của các đơn vị thông tin, truyền thông của tỉnh.
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí khuyến nông, vốn chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới và kinh phí hoạt động của các đơn vị thông tin, truyền thông của tỉnh.
Điều 13. Hỗ trợ làm đệm lót sinh học
Các tổ chức (trừ doanh nghiệp hạt nhân) và hộ chăn nuôi tham gia chuỗi liên kết, thực hiện đầu tư chăn nuôi từ 05 (năm) con trâu, bò cái nền đạt chuẩn trở lên hoặc 10 (mười) con trâu, bò cái sinh sản trở lên hoặc từ 20 (hai mươi) con trâu, bò trở lên thì được hỗ trợ 100% kinh phí mua chế phẩm vi sinh để làm đệm lót sinh học. Mức hỗ trợ tối đa không quá 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/con/năm. số lượng trâu bò để tính hỗ trợ không quá số trâu, bò tại thời điểm thực hiện thủ tục hỗ trợ hằng năm./.